Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

289 57 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62340102 - Họ tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Tú - Họ và tên người hướng dẫn chính: PGS. TS. Nguyễn Hữu Đặng - Trường Đại học Cần Thơ. - Họ và tên người hướng dẫn phụ: TS. Trần Thanh Liêm - Trường Cao đẳng Cần Thơ. - Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ 1. Tóm tắt nội dung luận án Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long có nội dung chính tập trung vào ba mục tiêu: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên trong các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, và (3) Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên, và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn dữ liệu thứ cấp nhằm hệ thống hóa lý luận về các vấn đề liện quan, và tổng quan tài liệu lược khảo của các nghiên cứu trong nước được tổng hợp từ các nguồn sách, tạp chí, sách trắng, báo cáo chuyên đề và nhiều luận án, công trình nghiên cứu được tả giả thu thập trực tiếp qua Trung tâm học liệu của Trường Đại học Cần Thơ, thư viện thành phố Cần Thơ. Nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp về các nghiên cứu ở nước ngoài được tác giả thu thập từ các tạp chí, sách nước ngoài, các bài viết có liên quan đến nghiên cứu từ các trang mạng Internet, Trung tâm học liệu của nhiều Trường Đại học nước ngoài. Đây là nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng và có giá trị rất lớn đối với tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Nguồn dữ liệu sơ cấp của luận án được thu thập qua phiếu khảo sát trực tiếp các nhân viên đang làm việc tại các phòng ban trong doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Số phiếu thu về đạt điều kiện sử dụng cho phân tích là 749 phiếu. Như vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu là phù hợp. Luận án giới hạn nghiên cứu là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Để phân tích dữ liệu, các phương pháp phân tích được sử dụng, bao gồm: (1) thống kê mô tả; (2) công cụ kiểm định Cronbach’s alpha; (3) nhân tố khám phá EFA; (4) nhân tố khẳng định CFA; (5) mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, và (6) phân tích cấu trúc đa nhóm. Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện qua các điểm chính như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên, và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước về sáng tạo. Từ lược khảo tài liệu, luận án đưa ra năm nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo gồm (1) động lực nội tại, (2) tự chủ trong công việc, (3) tự chủ trong sáng tạo, (4) phong cách tư duy sáng tạo, và (5) môi trường làm việc. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được khung nghiên cứu lý thuyết với mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên, và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khoá: Đồng bằng sông Cửu Long, Sáng tạo, Kết quả hoạt động kinh doanh, Tự chủ trong sáng tạo. 2. Những kết quả mới của luận án Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu của luận án là mô hình tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên, và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo; hoặc ảnh hưởng của sáng tạo đến đổi mới; hoặc ảnh hưởng của đổi mới đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên chưa xây dựng được mô hình tổng hợp từ các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo, và ảnh hưởng của sáng tạo đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, về mức độ tương quan trong mô hình. Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên có mức độ phù hợp của mô hình đạt 88,20%, so với các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây như mô hình nghiên cứu của Solmaz và Subramaniam (2013) chỉ đạt mức tương quan 60,80%; mô hình nghiên cứu của Hsu và Hsiu-Ju (2013) đạt tương quan ở mức 57,60%; mô hình nghiên cứu của Bùi Thị Thanh (2014) có mức tương quan 57,80%. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hệ số tương quan trong mô hình nghiên cứu đạt 76,80%, kết quả cho thấy mô hình đạt mức tương quan cao so với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Alvaro và cộng sự (2011) có mức tương quan 75,70%; nghiên cứu của Masood và cộng sự (2013) có hệ số tương quan trong mô hình chỉ đạt mức 64%. Thứ ba, về địa bàn nghiên cứu. Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang đứng trước những thách thức to lớn từ bên ngoài như biến đổi khí hậu, hạn mặn, sạc lở, ngập lụt và ô nhiễm môi trường gia tăng,... đến các vấn đề bên trong như chất lượng tăng trưởng giảm sút, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, cấu trúc kinh tế chưa thực sự ổn định, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế,… là những ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội mà đồng bằng sông Cửu Long đang và sẽ phải đối mặt. Đối với các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù là các doanh nghiệp có thế mạnh về vốn, nhân lực, tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến, sẵn sàng đón nhận những thách thức, phá vỡ các rào cản, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, là những mũi công phá nhằm giúp hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia thâm nhập thành công vào thị trường thế giới, … nhưng hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến sáng tạo của nhân viên, và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp lớn khu vực này. Chính vì vậy, đây là một mô hình nghiên cứu mới đối với các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Thứ tư, luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh, để từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tạo lập môi trường thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên, và nâng cao vị thế cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. 3. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Luận án hoàn thành có những đóng góp về khía cạnh lý thuyết và giá trị thực tiễn, cụ thể như sau: Về mặt khoa học, nghiên cứu này đã xây dựng được mô hình tổng quát các nhân tố thúc đẩy sáng tạo của nhân viên trong các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, và tác động của sáng tạo đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã ứng dụng và phát triển các thang đo lường về các nhân tố thúc đẩy sáng tạo, phát triển thang đo lường kết quả hoạt động kinh doanh bằng thang đo đánh giá cảm nhận của Vankatraman (1987) để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu làm nền tảng giúp các doanh nghiệp lớn khu vực đồng bằng sông Cửu Long tạo lập môi trường thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp, lựa chọn nhân sự trong tuyển dụng, bố trí nhân sự vào những bộ phận cần sự sáng tạo cao. Từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng là nền tảng cho các Trường đại học, các Viện nghiên cứu làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy. Kết quả nghiên cứu cũng hỗ trợ cho các nghiên cứu tiếp theo khi nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp không tiếp cận được các dữ liệu kinh doanh. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: - Nghiên cứu về sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện bằng phương pháp tự đánh giá của nhân viên. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng bằng việc nghiên cứu thêm những đối tượng đánh giá về sáng tạo, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh từ lãnh đạo doanh nghiệp, từ các chuyên gia. - Nghiên cứu tiếp theo cần phỏng vấn nhiều thành phần doanh nghiệp như doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực đòi hỏi sáng tạo cao, ... để thể hiện đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo. - Trong nghiên cứu này, thang đo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là thang đo kế thừa và phát triển từ thang đo BEP của Vankatraman (1987). Hạn chế của thang đo này là các nhân viên khác nhau có cảm nhận khác nhau nên có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy các nghiên cứu tiếp theo cần khắc phục các hạn chế của nghiên cứu này bằng cách sử dụng thang đo đánh giá theo chỉ số mục tiêu, hoặc đánh giá thang BEP từ lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc từ các chuyên gia.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THANH TU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRI KINH DOANH MA NGÀNH: 62.34.01.02 THÁNG 01 NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THANH TU MA SỐ NCS: P0815005 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRI KINH DOANH MA NGÀNH: 62.34.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS NGUYỄN HỮU ĐẶNG TS TRẦN THANH LIÊM TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận án “Nghiên cứu ảnh hưởng sáng tạo nhân viên đến kết hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long” học viên Nguyễn Thanh Tú thực hiện, hướng dẫn PGS TS Nguyễn Hữu Đặng và TS Trần Thanh Liêm Luận án báo cáo và Hội đồng chấm luận án thông qua ngày ………… Ủy viên Thư ký …………………………… …………………………… Phản biện Phản biện …………………………… …………………………… Chủ tịch Hội đồng Cán bộ hướng dẫn …………………………… …………………………… iii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cám ơn: Tất cả Quý thầy cô Khoa Kinh tế, Quý thầy cô môn Quản trị, Trường Đại học Cần Thơ cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho tơi suốt q trình học tập Thầy PGS TS Nguyễn Hữu Đặng là người hướng dẫn chính, và thầy TS Trần Thanh Liêm là người hướng dẫn phụ tận tình hướng dẫn, góp ý tạo điều kiện thuận lợi cho suốt trình thực nghiên cứu này Quý Thầy cô, anh, chị công tác Trung tâm Học liệu tạo điều kiện cho tơi q trình tìm kiếm tài liệu đề hoàn thành luận án Tôi gửi lời cám ơn chân thành đến lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp hoạt động khu vực đồng bằng sông Cửu Long hỗ trợ thời gian phỏng vấn lấy mẫu nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè giúp đỡ, động viên suốt trình học tập và thực luận án Cuối cùng, cảm ơn khoa Sau Đại học Trường đại học Cần Thơ tạo điều kiện tốt để hoàn thành nghiên cứu này./ Trân trọng! Cần Thơ, ngày 08 tháng 01 năm 2022 NCS Nguyễn Thanh Tu TÓM TẮT Sáng tạo nhân viên doanh nghiệp có vai trị quan trọng doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Vai trò sáng tạo nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt cơng ty họ đóng vai trị là người tiền tún, là người tiếp cận thông tin thị trường, tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, nhà cung cấp,… và họ am tường tình hình phát triển công ty Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa thật có giải pháp thỏa đáng, phù hợp để tạo lập môi trường khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo nhân viên, nhằm tăng cường lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Nghiên cứu này nhằm khám phá đo lường nhân tố ảnh hương đến sáng tạo nhân viên, và ảnh hương sáng tạo nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lớn khu vực đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu kế thừa mơ hình lý thút ba nhân tố ảnh hương đến sáng tạo Amabile, kế thừa kết quả nghiên cứu Eder và Sawyer (2008), Houghton và Dillello (1999), Oldham và Cummings (1996), Shalley và cộng (2004), Tierney và cộng (1999), Bùi Thị Thanh (2014), để xây dựng mơ hình nghiên cứu Nghiên cứu thực dựa phỏng vấn trực tiếp 749 nhân viên làm việc phòng ban doanh nghiệp lớn khu vực đồng bằng sông Cửu Long Luận án sử dụng phương pháp (i) kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha để đánh giá chất lượng thang đo mơ hình, (ii) phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để kiểm định giá trị phân biệt và hội tụ nhân tố mơ hình, (iii) phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) để xác định phù hợp dữ liệu nghiên cứu với mơ hình lý thút, và (iv) mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) để kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hương đến sáng tạo, và ảnh hương sáng tạo đến kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng (i) động lực nội tại, (ii) tự chủ sáng tạo, (iii) tự chủ công việc, (iv) phong cách tư sáng tạo, và (v) môi trường làm việc nhân viên doanh nghiệp có tác động tích cực đến sáng tạo nhân viên, và sáng tạo nhân viên có ảnh hương tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lớn khu vực đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu này nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn tạo lập môi trường thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên thơng qua mơ hình nghiên cứu nhóm nhân tố thúc đẩy sáng tạo, từ nâng cao lực cạnh tranh nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lớn khu vực đồng bằng sơng Cửu Long để từ đề giải pháp, nhằm tạo lập môi trường thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên mang tính khả thi cao Từ khóa: Sáng tạo, kết hoạt động kinh doanh, tự chủ, động lực ABSTRACT Employee’s creativity in the enterprise plays a very important role in the business, helping to increase the efficiency of the business, the creativity of employees is recognized as a key factor to create a competitive advantage The role of employees' creativity is of particular importance in companies because they act as frontlines, access to market information, in regular contact with customers, and in business suppliers, etc and they are also knowledgeable about the company's development However, businesses firm not really have satisfactory and suitable solutions to create an environment that encourages and promotes the creativity of employees in order to enhance their competitiveness The study aims to explore and measure the factors that influence employees' creativity, and the effect of creativity on business performance in large enterprises in the Mekong Delta The study inherits the theoretical model of Amabile's three factors influencing creativity, inherits the research results of Eder and Sawyer (2008), Houghton and Dillello (1999), Oldham and Cummings (1996), Shalley et al (2004), Tierney et al (1999), Bui Thi Thanh (2014), etc The study was conducted based on direct interviews with 749 employees working in departments of large enterprises in the Mekong Delta The author used the method of (i) testing the reliability of the scale with Cronbach alpha to evaluate the quality of the scales in the model, (ii) Exploratory factor analysis (EFA) to verify the differentiation and convergence of the model (iii) Confirmatory factor analysis (CFA) to determine the suitability of research data with theoretical models, (iv) Structural equation modeling (SEM) for testing the relationship between the factors that influence creativity The research results confirm that (i) intrinsic motivation, (ii) creative autonomy, (iii) autonomy in work, (iv) creative thinking style, and (v) working environment that employee work in the enterprise has a positive impact on the employee's creativity, and creativity has a positive effect on the business performance of large enterprises in the Mekong Delta This study aims to support large enterprises to create an environment that promotes creativity for employees through a research model on groups of factors that promote creativity, thereby improving competitiveness as well as improving productivity business performance of the enterprise In addition, the study also assesses the current status of business results of large enterprises in the Mekong Delta region to propose solutions to create a highly feasible environment to promote creativity for employees Keywords: Creativity, business results, autonomy, motivation LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan là cơng trình nghiên cứu riêng tôi, kết quả nghiên cứu trình bày luận án là trung thực, khách quan và chưa từng sử dụng để bảo vệ học vị nào Tôi xin cam đoan rằng giúp đỡ cho việc thực luận án cám ơn, thông tin trích dẫn luận án này rõ nguồn gốc Cần Thơ, ngày 08 tháng 01 năm 2022 Người hướng dẫn PGS TS Nguyễn Hữu Đặng TS Trần Thanh Liêm Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tu MỤC LỤC CHƯƠNG GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.4 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 1.4.2 Đối tượng khảo sát 1.4.3 Không gian nghiên cứu 1.4.4 Thời gian nghiên cứu 1.4.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5 Ý NGHĨA VÀ PHÁT HIỆN CỦA NGHIÊN CỨU 1.6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 10 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10 2.1.1 Các khái niệm 10 2.1.1.1 Sáng tạo (Creativity) 10 2.1.1.2 Sự sáng tạo của cá nhân tổ chức (Employee’s creativity) 11 2.1.1.3 Đổi mới (Innovation) 12 2.1.1.4 Động lực (Motivation) 12 2.1.1.5 Môi trường làm việc (Working environment) 13 2.1.1.6 Tính tự chủ (Self-control) 14 2.1.1.7 Phong cách tư sáng tạo (Creative cognitive style) 15 2.1.1.8 Kết hoạt động kinh doanh (Firm performance) 16 2.1.1.9 Doanh nghiệp lớn (Big firm) 17 2.1.2 Các lý thuyết nền về sáng tạo 18 2.1.2.1 Các xu hướng tiếp cận 18 2.1.2.2 Lý thuyết tiếp cận truyền thống của Gough 19 2.1.2.3 Lý thuyết tiếp cận đổi mới 20 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 24 2.2.1 Các nhân tố thuc đẩy sáng tạo 24 2.2.1.1 Động lực nội tại 24 2.2.1.2 Tự chủ công việc 26 2.2.1.3 Tự chủ sáng tạo 29 2.2.1.4 Phong cách tư sáng tạo 33 2.2.1.5 Môi trường làm việc 36 2.2.1.6 Các nhân tố khác mô hình thuc đẩy sáng tạo .38 2.2.2 Đo lường kết hoạt động kinh doanh doanh nghiệp 48 2.2.2.1 Đo lường kết hoạt động kinh doanh bằng các chỉ số mục tiêu (Objective measurment) 49 2.2.2.2 Đo lường kết kinh doanh bằng bộ thang đo đánh giá cảm nhận (Perceptive measurement) 49 2.2.3 Ảnh hưởng sáng tạo đến kết hoạt động kinh doanh doanh nghiệp 53 2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÀI LIỆU LƯỢC KHẢO 54 2.3.1 Đánh giá chung tài liệu lược khảo 54 2.3.2 Khoảng trống nghiên cứu trước 55 2.4 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 56 CHƯƠNG 62 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 62 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 62 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 64 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 64 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 64 3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 64 a) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 64 b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 64 3.2.2.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu 65 3.2.2.3 Phương pháp chọn mẫu và quan sát mẫu 66 3.2.3 Phương pháp phân tích 67 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả .67 3.2.3.2 Kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha 67 3.2.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 68 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square df Sig ,748 1004,31 ,000 Communalities Initial Extraction ST1 1,000 ,569 ST2 1,000 ,592 ST3 1,000 ,734 ST4 1,000 ,634 Extraction Method: Principal Component Analysis Total Variance Explained Compone Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings nt Total % of Cumulativ Total % of Cumulative Variance e% Variance % 2,529 63,220 63,220 2,529 63,220 63,220 ,690 17,259 80,478 ,449 11,225 91,703 ,332 8,297 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis Phân tích nhân tố khám phá thang đo kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling ,819 Adequacy 1344,42 Approx Chi-Square Bartlett's Test of df Sphericity Sig ,000 Communalities Initial Extraction BEP1 ,504 ,589 BEP2 ,436 ,507 BEP3 ,524 ,638 BEP4 ,566 ,699 Extraction Method: Principal Axis Factoring Factor Total Variance Explained Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ Variance e% Variance e% 2,818 70,451 70,451 2,432 60,802 60,802 ,488 12,200 82,651 ,369 9,236 91,887 ,325 8,113 100,000 Extraction Method: Principal Axis Factoring Factor Matrixa Factor BEP1 ,767 BEP2 ,712 BEP3 ,799 BEP4 ,836 Extraction Method: Principal Axis Factoring a factors extracted iterations required KIỂM ĐINH CFA Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate S.E C.R P MT1 < - MT 1,000 MT2 < - MT ,831 ,033 24,925 *** MT3 < - MT 1,112 ,045 24,821 *** MT4 < - MT 1,106 ,044 25,365 *** MT5 < - MT ,875 ,035 24,725 *** PCTD1 < - PCTD 1,000 PCTD2 < - PCTD ,979 ,038 25,724 *** PCTD3 < - PCTD ,934 ,039 23,762 *** PCTD4 < - PCTD 1,127 ,035 32,031 *** TCST1 < - TCST 1,000 TCST2 < - TCST 1,016 ,026 39,807 *** TCST3 < - TCST ,996 ,027 36,480 *** TCST4 < - TCST ,771 ,030 25,848 *** DLNT1 < - DLNT 1,000 DLNT2 < - DLNT 1,353 ,077 17,571 *** DLNT3 < - DLNT ,886 ,060 14,838 *** DLNT4 < - DLNT 1,348 ,078 17,376 *** Label TCCV1 TCCV2 TCCV3 TCCV4 ST1 ST2 ST3 ST4 BEP1 BEP2 BEP3 BEP4 < < < < < < < < < < - TCCV TCCV TCCV TCCV ST ST ST ST BEP BEP < - BEP < - BEP 1,000 1,108 1,294 1,088 1,000 1,201 1,317 1,347 1,000 1,222 Estimate 1,117 1,103 ,068 ,071 ,068 16,328 18,343 16,046 *** *** *** ,066 ,073 ,070 18,305 18,106 19,140 *** *** *** ,058 S.E ,049 ,049 21,053 C.R 22,737 22,580 *** P *** *** Label Standardized Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate MT1 < - MT ,767 MT2 < - MT ,851 MT3 < - MT ,848 MT4 < - MT ,864 PCTD1 < - PCTD ,844 PCTD2 < - PCTD ,791 PCTD3 < - PCTD ,750 PCTD4 < - PCTD ,924 TCST1 < - TCST ,927 TCST2 < - TCST ,899 TCST3 < - TCST ,867 TCST4 < - TCST ,733 TCCV1 < - TCCV ,682 TCCV2 < - TCCV ,695 TCCV3 < - TCCV ,813 TCCV4 < - TCCV ,680 DLNT1 < - DLNT ,684 DLNT2 < - DLNT ,786 DLNT3 < - DLNT ,631 DLNT4 < - DLNT ,771 MT5 < - MT ,845 ST1 < - ST ,680 ST2 < - ST ,713 ST3 < - ST ,705 ST4 < - ST ,749 BEP1 BEP2 BEP3 BEP4 < < < < - BEP BEP BEP BEP ,774 ,749 ,800 ,796 Correlations: (Group number - Default model) MT MT MT MT PCTD PCTD PCTD TCST TCST TCCV MT PCTD TCST TCCV DLNT MT PCTD TCST TCCV DLNT ST < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > < > PCTD TCST TCCV DLNT TCST TCCV DLNT TCCV DLNT DLNT ST ST ST ST ST BEP BEP BEP BEP BEP BEP Estimate ,296 ,519 ,439 ,343 ,505 ,512 ,300 ,587 ,304 ,327 ,607 ,655 ,833 ,768 ,502 ,552 ,490 ,620 ,573 ,580 ,917 Kết mơ hình CFA KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SEM Regression Weights: (Group number - Default model) Regression Weights: (Group number - Default model) MT MT PCTD PCTD TCST PCTD TCCV PCTD DLNT PCTD ST TCST MT TCST MT TCST MT TCST Estimate Estimate ,113 1,105 ,130 1,000 ,281 ,980 ,235 ,935 ,246 1,128 1,000 1,000 1,000 1,015 ,831 ,995 1,112 ,769 TCCV1 < - TCCV TCCV2 < - TCCV 1,000 1,112 ST MT4 ST PCTD1 ST PCTD2 ST PCTD3 ST PCTD4 BEP TCST1 MT1 TCST2 MT2 TCST3 MT3 TCST4 < < < < < < < < < < < < < < < < < < - S.E S.E ,022 ,044 ,023 ,027 ,038 ,035 ,039 ,032 ,035 C.R C.R 5,161 25,362 5,539 10,566 25,701 6,741 23,769 7,616 31,976 P P *** *** *** *** *** *** *** *** *** ,026 ,033 ,027 ,045 ,030 39,753 24,933 36,555 24,829 25,796 *** *** *** *** *** ,068 16,291 *** Label Label TCCV3 TCCV4 DLNT1 DLNT2 DLNT3 DLNT4 ST3 ST2 ST1 BEP1 BEP2 BEP3 BEP4 ST4 MT5 < < < < < < < < < < < < < < < - TCCV TCCV DLNT DLNT DLNT DLNT ST ST ST BEP BEP BEP BEP ST MT 1,299 1,090 1,000 1,363 ,888 1,356 1,233 1,080 ,903 1,000 1,245 1,118 1,116 1,213 ,875 ,071 ,068 18,274 15,981 *** *** ,078 ,060 ,079 ,066 ,060 ,052 17,473 14,747 17,272 18,599 18,112 17,385 *** *** *** *** *** *** ,059 ,050 ,050 ,064 ,035 20,996 22,179 22,293 18,977 24,740 *** *** *** *** *** Standardized Regression Weights: (Group number - Default model) Estimate ST < - MT ,156 ST < - PCTD ,171 ST < - TCST ,394 ST < - TCCV ,258 ST < - DLNT ,234 BEP < - ST ,876 MT1 < - MT ,767 MT2 < - MT ,851 Estimate MT3 < - MT ,848 MT4 < - MT ,863 PCTD1 < - PCTD ,843 PCTD2 < - PCTD ,791 PCTD3 < - PCTD ,751 PCTD4 < - PCTD ,924 TCST1 < - TCST ,928 TCST2 < - TCST ,898 TCST3 < - TCST ,868 TCST4 < - TCST ,732 TCCV1 < - TCCV ,680 TCCV2 < - TCCV ,695 TCCV3 < - TCCV ,815 TCCV4 DLNT1 DLNT2 DLNT3 DLNT4 ST3 ST2 ST1 BEP1 BEP2 BEP3 BEP4 ST4 MT5 < < < < < < < < < < < < < < - TCCV DLNT DLNT DLNT DLNT ST ST ST BEP BEP BEP BEP ST MT ,680 ,681 ,788 ,630 ,772 ,740 ,719 ,688 ,768 ,757 ,795 ,799 ,756 ,846 Correlations: (Group number - Default model) Estimate MT < > PCTD ,296 MT < > TCST ,519 MT < > TCCV ,439 MT < > DLNT ,342 PCTD < > TCST ,505 PCTD < > TCCV ,512 PCTD < > DLNT ,300 TCST < > TCCV ,586 Estimate TCST < > DLNT ,304 TCCV < > DLNT ,327 Squared Multiple Correlations: (Group number - Default model) Estimate ST ,821 BEP ,768 MT5 ,715 ST4 ,572 BEP4 ,638 BEP3 ,632 BEP2 ,573 BEP1 ,589 ST1 ,473 ST2 ,517 ST3 DLNT4 DLNT3 DLNT2 DLNT1 TCCV4 TCCV3 TCCV2 TCCV1 TCST4 TCST3 TCST2 TCST1 PCTD4 PCTD3 PCTD2 PCTD1 MT4 MT3 MT2 MT1 ,547 ,596 ,397 ,621 ,463 ,462 ,664 ,484 ,463 ,536 ,753 ,806 ,861 ,854 ,563 ,626 ,711 ,745 ,719 ,724 ,588 Kết mơ hình SEM BẢNG TÍNH ĐỢ TIN CẬY TỞNG HỢP VÀ PHƯƠNG SAI TRÍCH KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP VỚI N=2000 Parameter SE SE-SE ST < - MT ,024 ,000 ST < - PCTD ,025 ,000 ST < - TCST ,028 ,000 ST < - TCCV ,039 ,001 ST < - DLNT ,036 ,001 BEP < - ST ,000 ,000 MT1 < - MT ,000 ,000 MT2 < - MT ,047 ,001 MT3 < - MT ,043 ,001 MT4 < - MT ,048 ,001 PCTD1 < - PCTD ,000 ,000 PCTD2 < - PCTD ,041 ,001 PCTD3 < - PCTD ,046 ,001 PCTD4 < - PCTD ,035 ,001 TCST1 < - TCST ,000 ,000 TCST2 < - TCST ,030 ,000 TCST3 < - TCST ,026 ,000 TCST4 < - TCST ,033 ,001 TCCV1 < - TCCV ,000 ,000 TCCV2 < - TCCV ,063 ,001 TCCV3 < - TCCV ,081 ,001 TCCV4 < - TCCV ,077 ,001 DLNT1 < - DLNT ,000 ,000 DLNT2 < - DLNT ,079 ,001 DLNT3 < - DLNT ,049 ,001 DLNT4 < - DLNT ,086 ,001 ST3 < - ST ,068 ,001 ST2 < - ST ,059 ,001 ST1 < - ST ,054 ,001 BEP1 < - BEP ,000 ,000 BEP2 < - BEP ,078 ,001 BEP3 < - BEP ,051 ,001 BEP4 < - BEP ,044 ,001 ST4 < - ST ,067 ,001 MT5 < - MT ,044 ,001 Mean ,114 ,131 ,281 ,234 ,247 1,000 1,000 ,832 1,113 1,107 1,000 ,978 ,933 1,128 1,000 1,014 ,995 ,769 1,000 1,113 1,303 1,094 1,000 1,363 ,890 1,358 1,236 1,083 ,902 1,000 1,248 1,120 1,118 1,214 ,876 Bias ,001 ,001 ,000 -,001 ,002 ,000 ,000 ,001 ,001 ,001 ,000 -,001 -,002 ,000 ,000 ,000 -,001 ,000 ,000 ,001 ,004 ,004 ,000 ,000 ,002 ,002 ,003 ,003 -,001 ,000 ,003 ,001 ,002 ,001 ,001 SE-Bias ,001 ,001 ,001 ,001 ,001 ,000 ,000 ,001 ,001 ,001 ,000 ,001 ,001 ,001 ,000 ,001 ,001 ,001 ,000 ,001 ,002 ,002 ,000 ,002 ,001 ,002 ,002 ,001 ,001 ,000 ,002 ,001 ,001 ,001 ,001 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT Khác biệt về giới tính Khác biệt về nhóm tuổi Khác biệt về bộ phận làm việc ... 2022 NCS Nguyễn Thanh Tu TÓM TẮT Sáng tạo nhân viên doanh nghiệp có vai trị quan trọng doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Vai trò sáng tạo nhân viên có tầm quan trọng... doanh doanh nghiệp Nghiên cứu ứng dụng và phát triển thang đo lường nhân tố thúc đẩy sáng tạo, phát triển thang đo lường kết quả hoạt động kinh doanh bằng thang đo đánh giá cảm nhận Vankatraman... viên đến kết hoạt động kinh doanh doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long” học viên Nguyễn Thanh Tú thực hiện, hướng dẫn PGS TS Nguyễn Hữu Đặng và TS Trần Thanh Liêm Luận án báo cáo và

Ngày đăng: 21/01/2022, 19:41

Mục lục

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

    Cán bộ hướng dẫn

    Chủ tịch Hội đồng

    LỜI CẢM ƠN

    NCS. Nguyễn Thanh Tú

    Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh

    MỤC LỤC

    DANH SÁCH HÌNH