Tục "Tǎng cẩu" chỉphổbiếnởngườiTháiđen
Người Thái có nhiều nhóm: Thái đen, Thái trắng, Man Thanh, Tày Mười, Tày Thanh với dân số
hơn 1 triệu người phân bố ở nhiều vùng đất nhưng nhiều nhất vẫn là ở vùng Tây Bắc (Lai Châu,
Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An). Dân tộc Thái có vốn vǎn học cổ truyền quý báu với kho tàng thần
thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao có nhiều điệu múa (khắp) độc đáo: xoè Thái, múa
sạp. "Vǎn hoá của ngườiThái rất phong phú thể hiện ở nhiều nghi lễ khác nhau như: cúng trời
đất, cúng bản mường, nghi lễ cầu mùa, đám ma được gọi là lễ tiễn người chết về "mường trời",
người dân tộc Tháiở nhà sàn, riêng ngườiTháiđen làm nhà có hình mai rùa và được trang trí
theo phong tục xưa. Nhưng tục búi tóc (tǎng cẩu) lại chỉphổbiếnở nhóm ngườiThái đen. Hôn
nhân của ngườiTháiđen là hôn nhân theo kiểu phụ hệ, nhưng từ trước tới nay, tập người này
vẫn duy trì tụcở rể, gửi rể.
Khi chàng trai ngườiTháiđenđến tuổi lấy vợ (trước đây là 13-14 tuổi), nay mười tám, đôi mươi
sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý hoặc do bố mẹ "nhắm cho". Tiếp đến, nhà trai nhờ một
ông Mối (tiếng Thái gọi là Phòlam) đến nhà cô gái để làm mối. Nếu được gia đình cô gái ưng ý,
chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.
Chọn ngày lành, tháng tốt, nhà trai chuẩn bị cho con trai một số sính lễ để đếnở rể. Lễ vật gồm:
một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái "Tôống bai" là cái đựng
vía (khoắn) được làm bằng một sợ dây mây một đầu được cuộn xoắn lại (theo như lời người
Thái đen cho biết thì vật này để cho vía chú rể trú ngụ ở đó). Ông Mối sẽ là người trực tiếp đưa
chàng trai đến nhà cô gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái để mọi thứ lên bàn thờ để báo cho tổ
tiên biết nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể chàng trai được đối xử như một thành viên mới
của gia đình.
Nhưng do phải có thời gian thử thách nên anh ta phải chǎm chỉ, lao động cật lực, cùng ǎn với cả
gia đình vợ, chỉ có điều anh ta chưa được ngủ cùng cô gái, mà phải ngủ ở vị trí dành cho khách
(người Thái gọi là khơi). Trong ngôi nhà sàn của người Thái, ngoài các buồng thông thường, ở
hai phía đầu hồi còn có hai phần được sử dụng với từng mục đích khác nhau, một đầu la khan
dùng để làm công việc bếp núc. Đây là phần đầu hồi ở phía sau, để nước và làm bếp, nơi này
thường là chỗ sinh hoạt của phụ nữ. Khơi (trong tiếng Thái, khơi là rể, lục khơi là con rể) là phần
đầu hồi nhà ở phía trước, phía cầu thang chính lên nhà. Đây là phần dùng để tiếp khách và nếu
gia đình nào có chàng rể đang trong giai đoạn thử thách thì sẽ ngủ ở đây
Sau thời gian ở rể có thể chỉ 3 tháng hoặc kéo dài cho đến khi chàng rể được nhà cô gái chấp
nhận. Để đôi uyên ương được ngủ chung với nhau thì hai gia đình phải tiến hành làm lễ "tǎng
cẩu" (búi tóc), chính thức công nhận họ là vợ chồng. Búi tóc của người phụ nữ Tháiđen từ thời
điểm này được coi như là một dấu hiệu thông tin cho mọi người biết họ đã có chồng. Để làm lễ
này, nhà trai lại phải mang tới nhà gái một số lễ vật. Theo tục lệ, lễ "Tǎng cẩu" được thực hiện ở
gian gần bếp, người ta chuẩn bị một chậu nước lá thơm. Đại diện phía nhà trai gội đầu, chải tóc
và búi tóc cho cô dâu. Tóc được búi lên, cuộn lại bằng một dây xà tích bằng bạc và cài một chiếc
trâm bạc giữ cho tóc không bị xổ ra. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống
rượu và hát đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài khắp nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và
những lời dặn dò đôi trai gái.
Sau lễ tǎng cẩu, chàng trai và cô gái được ngủ chung với nhau, cũng từ đó cô gái phải luôn búi
tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có
chồng. Về nguyên tắc, lễ cưới có thể được tổ chức bất kỳ lúc nào mà hai gia đình muốn, sau lễ
"tǎng cẩu".
. Tục "Tǎng cẩu" chỉ phổ biến ở người Thái đen
Người Thái có nhiều nhóm: Thái đen, Thái trắng, Man Thanh, Tày Mười,. tục búi tóc (tǎng cẩu) lại chỉ phổ biến ở nhóm người Thái đen. Hôn
nhân của người Thái đen là hôn nhân theo kiểu phụ hệ, nhưng từ trước tới nay, tập người