Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là tinh thần, còn vật chất chỉ được quan niệm là sản phẩm của tinh thần ấy thì chủ nghĩa duy
Trang 1Trường đại học Kinh tế Quốc dân
-0O0 -
Đề tài số: 3
Phân tích quan ni ệm duy vật biện chứng về mối quan hệ
gi ữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương
pháp lu ận chung và liên hệ với thực tiễn
H ọ, tên SV: Nguy ễn Thị Ngọc Anh Mã SV: 11217495
L ớp học phần: Tri ết Mác (121)_21
Trang 2M ỤC LỤC
L ời mở đầu……… 2
N ội dung……… 3
I V ật chất và ý thức……… 3
1 Phạm trù vật chất ……… ……3
2 Phạm trù ý thức……… ………3
2.1 Nguồn gốc của ý thức……… …4
2.2 Bản chất của ý thức……… 4
II Quan ni ệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật ch ất và ý thức……….5
1 Vật chất quyết định ý thức……….…….5
1.1 Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức……… 5
1.2 Vật chất quyết định ý thức cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức biểu hiện……… 5
2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất……….6
2.1 Ý thức phản ánh và tác động trở lại vật chất, thông qua hoạt động của con người… ……….…… 6
2.2 Tính độc lập tương đối của ý thức đối với vật chất……… 7
3 Ý nghĩa phương pháp luận……… 7
Liên h ệ thực tiễn………… ……… 8
K ết luận……….……….12
Tài li ệu tham khảo………13
Trang 3L ỜI MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là tinh hoa trí tuệ nhân loại được C.Mác và Ph.Ăng-ghen đúc kết, được V.I.Lênin phát triển trên cơ sở những thành tựu to lớn của triết
học, khoa học hiện đại cùng với thực tiễn xã hội – lịch sử Những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật và những phương pháp luận cơ bản của nó mang tính phổ quát Chúng bao trùm, tác động, chi phối cả giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người ở mọi nơi, mọi phương diện và trong mọi giai đoạn lịch sử Chính
vì vậy, phép biện chứng duy vật trở thành phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Mối quan hệ vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là
của triết học hiện đại” Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề này nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác – Lênin – quan điểm chủ nghĩa duy vật biện
chứng là đúng đắn và đầy đủ nhất
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau Vật chất quyết định ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất Với những ý nghĩa đó
ta có thể khẳng định quan niệm đúng đắn của triết học Mác – Lênin có giá trị thực
tiễn và là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội
Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài số 3: “Phân
tích quan ni ệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây d ựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn"
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Phạm Văn Sinh – thầy chủ nhiệm bộ môn triết học Mác - Lênin và những bài giảng thật bổ ích của thầy đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này
Trang 4N ỘI DUNG
I V ẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1 Phạm trù vật chất
V ật chất là một phạm trù cơ bản và nền tảng của triết học Xung quanh vấn đề
này luôn diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới,
cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là tinh thần, còn vật chất chỉ được quan niệm là sản
phẩm của tinh thần ấy thì chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới; thực
thể của thế giới là vật chất – cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng
Ch ủ nghĩa duy vật cổ đại quan niệm vật chất là một hay một số chất có trong
giới tự nhiên; thực thể đầu tiên đóng vai trò là cơ sở hình thành nên toàn bộ sự đa
dạng trong thế giới Đến thế kỷ XV-XVII, quan niệm về vật chất như trên của các nhà duy vật cơ bản vẫn không có gì bứt phá, chưa đưa đến một định nghĩa mới về
phạm trù vật chất do chưa thoát khỏi khối phương pháp tư duy siêu hình
Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã bác bỏ quan điểm của các nhà duy vật về những chất được coi là “giới hạn tột cùng”, từ
đó dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý
học Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ hội này để khẳng định
bản chất “phi vật chất” của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêu nhiên trong sáng tạo thế giới
• Quan ni ệm của triết học Mác – Lênin về vật chất
Lênin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học, kế thừa tư tưởng của Mác – Ăngghen, xuất phất từ nhu cầu đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, ông đã
khẳng định bản chất vật chất của thế giới và đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất:
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và t ồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” [Giáo trình Triết học Mác Lênin]
Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin bao hàm 3 nội dung cơ bản:
- Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức
- Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
- Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
=> Định nghĩa của Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học
2 Phạm trù ý thức
Trang 5Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các triết học Tuỳ theo cách lý
giải khác nhau mà có những quan niệm khác nhau từ đó hình thành các trường phái triết học khác nhau với hai đường lối cơ bản đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm Sau đây ta sẽ tìm hiểu phạm trù ý thức trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng – quan điểm đúng đắn, đầy đủ và toàn diện nhất
Ý th ức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não con người
thông qua lao động và ngôn ngữ Nó là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người như: tình cảm, cảm xúc, thói quen, quan điểm, tư tưởng, lý luận, đường lối, mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng,…
2.1 Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con
người và hoạt động của bộ óc cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động
Ý thức là thuộc tinh, là chức năng của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người Bộ óc càng hoàn thiện, ý thức càng trở nên phong phú và sâu sắc
Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan, thông qua hoạt động của các giác quan, tri giác tác động đến bộ óc người và trở thành ý thức
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau [Giáo trình Triết học Mác Lênin]
Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, được thể hiện ở nhiều hình thức: phản ánh vật lý, hóa học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất tự nhiên
- Nguồn gốc xã hội của ý thức - nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định
sự ra đời và phát triển của ý thức với hai yếu tố cơ bản là lao động và ngôn ngữ
Lao động xã hội làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi giữa các thành viên trong xã hội Nhu cầu này khiến cho ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động Nói như vậy có nghĩa rằng: sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với
lao động và cùng phát triển với lao động Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất
chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại.Lao động và đi cùng với nó là ngôn ngữ là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức
2.2 Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Trang 6Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng
hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận, chọn lọc,
xử lý, lưu trữ thông tin và trên cơ sở thông tin đã có để tạo ra thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận Ngoài ra, điều này còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nội dung ý thức phản
ánh là khách quan nhưng hình thức phản ánh lại là chủ quan Theo Mác: ý thức
“chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải
biến đi trong đó”
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội Sự ra đời và tồn tại
của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội
II QUAN NI ỆM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI
QUAN H Ệ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm rằng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ biện chứng vừa đối lập với nhau vừa thống nhất với nhau Hay nói cách khác sự đối lập giữa vật chất và ý thức vừa có ý nghĩa tuyệt đối, vừa có ý nghĩa tương đối Để làm rõ quan điểm này chúng ta chia làm hai phần: Vật chất quyết định
ý thức và Ý thức thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
1 Vật chất quyết định ý thức
1.1 Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
Vật chất là cái tồn tại khách quan, vĩnh viễn trong thời gian và không gian Ý thức chỉ là sản phẩm của một quá trình, là thuộc tính của một thực thể vật chất có
tổ chức cao nhất là bộ óc người Không thể có ý thức trước khi có con người hay ý
thức nằm ngoài, tách biệt với bộ óc con người Mọi quan niệm về sự tồn tại của thế
giới ý niệm, của “tinh thần tuyệt đối” có trước thế giới vật chất đều là sự tưởng tượng, bịa đặt, phản ánh sai lệch hiện thực khách quan Trong “Chống Đuy-rinh”,
Ph.Ăng-ghen đã chỉ rõ: “Ý thức là tư duy của chúng ta, xem ra tựa hồ như là siêu
c ảm giác, đều chỉ là sản phẩm ( ) của một khí quan vật chất, của một khí quan
nh ục thể là bộ óc mà thôi Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, nhưng tinh th ần chỉ là sản phẩm cao cấp của vật chất mà thôi” [“Chống Đuy-rinh” –
Ph.Ăngghen] Tổng kết lại, vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai, vật chất
có trước, ý thức có sau Vật chất là tiền đề của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì
ý thức cũng thay đổi Sự vận động của vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của
tư duy của bộ óc con người
Trong các nghiên cứu khoa học, nếu các nhà khoa học không khảo sát thực tiễn
mà chỉ đưa ra các giả thuyết để tạo ra lý thuyết thì lý thuyết ấy không bao giờ là chân lý và sẽ sớm bị loại bỏ vì nó không phản ánh đúng thực tế khách quan Như
Trang 7vậy, ý thức mà ở đây là tri thức tự nó không thể làm thay đổi được vật chất mà ý
thức được vật chất hóa theo thực tiễn
1.2 Vật chất quyết định ý thức cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức biểu hiện
Ý thức, dưới bất kỳ hình thức nào đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều
nảy sinh trên những tiền đề vật chất nhất định Tất nhiên, ý thức không phản ánh nguyên vẹn thế giới bên ngoài Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh sáng tạo Nhưng mọi sự sáng tạo của ý thức đều xuất phát từ những tiền đề vật chất và phải tuân thủ các quy luật khách quan Những sự sáng tạo không xuất phát từ tiền đề
vật chất và không tuân thủ các quy luật khách quan mà chỉ là những suy diễn tuỳ
tiện, viển vông thì không có tác dụng cải tạo tự nhiên và xã hội Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề nguồn gốc xã hội – cái vật chất còn
ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội Vật chất thì luôn vận động Do vậy,
vật chất quyết định sự phát triển của ý thức, quyết định nội dung, sự biểu hiện, tính phong phú, đa dạng, nhiều vẻ của ý thức
Trong : “Chống Đuy-rinh”, Ph Ăngghen khẳng định toán học thuần tuý cũng không thể nảy sinh ở đâu khác ngoài những nhân tố vật chất vốn có Người ta không thể đưa ra khái niệm về số nếu chưa từng giơ mười đầu ngón tay tập đếm Người ta không thể có khái niệm hình học nếu không nhìn thấy hình ảnh của
chúng trong thế giới hiện thực Ngay những phát minh khoa học vĩ đại nhất cũng đều là sự phát hiện ra những kết cấu vật chất, những mối liên hệ giữa chúng trong
thế giới vô cơ hoặc hữu cơ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hoá của Đác-uyn, thuyết tương đối của Anh-xtanh, đều là sự phát hiện được những cái vốn có trong tự nhiên
Vai trò của vật chất đối với ý thức trong đời sống xã hội được bộc lộ ở mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Trong đời
sống xã hội sự phát triển của kinh tế quy định sự phát triển của đời sống văn hoá Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, đời sống vật chất hết sức thấp kém nên ý thức cũng bị hạn chế Trong điều kiện đó chưa thể có lý luận, càng chưa thể có các lý thuyết khoa học Khi lực lượng sản xuất phát triển, xuất hiện lao động trí óc và lao động chân tay, lý luận khoa học mới ra đời Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của lý luận càng lớn, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng Điều kiện
vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần sớm muộn cũng thay đổi theo Cho nên ý
thức không chỉ được sinh ra từ vật chất mà sự tồn tại và phát triển của nó đều gắn
liền với quá trình biến đổi của điều kiện vật chất
2.Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
2.1 Ý thức phản ánh và tác động trở lại vật chất, thông qua hoạt động của con người
- Theo hướng tích cực
+ Ý thức xác định phương hướng và xây dựng phương pháp cho thực tiễn
Trang 8+ Ý thức đem lại cho con người những thông tin cần thiết về vật chất, từ đó phát huy và thúc đẩy sức mạnh vật chất tiềm tàng
+ Ý thức thông qua các hoạt động con người tác động gián tiếp lên thực tại
Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thấy đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất Khi phản ánh đúng hiện thực khách quan thì chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các sự
vật hiện tượng trong thế giới quan
Thí dụ: Từ nhận thức đúng về thực tại kinh tế của đất nước, Tư sản đại hội VI, Đảng ta ra quyết định chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó mà sau gần 20 năm bộ mặt đất nước ta đã thay đổi hẳn
- Theo hướng tiêu cực
+ Ý thức có thể kìm hãm sức mạnh cải tạo hiện thực khách quan của con
người, nhất là xã hội
+ Phản ánh không đầy đủ về thế giới dẫn đến những sai lầm, duy ý chí
Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt động
thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan, hao phí những nguồn
lực vật chất tiềm năng
2.2 Tính độc lập tương đối của ý thức đối với vật chất
Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định nhưng sau khi ra đời ý thức có tính độc
lập tương đối: ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc vào vật chất Ý thức ra đời và tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, song hành
so với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi
của thế giới vật chất
3 Ý nghĩa phương pháp luận
Như vậy, vật chất và ý thức luôn có sự tác động qua lại với nhau Tuyệt đối hoá
bất cứ mặt nào sẽ dẫn đến sai lầm Điều đó có ý nghĩa phương pháp luận hết sức to
lớn đối với hoạt động của con người
- Th ứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng
quy luật khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan, hành động tuân theo quy luật khách quan
- Th ứ hai, phải thấy được vai trò và phát huy tính tích cực của ý thức, tinh thần
một cách chủ động, sáng tạo để sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có
- Th ứ ba, tránh không rơi vào “chủ nghĩa khách quan”, tuyệt đối hoá vật chất, ỷ
lại, trông chờ vào điều kiện vật chất, không chịu cố gắng, không tích cực, chủ động vượt khó, vươn lên
- Thứ tư, cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hoá vai trò của ý
thức, của ý chí, cho rằng ý chí, ý thức quyết định điều kiện khách quan
Trang 9LIÊN H Ệ THỰC TIỄN
1 Th ực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến quý IV năm 2019, số thanh niên (người từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong quý I năm 2019 ước khoảng 448,5 nghìn người, chiếm 40,4% tổng số người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong quý I năm 2019 là 6,27%, tăng 0,65 điểm phần trăm so với quý trước và
giảm 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018 Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp chung
Chỉ tiêu Quý I
2015
Quý I
2016
Quý I
2017
Quý I
2018
Quý I
2019 Lao động từ 15 tuổi trở lên
(nghìn người) 53643,9 54404,9 54505,1 55099,3 55431,2 Lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc (nghìn người) 52427,0 53288,8 53363,5 53992,8 54322,0
Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
(%)
2,43 2,25 2,30 2,20 2,17
Tỉ lệ thiếu việc trong độ tuổi 2,43 1,76 1,82 1,52 1,21
B ảng 1.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động Quý I năm 2015 -2019
Theo tỷ lệ phân bổ trong số lao động thất nghiệp có trình độ chuyên môn khoa
học kỹ thuật thì nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm thị phần lớn
nhất, khoảng 44,7% Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở đến hơn 80% Theo thống kê điều tra dân số nước ta năm 2014 của Tổng cục thống kê thì trong hơn 90 triệu dân, có khoảng 4.5 đến 5 triệu người có trình độ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ 7% Và với hơn 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm tối đa 4.4%
Hình 1.1 Phân b ố tỉ lệ thất nghiệp theo trình độ
7,5
17,9
29,9
44,7
3,1
18,5
36,4
42,1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Trang 102 V ận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp
2.1 Để giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp của sinh viên cần phải nhận thức được nguyên lý vật chất quyết định ý thức, phải xuất phát từ thực tế khách quan và hành động theo nó
Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, triết học Mác rút ra quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Trong mọi hoạt động
muốn thành công, con người phải có quan điểm khách quan Mọi mục tiêu đặt ra cho hoạt động của con người cũng đều phải xuất phát từ những tiền đề vật chất đã
có Khi điều kiện kinh tế còn thấp kém mà đề ra những mục tiêu xã hội quá cao là
viển vông, không thể thực hiện được Ngược lại đặt ra mục tiêu quá thấp so với điều kiện kinh tế hiện có lại làm hạn chế khả năng của con người, không khai thác được những tiềm năng sẵn có
- Đối với nhà nước: Từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế, chuyển nền
kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề việc làm thực sự trở nên nhức nhối Ở đây chúng ta đã xem nhẹ thực tế phức tạp khách quan, từ đó gây
ra mất cân đối về nguồn lao động và cũng làm nảy sinh một số vấn đề tiêu cực trong việc làm
Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hợp và thoả đáng để sinh viên sau khi ra trường sẵn sàng có công tác ở bất cứ nơi đâu Đưa ra các chính sách thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên học các ngành mà một đất nước đang phát triển rất cần đến Cùng với đó, nhà nước cũng nên có chính sách quan tâm đến những người làm việc, công tác tại những vùng xa, vùng khó khăn để động viên họ cả về mặt vật chất cũng như tinh thần để họ có thể yên tâm đem hết tâm huyết và năng lực ra
để phục vụ đất nước
Để tạo thêm được công ăn việc làm thì không còn cách nào khác là phải mở
rộng các ngành nghề sản xuất – kinh doanh Nhà nước cần có những chính sách
nhằm đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất cũng như tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi trường để họ
hoạt động Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội phù hợp Cơ chế quản lý mới phải xây dựng đội ngũ quản
lý có năng lực và phẩm chất thành thạo về nghiệp vụ
Với các chủ trương trên ta nhận thấy vai trò quyết định của vật chất đối với ý
thức, đó cũng là bài học quan trọng của Đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết
vấn đề việc làm cho sinh viên: "Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát
từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
2.2 Để giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp cũng cần phải hiểu sâu sắc vai trò của ý thức tác động trở lại vật chất