1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Luật pháp trước sức ép ppt

4 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số : 8-2007 (844) - Ngày : 15-2-2007 Luật pháp trước sức ép Trước làn sóng đầu tư đang mạnh mẽ quay trở lại, luật pháp Việt Nam đang phải chịu một sức ép buộc phải thay đổi để thích ứng. TS. Phạm Duy Nghĩa Các ông chánh án đua nhau lỡ lời, chưa hết bàng hoàng với “luật của ta xử như thế nào cũng được”, cử tri cả nước lại được biết ngành tòa án phải “vơ vét” cho đủ thẩm phán. Vụ án tai tiếng về đất đai ở Đồ Sơn thêm một lần nữa nhắc nhở về sự yếu kém của pháp luật và hệ thống bảo vệ công lý nước nhà. Với một hệ thống pháp luật như thế, liệu chúng ta có đón và làm chủ được làn sóng đầu tư đang mạnh mẽ quay trở lại. Bài viết dưới đây xin mạn bàn về giữ gìn sự tôn nghiêm của pháp luật quốc gia. Hệ thống pháp luật Việt Nam có hình thù khá kì dị. Trong nửa thập kỷ, 2001-2005, nước ta đã tạo ra 52 đạo luật, 20 pháp lệnh, song chúng được hướng dẫn thi hành bởi hơn 1.000 nghị định và hàng chục ngàn thông tư, chỉ thị, quyết định của các cấp, ban ngành từ cao xuống thấp. Như vậy, nếu hàng năm Quốc hội ban hành được 10 luật, thì Chính phủ phải ban hành 200 nghị định để hướng dẫn thi hành. Đó là chưa kể hàng trăm, hàng ngàn chỉ thị, quyết định của Thủ tướng, các bộ trưởng và văn bản pháp quy của chính quyền địa phương. Phạm vi quản lý nhà nước càng rộng, số lượng văn bản pháp quy được ban hành càng nhiều. Không ngạc nhiên khi Bộ Tài chính hàng năm sẽ ban hành văn bản với số lượng gấp bội so với các bộ khác. Cũng như vậy, địa phương nào có nền kinh tế sôi động thì văn bản càng nhiều; ngược lại nơi nào kinh tế trầm lắng thì pháp quy thưa thớt. Từ thực trạng đó, có ba sức ép lớn cần được tháo gỡ. Thứ nhất, cần giảm quy chế hành chính, làm cho các đạo luật sau khi ban hành phải được áp dụng ngay mà không phải chờ hướng dẫn của quy chế hành chính; thứ hai là phải có cơ chế giám sát, đình chỉ và hủy bỏ văn bản của địa phương và các bộ, ngành nếu các văn bản này vi hiến, vi pháp; và thứ ba là cần trả lại cho tòa án quyền độc lập giải thích pháp luật và phán xử trong các trường hợp có xung đột lợi ích giữa Trung ương và địa phương. Muốn làm được việc thứ nhất thì hoạt động lập pháp của Quốc hội phải gia tăng. Không chỉ xuân thu nhị kỳ, cơ quan dân cử phải chuyên nghiệp hơn với các ủy ban thường trực làm việc trong cả năm. Quốc hội chỉ có thể mạnh nếu các ủy ban làm việc liên tục với các đại biểu chuyên trách. Thêm nữa, cơ quan hành chính có thể được ủy quyền ban hành văn bản pháp quy, song mỗi một cấp chỉ được phép ban hành một loại văn bản. Điều này làm cho hệ thống pháp luật đỡ rối hơn, có thể rút gọn từ 27 loại nguồn pháp luật khác nhau hiện nay xuống dưới 10 nguồn văn bản (xem sơ đồ minh họa). Muốn làm được việc thứ hai phải xây dựng cơ chế bảo hiến và hội đồng địa phương. Đó sẽ là nơi điều hòa lợi ích giữa các vùng miền với nhau và giữa địa phương với Trung ương. “Trên bảo dưới không nghe”, 31 địa phương có dấu hiệu “phá rào” ban hành chính sách khuyến khích đầu tư có dấu hiệu trái với quy định chung của quốc gia là hồi chuông cảnh báo nhu cầu xây dựng hội đồng địa phương nhằm bảo vệ lợi ích thống nhất toàn quốc và chia sẻ một cách hợp lý lợi ích giữa các địa phương. Quốc hội nhất viện với 64 đoàn đại biểu các địa phương dường như phản ứng chậm chạp với chủ nghĩa địa phương cục bộ và sự cạnh tranh giẫm lên chân nhau giữa các địa phương. Muốn làm được việc thứ ba thì tòa án phải có thực quyền. Tòa án không chỉ là một ngành, chánh án tòa án nhân dân các tỉnh không thể có vị trí na ná như giám đốc sở. Thẩm phán phải được bổ nhiệm suốt đời và phải được đảm bảo không bị di chuyển nhiệm sở. Có như vậy họ mới ung dung khi xét xử. Hơn nữa, hệ thống tòa án phải được cấu trúc theo vùng, tách khỏi địa giới hành chính. Một tòa sơ thẩm có thể phụ trách vài ba huyện nếu dân cư thưa thớt, ngược lại tại một thành phố đông dân như Hà Nội hay TPHCM có thể có hai hay nhiều tòa phúc thẩm. Người ta bảo người có tiền thường có khả năng chi phối luật lệ. Các nhà đầu tư nước ngoài với sức mạnh tài chính và khả năng vận động chính sách chuyên nghiệp có bao giờ ngồi yên mà chờ tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Cách đây hơn 160 năm Nguyễn Trường Tộ đã than rằng, nếu chậm thực thi tế cấp bát điều thì sẽ có ngày những kẻ ngoại quốc ấy sẽ mang theo pháp luật của họ mà ép xứ ta tuân thủ. Nghĩ lại chuyện xưa, chợt thấy làm ra một thứ luật để người trong nước và khách nước ngoài đều vui lòng và tự nguyện tuân thủ hình như cũng là một phần của lòng tự trọng dân tộc. 27 loại văn bản pháp luật theo điều 13-19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002 Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội (4) Pháp lệnh, nghị quyết của UBTV Quốc hội (2) Lệnh, quyết định của chủ tịch nước (2) Nghị định, nghị quyết CP (2) Quyết định, chỉ thị TTg (2) Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán (1)Quyết định, chỉ thị, thông tư của VKSNDTC (3) Nghị quyết của HĐND tỉnh (1) Quyết định, chỉ thị, thông tư của các bộ (3) Văn bản liên tịch giữa các bộ, VKS, TAND TC, tổ chức xã hội (1) Nghị quyết, chỉ thị của UBND tỉnh (2) Nghị quyết của HĐND huyện (1) Nghị quyết của HĐND xã (1) Quyết định, chỉ thị của UBND huyện (2) Quyết định, chỉ thị của UBND xã (2) Sự thay đổi về chất Khi mọi người chung một niềm vui, chia một nỗi lạc quan thì người ta khó nhận ra những gì sắp đổi thay quanh mình. Vâng, trong sự hào hứng và mong đợi sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tôi xin nêu lên ba sự thay đổi về chất sẽ diễn ra trên đất nước ta, ít ra về mặt lý thuyết. Nguyễn Ngọc Bích Thể chế kinh tế Từ hơn 15 năm nay chúng ta đã thiết lập một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nay vào WTO chúng ta muốn tự do hóa nền thương mại của mình và - quan trọng hơn - chấp nhận mục đích của nó là thúc đẩy nền kinh tế thị trường. Trước kia thể chế kinh tế của chúng ta do chúng ta kiểm soát, nay thể chế kinh tế mà chúng ta cam kết thực thi sẽ do các nước bên ngoài kiểm soát ta. Họ là các thành viên khác trong WTO như ta và là văn phòng của WTO. Thực vậy, từ nay trở đi, khi Chính phủ ta ban hành một luật lệ, một chính sách vi phạm quy định của WTO ảnh hưởng bất lợi đến doanh nghiệp hay doanh nhân của một nước nào đó thì chính phủ của họ có quyền yêu cầu Chính phủ ta ra trước WTO giải thích và thay đổi nếu họ đúng. Ngoài ra, cứ sáu năm một lần, Chính phủ ta phải đem các chính sách thương mại đã ban hành của mình ra cho Ban Thư ký WTO xem xét và công bố. Chúng ta buộc phải đi vào nền kinh tế thị trường! Do đó, đã có một học giả đề nghị lúc sản xuất thì ta theo nền kinh tế thị trường, khi phân phối thì theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thể chế mà chúng ta từng theo đuổi sẽ phải được tách bạch ra rõ ràng. Đó là một sự thay đổi về chất. Và nó kéo theo hai sự thay đổi sâu xa không kém. Vai trò chính quyền Trong nền kinh tế thị trường, người dân chủ động trong các hoạt động kinh doanh. Nó đi ngược hoàn toàn với nền kinh tế kế hoạch. Xin mô tả sự khác biệt kia như sau để chúng ta hiểu về vai trò của chính quyền trong những ngày sắp tới. Trên một dòng sông, mọi người đang bơi lội theo nhiều cách, thuyền bè đi lại theo nhiều kiểu. Đó là sinh hoạt của một nền kinh tế tự do và tự nhiên. Tất nhiên đã có nhiều tệ nạn xảy ra. Một ngày nào đó trong lịch sử, chính quyền cách mạng xuất hiện. Chính quyền - qua các cuộc cải tạo - ra lệnh mọi sinh hoạt kinh tế trên sông bây giờ phải như thế này, thế nọ. Ai muốn làm gì trên sông phải có phép của mình. Đó là nền kinh tế bao cấp và một chính quyền ban phát và cho phép. Gần 20 năm qua, chúng ta đã thay đổi cách làm đó qua chính sách đổi mới; nhưng việc “cho phép” vẫn được nhiều người trong chính quyền ưa thích, không muốn bỏ, vì không bị ai buộc phải bỏ. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta chấp nhận khi gia nhập WTO không cho chính quyền làm như thế nữa! Chính quyền phải để cho mọi người, mọi thuyền bè tự do ra sông nếu họ đủ điều kiện. Chính quyền có thể bắt họ tuân theo trật tự khi đi trên sông; nhưng không được níu thuyền này, đẩy thuyền kia. Chính quyền cũng không được nắm trong tay mình nhiều thuyền để gây khó khăn hay tạo ảnh hưởng đối với sự đi lại tự do của mọi thuyền bè trên sông. Chính quyền chỉ có thể đứng trên sông phát loa chỉ cho thuyền bè, cho người bơi nên đi theo hướng này hướng nọ. Từ một chính quyền “cho phép”, chính quyền trở thành “chỉ dẫn”. Chính quyền thất bại trong việc này thì thuyền của nước mình sẽ bị thuyền của nước ngoài trên sông mua đứt và biến mất! Nền kinh tế thị trường khuyến khích người giỏi giang và loại bỏ người yếu kém và điều ấy tồn tại như một quy luật của tự nhiên. Nó tốt đẹp về khía cạnh tạo nên sự thịnh vượng; nhưng lại xấu về mặt tình người. Ngày xưa, chính quyền tìm cách loại trừ cái xấu kia khi sinh hoạt kinh tế chưa diễn ra bằng cách thu chúng lại vào tay mình rồi phát ra có điều kiện. Nay chính quyền phải làm ngược lại, cứ để cho sinh hoạt kinh tế diễn ra theo tự nhiên rồi sửa chữa tác hại nó để lại bằng các chính sách xã hội. Đạo đức xã hội Khi hàng hóa khan hiếm thì về phía người tiêu dùng họ dễ trở thành hèn kém. Bản năng sinh tồn lôi kéo họ đi. Họ phải tranh giành để có, hà tiện để giữ; rồi phải nói dối để che, nói phét để cho bớt xấu hổ. Đó là những gì rất vô tình họ không hề nhận ra. Sau này dù có giàu lên thì những tính nết kia vẫn còn, lúc nhiều, lúc ít, theo cách biện minh rằng “không có thế thì đã đói rã họng ra rồi”. Đối với người sản xuất, trong hoàn cảnh kia, họ sẽ gian dối, vì làm ra bao nhiêu cũng không đủ; cho nên làm đợt đầu thì tốt, quảng cáo ì xèo, đến khi bán được nhiều thì bớt chất lượng. Không bị ai đe dọa, nên về mặt tâm lý họ lại thấy: phải như ta thì mới giàu! Trong một nền kinh tế mà hàng hóa khan hiếm thì cái xấu ngự trị; nhưng vì sự sống còn của mọi người và bởi ai cũng làm như thế cả nên nó khó bị nhận ra. Nay thể chế kinh tế thay đổi, nó thúc đẩy cạnh tranh, người giỏi sẽ được khuyến khích kinh doanh và do đó họ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm. Trong các chợ và trên các kệ tủ, hàng hóa sẽ đầy rẫy. Không ai còn phải tranh giành. Có nhiều lựa chọn thì mọi người tiêu dùng sẽ nhường nhau để học hỏi kinh nghiệm và do đó trở nên lịch sự với nhau. Phú quý sinh lễ nghĩa là thế! Sự sung túc mà nền kinh tế thị trường mang lại sẽ biến đổi con người tiêu dùng của chúng ta từ hèn kém thành sang trọng, từ ích kỷ thành hào hiệp; cau có thành cởi mở và còn nhiều thứ khác với điều kiện đạo đức được trau dồi, luật pháp được củng cố. Về phía người sản xuất, hàng hóa làm ra sẽ bị nhiều hàng khác cùng loại cạnh tranh về mặt giá cả và chất lượng. Ai làm hàng xấu thì sẽ không bán được và họ sẽ bị loại ra khỏi thương trường. Sự cạnh tranh sẽ loại bỏ người yếu kém và người gian dối. Những điều nêu trên là lý thuyết nhưng chắc chắn ít nhiều sẽ xảy ra, vấn đề chỉ là lâu hay chóng, nhưng trong năm sắp tới này chúng ta có thể trông thấy những điều đó. Vào WTO, kinh tế hay văn hóa? Giành độc lập dân tộc không phải để rồi sống “độc” một mình. Mà là để sống với thiên hạ, sống đầy đủ cùng toàn thiên hạ. Cũng là nói theo một ý nghĩa nào đó, thì thách thức sống đối với chúng ta bây giờ mới thật sự bắt đầu. Trước kia là đừng chết, còn bây giờ mới là sống. Từ đây mới là điểm xuất phát chính thức. Bởi sống bao giờ cũng có nghĩa là “sống cùng”. Muốn thay đổi kinh tế, nhiều tham vọng thay đổi lớn về kinh tế, nhưng sợ thay đổi văn hóa. Mới mớm ra khơi, chưa ra khơi, đã sợ mất bờ. Chưa mở đã đóng, vừa mở vừa đóng, vừa mở đã đóng, có khi còn cẩn thận hơn, đóng trước đã rồi hẵng mở sau! Gần đây đã thấy một số biểu hiện của mối lo sợ cố hữu ấy. Hình như có người một tay mở kinh tế, tay kia cũng là của chính mình lại đóng về tư tưởng và văn hóa! Đã thành cố tật. Một kiểu “cá tính” của dân tộc rất khó chữa. Nguyên Ngọc Tôi vừa đọc thấy một nhà nghiên cứu nói rằng rồi đến một lúc quay nhìn lại, chúng ta sẽ nhận ra những ngày này, cái năm 2006 này đây, chúng ta đang sống giữa một cái mốc lịch sử trọng đại. Có lẽ không cần “rồi đến một lúc” đâu, ngay bây giờ đã có thể nhận ra điều đó rồi. Tôi nhớ cái hôm ngồi chăm chú xem ti vi, chờ đợi giây phút Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng thời là Chủ tịch Ban Công tác về Việt Nam gia nhập WTO, ông Eirik Glene gõ chiếc búa gỗ lên mặt bàn chủ tọa phiên họp trọng thể ở Genève, chính thức kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 150. Tôi chờ ông giơ chiếc búa thật cao và đập xuống một cái thật mạnh; hóa ra không, ông chỉ khẽ nhấc chiếc búa lên một chút và buông xuống rất khẽ. Vậy đó, với cú gõ nhẹ ấy, lịch sử đất nước đã sang trang. Không có xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập, và so sánh thì bao giờ cũng khập khiễng, nhưng đứng về đời sống lâu dài của dân tộc thì chưa hẳn giữa cú húc rung chuyển kia với cú gõ nhẹ bâng này, cái nào đã lớn hơn cái nào. Hoặc có lẽ nói cho đúng hơn, cú húc kia đưa đến cú gõ nhẹ này, cú húc kia là để hôm nay đi đến cú gõ nhẹ này. Giành độc lập dân tộc không phải để rồi sống “độc” một mình. Mà là để sống với thiên hạ, sống đầy đủ cùng toàn thiên hạ. Cũng là nói theo một ý nghĩa nào đó, thì thách thức sống đối với chúng ta bây giờ mới thật sự bắt đầu. Trước kia là đừng chết, còn bây giờ mới là sống. Từ đây mới là điểm xuất phát chính thức. Bởi sống bao giờ cũng có nghĩa là “sống cùng”. Hình như đây là một trong những câu hỏi xưa nhất của khoa học, và của cả triết học nữa: Sống là gì? Sự sống là gì? Cho đến nay, ít nhất cũng đã có thể có được một định nghĩa: sống là trao đổi chất (métabolisme). Một cơ thể sống phân biệt với một vật không sống ở chỗ nó có trao đổi chất với môi trường chung quanh, với cái khác nó, cái không phải là nó. Không trao đổi chất với cái khác mình, không thường xuyên từng giây từng phút tự thay đổi mình bằng cách tiếp nhận và tiêu hóa cái khác mình, là không sống, là chết. Xưa nay đương nhiên ta đã “sống cùng” với những cộng đồng nhân loại khác nhau, nhưng đó đều là những cộng đồng cục bộ, vả lại cái thế “sống cùng” đó thường đều ở trong chiều bị động. Lần này ta quyết đoán chủ động đi ra biển lớn của toàn cầu, sống cùng toàn cầu. Có lẽ cũng là không quá đáng nếu nói rằng cuộc chuẩn bị gian nan suốt mấy trăm năm nay, thậm chí cả ngàn năm nay, là để cho cuộc ra khơi lớn này. Ra khơi… Thử nhìn lại lịch sử các dân tộc trên thế giới xưa nay mà xem, những dân tộc thực hiện được những đột phá trong sự phát triển của mình đều bắt đầu bằng việc dám xông ra biển lớn, ra đại dương, thậm chí nhiều khi còn thăm thẳm mịt mùng, và như thế tức là với rất nhiều mạo hiểm, một mất một còn. Những Christopho Colombo, Magellan, Marco Polo, những Viking… Vâng, nhân loại đã tiến lên như vậy đấy. Còn ta thì sao? Nhân dịp này, thử nhìn lại mình cho kỹ một lần hẳn cũng là việc cần thiết và có thể thật hay. Tôi thường nhớ và nghĩ về một câu của Trần Đình Hượu, một nhà nghiên cứu văn hóa uyên bác, tâm huyết và hết sức nghiêm khắc, trung thực, chắc cũng từng trăn trở nhiều lắm về dân tộc. Ông viết, không chỉ như một nhận xét mà còn như một câu hỏi trằn trọc: “Dân tộc đánh giặc mấy ngàn năm mà không có tinh thần thượng võ”. Vì sao? Không thượng võ, và rất ít mạo hiểm. Quả thực có điều rất đáng suy nghĩ. Tại sao trải đến mấy ngàn cây số bờ biển, cả nước như một cánh cửa rộng mở toang ra biển mà ta lại không phải là một dân tộc biển, suốt mấy ngàn năm chỉ rón rén ven bờ và cắm cúi xuống những cánh đồng lầy chật chội của mình? Quả thật chúng ta không mạnh óc phiêu lưu, không có những nhà phiêu lưu lớn. Rất anh hùng, rất thiện chiến, kiên cường và bền bỉ trong đấu tranh lâu dài để giữ mình, bảo vệ quyền tự chủ trên mảnh đất quê hương của mình, nhưng lại không nhiều tính mạo hiểm, không giàu sức tưởng tượng, không có chí lớn. Dường như ta giữ mình thì giỏi, nhưng thay đổi mình thì không giỏi. Thường rất ngại cái khác mình. Rất dễ dị ứng với cái lạ. Và rất hay mặc cảm “sợ mất mình”… . - Ngày : 15-2-2007 Luật pháp trước sức ép Trước làn sóng đầu tư đang mạnh mẽ quay trở lại, luật pháp Việt Nam đang phải chịu một sức ép buộc phải thay. loại văn bản pháp luật theo điều 13-19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002 Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội (4) Pháp lệnh, nghị

Ngày đăng: 24/01/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w