Nguyễn Văn Nam Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Chương 1: Khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn Bình Phương: đi từ lý thuyết về nhân vật, những biến đổi trong việc xây dựng
Trang 1Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Nguyễn Thị Phương Diệp
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Nam
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1: Khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn
Bình Phương: đi từ lý thuyết về nhân vật, những biến đổi trong việc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết hiện đại đến nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương; làm rõ các loại nhân vật tiêu biểu và thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn Chương 2: Khảo sát cách tổ chức không gian và thời gian của tác giả; làm rõ những nét độc đáo trong việc tạo dựng một không - thời gian đặc biệt trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương; ngoài ý nghĩa như một yếu tố của kết cấu truyện, không - thời gian còn có vai trò không nhỏ trong việc giúp nhà văn chuyển tải những nội dung tư tưởng của mình Chương 3: Khảo sát nghệ thuật kể chuyện trên hai góc độ đó là tổ chức kết cấu tác phẩm và người kể chuyện; chỉ ra những đặc điểm mang tính cách tân trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Keywords: Tiểu thuyết; Nghiên cứu văn học; Văn học Việt Nam
Content
1 Lí do chọn đề tài:
Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có nhiều biến động thay đổi Nhịp điệu phát triển của kinh tế cùng những biến động khác của đời sống đã tác động không nhỏ tới tâm thế của con người đương đại Tâm thế ấy được phản ánh trong một bộ phận các tác phẩm văn học nghệ thuật trong đó có tiểu thuyết Quan tâm tới tiểu thuyết đương đại, chúng tôi muốn thông qua tấm gương ấy
để tìm hiểu sâu hơn về con ngưòi Việt Nam trong thời kỳ mới - một thời kỳ nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thử thách Con người dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng luôn có một khát vọng là chinh phục tìm hiểu thế giới bên ngoài cũng như đi sâu khám phá bản thể bên trong của mình Câu hỏi về ý nghĩa của sự tồn tại, về sự sống
và cái chết, về vô thức và hữu thức luôn là những câu hỏi đeo bám mỗi chúng ta
Trang 2Trong cuộc sống hiện đại khi nhịp sống quá gấp gáp, khi nhiều giá trị đang bị đảo lộn
và định hình, khi những giới hạn một mặt được thu hẹp một mặt lại trở nên vô cùng khiến con người càng hoang mang Không còn tâm thế của người làm chủ cả thế giới con người bắt đầu thấy mình nhỏ bé; và vì vậy những câu hỏi ở trên lại càng đòi hỏi được trả lời một cách ráo riết hơn Tiểu thuyết đương đại đã phần nào phản ánh thực
tế ấy Văn học Việt Nam giai đoạn này không còn đi sâu vào đề tài chiến tranh mà nó bắt đầu chuyển mình phản ánh đời sống của mỗi số phận cá nhân giữa cuộc sống hoà bình mà nhiều phức tạp Trong khuynh hướng đổi mới văn học, tiểu thuyết cũng không ngừng tìm tòi những hướng đi mới để hoàn thành nhiệm vụ của mình trước yêu cầu của thực tế cuộc sống Vì vậy tìm hiểu những đổi mới trong tiểu thuyết đương đại không chỉ để nhìn thấy một quan niệm mới về con người, về thế giới mà còn để nhìn thấy quá trình vận động của tiểu thuyết để tiếp cận gần hơn với tiểu thuyết thế giới (dù rằng con đường phải đi còn rất dài) cũng như tìm được con đường đổi mới cho văn học nghệ thuật
Chọn tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm đối tượng của đề tài nghiên cứu trước tiến xuất phát từ mối quan tâm tới tiểu thuyết đương đại Từ mối quan tâm này chúng tôi chú ý tới một đối tượng tiêu biểu với hi vọng thông qua đó có thể hiểu sâu sắc tổng thể Khó có thể kết luận Nguyễn Bình Phương là nhà tiểu thuyết xuất sắc nhất giai đoạn này khi chưa có những tiêu chí cụ thể để đánh giá vị trí của nhà văn trong từng thời kỳ văn học Nhưng có thể coi Nguyễn Bình Phương là một đại diện tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực bằng những sáng tạo nghệ thuật của mình cho tiểu thuyết đương đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung Nguyễn
Bình Phương là một nhà văn viết khá đều tay Trong khoảng 15 năm (1991- Bả giời đến 2006 - Ngồi) viết văn anh đã cho ra đời 7 tiểu thuyết, một số tập thơ và truyện
ngắn Chưa phải là một khối lượng đồ sộ nhưng đặt trong bối cảnh thực tế của đòi sống văn học nước nhà những năm gần đây thì không nhiều nhà văn Việt Nam làm được điều đó Không những vậy các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương còn có tính
hệ thống ở những vấn đề mà nhà văn lựa chọn, có sự thống nhất về nghệ thuật viết Mỗi tác phẩm mang một nét riêng nhưng đều là những sản phẩm của một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc với khát vọng đổi mới thực sự của nhà văn Giữa các tác phẩm tuy không có sự đồng đều chất lượng nhưng chính sự không đồng đều đó
Trang 3cho phép chúng tôi quan sát được quá trình đổi mới thi pháp của nhà văn và qua quá trình vận động đó ta có thế phần nào hình dung được chặng đường chung của cả nền văn học Dù còn nhiều ý kiến tranh cãi trong cách đánh giá về nhà văn này song hẳn chúng ta phải cùng thừa nhận anh đã tìm cho mình được một sắc diện riêng trong một nền văn học đang có phần nhợt nhạt Một trong những lí do để chúng tôi tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đó chính là sự say mê với đối tượng nghiên cứu Trong khoa học không có chỗ cho những yếu tố tình cảm chủ quan Nhưng chính sự say mê
đã khiến chúng tôi chú ý quan sát và tìm hiểu về các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương Tình cảm này trước tiên là dành cho tài năng của một nhà văn thuộc thế hệ trẻ, có ý thức trách nhiệm với nghề viết, có khát vọng tìm đường và đã luôn chọn cho mình một lối đi riêng mặc dù không phải không có những trả giá và nhọc nhằn
Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chúng tôi chú ý tới góc độ nghệ thuật của tác phẩm Bởi không có nội dung và hình thức nào đơn thuần tồn tại độc lập, hình thức thể hiện chính là một kênh để tìm hiểu chính xác những tư tưởng chủ đề mà tác giả thực sự ấp ủ Đồng thời nhận xét một nhà văn có nhiều đóng góp sáng tạo mà không chỉ được những đặc sắc trong nghệ thuật viết của anh ta thì đó chỉ là một nhận xét không xác tín Xét cho đến tận cùng thì nghệ thuật biểu hiện làm nên đặc trưng của mỗi nhà văn trước cùng một nội dung là hiện thực cuộc sống Hướng tiếp cận thi pháp học coi trọng văn bản của tác phẩm không phải là mới mẻ trong nghiên cứu phê bình văn học thời gian gần đây Ứng dụng thi pháp vào nghiên cứu đối tượng của mình, chúng tôi hi vọng sẽ có cái nhìn chính xác khách quan và toàn diện về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Ở luận văn này chúng tôi tiếp cận tiểu thuyết của nhà văn từ ba góc độ chính là nhân vât, không - thời gian và cấu trúc, cách kể chuyện Đó chưa phải là tất cả thế giới nghệ thuật của một cuốn tiểu thuyết nhưng là những yếu tố
cơ bản để tạo nên mỗi tác phẩm đặc sắc
2 Lịch sử vấn đề:
Với 7 tiểu thuyết, một số tập thơ và truyện ngắn có thể nói Nguyễn Bình Phương được dư luận khá quan tâm Mỗi khi nhà văn cho ra đời một tác phẩm mới dư luận và bạn đọc lại quan tâm chú ý tìm hiểu và bày tỏ các đánh giá khác nhau Tuy nhiên những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Bình
Trang 4Phương để chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu nhất của nhà văn này thì chưa có Các ý kiến chủ yếu là các bài báo dưới nhiều dạng khác nhau
Các bài báo viết về Nguyễn Bình Phương khá nhiều từ báo mạng đến báo viết, từ những bài báo mang tính chất giới thiệu đến những bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành, từ những bài báo về một tác phẩm cụ thể đến những bài báo có tính khái quát cao Một trong những nhà nghiên cứu sớm viết bài về Nguyễn Bình Phương
là Đoàn Cầm Thi Nhà nghiên cứu này đã nhìn các sáng tác của Nguyễn Bình Phương dưới cái nhìn của vô thức và hữu thức trong mối quan hệ so sánh, liên hệ với thơ Hàn
Mặc Tử và thơ Hồ Xuân Hương (Sáng tác văn học: giấc mơ và điên, Người đàn bà nầm: “Từ thiếu nữ ngủ ngày” đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương) Từ đó,
tác giả bài viết chỉ ra những đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và con người của Nguyễn Bình Phương Với lối viết dựa trên cơ sở của phân tâm học Đoàn Cầm Thi đã cho chúng tôi một gợi mở về hướng tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương Trên websitee http//chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân của Thuỵ Khuê (http://thuykhue.fr.free) đã đăng tải khá nhiều các bài viết nghiên cứu về các yếu tố
huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Tính chất hiện thực linh
ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng, Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn, Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi… Những bài viết này đã chỉ ra những nét nổi bật nhất của từng tác phẩm trong
sáng tác của nhà văn Mỗi bài viết là những nhận xét đánh giá xác đáng, tinh tế là những phát hiện có tính chất gợi mở cho những người nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương Tuy nhiên các bài viết này thiếu tính hệ thống và nhất quán trong phương pháp tiếp cận.Vì vậy tuy là sự ghi nhận đối với tác giả nhưng lại chưa có những đánh giá khái quát bao trùm được hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương
Một số bài báo về Nguyễn Bình Phương rất đáng chú ý trong số vô vàn các bài
báo viết về nhà văn này ta có thể kể đến như: Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương (Trương Thị Ngọc Hân) đăng tải trên website
http://www.tienve.com Bài viết chỉ ra ba đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương là: cách lựa chọn hiện thực là những mảng tự sự phân mảnh, sử
Trang 5dụng kết cấu xoăn kép nhiều mạch truyện song song, sử dụng yếu tố kỳ ảo Tiếp đó có thể kể đến bài báo của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đăng tren báo Văn nghệ số
ra ngày 25/11/2006, đánh giá về Ngồi nhưng cũng là những ghi nhận chung cho sự
sáng tạo của Nguyễn Bình Phương Bài báo này đi sâu vào nội dung ý nghĩa của tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương đó chính là vấn đề: Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống Nó là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy nó xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc
[40, ] Những lời khen sôi nổi, nhiệt thành mà Phạm Xuân Thạch giành cho Nguyễn Bình Phương được đưa ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứu phát hiện rất tinh tế, độc đáo Tuy nhiên bài viết giống như bài phê bình hơn nghiên cứu, và mới chỉ dừng
lại ở chỗ đánh giá một tác phẩm Trên tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu văn học số
tháng 4 năm 2008 tác giả Đoàn Ánh Dương đã có một bài viết rất đáng lưu ý đó là
Nguyễn Bình Phương, Lục đầu giang tiểu thuyết Bài viết có sự nghiên cứu công phu,
có cái nhìn hệ thống và cách tiếp cận độc đáo Tác giả đã ví mỗi tiểu thuyết như là một dòng sông chi lưu hợp lưu lại để cùng đổ ra biển rộng Hướng tiếp cận của tác giả bài viết là ở cấu trúc và phương thức huyền thoại, chỉ ra nét đặc trưng nhất của mỗi chi lưu trong dòng hợp lưu chung Bài viết có khen có chê và có những đánh giá khá khách quan chính xác về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Gây được sự chú ý như vậy với dự luận, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương cũng đã tạo ra một sức hút đối với các bạn đọc chuyên nghiệp, những sinh viên chuyên ngành và những nhà nghiên cứu Các báo cáo khoa học của sinh viên về một thủ pháp nghệ thuật, một tác phẩm cụ thể khá nhiều Các đề tài tốt nghiệp đại học
như: Đến Ngồi – một hành trình cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương do
sinh viên Nguyễn Ngọc Quân khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thực hiện Khoá luận này đã chứng tỏ người nghiên cứu có ý thức tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phương một cách hệ thống trong tiến trình vận động và đã có những đánh giá ghi nhận xác đáng về quá trình lao động sáng tạo của Nguyễn Bình Phương Khóa luận được viết với một văn phong mượt mà vừa khoa học lại vừa có yếu tố “phiêu” thể hiện người viết vừa có cơ sở lý luận vừa rất giàu
cảm xúc với đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên khoá luận tập trung sâu nhất vào Ngồi,
đồng thời bộc lộ một nhược điểm đáng yêu là sự say mê với đối tượng nghiên cứu,
Trang 6nên đôi lúc những nhận xét còn mang màu sắc chủ quan và khá cảm xúc Ngoài ra có
thể kể đến luận văn thạc sĩ văn học của Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội năm 2008 Các công trình này đều đi sâu khai thác khả năng hiện đại hóa, cách tân sáng tạo của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Nhiều công trình khoa học khác không lấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là đối tượng nghiên cứu duy nhất Nhưng nhìn chung đa số các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến những năm đầu thế kỷ XXI ít nhiều đều khảo sát các tiểu thuyết của nhà văn này (đặc biệt là ở góc độ cấu trúc và nhân vật) và coi đây như một trong những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học trên như Luận án tiến sĩ ngữ văn Viên Văn học Việt Nam của tác giả Bùi Thanh
Truyền, Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, hay luận án thạc sỹ văn học của
Hoàng Cẩm Giang tại trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn về cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đều khảo sát tương đối nhiều trên tác phẩm của Nguyễn Bình Phương Điều đó cho thấy tiểu thuyết của tác giả này khá tiêu biểu và có tính đại diện cho văn học giai đoạn này cả về mặt ưu lẫn khuyết điểm
Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều song chính những bài báo những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được chỗ đứng của nhà văn này trong đời sống văn học hiện đại Dù tiếp cận tác phẩm của anh dưới góc độ nào chúng
ta cũng không thể phủ nhận ý thức tìm tòi, quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, những ý tưởng được ấp ủ và trau chuốt của Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam Dù đã có sự ghi nhận nhưng chưa thực sự có một công trình
hệ thống lại những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Phần nhiều các nhà nghiên cứu mới đi vào một khía cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể Bản thân người viết cũng từng làm đề tài khóa luận tốt nghiệp về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhưng dưới góc độ tiếp cận là một thủ pháp nghệ thuật (cái kỳ ảo) Vì vậy luận văn này hi vọng sẽ hệ thống lại những nét tiêu biểu đặc trưng trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn này, nhầm hướng tới một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn cũng như kế thừa hướng nghiên cứu của chúng tôi từ những đề tài trước Thông qua những nghiên cứu này sẽ đánh giá được vai trò của Nguyễn Bình Phương trong
Trang 7quá trình cách tân hiện đại hoá tiểu thuyết Đồng thời chỉ ra một số nét tiêu biểu của văn học đương đại nước nhà
3 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp này tiếp cận tác phẩm từ phương pháp thi pháp học Chúng tôi khảo sát các yếu tố hình thức của tác phẩm để thấy được nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Tuy nhiên không coi hình thức là một yếu tố riêng biệt mà hình thức đi cùng nội dung nên ngoài phương pháp thi pháp học chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp, thao tác khác như thống kê, so sánh… để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung vào 7 cuốn tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương xuất bản từ năm 1991 đến năm 2006 là: Bả giời, Vào cõi, Trí nhớ suy tàn, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Thoạt kì thuỷ và Ngồi Bên cạnh
đó chúng tôi sẽ khảo sát thêm các tập thơ như Từ chết sang chồi biếc, trường ca Khách của trần gian và một số truyện ngắn của tác giả này để có cái nhìn toàn diện
hơn về tư tưởng sáng tác và phong cách nghệ thuật của tác giả Chúng tôi cũng sẽ có
sự so sánh với các tác phẩm cùng thời của các tác giả khác để có cái nhìn khách quan nhất về đối tượng nghiên cứu
4 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận Trong đó phần nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1 chúng tôi tập trung khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn Bình Phương Chúng tôi sẽ đi từ lý thuyết về nhân vật, những biến đổi trong việc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết hiện đại đến nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Ở chương này chúng tôi sẽ làm rõ các loại nhân vật tiêu biểu
và thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn
Chương 2, chúng tôi khảo sát cách tổ chức không gian và thời gian của tác giả Với hai phần: một phần khảo sát về tổ chức không gian, một phần khảo sát về tổ chức thời gian, chúng tôi muốn làm rõ những nét độc đáo trong việc tạo dựng một không - thời gian đặc biệt trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Ngoài ý nghĩa như
Trang 8một yếu tố của kết cấu truyện, không - thời gian còn có vai trò không nhỏ trong việc giúp nhà văn chuyển tải những nội dung tư tưởng của mình
Trong chương 3, chúng tôi khảo sát nghệ thuật kể chuyện trên hai góc độ đó là tổ chức kết cấu tác phẩm và người kể chuyện Trên mỗi góc độ đó chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu ở những thành tố bé hơn nhằm chỉ ra những đặc điểm mang tính cách tân trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
References
Sách lý luận phê bình
1 Lê Huy Bắc, Nghệ thuật Phandơ Kápka, Nxb Giáo dục, 2006
2 Henri Benac, Dẫn giải ý tưởng văn học, (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo
dục, 2005
3 M Bakhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, 2003
4 Nguyễn Văn Dân, Lý luận văn học – Nghiên cứu và ứng dụng, Nxb Giáo dục, 1999
5 Nguyễn Văn Dân, Văn học phi lý, Nxb Văn hoá thông tin, 2003
6 Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb
ĐHQGHN, 2001
7 Hà Minh Đức (chủ biên), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb
KHXH, 2001
8 Manferd Jahn, Trần thuật học (Nguyễn Thị Như Trang dịch, Phạm Gia Lâm
hiệu đính), Hà Nội, 2005
9 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2004
10 I P Ilin v à E.A Tzurganova (chủ biên), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX, (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân,
Lại Nguyên Ân dịch), Nxb ĐHQGHN, 2003
11 I.U Lotman, Cấu trúc văn bản nhệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh,
Nguyễn Thu Thuỷ dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004,
12 Nhiều tác giả, Những bậc thầy văn chương thế giới- Tư tưởng và quan niệm,
Nxb Văn học, 1995
Trang 913 Nhiều tác giả, Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học,
Nxb ĐHQGHN, 2006
14 Nhiều tác giả, Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb
Đà Nẵng, 1997
15 Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới, Nxb Khoa
học xã hội, 2002
Sách tác phẩm
16 Tạ Duy Anh, Đi tìm nhân vật, Nxb Dân tộc, 2002
17 Tạ Duy Anh, Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng, 2004
18 Châu Diên, Người sông Mê, Nxb Hội nhà văn, 2004
19 Phạm Thị Hoài, Thiên sứ, Nxb Hội nhà văn, 1995
20 F Kafka, Tuyển tập tác phẩm (nhiều người dịch), Nxb Hội nhà văn, 2003
21 Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Văn học, 2007
22 Nguyễn Bình Phương, Bả giời, Nxb Quân đội, 2004
23 Nguyễn Bình Phương, Khách của trần gian, Nxb Văn học, 1996
24 Nguyễn Bình Phương, Ngồi, Nxb Đà Nẵng, 2006
25 Nguyễn Bình Phương, Người đi vắng, Nxb Phụ nữ, 2006
26 Nguyễn Bình Phương, Những đứa trẻ chết già, Nxb Hội nhà văn, 2002
27 Nguyễn Bình Phương, Thoạt kì thuỷ, Nxb văn học, 2005
28 Nguyễn Bình Phương, Thơ, Nxb Thanh niên 2004
29 Nguyễn Bình Phương, Trí nhớ suy tàn, Nxb Văn học, 2006
30 Nguyễn Bình Phương, Vào cõi, Nxb Thanh niên, 1999
31 Đoàn Minh Phượng, Và tro bụi bay, Nxb Trẻ, 2008
32 Hồ Anh Thái, Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng, 2004
33 Nguyễn Huy Thiệp, Truyện ngắn, Nxb Văn học 2003
34 Thuận, T mất tích, Nxb Hội nhà văn, 2007
35 Nguyễn Khắc Trường, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Văn học, 2003
36 Hoà Vang, Hạt bụi người bay ngược, Nxb Hội nhà văn, 2005
Tư liệu, bài viết
37 Đoàn Ánh Dương, Nguyễn Bình Phương: lục đầu giang tiểu thuyết, Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 4, năm 2009
Trang 1038 Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại
để hiện đại hoá tiểu thuyết, Luận văn thạc sĩ văn học, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2008
39 Nguyễn Ngọc Quân, Đến Ngồi - một hành trình bền bỉ cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân văn học, trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn
40 Phạm Xuân Thạch, Tiểu thuyết như là trạng thái kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống,
báo Văn nghệ số 45 ngày 11/11/2006
Web
www evan.com
www tienve.com
www thuykhue.free.com