Không chỉ đẹp mắt mà ngăn kéo bằng giấy carton còn có nhiều ưu điểm hơn những ngăn kéo có chất liệu khác ngoài thị trường như nhẹ, dễ tạo hình – bất kì ai cũng làm được, giá thành
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH SẢN PHẨM CUỐI KÌ
MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Giảng viên:
Nhóm: Đệ nhị
Sinh viên thực hiện:
Trang 2Sản phẩm 1: Ngăn kéo mini làm từ bìa carton
Sinh viên thực hiện:Bùi Thị Nguyên Anh
Trương Gia Bảo
Giới thiệu:
Ngăn kéo đựng đồ dùng học tập là một trong
những vật dụng cần thiết đối với học sinh, sinh
viên và cả người đi làm Việc tự làm một hộp
ngăn kéo bằng bìa carton vừa có thể trở thành
món đồ trang trí xinh xắn, vừa giữ cho góc học
tập hay bàn làm việc gọn gàng
Đồ vật cần chuẩn bị: Giấy bìa, băng dính hai mặt, kéo, bút chì, thước.
Ý nghĩa:
Hiện nay, thay vì vứt bỏ những thùng giấy sau khi sử dụng, nhiều người đang lựa chọn
cách tái chế chúng Chẳng hạn biến những thùng carton bỏ đi làm ngăn kéo Không chỉ đẹp
mắt mà ngăn kéo bằng giấy carton còn có nhiều ưu điểm hơn những ngăn kéo có chất liệu
khác ngoài thị trường như nhẹ, dễ tạo hình – bất kì ai cũng làm được, giá thành rẻ, có thể tìm
thấy nguyên vật liệu ngay trong nhà, và rất bảo vệ môi trường
Cách làm ngăn kéo bằng giấy vô cùng đơn giản, hơn hết lại tiết kiệm được chi phí cũng như
tái sử dụng những vật liệu bỏ đi Nếu bạn là tuýp người đơn giản, không thích màu mè thì chỉ
cần bìa giấy, băng dính hai mặt, kéo, bút chì và thước là đã có thể hoàn thành xong một chiếc
ngắn kéo để bàn vô cùng tiện dụng Hoặc nếu thích sự nổi bật, muốn ngăn kéo có dấu ấn của
riêng mình thì cũng có thể tô thêm màu, dán lên những đồ dùng trang trí như ruy băng vải, hạt
cườm để ngăn kéo trở nên thu hút, bắt mắt và không “đụng hàng” với bất kì ai
Việc tái sử dụng những vật dụng này giúp giảm thiểu số lượng rác thải ra môi trường,
tránh lãng phí, dư thừa, ô nhiễm đồng thời cũng mang lại nguồn cảm hứng đến mọi người
Cùng nhau tạo thêm nhiều thành phẩm sáng tạo, có ích, dù nhỏ thôi cũng đã có thể lan tỏa
tinh thần yêu môi trường đến mọi người Nâng cao ý thức bảo vệ, không ngừng sáng tạo, cải
tiến phương pháp, giảm thiểu tác động xấu từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất là việc thiết
thực nhất ta có thể làm cho mẹ Trái Đất thân yêu
2
Trang 3Sản phẩm 2: Kệ sách làm từ bìa carton
Sinh viên thực hiện:
Giới thiệu: Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho
toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ Môi trường từ lâu đã là một khía cạnh rất quan
trọng trong cuộc sống của con người bởi vì đó là nơi chứa đựng những điều thiết yếu của cuộc
sống Hiểu được vai trò quan trọng của môi trường là thế nhưng hằng năm vẫn có hàng triệu tấn
rác thải, phế thải tràn ngập được thải ra môi trường Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cần
nhận thức rõ ràng vấn đề môi trường và dành một chút thời gian tìm hiểu về các loại rác thải
sinh hoạt hằng ngày của chúng ta để lựa chọn ra những món đồ vẫn còn sử dụng được Nếu bạn
cũng muốn được thử sức với việc tái sử dụng để bảo vệ môi trường thì hãy tham khảo
ý tưởng sáng tạo dưới đây của nhóm mình nhé
Ở phần tái chế này, nhóm chúng mình sẽ tạo ra sản phẩm là kệ sách từ thùng
carton
Nguyên liệu: Về phần chuẩn bị, ngoài thùng carton là vật liệu chính (số lượng tùy vào
kích thước kệ sách) thì chúng ta chỉ cần thêm một vài vật liệu và dụng cụ đơn giản có sẵn
trong nhà: Bút và thước để vẽ; Keo nến và băng keo hoặc hồ dán có độ dính chắc; Dao rọc
giấy, kéo; Giấy dán với họa tiết đẹp mắt tùy vào sở thích của bản thân hoặc sơn màu để trang
trí Nhóm chúng mình sẽ chọn màu xanh dương và xám
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ trên hãy cùng tiến hành làm kệ
sách bằng thùng carton lần lượt theo bước sau:
Bước 1: Trước hết bạn cần xác định kích thước, hình dáng kệ sách bằng cách phác họa
mẫu ra giấy theo tỷ lệ nhất định
Trang 5Sau đó, dùng bút và thước vẽ lên miếng bìa đã chuẩn bị theo kích thước thực tế rồi cắt rời
từng tấm
Bước 2: Ghép thứ tự các tấm bìa rồi dùng keo hoặc hồ dán để hoàn thiện từng phần kệ
sách
Thứ tự ghép bìa: Từ 4 tấm làm khung sườn để đảm bảo sự chắc chắn cho kệ rồi đến bề
mặt kệ sách rồi đến các vách ngăn
Cách dán: Cần lưu ý bôi keo đều và sát các mặt của tấm bìa Đối với keo hồ thì cần phải
giữ mấy phút đợi chờ keo khô
Bước 3: Bây giờ là thời điểm chúng ta có thể trang trí chiếc kệ vì keo đã khô Dùng giấy
trang trí để dán các phần bề mặt của kệ sách và phần bìa sách bị hở Nếu dùng sơn hoặc màu
để trang trí thì cần chú ý dùng nhiều lớp cho màu lên được đều và đẹp
Và đây là thành quả của chúng mình
Rác thải là một vấn đề gây ra do sự tiêu
dùng thiếu trách nhiệm và có thể được giải
quyết bằng cách thay đổi hành vi tiêu dùng hơn
là thay đổi loại rác thải vứt ra môi trường
Tìm kiếm ý tưởng là 1 việc không hề dễ dàng
và việc thực hiện nó cũng cần phải có sự khéo léo,
tỉ mỉ, chính xác Nên nếu các bạn đã có sẵn trong
đầu 1 ý tưởng tái chế nào đó rồi thì hãy bắt
tay vào làm nó ngay hôm nay đi nhé! Việc nhiều người cùng hưởng ứng tái chế rác thải sẽ góp
phần thúc đẩy sự phát triển phong trào giảm thiểu rác thải bảo vệ môi trường trên toàn thế giới
Trang 6Sản phẩm 3: Hộp đựng đồ vật tái chế từ bìa carton
Sinh viên thực hiện:
Giới thiệu:
Xu thế bảo vệ môi trường – giảm thiểu chất thải từ nhựa/nylon đã thúc đẩy ngành sản
xuất thùng carton phát triển ngày một thần tốc Với chất liệu mỏng, nhẹ, trang trọng, lịch sự,
dễ phân hủy gấp nhiều lần so với nhựa/nylon, đồng thời có thể sản xuất với đủ kích thước từ
nhỏ tới lớn, thùng carton là một phần không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa
Có thể nói sản xuất thùng carton là một trong những ngành chủ chốt trong tương lai, nhất là
trong thời đại thương mại điện tử phát triển như ngày nay Tuy nhiên việc sản xuất vật liệu
này vẫn gây ra tác động đáng lưu tâm đến môi trường
Xét về yếu tố nguyên liệu, carton được làm từ bột giấy từ cây, trực tiếp ảnh hưởng đến
cân bằng sinh thái tự nhiên Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết tỷ lệ
diện tích rừng bao phủ trên tổng diện tích đất toàn cầu giảm khoảng 100 triệu ha rừng trong
20 năm qua Ngoài ra, để sản xuất một tấn giấy thành phẩm cần sử dụng một lượng nước từ
80m3 đến 450m3 Lượng nước thải từ việc sản xuất vật liệu này cũng khá lớn với lượng các
chất khó phân hủy, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các hợp chất clo hữu
cơ Để xử lý chất thải cần có dây chuyền xử lý chất thải chuyên nghiệp Nhưng rất tiếc, các
doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn còn lạc hậu, chưa có sự quan tâm đúng
mức trong vấn đề bảo vệ môi trường khi sản xuất các sản phẩm carton
Ý nghĩa:
Mỗi sản phẩm được sản xuất ra phục vụ nhu cầu của con người đều gây ảnh hưởng ít
nhiều đến với môi trường Tuy thùng carton là vật liệu dễ phân hủy hơn so với rác thải nhựa/
nylon, nhưng carton và quá trình sản xuất vẫn gây ảnh hưởng đến môi trường Do đó không
nên chủ quan hoặc quá lạm dụng Thay vào đó nên trân quý sản phẩm từ carton, vì carton
làm từ bột giấy của cây – lá phổi xanh của thế giới
Đồ vật cần chuẩn bị: Bìa carton, thùng carton không xài nữa, dao rọc giấy, keo nế, keo
sữa dán giấy, băng keo giấy, giấy báo
Cách làm:
5
Trang 7Chuẩn bị trước: Hộp (12 x 10 x 5cm) gồm 5 phần riêng biệt:
Phần đế: 12 x 10cm 2 cạnh dài: 12 x 5cm
2 cạnh ngắn: 9,5 x 5 cm (10 cm trừ đi 0,5 cm cho độ dày của hộp gấp đôi)
Bước 1: Cắt các bộ phận riêng lẻ bằng thước cắt và máy cắt Đo lường chính xác là rất
quan trọng Với máy cắt, trước tiên hãy kéo qua hộp các tông và sau đó kéo qua nhiều lần
với áp lực nhẹ nhàng Đây là cách bạn có được các cạnh sạch sẽ
Bước 2: Dùng băng dính ướt che các mép trên của các bức tường bên Để làm điều này,
hãy làm ẩm băng dính bằng bàn chải và tưới nước rồi ấn vào
Bước 3: Cắt băng dính ướt, dùng nước
làm ẩm một nửa bên và dán vào hai bên sàn
Băng có thể ngắn hơn một chút so với mép
của chính nó
Bước 4: Keo dán trên một bức tường bên
dài Tốt nhất là đặt sàn thẳng đứng trên một
tấm canate Làm ẩm phần nhô ra của băng
dính và dán ở cạnh dài
Bước 5: Đặt hai cạnh ngắn vào và dán
keo vào
Bước 6: Dán mặt dài thứ hai vào
Bước 7: Dán băng dính ướt vào các cạnh
bên Ở mặt dưới, dùng kéo cắt phần nhô ra ở
giữa rồi gấp cả hai nửa lại và dán keo vào
Bước 8: Băng dính được cắt 3 lần trên
cùng, một lần ở giữa và sau đó là hai lần cắt
tương ứng với chiều rộng của tấm bìa cứng
Đầu tiên gấp hai dải hẹp bên trong và sau đó
gấp hai dải ngoài dày hơn Điều này tạo ra
các cạnh rất sạch sẽ
Trang 8Sản phẩm 4: Đèn ngủ áng mây bồng bềnh
Sinh viên thực hiện:
Giới thiệu:
Mỗi ngày, có hàng triệu người người
đều sử dụng nước uống từ chai nhựa Tổ
chức Lương Nông Liên Hiệp đã thống kê
mỗi năm rác thải phần lớn là các chai nhựa
tại Việt Nam tăng lên khoảng 16 –18% so
với các năm trước Trong khi đó, ước tính
phải mất tới 450 – 1000 năm trong môi
trường nước biển thì 1 chai nhựa mới bị
phân hủy hoàn toàn Đối với mỗi nguy cơ
môi trường bị phá hủy đáng quan ngại đó,
hiện nay các bạn trẻ đã sử dụng những chai
như để tái chế ra những sản phẩm trang trí
cực đẹp mắt
Tới đây, nhóm em xin giới thiệu với
giảng viên sản phẩm được tái chế từ chai
nhựa, đó chính là “Đèn ngủ áng mây bồng
bềnh” Nguyên liệu chính gồm có những
vật liệu cực kì đơn giản và dễ kiếm đó là
chai nhựa, bông, kẽm và cuối cùng không
thể thiếu đó là súng bắn keo để giúp chúng gắn kết với nhau Chiếc đèn ngủ có tác dụng
trang trí phòng ngủ để cho chúng ta có cảm giác như có 1 đám mây bồng bềnh trong nhà
7
Trang 9Ý nghĩa:
Qua sản phẩm này chúng em muốn
tuyên truyền nhận thức cho mọi người
rằng thay vì những chai nước khi uống
xong đem vứt đi thì ta có thể tái chế nó
thành những đồ vật hữu ích cho cuộc
sống hay đồ trang trí giúp cho căn
phòng trở nên lộng lẫy và đẹp đẽ hơn
Trang 10Sản phẩm 5: Đèn ngủ
Sinh viên thực hiện:
Giới thiệu:
Đèn ngủ là loại đèn gần như không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà Ngoài ánh sáng chính
phục vụ sinh hoạt, thì đèn ngủ cũng giữ vai trò rất quan trọng Đèn ngủ được chia làm nhiều
loại như: đèn ngủ để bàn, đèn treo tường, đèn ngủ dạng cây,…
Chuẩn bị đồ vật: Bình nước, thìa nhựa, 1 chai keo và 1 bóng đèn.
Cách làm:
Bước 1: Bình nước: ta lựa chọn 1 chai nước 500ml, sạch, không còn sử dụng nữa Cắt
2/5 tính từ đít chai
Bước 2: Thìa nhựa: rửa sạch, cắt cán thìa, giữ lại phần xúc cơm Lấy phần xúc cơm của
thìa nhưa dán lên chai nước đã cắt 1 vòng tròn đầu Vòng 2 sẽ dán xen kẽ vòng 1 Cứ như
vậy cho đến khi dán hết chai nước
Bước 3: Sau khi hoàn thành ta có sản phẩm như thế này:
Bước 4: Gắn bóng đèn vào
Ý nghĩa:
Hiện nay, thay vì vứt bỏ những thùng giấy sau khi sử
dụng, nhiều người đang lựa chọn cách tái chế chúng
Chẳng hạn như đèn ngủ nhóm tui? Không chỉ độc còn lạ
nữa Giúp ta:
Tái chế rác thải là một trong những cách giúp hạn chế
việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên Cụ thể, 135
tấn rác tái chế có thể tiết kiệm được 3,5 triệu lít nước, 1,9
triệu cây xanh, 500 000 KW/h, giảm 3 tấn chất làm ô
nhiễm không khí và 1300m3 đất để chôn lấp
Tái chế rác thải giúp giảm ô nhiễm, huỷ hoại môi
trường do khai thác tài nguyên thiên nhiên như: dầu mỏ,
9
Trang 11khoáng sản… Không phải ai cũng biết rằng, sử dụng giấy tái chế giảm được 74% ô nhiễm
không khí, 35% ô nhiễm nguồn nước
Tái chế, tận dụng rác thải nhựa để sử dụng vào các
việc khác còn giúp chúng ta tiết kiệm Tiền
Tái chế rác thải nhựa là quá trình cần rất nhiều nhân
lực để thu gom, phân loại và xử lý rác Chính vì thế, nó
góp phần tạo công ăn việc làm cho không ít người
Một trong những lợi ích lớn nhất của tái chế rác thải
nhựa là giúp tiết kiệm năng lượng Cụ thể, sử dụng 30%
rác tái chế mỗi năm đã tiết kiệm được gần 45 tỷ lít dầu và
giảm được khí thải nhà kính tương đương như giảm 25
triệu ôtô chạy trên đường
Giảm thiểu rác thải ra môi trường còn giúp bảo vệ
cảnh quan đô thị
Chôn lấp và đốt rác là các phương pháp thất bại về mặt
kinh tế bởi các lò đốt cần sự đầu tư rất lớn về tài chính và
đòi hỏi một lượng rác đủ lớn mới có thể vận hành Điều
này đi ngược lại với lợi ích của môi trường
Không chỉ thất bại về mặt kinh tế, chôn lấp và đốt rác còn gây ô nhiễm môi trường không
khí nặng nề Chính vì thế, tái chế được coi là phương pháp hữu hiệu nhất
Giảm chôn lấp chất thải rắn, thay vào đó là tái sử dụng chúng một cách hiệu quả còn
giúp giảm lượng khí ảnh hưởng đến tầng ôzôn
Tái chế, giảm thiệu rác thải nhựa góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc
bảo vệ môi trường, đặc biệt là trẻ em
Trang 12Sản phẩm 6: Chậu Ani
Sinh viên thực hiện:
Giới thiệu:
Rác thải nhựa thực sự là một vấn đề đáng lưu tâm Nhất là trong thời đại ngày nay, khi sản
xuất nhựa trở nên dễ dàng dẫn đến việc lạm dụng quá đà các sản phẩm từ nhựa mặc cho các
cảnh báo về thời gian phân hủy Điều đáng buồn là mặc dù công nghiệp đồ nhựa khá phát triển
nhưng xử lý và tái chế nhựa vẫn chưa vững mạnh tại Việt Nam Các số liệu cho thấy:
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi
trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là
chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới)
Những con số ở trên cho thấy tình hình rác thải nhựa ở
Việt Nam thật đáng báo động Chính vì vậy, các tổ chức
chống ô nhiễm môi người đã khuyết kích mạnh mẽ cho
các hoạt động tái chế rác thải nhựa Thực tế, các sản
phẩm từ nhựa rất đa dạng do chúng có thể được đúc theo
những hình dạng khác nhau Các phích, chai, lọ đựng là
những vật phẩm tuyệt vời cho hoạt động tái chế
Bên cạnh đó, các sản phẩm như giấy carton cũng đáng
được nói đến Hiện nay, chúng ta đã dần thấy được từng
bước hậu quả của việc chặt phá rừng để phục vụ cho mục
đích chính là sản xuất đồ gỗ và giấy
Thông điệp:
Vươn mầm sắc xanh từ chất thải nhựa và carton
Ý nghĩa:
Để giảm các hậu quả từ ô nhiễm, phải đảm bảo hạn chế
việc đưa các chất thải ra môi trường và tăng cường các hoạt động phục hồi cho các mầm
sống xanh Chính vì thế, tái chế các vật liệu từ rác thải và dùng chính sản phẩm tái chế đó để
trồng cây xanh là một cách tuyệt vời để góp phần ngăn chặn ô nhiễm môi trường Chậu Ani
ra đời với nghĩa vụ củng cố cho hoạt động như trên
11
Trang 13Mô tả :
Phần chính của chậu Ani chính là một bình nhựa dùng để đựng nước giặt, tẩy Bình có
dung tích đủ lớn nên do đó có thể trồng được thành nhiều loại cây khác nhau Bình có một lỗ
thông xuống phía dưới được tạo nên từ phần nắp của chai nhựa Phần này giúp rất nhiều cho
việc tưới nước, khi mà cây nhận tưới quá nhiều nước dẫn đến thừa và tồn động tạo điều kiện
cho nấm, khuẩn phát triển gây hại cho cây Việc biến tấu nắp đậy thành lỗ thoát nước, tránh
được nấm mốc và thối rễ
Để trang trí cho chậu Ani, nhóm quyết định sử dụng bìa carton, một chất liệu cũng rất
thích hợp cho việc tái chế, để tạo thêm nhiều tiểu tiết cho chậu thêm đẹp đẽ
Hình vẽ chính là điểm nhấn của chậu Ani Đó là hình vẽ của một nhân vật anime cũng
chính là thuật ngữ tạo nên tên chậu Việc tạo hình (vẽ) tạo
cảm giác thu hút, đặc biệt là những nhân vật mang hơi
hướng cá tính, năng động như vậy Các màu sắc cũng rất thu
hút ánh nhìn đầu tiên
Nhìn chung lại, Chậu Ani là sự kết hợp của nhiều hơn
một chất liệu tái chế và sự tỉ mỉ Chậu là một sản phẩm
thành công trong việc sử dụng các chất thải để tái chế, góp
phần nâng cao nhận thức tái chế chống ô nhiễm môi trường