Việc nhận định, hiểu rõ bản chất nội dung của một sự vật, hiện tượng sẽ giúp mỗi cá nhân có một cái nhìn khác nhau về sự vật tùy vào nội dung họ thấy được bởi nội dung chinh là yếu tố tạ
Trang 1Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
==== ====
BÀI TẬP LỚN Môn Triết học Mác-Lênin
Đề tài: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa
Nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan
điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên
Sinh viên thực hiện: Đỗ Huy Đức
Mã sinh viên: (12) 11204814 Lớp: Triết học Mác - Lênin(220) 38 Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng
HÀ NỘI –
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ
======�======
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa Nội dung
và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên
HÀ NỘI, NĂM 2021
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 1
NỘI DUNG……….… 2
Chương I Quan điểm biện chứng về hình thức và nội dung……… 2
I.Nội dung là gì ……….2
II.Hình thức là gì………3
III Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức ………4
1.Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau 4
2 Nội dung quyết định hình thức……… 4
3 Hình thức không thụ động mà tác động ngược trở lại nội dung… 5
IV Ý nghĩa phương pháp luận ……….6
1 Không được tách rời nội dung với hình thức……….6
2 Căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật……….…6
3 Phải theo dõi sát sao mối quan hệ giữa nội dung và hình thức ……6
4 Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức sự vật……… ….7
Chương II Áp dụng quan điểm về nội dung và hình thức vào thực tiễn………8
Kết luận ……… ………11
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 12
Trang 4Mở đầu
Để tồn tại và phát triển, con người vừa phải thích nghi với những điều kiện sống không ngừng vận động, thay đổi, vừa phải tìm hiểu cách biến đổi thế giới theo yêu cầu của xã hội Muốn vậy, chúng ta cần mở rộng tri thức về thế giới xung quanh và
về cả chính bản thân mình Trong các hoạt động nghiên cứu, con người luôn muốn hiểu biết tận cùng, hoàn toàn đầy đủ, chính xác về thế giới xung quanh và bản thân Quá trình đó đặt ra những câu hỏi: “thế giới là gì?”, “nó tồn tại vĩnh cửu hay luôn vận động, biến đổi?”, “con người được sinh ra từ đâu, hình thành và phát triển như thế nào?”… Tuy nhiên, mỗi chúng ta lại có những phương pháp nghiên pháp
nghiên cứu khác nhau dựa vào cách nhìn nhận về sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc
độ khác nhau Nhưng dù sao đi chăng nữa, chúng ta cũng cần nắm bắt rõ nguồn gốc, bản chất của mọi vấn đề Triết học đã lý giải các sự vật, hiện tượng theo một quan điểm nhất định, là cách nhìn nhận chung cho chúng ta khi xem xét sự vật hiện tượng Xưa này, những quan điểm triết học thực ra rất phong phú và đa dạng
Nhưng dù đa dạng đến mấy, chúng cũng chỉ thuộc về hai lập trường cơ bản Triết học do vậy được chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Trong đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chứng minh mối quan hệ của cặp phàm trù như nội dung và hình thức, một mối quan hệ rất gần gữi và thực tiễn trong đời sống của chúng ta Chính tri thức này đã vạch đường cho con người chúng ta để chung ta hiểu rõ về đời sống vật chất cũng như có cái nhìn sâu sắc hơn
về các thế giới quan
Quá trình học tập, tiếp thu tri thức là quá trình không có điểm dừng đối với mỗi người Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tự tích lũy cho mình một vốn kiến thức lớn và phù hợp với khả năng, công việc của bản thân Vì vậy, việc nắm bắt rõ quan điểm Triết học là vô cùng cần thiết để sinh viên có những suy nghĩ đúng đắn, trách mắc sai lầm trong quá trình nhận thức
Bài viết này dưới đây sẽ trình bày về quan hệ giữa nội dung và hình thức theo góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời cũng như cách áp dụng vào đời sống, học tập của sinh viên
Trang 5NỘI DUNG
Chương I: Quan điểm biện chứng về hình thức và
nội dung
I.Nội dung là gì
-Nội dung là phàm trù chỉ tổng thể yếu mọi mặt của các yếu tố cấu
thanh nên sự vật, hiện tượng Xét đến cái bàn gỗ, nội dung của nó
là nhưng bộ phận của bàn như chân bàn, mặt bàn, đinh, vít, ốc, …
Cần phải có sự nhận định rõ ràng bởi nội dung thường bị bỏ sót,
quên lãng do sự đa dạng, phong phú của nó trong mỗi sự vật, sự
việc Việc nhận định, hiểu rõ bản chất nội dung của một sự vật,
hiện tượng sẽ giúp mỗi cá nhân có một cái nhìn khác nhau về sự
vật tùy vào nội dung họ thấy được bởi nội dung chinh là yếu tố tạo
nên sự vật Con người chúng ta sẽ không phải là con người mà chỉ
là động vật nếu chúng ta thiếu tư duy- nội dung phân biệt chúng ta
với các loài động vật có vú khác trên trái đất này
-Một sự vật có thể tồn tại một hay nhiều nội dung Chính sự đa
dạng này sẽ dẫn tới nhiều quan điểm khác nhau khi ta chưa tìm
hiểu rõ hết nội dung của vật chất đó, từ đó gây ra hiểu lầm và sẽ có
một cái nhìn phiếm diện về sự vật, hiện tượng đó Yêu cầu nhận
biết đầy đủ về nội dung là một yêu cầu rất quan trọng mà triết học
đã vạch ra cho chúng ta Bởi khi chúng ta nhận thức rõ được toàn
bộ nội dung thì chúng ta mới có thể hiểu hết được bản chất của sự
vật mà chúng ta nghiên cứu, hướng đến Một điều nữa là khi tạo
nên nội dung, bản thân chúng ta cần phải chú trọng vào nó bởi
chinh nội dung sẽ tác động ngược lại đến hình thức của sự vật
Trang 6II.Hình thức
-Hình thức là phàm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát
triển của sự vật, hiện tượng Nó còn là hệ thống các mối liên hệ
tương đối biền vững giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện
tượng Hình thức không chỉ được thể hiện biên ngoài mà còn là thể
hiện cái cấu trúc bên trong sự vật hiện tượng
-Một sự vật cũng có thể có một hay nhiều hình thức thể hiện hình
thức Có thể hình thức đó được thể hiện bên ngoài sự vật, hiện
tượng hoặc thể hiện bên trong của sự vật,hiện tượng đó Hình thức
chí là đặc điểm đầu tiên giúp ta nhận biết sự vật, sự việc Việc nhìn
nhận hình thức ra sao cũng khiến chúng ta có một cách nhìn khác
về sự vật, hiện tượng đó Tục ngữ “ Đừng bao giờ đánh giá sách
qua bìa” thể hiện rõ ràng nhất quan điểm này khi mà chúng ta sẽ
vội vàng đánh giá phiếm diện nội dung của cuốn sách thông qua
việc đánh giá, nhìn nhận trực tiếp vào mặt hình thức của nó Vậy
nên việc nhìn nhận hình thức phiếm diện như vậy đáng bị phê phán
và chúng ta phải
-Quay trở lại ví dụ về cái bàn, hình thức của nó chinh là một chiếc
bàn được làm từ gỗ, có ghế để ngồi, có mặt bàn để đặt đồ vật, có
ngăn bàn để chứa đồ,… Ngoài ra cái bàn còn thể hiện hình thức
qua các vị trí đóng đinh, ốc vít, dán keo,…
-VD: Nội dung của quá trình sản xuất là tổng hợp tất cả những yếu
tố vật chất như con người, công cụ lao động, đối tượng lao động,
các quá trình con người sử dụng công cụ để tác động vào đối tượng
lao động, cải biến nó tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người Còn
Trang 7hình thức của quá trình sản xuất là trình tự kết hợp, thứ tự sắp xếp
tương đối bền vững các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất, quy
định đến vị trí của người sản xuất đối với tư liệu sản xuất và sản
phẩm của quá trình sản xuất
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó Song phép
biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự
vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung Thí dụ, nội dung của
tác phẩm văn học phản ánh, còn hình thức bên trong của tác phẩm
đó là thể loại, những phép thể hiện được tác giả sử dụng trong tác
phẩm như phương pháp kết cấu bố cục, nghệ thuật xây dựng hình
tượng, các thủ pháp miêu tả, tu từ… Ngoài ra, một tác phẩm văn
học còn có hình thức bề ngoài như màu sắc trình bày, khổ chữ,
kiểu chữ… Trong cặp phạm trù nội dung và hình thức, phép biện
chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền
với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không muốn nói đến hình
thức bề ngoài của sự vật
III.Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
1 Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, tất cả sự vật tồn tại đều
phải có 2 mặt về cả nội dung và hình thức Không có sự vật,
hiện tượng nào tồn tại với chỉ nội dung hoặc hình thức vậy
nên nội dung và hình thức là 2 thể thống nhất chặt chẽ với
nhau, tạo nên sự tồn tại của sự vật Có thể nói rằng sự vật
được tạo nên từ vô vàn yếu tố, mặt khác nhau, những thứ này
không hề riêng rẽ, tách rời nhau mà chúng luôn ở một thể
thống nhất tuyệt đối
Trang 8 Ngoài việc nội dung và hình thức là hai thể thống nhất với
nhau, chúng còn được thể hiện bởi sự gắn bó khăng khít với
nhau Các mặt, yếu tố, chất liệu,… cấu thanh nên nội dung
của sự vật cũng tham gia vào hoạt động định hình cho sự vật
đó hình thức riêng của mình Như việc nội dung của sách
được ghi trên giấy, chinh giấy cũng là yếu tố để làm ra bìa
cho quyển sách đó
KẾT LUẬN: Vì vậy, không một hình thức nào không chứa
nội dung và không một nội dung nào tồn tại hình thức
2 Nội dung quyết định hình thức
Trong quá trinh vận động, phát triển của sự vật, nội dung
được xây dựng, tích lũy tạo nên cái nên của sự vật cho hình
thức dựa vào Nội dung luôn là mặt động nhất, tức là nội
dung luôn biến đổi, nhiều dáng nhiều vẻ thể hiện trong sự vật
từ ý nghĩa, bài học trong từng mẩu truyện tới phương pháp kể
chuyện của tác giả Đây chinh được coi là phần “động” của
nội dung khi nó có thể thể hiện ở muôn hình vạn trạng
Trái với nội dung, hình thức hầu như chỉ được xây dựng, thể
hiện sau khi nội dung đã hoàn thành một hoặc nhiều phần
Nếu như không có nội dung, hình thức không thể đứng minh
được như đã kết luận ở trên Một quyển sách không thể trinh
bày bìa khi chúng ta chưa biết được quyển sách đó là sách
hướng dẫn nấu ăn, self-help, hay tiểu thuyển Hơn nữa, nội
dung cuốn sách quyết định hình thức rõ ràng của nó, chinh là
bìa Nếu cuốn sách đó là truyện trinh thám, lời văn li kỳ, lôi
cuốn thì bìa sách nó sẽ phải đen tối có phần bí ẩn Còn đối
với sách thiếu nhi, lối hanh văn trong sáng, dễ đọc dễ hiểu
nên màu sắc của phần bìa sẽ có sự rực rỡ, đa dạng về các
Trang 9hình khối để tạo sự bắt mắt cho các em Như vậy, chúng ta có
thể thấy rằng hình thức tương đối ổn định
Sự biến đổi, phát triển của sự vật luôn bắt đầu từ sự biến đổi,
phát triển của nội dung Chính bởi mối quan hệ gắn bó ràng
buộc giữa nội dung và hình thức nên khi nội dung thay đổi,
phát triển, ta bắt buộc phải biến đổi phát triển theo nội dung
Tốc độ phát triển của nội dung sẽ luôn nhanh hơn hình thức,
vì thế hình thức cần phải đẩy nhanh quá trinh biến đổi của
minh
Một ví dụ thực tế là ở trong mối quan hệ giữa người với
người, nội dung năm 2020 của em là học sinh cấp ba, được
thể hiện dưới hình thức đi học tại trường THPT Lê Quý Đôn
– Hà Đông Hiện tại, khi em đã trở thành sinh viên của
trường Kinh tế quốc dân vào tháng 9 năm 2020 khi đủ điểm
thi đại học Khi đó nội dung đã phát triển trước còn hình
thức lúc này chỉ tồn tại khi em được cầm trên tay giấp nhập
học của trường vào tháng 10
3 Hình thức không thụ động mà tác động ngược trở lại nội dung
Mặc dù đã nêu ở trên rằng hình thức luôn phải chạy theo sự
biến đổi, phát triển của nội dung nhưng không có nghĩa rằng
nội dung là thụ động mà luôn tác động ngược lại cho nội
dung
Khi nội dung phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự
phát triển của nội dung khiến nó tạo ra những nội dung mới
dựa trên cái hình thức đã được thể hiện trước Trái lại, khi có
sự xung khắc giữa nội dung và hình thức, lúc này chinh nội
Trang 10dung sẽ bị hình thức kìm hãm phát triển Sự tác động qua lại
lẫn nhau này diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự
vật Cặp phàm trù này thể hiện sự độc đáo nhất định khi nó
vừa giúp sự vật đi lên, tạo nên điểm nhấn cho sự vật mà còn
khiến sự vật tụt hậu
Lúc đầu, những biến đổi nội dung chưa ảnh hưởng đến mối
liên hệ bền vững giữa nội dung và hình thức Nhưng khi
những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ
thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và
kìm hãm sự phát triển của nội dung Lúc này hình thức không
còn phù hợp với nội dung nữa
Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức sẽ xảy ra xung đột
sâu sắc Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ và trên cơ sở
đó, hình thức mới sẽ được tạo ra Với sự xuất hiện của hình
thức mới, nội dung tiếp tục phát triển và chuyển sang trạng
thái mới về chất
IV.Ý nghĩa phương pháp luận
1 Không được tách rời nội dung với hình thức
Do đã nêu ở trên rằng nội dung và hình thức gắn bó một cách
chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động của cuộc sống Vì vật
chúng ta cần phải chống 2 vấn đề tiêu cực sau:
+ Tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức: Việc coi nội
dung là chủ đạo để tạo nên hình thức không có gì sai nhưng khi
chúng ta quá chú trọng vào nội dung, cố gắng nhồi nhét nhiều đặc
điểm cho nó mà quên đi cái hình thức để biểu hiện ra ngoài thì sự
vật có thể sẽ tồn tại 1 cách yếu đuối hoặc không tồn tại được Lấy
ví dụ như chiếc ô tô, nếu chúng ta muốn nó có thật nhiều công
Trang 11dụng từ đi đường, bay, hay lặn xuống nước, thậm chí ra ngoài
không gian Nội dung nếu làm được thì quá tuyệt vời nhưng đáng
tiếc là chưa có hình thức nào để thể hiện được chiếc ô tô có công
năng siêu phàm như vậy
+ Tuyệt đối hóa hình thức, coi nhẹ nội dung: Như đã nói ở trên thì
nội dung là yếu tố tiên quyết để quyết định hình thức của một sự
vật, sự việc, vậy việc coi thường nội dung mà chỉ chú trọng đến
hình thức cũng không nên bởi sự vật chỉ tồn tại khi nó có được ý
nghĩa, nội dung và mục đích của nó, từ đó mới có tiền đề để thiết
lập nên hình thức của sự vật, sự việc
2 Căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật
Nội dung là vật thứ yếu, quyết định tới hình thức vì vậy khi
nhìn vào một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó để phán
xét, đánh giá thì chúng ta phải nhìn vào cái nội dung, phải
hiểu được thứ đó đang truyền tải gì cho chúng ta chứ không
phải hình thức Nếu muốn làm một sự vật biến đổi, tiến hóa
thì trước hết cần phải thay đổi nội dung của nó
3 Phải theo dõi sát sao mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Hình thức có thể kìm hãm sự phát triển của nội dung nếu
hình thức không phù hợp hoặc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển của nội dung Vậy nên việc điều tiêt hình thức cho phù
hợp là một yếu tố quan trọng để kịp thời can thiệp vào sự
phát triển cho có lợi nhất Nếu sự vật, hiện tượng cần sự phát
triển thì chúng ta cần phải thay đổi, loại bỏ hình thức cũ để
tạo điều kiện cho nội dung phát triển, tiếp thu vấn đề mới
Trái lại, nếu nội dung phát triển quá đà gây ra sự mất cân
Trang 12bằng thì hình thức cần phải thay đổi để kìm hãm lại sự phát
triển này của nội dung
Có thể ví dụ như việc ra đời của laptop chẳng hạn Về vấn đề
chung thì laptop và máy tính là một khi nó đều mang nội
dung là thiết bị điện tử giúp con người làm việc, giải trí,…
Giờ đây bởi sự phát triển của xã hội, con người đòi hỏi sự gọi
nhẹ, mang vác được của chiếc máy tính để phù hợp với công
việc thì nội dung giờ đây đã thêm sự gọn nhẹ, di động Để
thích ứng với điều này thì hình thức giờ đây của máy tinh
phải thay đổi, không còn sự cồng kềnh như trước nữa mà giờ
các bộ phận của máy tinh được nối liền chứ không như trước
khi mà màn hình và case phải tách rời nhau Chính sự thay
đổi về hình thức đã tạo ra sự đột biến, phát triển vượt bậc của
nội dung, cụ thể ở đây là nhanh công nghiệp máy tinh
4 Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức sự vật
Vì cùng một nội dung, nên trong tinh hình phát triển khác
nhau, có thể có nhiều cách thể hiện hình thức, hoặc một hình
thức có thể áp dụng cho nhiều nội dung khác nhau, nên cần
sử dụng đúng cách, linh hoạt hình thức kể cả mới và cũ để
phục vụ cho mục đích hiệu quả, sáng tạo của thực tiễn
Ở đây chúng ta cũng cần phải chú trọng 2 vấn đề:
Chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thù, trì trệ không tiếp thu cái
mới Quan điểm này là đúng đắn khi mà xã hội luôn luôn vận
động phát triển để tạo ta những thị hiếu mới cũng như hình
ảnh mới, vậy nên việc cứ níu kéo vào quá khứ sẽ khiến cho
hình thức bị lỗi thời, lạc hậu và không còn phù hợp với hiện
tại