7 điều lưu ý khi viết một thư cảm ơn Một lá thư cảm ơn gửi cho nhà tuyển dụng NTD sẽ làm tăng cơ hội việc làm của bạn.. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý những điều sau khi viết một lá thư cả
Trang 17 điều lưu ý khi viết một thư cảm ơn
Một lá thư cảm ơn gửi cho nhà tuyển dụng (NTD) sẽ làm tăng cơ hội việc làm của bạn Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý những điều sau khi viết một lá thư cảm ơn
Thông thường, để tìm nhân sự mới cho một vị trí nào đó, doanh nghiệp (DN) phải lựa chọn từ hồ sơ của nhiều ứng viên Bên cạnh năng lực chuyên môn giỏi, bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo, khả năng trả lời phỏng vấn tốt, bạn cũng cần tạo
ấn tượng với nhà tuyển dụng (NTD) bằng cách gửi cho họ một lá thư cảm ơn sau cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên
Theo nhận xét của một số NTD, yếu tố này dù khá đơn giản, nhưng nếu được người xin việc quan tâm và thực hiện tốt thì họ sẽ giành được thiện cảm từ phía DN, cơ hội việc làm cũng tăng lên từ đó
Để có một lá thư đúng tiêu chuẩn, nên lưu ý 7 điều sau đây:
1 Gửi thư ngay trong vòng 48 giờ kể từ sau cuộc phỏng vấn lần thứ nhất Nếu trễ hơn thì
tầm ảnh hưởng của lá thư sẽ giảm xuống Một lá thư được gửi đúng thời điểm thể hiện mong muốn làm việc, sự năng động và chuyên nghiệp
2 Tránh viết theo một khuôn mẫu nào đó sẵn có và dùng ngôn ngữ riêng của mình Đương
nhiên, ngôn từ phải trong sáng và có sự trang trọng cần thiết
3 Thư phải khúc chiết, không được tâng bốc NTD một cách quá đáng, không cố tình kể lại
nội dung của cuộc phỏng vấn trước đó Nên dùng câu đơn, phân đoạn và mỗi đoạn dài không quá 150 từ, bố cục dễ đọc
4 Tập trung vào nội dung trọng tâm Gợi nhắc NTD một điều rằng, cuộc phỏng vấn thực sự
hữu ích cho bạn, từ đó bạn mong được có một hướng hợp tác tích cực Nếu như bạn đã được chấp nhận vào làm việc rồi thì trong thư không nên đòi hỏi sự "hỗ trợ" nào tiếp theo
5 Cũng không quên đánh giá cao khoảng "thời gian vàng ngọc" NTD đã dành riêng cho mình
trước đó và trong lúc đọc lá thư này
Trang 26 Hứa hẹn khả năng thành công về việc hợp tác làm việc trong tương lai giữa bạn và DN,
đồng thời mạnh dạn đề nghị NTD đưa ra thêm những yêu cầu (nếu có) trong lần phỏng vấn tiếp theo, hoặc qua điện thoại hay qua e-mail
7 Đừng bao giờ viết sai danh tánh, sai chức vụ hoặc sai tên công ty của NTD Nếu điều
này xảy ra thì xem như lá thư cảm ơn của bạn bị phản tác dụng Để tránh sai sót, tốt nhất là trong lần gặp đó, nhớ xin một tấm danh thiếp của NTD