Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

17 21 2
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh PTCN Phương tiện cá nhân PU (Perceived Usefulness) Nhận thức sự hữu ich PEU (Perceived Ease of Use) Nhận thức tính dễ sử dụng KMRT (Kaohsiung Mass Rapid Transit) Hệ thống vận chuyển BRT khối lượng lớn với tốc độ nhanh Kaohsiung (Bus Rapid Transit) Xe buýt nhanh hay xe buýt tốc hành Bảng 1 DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1 5 tỉnh thành có dân số lớn nhất Việt Nam năm 2021 Sơ đồ 2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch Sơ đồ 3 Sơ đồ 4 vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Sơ đồ 5 Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) Sơ đồ 6 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Mô hình kết hợp TPB và TAM Mô hình kết hợp TPB và TAM của nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đề xuất I Tính cấp thiết của đề tài Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/07/2021 là 98.247.104 người, trong đó theo website World Population Review thì dân số Hà Nội đạt 4.874.982 người và Hà Nội là thành phố có mật độ dân số đông thứ 2 cả nước, chỉ sau TP HCM Với quy mô dân số lớn và không ngừng tăng trong khi cơ sở hạ tầng giao thông không đủ đáp ứng đã khiến việc đi lại khó khăn và trở nên quá tải Số lượng tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chết người ngày một tăng Hiện tượng tắc nghẽn giao thông rất phổ biến tại các thành phố lớn gây thiệt hại cả về kinh tế và môi trường Bảng 1: 5 tỉnh thành có dân số lớn nhất Việt Nam năm 2021 Nguồn: World Population Review Trước tình trạng ấy thì việc sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt chính là một phương án rất hiệu quả và hợp lý, giúp hạn chế phương tiện cá nhân, giảm khí thải ra môi trường và giảm được mật độ giao thông cá nhân trên đường Tính đến tháng 5/2021, Hà Nội đã có 126 tuyến buýt, bao phủ 30/30 quận, huyện, thị xã Mạng lưới các tuyến xe buýt đa dạng, như các tuyến buýt nội đô, xuyên tâm; các tuyến buýt kết nối: các trường đại học, bệnh viện, khu đô thị; tuyến buýt từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài; tuyến buýt nhanh BRT… Xe buýt không ngừng phục vụ những nhu cầu cần thiết cho con người Page 2 Mặc dù lợi ích của việc sử dụng phương tiện công cộng - cụ thể là xe buýt đối với cá nhân và xã hội rất lớn, nhưng việc sử dụng xe buýt hiện nay tại Hà Nội vẫn còn hạn chế Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - thương mại, khoa học công nghệ, văn hoá giáo dục và công nghiệp Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nằm ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, hàng năm trường tiếp nhận một số lượng lớn sinh viên từ mọi miền tổ quốc đến học tập và sinh sống Đây là những đối tượng thích hợp sử dụng phương tiện xe buýt Nhưng không phải tất cả sinh viên đều sử dụng xe buýt để di chuyển Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiều sinh viên còn do dự chưa quyết định lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại, tôi lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN” nhằm nghiên cứu và đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt của sinh viên, giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải thiện và phát triển dịch vụ xe buýt Đó chính là chìa khoá làm tăng mức độ sử dụng phương tiện công cộng là xe buýt thay vì phương tiện cá nhân Do đó, nghiên cứu này được thiết kế nhằm thiết lập mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng để từ đó đề xuất những kiến nghị giúp phát triển dịch vụ xe buýt nhằm thu hút sinh viên Đại học Kinh tế nói riêng và người dân trên địa bàn nói chung sử dụng dịch vụ xe buýt II Đối tượng nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát: Sinh viên của Trường Đại học Kinh tế đã và đang có ý định sử dụng dịch vụ xe buýt III Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/10/2020 đến ngày 01/09/2021 IV Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: Page 3 Mục tiêu của việc nghiên cứu là để xác định và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt, kiểm định thang đo và đánh giá các vấn đề lý luận, thực tiễn về ý định sử dụng xe buýt Qua đó, đề xuất các kiến nghị cho việc hoạch định, phát triển dịch vụ xe buýt, góp phần thu hút thêm nhiều đối tượng sinh viên lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế + Đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế + Đề xuất một số kiến nghị cho việc hoạch định, phát triển dịch vụ xe buýt nhằm thu hút đối tượng sinh viên lựa chọn phương tiện vận tải này V Câu hỏi nghiên cứu: - Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế? - Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố này đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt như thế nào? - Câu hỏi 3: Làm cách nào để phát triển dịch vụ xe buýt và thu hút sinh viên lựa chọn phương tiện này? VI Tổng quan nghiên cứu: 1 Các khái niệm Sinh viên: Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định Page 4 Dịch vụ: Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất Philip Kotler cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất” Như vậy có thể thấy dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con người, là hoạt động có tính đặc thù riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính sách của chính quyền Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển của đô thị, những vùng này việc xây dựng các loại hình vận tải hiện đại ở giai đoạn đầu sẽ không hợp lý về kinh tế, vận tải ô tô buýt hoạt động rất hiệu quả trên các hành trình trong vùng trung tâm, đặc biệt ở các thành phố có đường hẹp, ngắn và quanh co Ý định sử dụng dịch vụ: Theo khái niệm của Ajzen, I.(1991, tr.181) thì ý định được xem là: “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi” Davis và cộng sự (1989) cũng nhìn nhận ý định sử dụng của người tiêu dùng liên quan đến mong muốn và nhu cầu của khách hàng trong việc lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ liên quan, nhà cung cấp, địa điểm mua hàng Các khách hàng sẽ có ý định khác nhau tùy vào đặc điểm của mỗi khách hàng, yêu cầu, mục đích… Như vậy, ý định sử dụng sản phẩm/dịch vụ là xác suất chủ quan của một người cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ để từ đó có thể đưa ra quyết định họ có thể hoặc không thể thực hiện một số hành vi nhất định đối với sản phẩm/dịch vụ trong tương lai 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Phương tiện cá Page nhân 5 Thu nhập Yếu tố chủ Nhận thức cá quan nhân Ý định sử Giới tính dụng dịch vụ xe buýt Chất lượng dịch vụ Yếu tố khách quan Mục đích đi lại Sự an toàn, thuận tiện Giá cả Sơ đồ 1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế 3 Mô hình lý thuyết Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là ý định sử dụng, đề tài trình bày 2 mô hình lý thuyết rất quan trọng đối với ý định và hành vi của mỗi cá nhân và đã được kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu Đó là thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ + Thuyết hành vi dự định (TPB) là sự phát triển và cải tiến của Thuyết hành động hợp lý TRA Theo Ajzen (1991), sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng Page 6 hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr.183) Thái độ Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi Sơ đồ 2: Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behaviour, 1991, tr.182 + Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM): Davis (1986) đã sử dụng lý thuyết TRA làm cơ sở lý thuyết cho mô hình TAM Theo mô hình TAM, thái độ của người sử dụng đối với các công nghệ cụ thể là một hàm số của hai niềm tin chính: Nhận thức về tính hữu và nhận thức về tính dễ sử dụng Các nhận thức này bị ảnh hưởng bởi phản ứng của người sử dựng đối với các nhân tố bên ngoài, có liên quan đến các đặc điểm của công nghệ và môi trường xung quanh Biến bên Sự hữu ích cảm Thái độ sử Dự định Sử dụng ngoài nhận dụng hành vi thật sự Sự dễ sử dụng cảm nhận Sơ đồ 3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Nguồn: Fred D Davis (1989) 4 Tổng quan tài liệu 4.1, Mô hình ứng dụng Page 7 Để khảo sát hành vi sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế, em đã lựa chọn mô hình kết hợp giữa TPB và TAM làm mô hình ứng dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt Từ những hạn chế của mô hình TPB và mô hình TAM, Taylor và Todd (1995) đã đề xuất việc kết hợp hai mô hình TAM và TPB thành mô hình C - TAM - TPB để khắc phục những hạn chế của từng mô hình trong việc giải thích ý định hành vi của người tiêu dùng Taylor & Todd (1995) thu thập dữ liệu từ 800 sinh viên sử dụng máy tính trong thư viện trường đại học để so sánh điểm mạnh và điểm yếu của mô hình TAM, TPB và mô hình TPB mở rộng cho kết quả rằng mô hình TAM tốt hơn trong việc dự báo ý định sử dụng công nghệ, trong khi mô hình TPB mở rộng cung cấp một sự hiểu biết toàn diện hơn về ý định hành vi Từ đó, Taylor & Todd (1995) đề xuất kết hợp mô hình TAM và mô hình TBP thành mô hình C - TAM - TPB Mô hình này có lợi thế hơn mô hình TAM và TBP ở chỗ nó xác định niềm tin cụ thể có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống công nghệ mới, làm tăng khả năng giải thích ý định hành vi và sự hiểu biết các sự kiện hành vi Mô hình đã được kiểm chứng thực tế trong nghiên cứu của Chen, C.F và Chao, W.H (2010) về ý định sử dụng hệ thống KMRT ở thành phố Kaohsiung, Đài Loan Nhận thức TAM sự hữu ích Ý định Thái độ hành vi Nhận tính dễ sử dụng Chuẩn chủ Nhận thức quan kiểm soát hành vi TPB Sơ đồ 4: Mô hình kết hợp TPB và TAM Nguồn: Chen, C.F và Chao, W.H (2010) 4.2, Tổng quan tài liệu Page 8  Tổng quan tài liệu nước ngoài Nhóm tác giả Rattanaporn Kaewkluengklom, Wichuda Satiennam, Sittha Jaensirisak, Thaned Satiennam (2015), “Psychological factors influencing intentions to use Bus Rapid Transit in Khon Kaen, Thailand” Bài viết sử dụng các yếu tố tâm lý theo lý thuyết về hành vi (TPB) để kiểm tra những ý định của người dân sử dụng BRT tại thành phố Khon Kaen, Thái Lan Nghiên cứu đã khảo sát 298 mẫu dựa trên cấu trúc của mô hình TPB Các kết quả cho thấy các yếu tố trong mô hình TPB chiếm một phần quan trọng trong ý định sử dụng BRT Ý định sử dụng BRT được xác định dựa trên yếu tố chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Hơn nữa, việc phân tích các yếu tố kiểm soát cho thấy niềm tin về "tiêu chuẩn của dịch vụ", "tắc nghẽn giao thông", và "khả năng tiếp cận tới các trạm" đóng vai trò mạnh mẽ trong nhận thức kiểm soát hành vi và ý định sử dụng BRT Nhóm tác giả Borith Long, Kasem Choocharukul, Takashi Nakatsuji (2010), “Psychological factors influencing intentions to use Sky Trainin the future” Dựa trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), ý định sử dụng phương tiện giao thông đường sắt đô thị trong tương lai để đi lại ở thành phố Phnom Penh, thủ đô của Campuchia Nghiên cứu này là một ứng dụng của lý thuyết hành vi hoạch định để điều tra các yếu tố tâm lý nhằm giải thích tính khả thi trong việc sử dụng đường sắt đô thị trong tương lai Một tập hợp các câu hỏi khảo sát được tiến hành dựa trên mô hình TPB Bảng câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn những hành khách tiềm năng, người đi du lịch dọc theo Kampuchea Krom và Russian Boulevards, một đường tàu trong tương lai sẽ liên kết các chợ ở khu vực trung tâm đến sân bay Các kết quả cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi ảnh hưởng đáng kể ý định hành vi hướng tới việc sử dụng Sky Train trong tương lai  Tổng quan tài liệu trong nước Đặng Thị Ngọc Dung (2012), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP.HCM” Nghiên cứu này dựa trên mô hình kết hợp TPB-TAM và các yếu tố khác Nghiên cứu đã khảo sát gần 300 người dân sống ở TP.HCM, trong đó có 225 người có hiểu biết về Metro và dựa trên kết quả hồi quy cho thấy 4 nhóm yếu tố Nhận thức sự hữu ích của Metro, Sự hấp dẫn Page 9 của phương tiện cá nhân, Chuẩn chủ quan và Nhận thức về môi trường đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng Metro Trong đó, tác động mạnh nhất đến ý định là nhân tố Nhận thức 7 sự hữu ích của Metro, tiếp theo là Nhận thức về môi trường, Chuẩn chủ quan và cuối cùng là sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân Hoàng Hùng và Trần Văn Hòa (2017) đã có nghiên cứu về " Rào cản trong ý định sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" Nghiên cứu này đã khảo sát gần 5100 hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt tại các điểm đầu, điểm trung chuyển và điểm cuối của các tuyến xe buýt nằm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Theo đó, kết quả hồi quy cho thấy cả 5 nhóm nhân tố là rào cản ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt Trong đó, tác động mạnh nhất là nhân tố Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân, kế đến Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan (Ảnh hưởng của xã hội), Nhận thức về môi trường và cuối cùng là nhân tố Sự hữu ích của xe buýt 4.3, Kết quả thực nghiệm  Kết quả thực nghiệm nước ngoài Nhóm tác giả Rattanaporn Kaewkluengklom, Wichuda Satiennam, Sittha Jaensirisak, Thaned Satiennam (2015), “Psychological factors influencing intentions to use Bus Rapid Transit (BRT) in Khon Kaen, Thailand” Bài nghiên cứu đã sử dụng các yếu tố tâm lý theo lý thuyết về hành vi (TPB) để kiểm tra những ý định của người dân sử dụng BRT tại thành phố Khon Kaen, Thái Lan Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố chính sau ảnh hưởng đến ý định sử dụng Bus Rapid Transit, gồm: Thái độ (β=0.077), Chuẩn chủ quan (β=0.593), Giới tính (β=0.049), Nhận thức kiểm soát hành vi (β=0.160) Nhóm tác giả Kamarudin Ambak, Kanesh Kumar Kasvar, Basil David Daniel, Joewono Prasetijo and Ahmad Raqib Abd Ghani đã thực hiện bài nghiên cứu về "Behavioral Intention to Use Public Transport Based on Theory of Planned Behavior" Nhóm tác giả này đã chỉ ra 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện công cộng, đó là: Niềm tin (β=0.361), Nhận thức kiểm soát hành vi (β=0.186) và Chuẩn chủ quan (β=0.044)  Kết quả thực nghiệm trong nước Page 10 Đặng Thị Ngọc Dung (2012) đã có bài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP Hồ Chí Minh" Trong bài nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro đó là: Nhận thức sự hữu ích (β=0.364); Chuẩn chủ quan (β=0.242); Nhận thức về môi trường (β=0.263) Ngược lại, yếu tố Sự hấp dẫn của PTCN (β= -0.182) có tác động ngược chiều đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP Hồ Chí Minh Hoàng Hùng và Trần Văn Hòa (2017) đã có nghiên cứu về " Rào cản trong ý định sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" Trong đó, 2 tác giả đã chỉ ra 5 rào cản ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt, bao gồm: Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân (β=0.329), Nhận thức kiểm soát hành vi (β=0.392), Chuẩn chủ quan (β=0.223), Nhận thức về môi trường (β=0.417) và Sự hữu ích của xe buýt (β=0.5473) 5 Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu về thực trạng việc sử dụng dịch vụ xe buýt khá đầy đủ Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu phân tích thực trạng sử dụng xe buýt của các đối tượng nói chung chứ chưa phân tích sâu về thực trạng của đối tượng sinh viên khi sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại Ý định sử dụng dịch vụ chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhóm yếu tố nhưng các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một vài nhóm nhân tố chính Nghiên cứu về giải pháp được phân tích đầy đủ, mang đến cái nhìn nhiều chiều Tuy nhiên, vẫn còn mang tính định tính, chưa mang tính ứng dụng cao và chưa đánh giá được những trở ngại khi thực hiện các giải pháp đó VII Khung lý thuyết: Trên cơ sở nền tảng học thuyết TPB và TAM có ý nghĩa trong việc giải thích ý định của mỗi cá nhân, em chọn mô hình kết hợp TAM - TPB làm mô hình ứng dụng Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm sau khi mô hình TAM đầu tiên được công bố, cấu trúc “Thái độ” đã được loại bỏ ra khỏi mô hình TAM nguyên thủy vì nó không làm trung gian đầy đủ cho sự tác động của Nhận thức sự hữu ích lên ý định hành vi (Venkatesh, 1999, trích trong Jyoti D.M., 2009, tr.393) Page 11 Đồng thời, Davis, Bagozzi và Warshaw(1989, trích trong Chutter, M.Y, 2007, tr 10) đã chứng minh rằng PU và PEU có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng Trên cơ sở đó, nghiên cứu chỉ xem xét tác động trực tiếp của PU và PEU lên ý định hành vi Đồng thời, yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi có bao hàm đến yếu tố dễ sử dụng, vì thế nghiên cứu không xét đến yếu tố PEU trong mô hình Nhận thức sự hữu ích Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi Sơ đồ 5: Mô hình kết hợp TPB và TAM của nghiên cứu VIII Khung khái niệm Từ khung lý thuyết trên, nghiên cứu đã đề xuất mô hình kết hợp TPB và TAM của nghiên cứu như trên, bao gồm 3 yếu tố: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức kiểm soát hành vi và Chuẩn chủ quan Bên cạnh 3 yếu tố ấy, nghiên cứu còn xem xét đến các yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Đó là các yếu tố Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân, Chi phí sử dụng, Nhận thức về môi trường và Các yếu tố về nhân khẩu học Các yếu tố trên được đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn Việt Nam và dựa trên các nghiên cứu trước đó Từ đó, nghiên cứu đưa ra khung khái niệm như sau: Nhận thức sự hữu ích Page của xe buýt 12 Sự hấp dẫn của PTCN H1 (+) Nhân tố nhân khẩu H2 (-) học Chuẩn chủ quan H3 (+) H7 Chi phí sử dụng H4 (+) H5 (+) Ý định sử dụng dịch vụ xe buýt H6 (+) Nhận thức về môi trường Nhận thức kiểm soát hành vi Sơ đồ 6: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Nhận thức sự hữu ích của xe buýt: là nhận thức về các ưu điểm của xe buýt như sự an toàn, thuận tiện, thoải mái, - Sự hấp dẫn của PTCN: là sự ưu tiên của hành khách đối với PTCN khi cảm thấy PTCN có nhiều điểm thuận tiện hơn so với xe buýt - Chuẩn chủ quan: là những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt - Chi phí sử dụng: Chi phí sử dụng dịch vụ xe buýt rẻ hơn PTCN sẽ phần nào tác động đến ý định sử dụng phương tiện cá nhân của các bạn sinh viên và chuyển sang lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt - Nhận thức kiểm soát hành vi: bao gồm tính dễ sử dụng và nhận thức về việc sử dụng dịch vụ xe buýt do bản thân quyết định - Nhận thức về môi trường: là sự ý thức rằng khi sử dụng dịch vụ xe buýt sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, - Nhân tố nhân khẩu học: gồm các yếu tố về tuổi tác, giới tính, học vấn, sẽ tác động đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt IX Giả thuyết nghiên cứu: Page 13 - Giả thuyết H1: Sự hữu ích có tác động cùng chiều đến nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên đại học Kinh tế - Giả thuyết H2: Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân có tác động ngược chiều đến nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên đại học Kinh tế - Giả thuyết H3: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều đến nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên đại học Kinh tế - Giả thuyết H4: Chi phí sử dụng có tác động cùng chiều đến nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên đại học Kinh tế - Giả thuyết H5: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đến nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên đại học Kinh tế - Giả thuyết H6: Nhận thức về môi trường có tác động cùng chiều đến nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên đại học Kinh tế - Giả thuyết H7: Nhân tố nhân khẩu học X Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng - Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính, gồm 2 phần: Thứ nhất, tiến hành tổng hợp các nghiên cứu có trước để lập nên mô hình nghiên cứu Thứ hai, thiết lập các câu hỏi định tính để phục vụ cho bảng khảo sát - Nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được thực hiện trong việc xây dựng, thu thập và xử lý số liệu dựa trên bảng câu hỏi phiếu khảo sát được phát ra đối với hơn 200 sinh viên trường Đại học Kinh tế và kiểm định mô hình nghiên cứu XI Cấu trúc dự kiến đề tài: Chương 1: Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường đại học Kinh tế 1, Khái niệm, định nghĩa 1.1, Dịch vụ là gì? Page 14 1.2, Dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt (dịch vụ xe buýt) là gì? 1.3, Ý định sử dụng dịch vụ xe buýt là gì? 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Chương 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường đại học Kinh tế 1, Thực trạng 1.1, Thực trạng sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế 1.2, Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế 2, Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế 2.1 Phân tích mô hình 2.2 Đánh giá phương pháp nghiên cứu (định tính, định lượng, phân tích, thu thập số liệu) 3, Kết luận 3.1, Ưu điểm 3.2, Hạn chế 3.3, Nguyên nhân Chương 3: Giải pháp 1, Định hướng 2, Giải pháp XII Danh mục tài liệu tham khảo: Tiếng Việt 1 Đặng Thị Ngọc Dung (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP.HCM, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP HCM 2 Nguyễn Văn Điệp (2011), Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội Page 15 3 Nguyễn Văn Hải (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của người dân thành phố Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng 4 Hoàng Hùng và Trần Văn Hòa (2017), Rào cản trong ý định sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, tập 126, số 5C, tr 101–114 5 Đinh Thị Thu (2013), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng công ty vận tải Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội 6 Nguyễn Thị Hồng Mai (2014), Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội Tiếng Anh 1 Ajzen I.,(1991), The Theory of Planned Behaviour, Organization Bahaviour and Human Decision Processes, No 50, pp 179-211 2 Borith L., Kasem C., Takashi N (2010), Psychological Factors Influencing Behavioral Intention of Using Future Sky Train: A Preliminary Result in Phnom Penh, Asia Transporation Research Society, pp 123-129 3 Rattanaporn K., Wichuda S., Sittha J., Thaned S (2015), Psychological factors influencing intentions to use Bus Rapid Transit (BRT) in Khon Kaen, Thailand 4 Kamarudin Ambak, Kanesh Kumar Kasvar, Basil David Daniel, Joewono Prasetijo and Ahmad Raqib Abd (2016), Behavioral Intention to Use Public Transport Based on Theory of Planned Behavior, Matec Web of Conferences Page 16 ... khách xe buýt (dịch vụ xe buýt) gì? 1.3, Ý định sử dụng dịch vụ xe buýt gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt sinh viên Trường Đại học Kinh tế Chương 2: Thực trạng nhân tố ảnh. .. nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt sinh viên Trường Đại học Kinh tế 2, Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt sinh viên Trường Đại học Kinh tế 2.1 Phân tích... ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt sinh viên Trường đại học Kinh tế 1, Thực trạng 1.1, Thực trạng sử dụng dịch vụ xe buýt sinh viên Trường Đại học Kinh tế 1.2, Thực trạng nhân tố ảnh hưởng

Ngày đăng: 14/01/2022, 14:57

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC HÌNH - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
DANH MỤC HÌNH Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng 1: 5 tỉnh thành có dân số lớn nhất Việt Nam năm 2021 - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Bảng 1.

5 tỉnh thành có dân số lớn nhất Việt Nam năm 2021 Xem tại trang 2 của tài liệu.
Sơ đồ 1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Sơ đồ 1.

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Xem tại trang 6 của tài liệu.
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là ý định sử dụng, đề tài trình bày 2 mô hình lý thuyết rất quan trọng đối với ý định và hành vi của mỗi cá nhân và đã được kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

r.

ên cơ sở đối tượng nghiên cứu là ý định sử dụng, đề tài trình bày 2 mô hình lý thuyết rất quan trọng đối với ý định và hành vi của mỗi cá nhân và đã được kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu Xem tại trang 7 của tài liệu.
Sơ đồ 2: Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Sơ đồ 2.

Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) Xem tại trang 7 của tài liệu.
Sơ đồ 4: Mô hình kết hợp TPB và TAM - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Sơ đồ 4.

Mô hình kết hợp TPB và TAM Xem tại trang 9 của tài liệu.
Sơ đồ 5: Mô hình kết hợp TPB và TAM của nghiên cứu - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Sơ đồ 5.

Mô hình kết hợp TPB và TAM của nghiên cứu Xem tại trang 13 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan