1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (luận văn thạc sỹ luật học)

85 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 461,5 KB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀTHỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI CỐ Ý GÂYTHƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA

NGƯỜI KHÁC 9 1.1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 9 1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Thực hành

quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 27

Chương 2 THỰC TIỄN THI HÀNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNGHÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐIVỚI TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠICHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TẠI HUYỆN TRẢNGBOM, TỈNH ĐỒNG NAI 42 2.1 Kết quả, tình hình thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân

dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 42 2.2 Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với

tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 49 2.3 Những hạn chế, sai sót thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và nguyên nhân 55

Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀUTRA VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI

Trang 2

CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI 65 3.1 Yêu cầu của công tác đấu tranh chống loại tội phạm “Cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” ở địa phương trong thời gian tới. 65 3.2 Yêu cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai

đoạn điều tra vụ án có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ

của người khác. 66 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả Thực hành quyền công tố trong giai

đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác. 67

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng số vụ án hình sự đã khởi tố trên địa bàn Huyện 43

Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 -2019

Bảng 2.2 Tổng số bị can đã bị khởi tố hình sự trên địa bàn 44

Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 – 2019

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trảng Bom là một huyện đồng bằng của tỉnh Đồng Nai, có cư dân đông và là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đông Nam bộ Là một trong những cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh, huyện Trảng Bom có thế mạnh về giao thương, buôn bán và phát triển các khu công nghiệp Tuy nhiên, những thế mạnh về phát triển kinh tế cũng kéo theo một số hệ lụy tiêu cực về xã hội, đó là tình hình tội phạm trên địa bàn huyện trở nên phức tạp hơn trong những năm gần đây, nhất là đối với các tội phạm “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Trảng Bom phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn để có thể ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm này, bảo vệ cho tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, giữ vững sự ổn định, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Chính vì thế, Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom chú trọng nâng cao chất lượng công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử các vụ án nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gậy tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng Trong quá trình Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, thận trọng trong việc xét, quyết định phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra bảo đảm 100% các vụ án được truy tố đúng người, đúng tội.

Tuy nhiên thực tiễn cho thấy trong quá trình điều tra, truy tố các vụ có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, vẫn có những vụ trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra lại, điều tra bổ sung, gia hạn điều tra Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do tính chất phức tạp

Trang 6

của các vụ án “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, trong khi các quy định của Bộ luật hình sự và những hướng dẫn thi hành pháp luật về tội phạm này chưa được cụ thể, rõ ràng dẫn đến còn có những quan điểm nhận thức khác nhau trong định tội danh, trong xử lý tội phạm Mặt khác, do chất lượng hoạt động giải quyết các vụ án về tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương còn có những hạn chế nhất định, trong đó bao gồm cả sự hạn chế của công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng giải quyết vụ án đôi khi chưa kịp thời, cụ thể; một số Kiểm sát viên chưa nắm chắc dấu hiệu cấu thành tội phạm và chứng cứ chứng minh trong vụ án; chưa gắn trách nhiệm của công tố với hoạt động điều tra, quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra còn thiếu chặt chẽ, thống nhất dẫn đến dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, nhiều vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, kéo dài thời hạn xử lý.

Thực trạng này, đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn Công tác Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra đối với các vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm việc điều tra, xử lý đối với loại tội phạm này ngày càng tốt hơn.

Chính vì lẽ trên, tác giả chọn đề tài: "Thực hành quyền công tố tronggiai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai" làm luận văn

tốt nghiệp của mình.

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tiếp cận, tham khảo được một số bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà tác giả khác trên các tạp chí,

diễn đàn khoa học về quyền công tố như: “Những giải pháp nâng cao chất lượngThực hành quyền công tố“ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; "Thực hành quyềncông tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” do tác giả

Lê Hữu Thể làm chủ biên, nghiên cứu cơ sở lý luận của quyền công tố, Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự của

Viện kiểm sát; "Áp dụng pháp luật trong Thực hành quyền công tố và kiểm sátđiều tra án hình sự về trật tự xã hội" của Trần Mai Lâm; "Một số kinh nghiệmtrong công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án giếtngười" của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; “Về thực hiện quyền công tố củaViện kiểm sát trong tố tụng hình sự, thực tiễn và kiến nghị” của Vũ Mộc; “Mộtsố vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố” của Lê Cảm; Bài viết Kinh nghiệmthực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sảncủa Lê Thị Thùy Hương, Nguyễn Thu Quý, Tạp chí Kiểm sát 2021 – Số 13 -tr.3-8; Bài Viết Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình nâng cao chất lượngthực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án về ma túy của Cẩm Thi, Tạpchí Kiểm sát - 2021 – Số.10 - tr.23-26, 43; Bài viết Kinh nghiệm thực hiện quyềnyêu cầu của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tracủa Lê Xuân Quang, Tạp chí Kiểm sát - 2021 – Số 11 - tr.16-18, 44; Bài viết Kếtquả và bài học kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sátđiều tra của Viện kiểm sát quân sự của Nguyễn Trọng Nghĩa, Tạp chí Kiểm sát -2021 – Số 9 - tr.36-42; Bài viết Nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyềncông tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng của Lại Sơn Tùng, Tạp chíNghề luật - 2021 – Số 3 - tr.49-52; Bài viết Vướng mắc khi thực hành quyềncông tố trong giải quyết nguồn tin về tội phạm lĩnh vực công nghệ thông tin,mạng viễn thông của Nguyễn Quốc Hân, Tạp chí Kiểm sát

Trang 8

-2021 – Số 4 - tr.30-35; Bài viết Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểmsát việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em của Duy Tân, Kiểm sát -2021 – Số 5 - tr.32-37; Bài viết Hoàn thiện chế định thực hành quyền công tốtrong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam (kỳ 1) của

Vũ Đức Hạnh, Tạp chí Khoa học Kiểm sát - 2020 – Số 38 - tr.16-24, kỳ 2

Khoa học Kiểm sát - 2020 – Số 40 - tr.15-22; Bài viết Thực hành quyền côngtố và kiểm sát trong giai đoạn truy tố các vụ án về mua bán người của

Nguyễn Đức Hạnh, Tạp chí Khoa học Kiểm sát - 2020 – Số 39 - tr.84-90; Bài

viết Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố,kiểm sát việc giải quyết các vụ án mua bán người của Lê Minh Long, Tạp chí

Khoa học Kiểm sát - 2020 – Số 39 - tr.96-100.

Các luận văn thạc sĩ như: "Thực hành quyền công tố trong giai đoạnđiều tra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" của tác giả ĐặngXuân Lộc (năm 2019) ; “Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tộigiết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh BìnhPhước” tác giả Nguyễn Quốc Hân (2015); Thực hành quyền công tố tronggiải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điệntử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

của Nguyễn Thị Khánh Hòa, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020;

Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụán mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh ĐồngNai của Nguyễn Nam Thắng, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020;Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ ánLừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh của: Nguyễn

Khánh Toàn, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020; Luận văn cao học

đề tài: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội ma túy từthực tiễn tỉnh Bắc Ninh của: Lê Huy Lệ, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ

Trang 9

năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong giai đoạnxét xử sơ thẩm vụ án ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh của: Đoàn Đình

Thắng, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài:

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích từthực tiễn tỉnh Bắc Ninh của: Nguyễn Thế Thành, Học viện Khoa học xã hộibảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố tronggiai đoạn điều tra các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiệntừ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh của: Lương Đức Huyên, Học viện Khoa học xã hộibảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố và kiểmsát xét xử án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện naycủa: Nguyễn Hoài Nam, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020.…

những luận văn trên đã nghiên cứu về lý luận, chức năng Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân một cách chuyên sâu và có những giải pháp cụ thể Tuy nhiên, một số nội dung và giải pháp trong các luận văn này không còn phù hợp với thực tiễn do Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực và còn một số khó khăn, bất cập từ thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và chức năng Thực hành quyền công tốcủa Viện kiểm sát nhân dân nói riêng nhưng các tác giả chưa đề cập đến nên chưa có giải pháp phù hợp Do đó, việc nghiên cứu lý luận, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra các đề xuất, giải pháp giải quyết các bất cập, tháo gỡ khó khăn vướng mắc tồn tại mang tính cần thiết và cấp bách.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân, đánh giá thực trạng công tác thực hành quyền công tố trong giai

Trang 10

đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng công tác này.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

+ Làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua;

+ Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót, vướng mắc về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom;

+ Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội Cố cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, những vấn đề lý luận quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội danh này dựa trên cơ sở lý luận pháp lý và thực tiễn Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom.

Trang 11

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên cơ sở của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật

- Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019 - Về địa bàn: Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

- Về chủ thể: Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đấu tranh phòng, chống tội phạm, vấn đề cải cách tư pháp, nhà nước pháp quyền và vấn đề quyền con người; các luận điểm chung của khoa học pháp lý tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự.

Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng tổng thể nhiều phương pháp đặc thù của Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự như: Diễn giải, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, tổng kết rút kinh nghiệm, thực tiễn công tác trong giai đoạn nhất định liên quan đến đề tài Tùy thuộc vào yêu cầu, nghiên cứu của từng mục,từng chương tác giả lựa chọn các phương pháp tiếp cận phù hợp để đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu, Luận văn có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn.

- Về lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ những lý luận về Thực

hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với Tội cố ý gây thương tích

Trang 12

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như khái niệm, các đặc trưng pháp lý của tội này, cũng như chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham

khảo cho cán bộ công chức ngành kiểm sát nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn công tác để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác Thực hành quyền công tố nói chung và Thực hành quyền công tố đối với tội phạm Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác nói riêng.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chương 2: Thực tiễn thi hành của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Trang 13

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNHQUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC

GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

1.1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố đốivới tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thực hành quyền công tốtrong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác

1.1.1.1 Khái niệm Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều travụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

- Khái niệm về thực hành quyền công tố:

Hiến pháp năm 1980 là văn bản pháp lý đầu tiên về mặt hiến định của Nhà nước ta đưa thuật ngữ “Thực hành quyền công tố” được đề cập tại Điều 138 quy định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân Tại Điều 1 và Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1980 cũng đề cập đến thuật ngữ “Thực hành quyền công tố” Quy định này cũng được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 và năm 2013; Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, luật chuyên ngành thì các văn bản tố tụng khác cũng có quy định Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định, giải thích rõ “Thực hành quyền công tố” là gì? Chính vì thế việc nhận thức, thực hiện công tác Thực hành quyền công tố chưa thống nhất, có lúc, có nơi chưa đầy đủ, chính xác Để nhận thức, thực hiện được thống nhất, đầy đủ, chính xác cần phải làm rõ nội hàm của “Quyền công tố” và “Thực hành”.

Trang 14

Công tố là từ ghép được ghép hai từ “công” và “tố” "tố" có nghĩa là "nói công khai cho mọi người biết việc làm sai trái, phạm pháp của người phạm tội khác", còn "công" có nghĩa là "thuộc về Nhà nước " "Công tố" là "điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm tội và trình bày quan điểm trước tòa án" Như vậy "công tố" theo từ điển Tiếng Việt là khái niệm bao gồm: điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp, trình bày quan điểm trước tòa án [42,tr 200, 204, 973].

Hiện nay, phạm vi và chủ thể thực hiện quyền công tố vẫn còn nhiều ý kiến, nổi bật là các quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất: Quyền công tố không phải là chức năng độc lậpcủa Viện kiểm sát mà chỉ là hình thức để thực hiện chức năng kiểm sát việctuân theo pháp luật [7, tr.140] Quan điểm này nhầm lẫn giữa hai chức năng

của Viện kiểm sát.

Quan điểm thứ hai: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao chocác cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình khởi tố, điều tra, truytố, xét xử, thi hành án hình sự người phạm tội [42, tr.204] Quan điểm này

cho rằng chủ thể Quyền công tố được nhà nước giao cho cả Viện kiểm sát, Cơ

quan điều tra, Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự.

Gần đây, những công trình nghiên cứu về quyền công tố, quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ngày một rõ ràng hơn về quyền công tố Tác giả đồng quan điểm với quan điểm của

Tiến sĩ Lê Hữu Thể: Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiệnviệc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Quyền công tốđược thực hiện bởi một cơ quan nhất định (ở nước ta là Viện kiểm sát), cótrách nhiệm đảm bảo việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tộiphạm và người phạm tội trên cơ sở đó quyết định việc truy tố bị can ra trướcTòa án để xét xử bằng bản cáo trạng và thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa.

Trang 15

Vì vậy quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự với đối tượng tộiphạm và người phạm tội.[29, tr40]

Pháp luật hình sự quy định, Viện kiểm sát là cơ quan được giao Thực hành quyền công tố và chỉ có Viện kiểm sát có quyền phát động quyền công tố mà không chịu sự can thiệp của cơ quan nhà nước nào.

Theo từ điển tiếng Việt “thực hành” nghĩa là “làm để áp dụng lýthuyết vào thực tiễn”, “thực hành” đồng nghĩa với “thực hiện” [31] Nhưvậy để thực hiện đầy đủ quyền công tố thì Viện kiểm sát phải sử dụng các

quyền năng pháp lý thuộc quyền công tố trong toàn bộ quá trình tiến hành tố tụng của vụ án, nhằm mục đích phát hiện kịp thời hình vi phạm tội, xử lý nghiêm minh người phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Từ những vấn đề vừa phân tích trên tác giả nêu lên khái niệm: Thựchành quyền công tố là chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đượcpháp luật quy định để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với chủ thểthực hiện hành vi phạm tội và Thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi thụ lýgiải quyết nguồn tin về tội phạm và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truytố, xét xử vụ án hình sự.

- Khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Chỉ được khởi tố vụán hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm Dấu hiệu tội phạm được xác

định trên cơ sở căn cứ Tố giác, tin báo tội phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị khởi tố hoặc cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc người phạm tội tự thú.

Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội phạm: “Tội phạm là hànhvi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người cónăng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách

Trang 16

cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổTổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốcphòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâmphạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quyđịnh của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”.

Như vậy dấu hiệu tội phạm là một sự việc có các dấu hiệu quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự, pháp luật hiện hành không quy định thế nào gọi là vụ

án hình sự, nhưng từ quy định trên chúng ta có thể hiểu vụ án hình sự là vụviệc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hình sự được phát hiện và cơ quan cóthẩm quyền (Cơ quan điều tra, Cơ quan được được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân) khởi tốvụ án để giải quyết theo quy định pháp luật.

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, được nối tiếp giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong đó nhiệm vụ của cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra căn cứ các quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập chứng cứ, nghiên cứu đánh giá các tình tiết của vụ án, với mục đích nhanh chóng xác định tội phạm và người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự và xem xét bảo đảm việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

Giai đoạn điều tra là một giai đoạn độc lập có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để chứng minh tội phạm và người phạm tội, xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội Giai đoạn điều tra vụ án hình sự bắt đầu khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra ra quyết định: Đình chỉ điều tra hoặc ra

Trang 17

Kết luận điều tra và chuyển toàn bộ tài liệu liên quan đến vụ án cho Viện kiểm sát và đề nghị truy tố bị can trước Tòa án.

Mục đích của hoạt động điều tra là chứng minh sự thật khách quan của vụ án: Có hành vi phạm tội hay không phạm tội?; thời gian, địa điểm và các tình tiết khác của hành vi đó; Người thực hiện hành vi phạm tội là ai?; có lỗi hay không có lỗi?, lỗi như thế nào? Lỗi cố ý hay vô ý?; Người thực hiện hành vi phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự không?; mục đích và động cơ phạm tội là gì?; Có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội?; Xác minh về nhân thân của người phạm tội ?; Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra như thế nào?; Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến phạm tội; Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt."

Từ những lý luận trên có thể đưa ra khái niệm về điều tra vụ án hình sự:

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự của cơ quan điềutra có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác địnhtội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sởcho việc giải quyết vụ án dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát.

- Khái niệm Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

Thực hành quyền công tố luôn gắn liền với các hoạt điều tra, được thực hiện từ khi phạm tội sẩy ra, trong suốt quá trình điều tra cho đến khi kết thúc việc buộc tội Do đó, Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra được thực hiện từ khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi có kết luận điều tra truy tố hoặc đình chỉ vụ án Bất cứ ở đâu, khi nào cơ quan điều tra thực hiện các hoạt động điều tra như: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai người làm chứng, hỏi cung bị can, thì khi đó Viện kiểm sát có trách nhiệm Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động của cơ quan điều tra.

Trang 18

Từ những phân tích trên tác giả đồng tình với quan điểm của Tiến Sĩ

Nguyễn Hải Phong chủ biên “Một số vấn đề về Tăng cường trách nhiệm côngtố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” 2014 Kháiniệm Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là hoạt động nhândanh nhà nước thực hiện việc buộc tội với người phạm tội, bảo đảm việc truycứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có căn cứ và hợp pháp, bảođảm mọi hành vi phạm tội được phát hiện đều phải khởi tố, điều tra, xử lýtheo pháp luật, không để lọt người, lọt tội, không làm oan người vô tội[22,tr13].

- Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Về khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có nhiều quan điểm khác nhau.

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại Điều 134 thì tội này gồm hành vi gây thương tích cho người khác và hành vi gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ngoài ra tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 nêu lên khái niệm về tội phạm Từ cơ sở trên tác giả xin đưa ra khái niệm theo quan điểm riêng về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác như sau: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhỏe của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộluật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cốý xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương”

Những nội dung cần chứng minh trong vụ án cố ý gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trang 19

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người khác do một người hoặc một nhóm người thực hiện Để chứng minh hành vi của một người hoặc một nhóm người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, trước hết phải xác định rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng thỏa mãn điều kiện cấu thành tội phạm Những yếu tố cấu thành tội phạm phải được chứng minh.

Khách thể của tội phạm:

Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyềnbất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dựvà nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hìnhthức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhânphẩm.”

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay nói cách khác là trực tiếp xâm hại hoặc gây tổn thương cho con người cụ thể, xâm hại về thân thể, sức khoẻ được pháp luật bảo vệ Như vậy Khách thể của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người được hiến pháp và pháp luật bảo vệ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải có hành vi của người phạm tội tác động đến thân thể của người khác làm cho người bị tác động bị thương tích hoặc bị tổn hại về sức khoẻ Đó là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếp đến thân thể người khác gây thương tích như dùng tay, chân… đấm, đá; dùng các loại công cụ phương tiện: súng, lựu đạn hoặc các loại hung khí khác để gây thương tích để xác

Trang 20

định có đủ các yếu tố mặt khách quan thì yếu tố về quan hệ nhân quả do hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây ra hậu quả mà người bị tác động phải gánh chịu là bắt buộc, Bộ luật hình sự 2015 còn quy định rõ về mức độ thương tích của người bị tác động: Thương tích từ 11% trở lên là một trong những điều kiện cấu thành tội phạm trường hợp tỷ lệ thương tích dưới 11% thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự mới phạm tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp, người phạm tội ý thức được hành vi của mình, biết được hậu quả gây ra.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể phải là con người cụ thể, người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015; khoản 1, 2 Điều 134 tuy là trường hợp ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nhưng người phạm tội đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đặc biệt tại khoản 6 Điều 134 Bộ luật hình sự quy định về tội Cố ý gây

thương tích quy định: “Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguyhiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gianhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03tháng đến 02 năm.” Đây là tình tiết định tội mới được quy định tại Bộ luật

hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ dung năm 2017 Theo quy định, có thể xử lý hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội đối với người thực hiện các hành vi quy định tại khoản 6 của Điều 134 Bộ luật hình sự.

Trang 21

Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Hậu quả cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gây ra hậu quả mà nạn nhân phải gánh chịu, theo đó Bộ luật hình sự quy định hậu quả của tội phạm này về mức độ thương tích, tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân có tỉ lệ nhất định được xác định thương tích từ 11% trở lên, dưới 11% thuộc các trường hợp quy định tại điểm a đến k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì mới phạm tội Thương tích phải được đánh giá thông qua cơ quan giám định pháp y, đây được xem là căn cứ quan trọng khi truy cứu trách nhiệm hành sự đối với tội này.

Thông thường, hành vi cố ý gây thương tích, hành vi cố ý gây tổn hại được thực hiện dưới dạng hành động phải gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.1.1.2 Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụán cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Viện kiểm sát khi Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra gồm các đặc điểm sau:

Đặc điểm 1: Hoạt động này chỉ có Viện kiểm sát nhân dân thực hiện

Viện kiểm sát Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra theo quy định Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; thể hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, việc khởi tố vụ án do Cơ quan điều tra thực hiện là chủ yếu Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố vụ án trong trường hợp Cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu khởi tố vụ án của Viện kiểm sát hoặc trường hợp huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra và trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án Đối với khởi tố bị can chỉ trực tiếp khởi tố bị can khi cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra,

Trang 22

chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đề nghị truy tố tuy nhiên Viện kiểm sát xác định còn có đồng phạm khác nữa trong vụ án chưa bị khởi tố, còn lại Viện kiểm sát chỉ xem xét phê chuẩn quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra

Trong quá trình Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, để hoạt động điều tra đạt kết quả thì Viện kiểm sát có quyền đề ra yêu cầu điều tra để cơ quan điều tra thực hiện, việc yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát có thể được thực hiện từ khi khởi tố vụ án, trong suốt quá trình điều tra Để thực hiện được điều này Kiểm sát viên được phân công phải bám sát việc điều tra, kịp thời ra các yêu cầu điều tra, điều tra toàn diện Một số trường hợp cần thiết Viện kiểm sát trực tiếp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: Hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; tiến hành đối chất; với mục đích củng cố chứng cứ, đánh giá khách quan vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật như: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh Các biện pháp tố tụng, hành vi tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự buộc phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát như: Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp; quyết định gia hạn tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; lệnh bắt bị can để tạm giam lệnh tạm giam… Viện kiểm sát xem xét ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.

Đặc điểm 2: Hoạt động của Viện kiểm sát nhất mực tuân thủ quy định

về trình tự, thủ tục do luật định.

Thực hành quyền công tố phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng do luật định Nhằm đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát được thực hiện độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không có sự can thiệp, nhưng đồng thời cũng bị giám sát bởi nhiều chủ thể khác quy định trong và ngoài tố tụng.

Đặc điểm 3: Hoạt động Thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên

Trang 23

phải chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân mỗi cấp và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Viện kiểm sát cấp trên có quyền xem xét các quyết định Công tố để đánh giá tính có căn cứ và không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới và yêu cầu ra quyết định đúng pháp luật.

Đặc điểm 4: Hoạt động Thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm

sát điều tra là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau.

Tuy cùng một chủ thể tiến hành là Viện kiểm sát nhưng Thực hành quyền công tố có đối tượng là tội phạm và người phạm tội, Viện kiểm sát trực tiếp ra các Quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc buộc tội, ra quyết định tố tụng theo hình thức phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định của cơ quan điều tra Các quyết định của Viện kiểm sát khi Thực hành quyền công tố có ý nghĩa quyết định đến vụ án và người phạm tội Còn hoạt động kiểm sát điều tra hướng đến sự tuân thủ pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra.

Đặc điểm 5: Hoạt động Thực hành quyền công tố đối lập với hoạt động

bào chữa trong việc truy tố người phạm tội tuy nhiên đều có mục đích chung là tìm đến sự thật khách quan, công bằng, lẽ phải Khi hoạt động Thực hành quyền công tố đảm bảo tính toàn diện, ngoài tập trung vào tìm kiếm, củng cố bằng chứng mà còn xem xét cả bằng chứng gỡ tội đảm bảo cho việc bội tội được khách quan, chính xác và đúng pháp luật còn hoạt động bào chữa chủ yếu hướng vào việc tìm kiếm những bằng chứng gỡ tội

1.1.1.3 Ý nghĩa thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tộicố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Theo quy định Điều 3 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xác định: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm:

Trang 24

Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh; Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là một trong những giai đoạn đóng vai trò quan trọng để chứng minh tội phạm, người phạm tội, nhằm đảm bảo việc truy tố, xét xử vụ án được chính xác, đúng người đúng tội, đúng pháp luật Chính vì vậy, Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hiến pháp và pháp luật; bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ danh dự, sức khỏe, tính mạng, tài sản, của công dân; bảo đảm mọi hành vi vi phạm phải được xử lý theo pháp luật.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có ý nghĩa quan trọng nhằm hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật, xây dựng thói quen tuân thủ pháp luật.

1.1.2 Đối tượng, phạm vi, nội dung thực hành quyền công tố tronggiai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác

- Với ý nghĩa là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý nhằm mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, truy tố họ ra trước Tòa án để xét xử, đối tượng của hoạt động thực hành quyền công tố là tội phạm và người phạm tội Đối tượng của công tác kiểm sát điều tra là việc tuân

Trang 25

theo pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra, những người có thẩm quyền trong điều tra và những người tham gia tố tụng khác.

- Phạm vi thực hành quyền công hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi Tuy nhiên đối chiếu theo các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, các văn bản liên quan cộng với thực tiễn cho thấy phạm vi Thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được tin báo, tố giác về tội phạm và kết thúc khi đình chỉ theo quy định của pháp luật hoặc bản án có hiệu lực pháp luật.

Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân Thực hành quyền công tố ở các giai đoạn sau: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra; Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố; Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử.

Thời điểm bắt đầu phát sinh Thực hành quyền công tố theo quy định pháp luật hiện hành Viện kiểm sát nhân dân Thực hành quyền công tố từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm, cụ thể tại Điều 159 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khoản 3 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tin báo như: phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự Trực tiếp giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị, khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Trang 26

Pháp luật hiện hành chưa quy định về thời điểm kết thúc thực hành quyền công tố, theo quan điểm của tác giả Thực hành quyền công tố bắt đầu từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, kết quả giải quyết nguồn tin là không khởi tố vụ án, Viện kiểm sát nhân dân thống nhất với quyết định không khởi tố vụ án thì đương nhiên kết thúc Thực hành quyền công tố vì không có tội phạm, không có chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thì không phát sinh quyền công tố mặc nhiên việc Thực hành quyền công tố kết thúc Trong trường hợp khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát nhân dân vẫn tiếp tục Thực hành quyền công tố mang nối tiếp giai đoạn tố tụng trước đó không phải thời điểm bắt đầu Thực hành quyền công tố.

Nội dung thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng để phát hiện tội phạm và truy tố người phạm tội nhằm đảm bảo thực hiện truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Theo đó, nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác bao gồm:

Hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Viện kiểm sát nhân dân ngoài trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà còn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi phát hiện Cơ quan điều tra vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát yêu cầu nhưng không khắc phục Để Thực hành quyền công tố hoạt động tốt Kiểm sát viên phải nắm vững nghiệp vụ, tinh thông pháp luật Theo đó, hoạt động Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải được tiến hành đồng thời cùng lúc Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong công tác này là Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm,

Trang 27

bảo đảm việc giải quyết của Cơ quan điều tra đúng pháp luật, đầy đủ; bảo đảm mọi tội phạm đều được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý Điều 145, 146, 147, 148, 150, 159 Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ nội dung của Thực hành quyền công tố trong giai đoạn này như sau:

Quyền ra quyết định khởi tố vụ án

Quyết định khởi tố vụ án hình sự được coi là có căn cứ khi việc khởi tố vụ án không thuộc một trong các quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Cụ thể quyết định khởi tố vụ án khi có một trong các căn cứ cho rằng: Có việc phạm tội sẩy ra, hành vi phạm tội đã đủ điều kiện cấu thành tội phạm, người phạm tội đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Bị hại hoặc người đại diện của bị hại có yêu cầu khởi tố.

Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc khởi tố vụ án hình sự cơ bản do Cơ quan điều tra thực hiện Theo Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 153, 154 Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát chỉ trực tiếp khởi tố trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.

Thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự:

Theo quy định Điều 156 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Viện kiểm sát có quyền thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội đã xảy ra hoặc căn cứ xác định có tội phạm khác chưa được khởi tố Đây cũng là một quyền năng thuộc quyền công tố của Viện kiểm sát, bảo đảm việc khởi tố vụ án có căn cứ, phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

Hủy quyết định khởi tố vụ án hình sự:

Viện kiểm sát có căn cứ cho rằng quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra là trái quy định của pháp luật thì Viện trưởng Viện kiểm sát

Trang 28

ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ Nếu Cơ quan điều tra không ra quyết định hủy bỏ thì Viện kiểm sát căn cứ khoản 3 Điều 153 và khoản 1 Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ra quyết định hủy bỏ, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án.

Phê chuẩn, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếpra các quyết định trên:

Theo quy định Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, quyết định khởi tố là có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn; nếu chưa đủ căn cứ thì Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung thêm chứng cứ Ngược lại Viện kiểm sát xác định quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can Ngoài ra trong quá trình điều tra Viện kiểm sát xác định có người chưa bị khởi tố thì yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố, nếu cơ quan điều tra không khởi tố thì Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can theo quy định Điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp ngănchặn.

Các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được quy định từ Điều 110, 111, 112, 113, 503; Điều 117; Điều 119; Điều 121; Điều 122; Điều 123; Điều 124, Điều 125 Viện kiểm sát có quyền xem xét phê chuẩn quyết định áp dụng một số biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra như: bắt người để tạm giam, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm … xem xét hủy bỏ quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra nếu thấy không có căn cứ, trái quy định của pháp luật

* Hoạt động Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dântrong việc đề ra yêu cầu điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều

Trang 29

Quyền đề ra yêu cầu điều tra:

Khoản 6 Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và khoản 7 Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: Khi Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền hạn đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ tội phạm, người phạm tội, yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;

Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra bằng hình thức văn bản hay bằng lời nói để nêu ra yêu cầu cần phải làm rõ khi điều tra, bảo đảm xử lý vụ án được khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Viện kiểm sát có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.

Theo quy định tại các Điều 183, 186, 188, 189 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong một số trường hợp cần thiết, khi thực Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra như: Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; tiến hành đối chất; thực nghiệm điều tra… để củng cố chứng cứ và các tình tiết khác nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện vụ án Để

Trang 30

bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng Tuy nhiên, khi trực tiếp thực hiện một số hoạt động điều tra, kiểm sát phải thông báo trước cho cơ quan điều tra về thời gian, địa điểm tiến hành.

1.1.3 Phân biệt thực hành quyền công tố với kiểm sát hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người khác

Hoạt động Thực hành quyền công tố có đặc điểm khác với hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra Tuy cùng một chủ thể tiến hành là Viện kiểm sát nhưng Thực hành quyền công tố có đối tượng là tội phạm và người phạm tội, Viện kiểm sát trực tiếp ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc buộc tội Qúa trình Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền hạn và trách nhiệm trong việc ra các quyết định tố tụng như: Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định của Cơ quan điều tra hoặc tự mình ban hành các quyết định Các quyết định này có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án Hoạt động kiểm sát điều tra hướng đến sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị yêu cầu các chủ thể chấm dứt vi phạm, khôi phục lại trật tự pháp luật bị vi phạm.

Nhiệm vụ Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra được quy định tại Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nhiệm vụ kiểm sát điều tra được quy định tại Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Mục đích của hoạt động Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội, mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện và xử lý, không bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội Mục đích của kiểm sát điều tra là phát hiện vi phạm pháp luật của các chủ thể trong hoạt động điều tra, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, bảo đảm việc điều tra tuân thủ các

Trang 31

nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật Làm tốt công tác kiểm sát điều tra nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cho hoạt động Thực hành quyền công tố được tốt hơn, vì mục đích cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án hành sự là bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ và đúng pháp luật; ngược lại làm tốt hoạt động công tố cho phép đi sâu, làm rõ vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra của cơ quan điều tra.

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Thựchành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về Thựchành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trước khi ban hành Bộ luậttố tụng hình sự năm 2015.

Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạngiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm xác định dấu hiệu tội phạm để xem xét việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:

- Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền

Trang 32

công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Hủy bỏ quyết định tạm giữ, các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Khi cần thiết đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thực hiện.

- Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.

Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạnđiều tra:

Với mục đích nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội phải có căn cứ và đúng pháp luật, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Khoản 1 Điều 4 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự như sau:

Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can: Việc khởi tố vụ

Trang 33

án hình sự được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm Viện kiểm sát chỉ ra quyết định khởi tố vụ án trong một số trường hợp nhất định Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can chỉ sau khi nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, nếu có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn một số tội phạm khác chưa bị khởi tố Nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát sẽ trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn có hành vi phạm tội khác chưa bị khởi tố Nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật: Muốn quá trình điều tra vụ án đi đúng hướng thì Viện kiểm sát có quyền đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra Việc đề ra yêu cầu điều tra có thể trực tiếp bằng lời nói, khi Kiểm sát viên trực tiếp cùng điều tra viên tiến hành các hoạt động điều tra, như kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai, đối chất, thực nghiệm điều tra Đối với những trường hợp khác, khi đề ra yêu cầu điều tra, Viện kiểm sát phải có văn bản nêu rõ vấn đề cần điều tra Khi thực hành quyền công tố trong quá trình điều tra vụ án hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,

Trang 34

nếu xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra.

Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật, nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu về tội phạm thì khởi tố về hình sự Khi phát hiện Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án thuộc một trong các trường hợp bị thay đổi hoặc phải từ chối tiến hành tố tụng, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên.

Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật: Khi có căn cứ và xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn như bắt bị can để tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, bắt bị can để tạm giam, tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát quyết định áp dụng hoặc phê chuẩn, Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ hoặc thay đổi khi thấy không cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác Trong quá trình thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Viện kiểm sát còn có nhiệm vụ, quyền hạn phê chuẩn hoặc không phê chuẩn đối với một số quyết định khác của Cơ quan điều tra theo đúng quy định của pháp luật.

Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can: Trong quá trình điều tra vụ án đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

Trang 35

khác, nếu xác định được các quyết định của Cơ quan điều tra không có căn cứ và trái pháp luật, Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ Khi bị can trốn hoặc không biết bị can ở đâu, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã.

Quyết định việc truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án: Kết thúc điều tra, sau khi nhận được bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án, nếu xác định có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố nếu vụ án được tiến hành theo thủ tục rút gọn, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cùng quyết định truy tố sang Tòa án để thực hiện việc xét xử Trường hợp xác định được có một trong những căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án; trường hợp xác định được có một trong những căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

1.2.2 Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thựchành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.2.2.1 Trong hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm dấuvề trên cơ thể.

Hoạt động khám nghiệm hiện trường:

Trước khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên chủ động làm việc trực tiếp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra để nắm bắt thông tin, nội dung, công tác bảo vệ hiện trường vụ việc để tham gia đóng góp phương pháp khám nghiệm, phạm vi khám nghiệm Kiểm sát đầy đủ thành phần trước khi tiến hành khám nghiệm theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trang 36

Trong quá trình khám nghiệm hiện trường Kiểm sát viên phải phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn để thống nhất nội dung, kế hoạch, trình tự, phương pháp khám nghiệm hiện trường, bảo đảm khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.

Lấy lời khai ngay tại hiện trường đối với những người biết sự việc, nếu người làm chứng, người bị hại hoặc đối tượng có thể chết hoặc mất khả năng khai báo, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra lấy ngay lời khai và ghi âm lời khai của họ.

Xác định phạm vi cần khám nghiệm, yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra thu giữ, ghi hình những loại dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu cần được xem xét từ đó đặt ra các giả thuyết, định hướng cho việc khám nghiệm, thu giữ dấu vết được đầy đủ, chính xác, phục vụ công tác truy tìm vật chứng, truy bắt người thực hiện hành vi phạm tội.

Yêu cầu vẽ sơ đồ, chụp ảnh, đo đạc và mô tả thực trạng hiện trường phải do người có chuyên môn thực hiện đúng trình tự, thủ tục khám nghiệm, việc lập biên bản và sơ đồ hiện trường phải được thực hiện ngay tại nơi khám nghiệm.

Nếu thấy việc khám nghiệm hiện trường vi phạm quy định tại Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra, người có chuyên môn bổ sung, khắc phục.

Những dấu vết, vật chứng, đồ vật, tài liệu, đã thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên hiện trạng, niêm phong theo quy định của pháp luật, bảo đảm phục vụ cho công tác giám định và làm chứng cứ giải quyết vụ án.

Sau khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải ghi thông tin vào sổ thụ lý khám nghiệm, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản và đề xuất quan điểm xử lý với lãnh đạo đơn vị về kết quả khám nghiệm hiện

Trang 37

trường, cần phải khám nghiệm bổ sung, khám nghiệm lại để có ý kiến chỉ đạo Khám nghiệm xem xét dấu vết trên thân thể:

Việc xem xét dấu vết trên thân thể được tiến hành đúng theo quy định Điều 203 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nhằm phát hiện trên thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án như vết xăm trổ, chàm, sẹo … làm cơ sở để nhận dạng người phạm tội…

Kiểm sát chặt chẽ Biên bản giao nhận, lưu trữ, niêm phong đồ vật thu giữ được trong quá trình xem xét Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể phải có đầy đủ chữ ký của những người tham gia như: người làm chứng, người bị xem xét

1.2.2.2 Trong hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biêntài sản.

Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biên tài sản phải yêu cầu Điều tra viên và những người tham gia khám xét chấp hành đúng các quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và các quy định pháp luật hiện hành.

Đối với những trường hợp Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn lệnh khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm; lệnh thu giữ thư tín, bưu kiện, bưu phẩm thì Kiểm sát viên kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của các lệnh này và báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:

1.2.2.3 Trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, người bị hại,nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Kiểm sát viên chủ động, yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai của những người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có

Trang 38

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Khi kiểm sát việc lấy lời này, Kiểm sát viên kiểm sát và yêu cầu Điều tra viên thực hiện đúng các quy định tại các Điều 185, 186, 187 và 188 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Kiểm sát viên có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự trong các trường hợp sau đây: Có căn cứ xác định việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật; Trong trường hợp lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những chứng cứ khác đã thu thập được; Có nghi ngờ về tính trung thực, khách quan trong lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự; Trường hợp cần thiết khác để làm rõ chứng cứ, tài liệu Biên bản ghi lời khai do Kiểm sát viên lập được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát.

1.2.2.4 Trong hoạt động hỏi cung bị can.

Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung bị can ngay từ lần hỏi cung đầu tiên, bảo đảm tính có căn cứ, hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 183, 184 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Khi nhận được thông báo của Điều tra viên về việc tiến hành hỏi cung bị can, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp tham gia việc hỏi cung bị can Trong trường hợp này, Kiểm sát viên phải nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, xác định nội dung cần làm rõ để yêu cầu Điều tra viên hỏi; phối hợp với điều tra viên nghiên cứu, phát hiện mâu thuẫn giữa lời khai của bị can với lời khai của người tham gia tố tụng khác, với chứng cứ khác nhằm làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh Kiểm sát viên chú ý cách đặt câu hỏi của điều tra viên, bảo đảm không để xảy ra việc bức cung, mớm cung, dụ cung; chú ý câu trả lời của bị can để phát hiện tình tiết mới, những điểm chưa rõ và yêu cầu Điều tra viên hỏi làm rõ Nếu thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu, Kiểm sát viên

Trang 39

trực tiếp hỏi để làm rõ Khi tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, Kiểm sát viên ký vào biên bản hỏi cung.

Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ biên bản hỏi cung do Điều tra viên, Cán bộ điều tra thực hiện Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra cung cấp đầy đủ biên bản hỏi cung, các tài liệu khác đã thu thập được liên quan đến việc hỏi cung bị can; tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh với các tài liệu khác trong hồ sơ để xác định tính có căn cứ, hợp pháp và sự phù hợp của lời khai, bảo đảm mọi tình tiết trong lời khai của bị can đều phải được kiểm tra, xác minh làm rõ Trước khi kết thúc điều tra, Kiểm sát viên phối hợp với Điều tra viên tổng hợp, đánh giá kết quả hỏi cung; tiến hành phúc cung khi thấy cần thiết.

Trong quá trình điều tra vụ án, khi có đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội, bị can khiếu nại về việc điều tra, có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thì Kiểm sát viên trực tiếp gặp hỏi cung bị can Trước khi hỏi cung, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra để xin ý kiến chỉ đạo và thông báo trước cho Điều tra viên biết Trường hợp Kiểm sát viên tiến hành hỏi cung thì Biên bản hỏi cung bị can của Kiểm sát viên phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát một bản.

1.2.2.5 Trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói

Theo quy định tại các Điều 52, Điều 53 Quy chế 111, trong quá trình kiểm sát điều tra, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai giữa bị can, người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, hoặc khi cần thiết phải nhận dạng người hay đồ vật, nhận biết giọng nói, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc đối chất hoặc nhận dạng, nhận biết

Trang 40

giọng nói; kiểm sát chặt chẽ việc đối chất hoặc nhận dạng, nhận biết giọng nói bảo đảm các hoạt động này được thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 189, Điều 190 và Điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Sau khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có mặt để trực tiếp kiểm sát việc đối chất, nhận dạng hoặc nhận biết giọng nói Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo kịp thời cho Điều tra viên để ghi rõ trong biên bản đối chất hoặc biên bản nhận dạng Kiểm sát viên thể trực tiếp hoặc phối hợp cùng Điều tra viên tiến hành việc đối chất Khi trực tiếp tiến hành đối chất Kiểm sát viên thông báo trước cho Điều tra viên biết Việc đối chất và lập biên bản đối chất do Kiểm sát viên tiến hành phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự Biên bản đối chất phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát một bản Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc nhận dạng, nhận biết giọng nói; nếu Điều tra viên không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để kiến nghị Cơ quan điều tra khắc phục.

1.2.2.6 Trong hoạt động ghi âm, ghi hình có âm thanh.

Đây là điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với một số hoạt động quy định tại Điều 146, 183, 188, 189 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cụ thể:

Tại khoản 6 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định rõ: Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh Ngoài ra theo quy định tại các Điều 146, 183, 188, 189 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, hoạt động ghi âm, ghi hình có âm thanh được thực hiện khi hỏi cung bị can tại địa điểm khác theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trực tiếp tiếp nhận

Ngày đăng: 14/01/2022, 22:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (luận văn thạc sỹ luật học)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU (Trang 4)
Bảng 2.2: Tổng số bị can đã bị khởi tố hình sự trên địa bàn Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2019 - Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (luận văn thạc sỹ luật học)
Bảng 2.2 Tổng số bị can đã bị khởi tố hình sự trên địa bàn Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2019 (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w