1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Tiểu luận "Nội dung công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay" pdf

26 799 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 551 KB

Nội dung

Từ Đại hội Đảng VI của Đảng xácđịnh đây là thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ "Đẩy mạnh công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu "Xây dựng nước ta thành

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: “Nội dung công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước

ta hiện nay”

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 5

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ 5

II LÝ LUẬN CHUNG VỀ CNH VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH CNH Ở VIỆT NAM 8

III QUÁ TRÌNH CNH- HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 12

IV Ý KIẾN CÁ NHÂN 21

C KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

LỜI NÓI ĐẦU

Từ Đại hội Đảng VIII đến nay, Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá

là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ Nhiệm vụ CNH - HĐH đã được thực hiện ở nước ta trong những năm qua, nhất là thời kỳ đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo thế và lực cho thời kỳ phát triển tiếp theo Bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta không tránh khỏi những sai lầm Để giải quyết những nhiệm vụ mới đặt ra cùng khắc phục những thiếu xót khiếm khuyết, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực

Trang 3

quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia thì không

có con đường nào khác con đường đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước

Vấn đề CNH - HĐH là một vấn đề rất rộng, trong phạm vi bài viết này

em xin đề cập đến: Nội dung CNH - HĐH ở nước ta hiện nay Tiểu luận nàyhoàn thành theo yêu cầu của Bộ môn Kinh tế chính trị, trường Học viện Ngânhàng Nội dung của tiểu luận dựa trên tư tưởng của những bài viết về vấn đềCNH - HĐH của các chuyên gia hoạt động trong các ngành kinh tế, do phạm

vi của vấn đề rộng lớn cùng hạn chế về mặt trình độ nhận thức của bản thânnên nội dung tiểu luận này khó tránh khỏi những sơ sài, hạn chế và thiếu xót

Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên bộ môn đã giúp đỡ

em hoàn thành tiểu luận này

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rấtsôi động, các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm đưakinh tế phát triển trong đó con người là vị trí trung tâm Muốn vậy các nướckhông còn con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đạihoá Do vậy vấn đề công nghiệp hoá là vấn đề chung mang tính toàn cầukhiến mọi người đều phải quan tâm nghiên cứu nó

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, phát triển kinh tế là quy luật kháchquan của tồn tại và phát triển xã hội loài người và bất cứ ở giai đoạn nào, ởbất kỳ đất nước nào không loại trừ các nước giàu mạnh về kinh tế suy đếncùng đều được bắt đầu và quyết định phát triển kinh tế nghĩa là phải bắt đầu

từ phương thức sản xuất Vấn đề khách nhau giữa các nước chỉ là ở mục tiêu,nội dung và cách thức phát triển, có sự khác nhau về tốc độ về hiệu quả vàtrên thực tế chỉ một số ít nước công nghiệp hoá thành công

Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất

kỹ thuật tương ứng Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội nhất định thườngđược hiểu là toàn bộ vật chất của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu của xãhội đã đạt được trình độ xã hội tương ứng Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xãhội tồn tại trong phạm vi các quan hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn

và chịu sự tác động của các quan hệ sản xuất trong việc tổ chức quá trìnhcông nghệ trong cơ cấu xã hội Vì vậy khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật gắn

bó chặt chẽ với các hình thức xã hội của nó Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa phương thức trước thời công nghiệp tư bản còn thủ công lạc hậu Còn cơ

sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại chỉ có thể là nền côngnghiệp hiện đại cân đối phù hợp dựa trên trình độ khoa học kỹ thuật côngnghệ ngày càng cao Để có cơ sở vật chất và kỹ thuật như vậy các nước đangphát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá

Trang 5

Nước ta thuộc vào nhóm đang phát triển, là một trong những nước nghèonhất thế giới, nông nghiệp lạc hậu còn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống đểsang "Xã hội văn mình công nghiệp" Do đó khách quan phải tiến hành côngnghiệp hoá - hiện đại hoá là nội dung, phương thức là con đường phát triểnnhanh có hiệu quả Đối với nước ta quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặtvới hiện đại hoá, nó làm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống sang xãhội hiện đại làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vựckinh tế, xã hội, chính trị

Hiện nay đất nước ta còn nghèo (thuộc nhóm thứ 3 thì việc công nghiệphoá - hiện đại hoá là con đường tất yếu Từ Đại hội Đảng VI của Đảng xácđịnh đây là thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ "Đẩy mạnh công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu "Xây dựng nước

ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấukinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninhvững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh

Để góp phần nghiên cứu về công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong khuôn

khổ bài viết này em xin đề cập đến " Nội dung công nghiệp hoá - hiện đại hoá

ở nước ta hiện nay.

Trang 6

B NỘI DUNG

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ.

-1 Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi

từ nền sản xuất nhỏ đi lên một nền sản xuất lớn.

Để có một xã hội như ngày nay không phải do tự nhiên mà có , nó doquá trình tính luỹ về lượng ngay từ khi loài người xuất hiện thì sản xuất thô

sơ, đời sống không ổn định, cơ sở vật chất hầu như không có gì nhưng trảiqua sự nỗ lực của con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến nó thông qualao động, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử giời đây con người đã tạo rađược những thành công đáng kể Thành tựu đạt được là do quy luật phát triển

do tự thân vận động của con người trong toàn xã hội Ngày nay công cuộc xâydựng các nước đã cố gắng rất nhiều trong cuộc cạnh tranh chay đua về kinh

tế Thể hiện là các chính sách, đường lối về phát triển kinh tế ngày một toàndiện hơn, về các mặt quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và conngười của xã hội đó Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu

để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại cũng làmột quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước, tuy nhiên tuỳ từng nướckhác nhau, do điểm xuất phát tiến lên khác nhau, mục tiêu phát triển khônggiống nhau nên cách thức tiến hành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuấtlớn, hiện đại không giống nhau Đối với những nước có nền kinh tế kém pháttriển như nước ta hiện nay (nền sản xuất nhỏ, kỹ thuật thủ công là chủ yếu )công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật, tất yếu để tồn tại và pháttriển nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại

Có tiến hành công nghiệp hoá chúng ta mới:

- Xây dựng được cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trang 7

- Mới tiến hành tái sản xuất mở rộng nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân, mới tích luỹ về lượng mới để xây dựng thành công nền sảnxuất lớn xã hội chủ nghĩa.

- Mới tăng cường phát triển lực lượng giai cấp công nhân

- Mới củng cố quốc phòng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội

- Mới góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, xây dựngcon người mới ở Việt Nam

Như vậy công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật cả các nước đi

từ một nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn

2 Tính tất yếu phải tiến hành đồng thời công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước dù thắng hay bại đều trởthành nước kiệt quệ đã trở thanh một trong những nguyên nhân cho bước khởiđộng của cuộc khoa học công nghệ hiện đại Có thể chia cuộc cách mạngkhoa học kỹ thuật hiện đại thành hai giai đoạn

- Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ những năm 40 đến giữa những năm 70.Giai đoạn này sử dụng khoa học kỹ thuật để hiện đại hoá các công cụ sảnxuất, phát triển kinh tế theo hướng mở rộng và tăng thêm các yếu tố sản xuất.Thực chất đây là giai đoạn bắt đầu phát triển của lực lượng sản xuất cả về conngười và công cụ sản xuất

Bình quân tăng trưởng kinh tế hàng năm ở các nước kinh tế phát triển

là 5,6% Tốc độ tăng trưởng này được giữ nguyên trong vòng 20 năm kể từnăm 1950 đến 1970

- Giai đoạn hai bắt đầu vào những năm 70 trở đi và cho đến nay vẫnđang tiếp tục rất mạnh mẽ Giai đoạn này là thực hiện cuộc cách mạng với qui

mô lớn và toàn diện trên lực lượng sản xuất trên cơ sở áp dụng các thành tựu

Trang 8

khoa học - kỹ thuật, đổi mới toàn bộ bộ máy sản xuất hiện hành trên cơ sở sửdụng những phương tiện kỹ thuật về công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắcthay thế hàng loạt các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại làm cho năngsuất và chất lượng sản phẩm lên cao.

Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản xuất ở cácnước tư bản chủ nghĩa thì đây cũng là thời kỳ mâu thuẫn giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện cho sự ra đời của phương thứcsản xuất mới

Quá trình diễn ra không đồng đều ở các nước do nhiều nguyên nhân dễdẫn đến sự chênh lệch về kinh tế

Trên thế giới hình thành 3 nhóm nước đó là các cường quốc về kinh tế,các nước phát triển và đang phát triển Sự phân chia này cũng hình thành nêncác mâu thuẫn cơ bản của xã hội, vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển

là đường lối đấu tranh hoà bình giải quyết mâu thuẫn thông qua làm cuộccách mạng về kinh tế

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật,lực lượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hộichủ nghĩa Để có cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, không còn con đườngnào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoahọc kỹ thuật phát triển cao

Muốn vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển tuần tự và pháttriển nhẩy vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển laođộng thô xơ sang lao động bằng máy móc và chuyển lao động máy móc sanglao động tự động hoá có sự chỉ đạo của Nhà nước theo định hướng XHCN

Trang 9

II LÝ LUẬN CHUNG VỀ CNH VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH CNH Ở VIỆT NAM

1 Những vấn đề lý luận chung về công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH)

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một khái niệm mà được nhiều chuyêngia kinh tế đề cập đến, nhiều nghiên cứu định nghĩa về vấn đề này Lôgic vàlịch sử đều khẳng định rằng từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại, CNH làbước đi tất yếu mà mỗi dân tộc sớm muộn đều phải trải qua Trong thời đạingày nay công nghiệp hoá bao gồm cả hiện đại hóa làm xuất hiện cụm từ kép

"công nghiệp hoá, hiện đại hoá" Không nên chỉ hiểu CNH, HĐH theo nghĩahẹp, theo nghĩa nó là một quá trình hình thành cách thức sản xuất chỉ tiêu kỹthuật và công nghệ hiện đại riêng trong lĩnh vực tiểu công nghiệp mà nên hiểutheo nghĩa rộng: quá trình đó diễn ra trong tất cả các ngành của nền kinh tếquốc dân

Kinh nghiệm CNH ở nhiều nước trên thế giới cho thấy "cốt lõi" củaCNH trong thời đại ngày nay là sự đổi mới trang bị kỹ thuật (phần cứng: máymóc thiết bị ) và công nghệ (phần mềm: phương pháp, quy tắc, quy trình,phương thức, kinh nghiệm, kỹ năng ), chuyển từ kỹ thuật và công nghệ lạchậu năng suất thấp lên trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có năng suất vàhiệu quả kinh tế xã hội cao trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh

tế quốc dân

Theo tư duy và quan điểm mới hiện nay có thể hiểu nội dung chủ yếucủa CNH ở các nước cũng như nước ta là: trang bị kỹ thuật công nghệ hiệnđại và theo đó xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tất cả các ngành củanền KTQD Tóm lại có thể hiểu là: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quátrình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch

vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sửdụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện vàphương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến

bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Trang 10

Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc (1993) công nghiệp hoá là một quátrình phát triển nền kinh tế Trong quá trình này nguồn của cải quốc dân đượcđộng viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuậthiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn luôn thayđổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng có khả năngđảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới

sự tiến bộ kinh tế xã hội Hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàndiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từchỗ theo những quy trình công nghệ thủ công là chính sang chỗ sử dụng mộtcách phổ biến những quy trình công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiếnhiện đại dựa trên sự phát triển khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất lao độnghiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao

Trong văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương khoá VII

có viết "Quá trình CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện cáchoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng mộtcách phổ biến sức lao động cùng công nghệ và phương tiện hiện đại tạo ranăng suất lao động cao Đối với nước ta đó là một quá trình thực hiện chiếnlược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậuthành một xã hội công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sảnxuất tiến bộ Ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới.Như vậy CNH-HĐH không chỉ là một quá trình tất yếu khách quan đối vớinước ta mà chúng ta có sẵn những cơ sở lý luận vững chắc để áp dụng vàothực tế nền kinh tế nước ta

2 Khái quát lịch sử quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam trong thời gian qua

Có thể xem xét thực trạng CNH ở nước ta qua 2 khía cạnh trang bị kỹthuật, công nghệ và việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Trên thực tế côngcuộc CNH được tiến hành ở nước ta từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III(1960)

Chủ trương CNH được tiến hành qua các kế hoạch dài hạn 5 năm song

do nhiều điều kiện khách quan gây khó khăn như nền kinh tế vốn nghèo nànlạc hậu chính sách cấm vận gây thù địch của Mỹ, trình độ dân trí, nguồn laođộng chưa cao v.v Thực trạng của quá trình CNH còn nhiều khó khăn

Trang 11

Trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ kết cấu hạ tầng và việc ứng dụngnhững thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất và dịch vụ cònthấp kém, lạc hậu.

Qua mấy thập niên CNH, chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vậtchất - kỹ thuật nhất định Cho đến nay một số công trình lớn và trọng điểmsau nhiều năm xây dựng và bắt đầu đưa vào hoạt động trong cả công nghiệplẫn nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện v.v Tất nhiên so với trình độcủa thế giới vẫn ở trong tình trạng còn thấp kém và lạc hậu: Thành phần kinh

tế nhà nước được trang bị nhiều nhất, cao nhất có tổng số 27,8 nghìn tỷ đồngtài sản cố định chỉ 26% giá trị thiết bị máy móc, phần lớn thiết bị thuộc hệ kỹthuật những năm 1950-1960 chịu ảnh hưởng lớn của hao mòn vô hình Việctiếp cận thành tựu khoa học mới của nước ta còn chậm trình độ tự động hoácác công cụ sản xuất còn thấp: Trung ương đạt tỷ lệ 3%, địa phương 1,7% vềmức độ tự động hoá công cụ Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội còn rất thấpkém cả về trình độ kỹ thuật, công nghệ lẫn mạng lưới nhỏ hẹp Sản phẩm làm

ra không có sức cạnh tranh, giá thành cao, mặt hàng không nhiều, chưa có khảnăng vươn ra thị trường quốc tế rộng lớn

- Gây khó khăn cho quá trình đầu tư của nước ngoài vào nước ta, cản trởnền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế thế giới Ngăn trở việc xây dựng thịtrường và sự hình thành chiến lược thị trường hướng ngoại

- Khó tránh khỏi vòng luẩn quẩn kỹ thuật công nghệ và kết cấu hạ tầngthấp kém, lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp và thu nhập quốc dân tínhtheo đầu người thấp, từ đó khả năng tích luỹ hầu như không có và kết quả làkhông có vốn đầu tư

Bên cạnh đó là sự chưa phù hợp của cơ cấu kinh tế được hình thànhtrong thời gian qua mà việc điều chỉnh lại là không dễ dàng: Với xuất phátđiểm từ 1 quốc gia nông nghiệp lạc hậu Sau nhiều kế hoạch phát triển kinh tếlần lượt các mô hình cơ cấu kinh tế hình thành, sự tập trung vốn thông quanhiều hoạt động tích luỹ trong nước, vay vốn quốc tế, đã đưa nền kinh tế có tỷtrọng công nghiệp tăng khá Qua các thời kỳ kế hoạch 5 năm nền kinh tế có

sự tăng trưởng nhất định song chưa có sự phát triển kinh tế - xã hội đáng kể,chưa có sự phát triển theo chiều sâu năng suất, chất lượng và hiệu quả Nền

Trang 12

kinh tế nghiêng về xây dựng nền công nghiệp nặng, muốn hiện đại hoá nhanhnhưng do nền kinh tế của ta còn nhỏ bé, phân tán và lạc hậu, nguồn vốn tíchluỹ không lớn trình độ khoa học công nghệ chưa cao không đủ điều kiện cầnthiết để xây dựng một nền đại công nghiệp Điều này dẫn đến thực tế kinh tếnước ta mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suấtthấp, đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện trong một thời gian

Sớm nhận thức được những biểu hiện chưa phù hợp của các chính sáchkinh tế Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương mới nhằm khắc phụckhiếm khuyết, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước Đại hộitoàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sửquá trình CNH ở nước ta Đại hội cũng là đại hội của thời kỳ đổi mới của đấtnước Đại hội nhận định đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta làmột thời kỳ lâu dài và gian khổ trải qua nhiều chặng đường và chúng ta hiệnđang ở chặng đường đầu tiên với nhiệm vụ đề ra là: "ổn định mọi mặt tìnhhình kinh tế - xã hội tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩymạnh CNH trong chặng đường tiếp theo" Trong 5 năm trước mắt (1986-1990) cần tập trung sức người sức của thực hiện bằng được những mục tiêucủa 3 chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàngxuất khẩu Nội dung của chương trình kinh tế là sự cụ thể hoá nội dung chínhcủa CNH-HĐH trong chặng đường đầu tiên Bước đầu ta đã đạt được thànhtựu mới: xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơchế thị trường có sự quản lý của nhà nước Phát triển quan điểm kinh tế củađại hội VI, Hội nghị ban chấp hành Trung ương đã khẳng định phát triển kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời

kỳ quá độ lên CNXH Trong chính sách này chúng ta đã chuyển từ công tác

kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch hoá định hướng là chủ yếu Trong thời giannày đường lối mới của Đảng đề ra từ Đại hội VI đã thu được những thành quảbước đầu rất quan trọng Trước tiên trong kinh tế - xã hội đời sống nhân dânđược cải thiện dần dần, ổn định sản lượng lương thực tăng nhanh đáp ứng nhucầu trong nước hàng hoá đa dạng thị trường mở rộng, các cơ sở sản xuất gắnliền với nhu cầu thị trường Phần bao cấp của nhà nước về vốn, giá, tiền lươnggiảm đáng kể, lạm phát được kiểm chế một bước Các cơ sở kinh tế có điềukiện hạch toán kinh doanh, mọi mặt của đời sống được nâng lên

Trang 13

Trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được đại hội lần thứ VII (1991)của Đảng đã kế thừa, phát huy và đề ra chủ trương mới khắc phục những khókhăn hạn chế thúc đẩy, phát huy những ưu điểm đã đạt được, bổ sung pháttriển đường lối đổi mới đề ra trong đại hội 6 Phương hướng mục tiêu của đạihội 7 "đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát" ổn định phát triển nâng cao hiệuquả sản xuất, từng bước cải thiện đời sống nhân dân bước đầu tích luỹ nội bộnền kinh tế Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng cũng đã đề ra những mụctiêu và giải pháp cơ bản cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước trong đó đặc biệt nhấn mạnh quan điểm "lấy việc phát huy nguồn nhânlực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Trongnhững năm qua Đảng và Nhà nước đã làm được nhiều việc để thực hiện chiếnlược con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Một số văn bảnpháp luật quan trọng có liên quan đến con người và các chính sách xã hội đãđược ban hành và đang đi vào cuộc sống.

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đất nước có bước phát triển đáng

kể Tuy nhiên phát triển nguồn nhân lực lúc này được xem là một chiến lược

cơ bản để đưa nước ta đạt tới mục tiêu một nước công nghiệp Với sự nỗ lựccủa toàn Đảng, toàn dân ta đến nay nền kinh tế nước ta đã chấm dứt được thời

kỳ khủng hoảng và bước vào thời kỳ mới phát triển toàn diện

III QUÁ TRÌNH CNH- HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình CNH-HĐH

Nghị quyết hội nghị lần thứ VII ban chấp hành Trung ương Đảng đã cụthể hoá thành phần quan điểm chỉ đạo quá trình CNH-HĐH đất nước như sau:CNH-HĐH phải theo định hướng XHCN, định hướng XHCN của quá trìnhnày được xác định bởi 4 nhân tố sau:

- Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài CNH-HĐH là lợi ích vật chất vàtinh thần của nhân dân gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xãhội

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại cho một xã hộitrong đó nhân dân làm chủ

Ngày đăng: 25/01/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w