Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

112 833 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
 Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, hệ thốngngân hàng đã cho ra đời nhiều phương tiện thanh toán mới dựa trên nền tảngcông nghệ tin học hiện đại mà trong đó thẻ được coi là một bước đột phá Thẻcó thể được sử dụng để rút tiền, nộp tiền tiền, chuyển khoản, hoặc để thanhtoán hàng hóa dịch vụ…

Hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng phát triển đã mang đếncho các ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới Ngoài việc xây dựngđược hình ảnh thân thiện với từng khách hàng , triển khai dịch vụ thẻ thànhcông cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng Các sảnphẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụcó khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập Chính vì vậy dịch vụ thẻ đãvà đang được các ngân hàng thương mại nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranhhết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ.

Nhận thức được vai trò và lợi ích mà hoạt động kinh doanh thẻ đem lạicho ngân hàng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam –Techcombank trong thời gian qua đã có những bước đi tích cực nhằm thâmnhập thị trường còn mới mẻ, hấp dẫn này Với lợi thế là người đi sau có cơ

Trang 2

hội học tập kinh nghiệm của những ngân hàng đi trước, Techcombank đã tíchcực triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh củangân hàng và mang lại những tiện ích cho khách hàng và bước đầu gặt háiđược những thành công, tuy vậy, hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombankvẫn còn nhiều vấn đề bất cập nên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềmnăng Những vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào để hoạt độngkinh doanh thẻ thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh của Techcombank –đó là vấn đề bức xúc đặt ra với Ngân hàng Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài

“Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phầnKỹ Thương Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

2.Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Hệ thống hóa lý luận về thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại(NHTM).

- Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thươngmại cổ phần (TMCP) Kỹ thương Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa hoạtđộng kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng chính của luận văn:

-Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ, hoạt động kinh doanh thẻ củangân hàng thương mại.

Trang 3

-Thực tiễn hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ ThươngViệt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

-Nghiên cứu hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹthương Việt Nam từ năm 2005 đến hết quý I năm 2008.

4.Phương pháp nghiên cứu

Những phương pháp nghiên cứu được áo dụng trong luận văn bao gồm:-Phương pháp thống kê,

-Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh số liệu-Phương pháp duy vật biện chứng.

5.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương I: Thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại.Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP

Kỹ Thương Việt Nam.

Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân

hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Trang 4

Thấy được sự tiện lợi từ thẻ Western Union, công ty General Petroleum củaMỹ cũng đã phát hành thẻ xăng dầu đầu tiên vào năm 1924, cho phép cáckhách hàng của công ty này có thể mua xăng dầu của công ty trên nước Mỹ.

Trang 5

Có thể nói những tấm thẻ kim loại là nền tảng cho việc ra đời những tấm thẻnhựa sau này.

Tấm thẻ nhựa đầu tiên được phát hành vào năm 1950 bởi công ty DinnersClub Khi đó ông Frank Mc Namara, người sáng lập ra công ty, đã hết sức bốirối sau khi tham dự một buổi tiệc tại một nhà hàng đã phát hiện ra mình quênmang theo ví tiền Từ đó ông đã có ý nghĩ là phát hành những tấm thẻ nhựa đểcho phép khách hàng có thể thanh toán sau.

Đến năm 1958, công ty American Express đã phát hành các thẻ nhựa, trongđó tập trung vào các lĩnh vực giải trí và du lịch, một lĩnh vực có tốc độ pháttriển nhanh chóng tại Mỹ và Châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới.Năm 1966, Bank of America chính thức trao quyền phát hành thẻBankAmericard của mình cho các ngân hàng thông qua việc ký các hợp đồngđại lý, chính thức bắt đầu giai đoạn tăng tốc trong phát triển Thẻ tín dụng lúcnày không chỉ mặc định dành cho những người giàu có và nổi tiếng mà dầntrở thành một phương tiện thanh toán thông dụng Thương hiệuBankAmericard với một loạt sản phẩm có màu xanh, trắng, vàng đặc trưngngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Tới năm 1977, thẻ củaBank of America thật sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên

Trang 6

BankAmericard, tên thẻ VISA ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam,trắng và vàng.

Cũng vào năm 1966, ba nhóm ngân hàng lớn nhất phía đông nước Mỹ quyếtđịnh hợp tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng có tên là InterbankCard Association (ICA) Sau này tên ICA được chuyển đổi thành MasterCard.Sau đó ICA liên kết với một số ngân hàng ở ngoài nước Năm 1979, ICA trởthành tổ chức thẻ quốc tế lớn khác với thẻ Master Card.

Thẻ ngày nay được sử dụng rộng rãi, các công ty và các ngân hàng liên kếtvới nhau để khai thác lĩnh vực thu hút nhiều lợi nhuận này Thẻ dần dần đượcxem như một phương tiện văn minh, thuận lợi trong các giao dịch mua bán.Bên cạnh các loại thẻ Master Card, Visa, thẻ Amex ra đời năm 1958, JCBxuất phát từ Nhật Bản cũng vươn lên mạnh mẽ và được sử dụng trên toàn cầu.Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại, thẻ ngânhàng ngày càng thu hút sự chú ý và nghiên cứ úng dụng của nhiều nước, kể cảnhững nước đang phát triển.

1.1.2 Khái niệm và phân loại thẻ

Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến và hiện đại.Thẻ ra đời không những đạt được hai mục tiêu là tiện lợi và an toàn cho việc

Trang 7

thanh toán mà còn thể hiện được tính văn minh, hiện đại của thời kỳ hiện đạihoá và toàn cầu hoá.

Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hànhthẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các điểmcung ứng hàng hoá dịch vụ có ký hợp đồng thanh toán với ngân hàng, rút tiềnmặt tại các máy rút tiền tự động hay các ngân hàng đại lý trong phạm vi sốdư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp Thẻ còn được dùng đểthực hiện nhiều dịch vụ khác thông qua hệ thống giao dịch tự động ATM nhưchuyển khoản, tra vấn thông tin tài khoản, thông tin các khoản chi phí sinhhoạt…

Thẻ được phân chia thành các loại sau:

Trang 8

a Phân loại theo công nghệ sản xuất: thẻ băng từ và thẻ thông minh

Thẻ băng từ (Magnectic card)Thẻ thông minh ( Smartcard)

Khái niệm - Là loại thẻ có dải băng từ ở mặtsau của thẻ.

-Là loại thẻ được gắn mộtbộ mạch tích hợp có khảnăng lưu trữvà xử lý thôngtin.

Ưu điểm -Thông tin của chủ thẻ và của thẻđựơc mã hoá trong dải băng từ

-Là loại thẻ hiện đại:Thẻthông minh có thể nhận dữliệu , xử lý dữ liệu bằng cácứng dụng thẻ mạch tích hợpvà đưa ra kết quả.

- Tính bảo mật và an toàncao :bên trong bộ mạch tíchhợp ngoài thông số về nhàsản xuất , số sêri hệ điềuhành còn có chứa nhiều chìakhoá bảo mật của nhà sảnxuất, chìa khoá của nhà chếtạo và chìa khoá cá nhân.Nhược

-Thông tin ghi trong thẻ không tựmã hoá được do dó có thể đọc dễdàng bằng các thiết bị đọc gắn vớimáy vi tính Dễ bị nhiễu thông tinkhi tiếp xúc với môi trường từ

-Chi phí phát hành thẻ cao

Trang 9

tính: máy vi tính, điện thoại, namchâm…

-Khu vực chứa thông tin hẹpkhông áp dụng được các kỹ thuậtmã đảm bảo an toàn.

b Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng (Credit Card)Thẻ ghi nợ (Debit card)

Khái niệm -Là loại thẻ cho phép người sửdụng chi tiêu trước trả tiền sau,chủ thẻ đựơc sử dụng một hạnmức tuần hoàn để mua sắmhàng hoá dịch vụ tại các đơn vịchấp nhận thẻ này hoặc để rúttiền mặt

-Là thẻ dùng để thanh toántiền hàng hoá dịch vụ hayrút tiền chi chuyển tiền dựatrên số tiền của chủ thẻ (sốdư tài khoản của chủ thẻ)

Ưu điểm -Chi tiêu trước trả tiền sau-Hoàn toàn chủ động trong việcsử dụng vốn của ngân hàng.-Thực hiện giao dịch bằng bấtkì loại tiền tệ nào trên thế giới.

-Chủ thẻ không phải trả phíthường niên

Trang 10

Nhược điểm -Phí rút tiền mặt khá cao

-Hàng tháng chủ thẻ phải trảphí thường niên

-Chủ thẻ chỉ được chi tiêutrên số dư tiền gửi thực tếcủa tài khoản thẻ.

Thẻ ghi nợ được chia thành hai loại:

 Thẻ online: là loại thẻ mà những thông tin giao dịch được nhập ngay tạithiết bị điện tử đặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc tại các điểm rút tiền mặttự động Sau khi giao dịch hoàn thành, giá trị của những giao dịch đượckhấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.

 Thẻ offline: với loại thẻ này, giao dịch không được khấu trừ ngay vào tàikhoản của chủ thẻ mà được lưu lại vào thiết bị điện tử sau đó đượcchuyển tới ngân hàng phát hành và khấu trừ vào tài khoản người gửi ởthời điểm muộn hơn vài ngày sau đó.

Một số dạng khác của thẻ ghi nợ:

Thẻ thanh toán (Charge card): Là một hình thức của thẻ ghi nợ nhưng đượcphát hành theo phương thức giống như thẻ tín dụng, tức là hàng tháng chủ

Trang 11

thẻ phải hoàn trả đầy đủ hoá đơn thanh toán Thẻ này được nối mạng cùnghệ thống với thẻ tín dụng nhưng lệ phí hàng năm lớn hơn lệ phí thẻ tíndụng, đặc biệt là đối với các loại thẻ vàng Nếu như thẻ tín dụng thôngthường cho phép khách hàng có thể trả một phần số dư nợ cuối kỳ vàongày đến hạn với điều kiện đảm bảo mức thanh toán tối thiểu thì đối vớithẻ thanh toán, chủ thẻ sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền phát sinh chongân hàng khi vào ngày đến hạn Tuy nhiên đổi lại khi sử dụng thẻ thanhtoán, khách hàng được hưởng một hạn mức tín dụng đặc biệt cao hoặckhông bị chi phối bởi hạn mức tín dụng.

Thẻ ATM: là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻtiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động như:rút tiền mặt, xem số dư tài khoản, chuyển khoản, in sao kê…

c Phân loại theo hạn mức của thẻ

*Thẻ chuẩn (Standard card): là loại thẻ phổ thông với hạn mức thấp.

*Thẻ vàng (Gold card): là thẻ được các khách hàng có thu nhập cao sử dụngnhằm đáp ứng mức sống cũng như nhu cầu chi tiêu nhiều hơn mức bìnhthường Để được là đối tượng sử dụng thẻ này, khách hàng phải được xem xét

Trang 12

là có khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín, có nhu cầu chi tiêu lớn Hạnmức tín dụng của loại thẻ này cao hơn thẻ chuẩn.

d Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

*Thẻ trong nước: Là thẻ được phát hành và sử dụng trong phạm vi lãnh thổmột quốc gia, sử dụng đồng bản tệ của quốc gia để thực hiện giao dịch

*Thẻ quốc tế: Thẻ được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu, thẻ thường do cáctổ chức thẻ lớn phát hành và trở thành loại thẻ được ưa chuộng do tính năngthống nhất, đồng bộ, sử dụng toàn cầu của chúng Thuận lợi chủ yếu của thẻquốc tế là các ngân hàng nhận được nhiều sự giúp đỡ về nghiên cứu thịtrường, xử lý và nâng cao những yếu tố kỹ thuật của chủ thẻ từ phía tổ chứcthẻ quốc tế với chi phí thấp hơn nhiều so với sự hoạt động.

1.1.3.Các chủ thể tham gia thị trường thẻ

1.1.3.1 Ngân hàng phát hành

Ngân hàng phát hành là ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng Ngân hàngphát hành chịu trách nhiệm nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mởvà quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng vớichủ thẻ.

Ngân hàng phát hành thẻ quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ chocác chủ thẻ Ngân hàng phát hành có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên

Trang 13

thứ ba, là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việcthanh toán hoặc phát hành thẻ.

1.1.3.2 Ngân hàng đại lý hay ngân hàng chấp nhận thanh toán

Ngân hàng đại lý là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng chấp nhận thẻ với cácđiểm cung ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn Mỗi ngân hàng có thể vừa đóngvai trò thanh toán thẻ vừa đóng và trò phát hành.

Trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịchvụ, ngân hàng thanh toán thẻ cam kết: Chấp nhận các đơn vị này vào hệ thốngthanh toán thẻ của ngân hàng, cung cấp các thiết bị đọc thẻ tự động cho cácđơn vị này kèm theo những hướng dẫn sử dụng hoặc chương trình đào tạonhân viên cách thức vận hành cùng với dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèmtrong suốt thời gian hoạt động, quản lý và xử lý những giao dịch có thể sửdụng thẻ tại những đơn vị này.

Thông thường ngân hàng thanh toán thu từ các đơn vị cung ứng hàng hoá dịchvụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ một mức phí chiết khấu cho việc xử lýcác giao dịch có thể sử dụng thẻ tại đây.

1.1.3.3 Tổ chức thẻ quốc tế

Tổ chức thẻ quốc tế là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn tham giaphát hành và thanh toán thẻ quốc tế Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu,

Trang 14

quản lý mọi hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, có mạng lưới rộng khắpvà có các thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới với các sản phẩm thẻ đa dạng,ví dụ tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Master, công ty thẻ American Express,công ty thẻ JCB, công ty thẻ Dinners Club…

Tổ chức thẻ quốc tế đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức và các công tythành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán giữa cáccông ty thành viên, cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ choquy trình thanh toán, cấp phép cho ngân hàng thành viên một cách nhanhchóng.

1.1.3.4 Chủ thẻ

Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được uỷ quyền, được ngân hàng pháthành thẻ, có tên ghi trên thẻ, được dùng thẻ để chi trả thanh toán tiền muahàng hoá, dịch vụ Chủ thẻ gồm:

Chủ thẻ chính: Là người có tên trên thẻ, đã đứng ra xin được ngân hàng cấpphát thẻ để sử dụng.

Chủ thẻ phụ: Là người được chủ thẻ chính đề nghị ngân hàng cấp thẻ để dùngchung một tài khoản với chủ thẻ chính.

Trang 15

Chủ thẻ chính có trách nhiệm khai báo thông tin đầy đủ, chính xác với ngânhàng phát hành khi đăng ký làm thẻ Chủ thẻ chính cũng chịu trách nhiệmthanh toán mọi giao dịch của cả chủ thẻ chính và phụ Các giao dịch của chủthẻ chính và chủ thẻ phụ có cùng bản sao kê và được gửi về ngân hàng thanhtoán sau mỗi giao dịch Dù dùng thẻ chính hay thẻ phụ, khách hàng cũng chỉđược phép tiêu trong hạn mức tín dụng được ngân hàng đồng ý.

1.1.3.5 Đơn vị chấp nhận thẻ

Đơn vị chấp nhận thẻ là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có kýkết với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thẻ như: nhà hàng, khách sạn,cửa hàng…Các đơn vị này phải trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻthanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả thay cho tiền mặt Để trở thànhĐVCNT đối với thẻ của ngân hàng nào đó, đơn vị này phải có tình hình tàichính tốt và có năng lực kinh doanh

1.1.4.Tiện ích của dịch vụ thẻ

1.1.4.1 Đối với người sử dụng thẻ

Là phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ đã mang lại cho chủ thẻ các tính năng,tiện ích khi sử dụng thẻ:

a.Nhanh chóng, tiện lợi

Trang 16

Chủ thẻ có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần Thẻ cungcấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào cóthể mang lại được, nhất là với những người đi ra nước ngoài công tác hay đidu lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán ở bất cứ nơi nào mà không cần phảiđem theo nhiều tiền mặt hay séc du lịch.

b.Tiết kiệm, hiệu quả

Chủ thẻ có thể tiết kiệm thời gian vận chuyển, kiểm đếm, đi lại thực hiện cácgiao dịch với ngân hàng Tính hiệu quả rõ rệt nhất với những khách hàng cónhu cầu đi công tác thường xuyên hoặc gia đình có người sinh sống, học tậpnước ngoài Bằng cách chuyển tiền hàng tháng vào tài khoản của người thântại nước ngoài, chủ thẻ không tốn thời gian tới ngân hàng chờ đợi làm thủ tụcvà trả những khoản phí không cần thiết.

c.An toàn cao

Với những đặc tính chống làm giả, thẻ được bảo vệ bằng các thông tin trongbăng từ hoặc thẻ chip khiến người khác khó lạm dụng thẻ Nhờ sự hỗ trợ củacác ngân hàng phát hành, khi mất thẻ hoặc lộ số Pin, khách hàng có thể báocho ngân hàng để phong toả tài khoản thẻ Với sự phát triển của khoa học

Trang 17

công nghệ ứng dụng vào ngân hàng, thẻ chip ngày càng được các ngân hàngđầu tư phát triển, nâng cao tính an toàn và bảo mật trong sử dụng thẻ.

d.Văn minh

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các phương tiện phục vụ đời sống củacon người được cơ giới hoá ngày càng nhiều, thẻ mang lại nhiều tiện ích chokhách hàng dùng thẻ làm phương tiện thanh toán Mặt khác nó còn giúpkhách hàng tiếp cận các dịch vụ qua thư, qua điện thoại cũng như qua mạnghiện nay.

1.1.4.2 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ

a.Tăng doanh số bán hàng và thu hút khách hàng

Nhu cầu thanh toán qua thẻ ngày càng tăng, một đơn vị chấp nhận thanh toánthẻ cũng có nghĩa đã thu hút thêm lượng khách hàng trong và ngoài nướcđang dùng thẻ làm phương tiện thanh toán Nhờ đó doanh thu của đơn vị chấpnhận thẻ tăng lên, tạo thêm lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị khác.

b.Đảm bảo chi trả, tăng vòng quay của vốn, giảm chi phí

Khách hàng mua hàng hoá sử dụng dịch vụ, đơn vị chấp nhận thẻ tránh đượctình trạng trả chậm của khách hàng và tránh được rủi ro mất cắp, tiền giả.Doanh thu của đơn vị được chuyển đến ngân hàng, tại đây ngân hàng giúp

Trang 18

đơn vị kiểm soát được doanh thu, từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh tàichính hợp lý, nhanh chóng Nguồn thu nhanh chóng đó có thể được sử dụngtăng vòng quay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Thay vì quản lý chứng từ, hoá đơn tiền mặt và các giấy tờ liên quan khác, đơnvị chấp nhận thẻ đã tiết kiệm được chi phí hành chính cũng như nhân sự trongcông tác kiểm tra và lưu trữ chứng từ.

c.Tăng uy tín

Thẻ là phương tiện thanh toán hiện đại, thể hiện sự văn minh, tiến bộ cũngnhư tăng khả năng cạnh tranh cho đơn vị Chấp nhận thanh toán thẻ từ đócũng mang lại uy tín cho đơn vị.

d.Mở rộng quan hệ tín dụng với ngân hàng

Khi một đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ sẽ được hưởng những ưu đãi từ phíangân hàng như: lắp đặt miễn phí, quảng cáo miễn phí cho hình thức thanhtoán thẻ tại đơn vị, cung cấp máy móc, thiết bị, phương tiện cần thiết cho hìnhthức thanh toán này.

Quan hệ giữa ngân hàng và đơn vị thêm gần, đơn vị sẽ dễ dàng hơn trong cácquan hệ giao dịch với ngân hàng, được nới rộng hơn trong các quan hệ tíndụng.

Trang 19

1.1.4.3 Đối với ngân hàng

a.Tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng

Thẻ thanh toán làm tăng lượng tiền gửi thanh toán của khách hàng và lượngtài khoản của các đơn vị chấp nhận thẻ cũng tăng lên Số lượng khách hànglớn là lượng tiền mặt của khách hàng gửi trong ngân hàng trở thành khoảnvốn nhàn rỗi đáng kể Ngân hàng thông qua đây sử dụng nguồn này như hìnhthức tín dụng tiêu dùng để tăng doanh thu.

Thông qua hoạt động kinh doanh thẻ, doanh thu từ nghiệp vụ trung gian củangân hàng tăng lên nhờ khoản thu từ phí thường niên, phí thu từ dịch vụ ngânhàng, lãi chậm trả, lãi tín dụng.

Thị phần thẻ ngày càng mở rộng hứa hẹn thị trường vốn lớn cho ngân hàng,đầu tư vào thị trường thẻ mang lại cho ngân hàng những triển vọng lớn vềnguồn tín dụng huy động từ các hoạt động này.

b.Đa dạng các loại hình dịch vụ, tăng cường mối quan hệ

Các ngân hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ đem lại hiệu quả cao trongthanh toán qua ngân hàng, cũng làm phong phú các dịch vụ ngân hàng, thoảmãn nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, tạo điều kiện cho ngân hàngtham gia các dịch vụ đầu tư, bảo hiểm.

Trang 20

Thông qua hoạt động thẻ, ngân hàng vừa giữ được khách hàng truyền thống,vừa tạo điều kiện cho khách hàng mới dùng thẻ có cơ hội hiểu biết hơn cácdịch vụ ngân hàng Từ đó tăng cường mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộngquan hệ khách hàng mới Mối quan hệ với đơn vị chấp nhận thẻ giúp ngânhàng mở rộng đối tượng kinh doanh, thu hút tín dụng.

c.Góp phần hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

Để đưa thẻ trở thành công cụ thanh toán hữu ích, ngân hàng buộc phải khôngngừng nâng cấp hệ thống ngân hàng, trang bị máy móc, đảm bảo cho kháchhàng được thanh toán và bảo mật trong điều kiện tốt nhất Những yếu tố trênđã tác động làm cho hoạt động hiện đại hoá công nghệ ngân hàng diễn ranhanh chóng và đồng loạt, làm hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quảhơn.

d.Tăng uy tín cho ngân hàng

Doanh thu ngân hàng ngày càng tăng, mối quan hệ mở rộng, trang thiết bịhiện đại cùng phương tiện thanh toán hiện đại giúp hình ảnh và uy tín ngânhàng được khẳng định trong lòng khách hàng.

1.1.4.4 Đối với nền kinh tế

a.Nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng.

Trang 21

Thanh toán bằng thẻ theo cách nào đó đến với người tiêu dùng sẽ tạo dựnglòng tin của dân chúng trong việc dùng các sản phẩm ngân hàng Hệ thốngngân hàng cũng từ đó mở rộng, thu hút vốn từ dân cư, đem lại hiệu quả lớnkhông chỉ riêng với ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế.

b.Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông

Khi ngân hàng đã tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng thì lượng tiền gửitừ phía dân cư cũng từ đó tăng lên Cùng với lượng tiền mặt được lưu trữ tạingân hàng do khách hàng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặtlàm lượng tiền mặt trong lưu thông giảm Nhờ đó chi phí lưu thông, bảo quản,in ấn tiền giảm cũng như tránh tình trạng tiền giả.

c.Tăng khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế

Thẻ thanh toán góp phần trong lưu thông tiền tệ, giảm khối lượng tiền mặttrong lưu thông, tăng vòng quay vốn, kiểm soát được lượng tiền trong dân cư.Điều này giúp nhà nước dễ kiểm soát lượng tiền, dễ dàng điều hành và cungứng tiền tệ cho nền kinh tế, tăng khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nềnkinh tế.

d.Thực hiện các chính sách quản lý vĩ mô

Trang 22

Nắm bắt được lượng cung cầu tiền tệ, nhà nước đề ra được các chính sách tiềntệ - một trong những chính sách quan trọng của quản lý kinh tế vĩ mô Từ đóđề ra các chính sách liên quan để điều tiết nền kinh tế, mang lại hiệu quả caotrong quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô.

e.Tạo môi trường thương mại, văn minh, mở rộng hội nhập

Hiện nay khoa học công nghệ phát triển và được ứng dụng trong mọi lĩnh vựckinh tế, văn hoá, xã hội Thanh toán bằng thẻ cũng sử dụng những tiến bộkhoa học kỹ thuật hiện đại Việc dùng thẻ làm thay đổi thói quen của ngườidân trong tiêu dùng tiền mặt, tạo môi trường văn minh hiện đại, thu hút ngườinước ngoài đến du lịch và đầu tư Điều này tạo cơ hội cho các quốc gia hộinhập kinh tế khu vực và thế giới.

1.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1.Quan niệm về hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thươngmại

Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại là hoạt động phát hànhthẻ cho khách hàng sử dụng và thực hiện thanh toán thẻ Qua đó ngân hàngthu phí phát hành thẻ, các khoản phí về sử dụng thẻ và thanh toán thẻ.

Trang 23

1.2.2.Nội dung hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại

1.2.2.1.Nghiệp vụ phát hành thẻ

Nghiệp vụ phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khaitoàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng Mỗi mộtphần đều liên quan rất chặt chẽ đến việc phục vụ khách hàng và quản lý rủi rocho ngân hàng Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ phải xây dựngcác quy định về việc phát hành, sử dụng thẻ và thu nợ.

a.Đối tượng phát hành thẻ

Các cá nhân xin phát hành và sử dụng thẻ tín dụng dưới sự uỷ quyền và/hoặcbảo lãnh của các tổ chức, công ty như các cơ quan nhà nước, các doanhnghiệp, các tổ chức quốc tế.

Cácnhân có nguyện vọng và đáp ứng các điều kiện sử dụng thẻ theo quy địnhcủa ngân hàng.

b.Điều kiện phát hành thẻ

*Đối tượng xin phát hành thẻ:

Tổ chức, công ty: người sử dụng thẻ phải là đại diện hợp pháp của tổ chức,công ty đó.

Cá nhân: Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Trang 24

*Năng lực tài chính:

Các chủ thẻ xin cấp và sử dụng thẻ tín dụng trên cơ sở tín chấp phải có đủnăng lực tài chính để trả nợ khoản tín dụng đã sử dụng cùng lãi và phí phátsinh.

Chủ thẻ có thế chấp, cầm cố hoặc ký quỹ thì không phải đáp ứng các yêu cầutrên.

Đối với thẻ ghi nợ, chủ thẻ cần phải mở và duy trì số dư trên tài khoản tiềngửi.

c.Quy trình phát hành thẻ

Quy trình phát hành thẻ cho khách hàng bao gồm các bước sau:

Trang 25

Chủ thẻ

Ngân hàng phát hành

Tài khoản thẻ

SƠ ĐỒ 1.1: NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ

(1) Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ cho ngân hàng phát hànhNgân hàng phát hành yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ phát hành thẻvới đầy đủ thông tin theo quy định.

(2) Ngân hàng phát hành kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của các thông tintrên hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ do khách hàng khai báo Tham khảo,đối chiếu với các thông báo phòng ngừa rủi ro (nếu có) của các cơ quankhác và các cơ quan hữu quan.

(3) Sau khi hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng mở tài khoản thẻ cho kháchhàng, thu phí phát hành thẻ, lập hồ sơ quản lý thẻ, xác định hạng thẻ và

Trang 26

loại thẻ, xác định hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng, tiền hành mãhoá thẻ, xác định số PIN và in thẻ.

(4) Ngân hàng tiến hành giao thẻ cho khách hàng một cách an toàn và đảmbảo bí mật Chủ thẻ nhận thẻ và ký vào giấy giao nhận thẻ và băng chữký ở mặt sau của thẻ.

Sau khi đã giao thẻ cho khách hàng, ngân hàng thực hiện:

- Quản lý thông tin khách hàng

- Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng: Giải quyết mọi yêu cầuliên quan đến việc sử dụng thẻ của khách hàng, thực hiện cập nhật vào hệthống toàn bộ các giao dịch sử dụng thẻ của khách hàng,…

- Thực hiện thu nợ khách hàng (đối với thẻ tín dụng): Định kỳ ngân hàngsẽ gửi cho khách hàng bản sao kê toàn bộ giao dịch sử dụng thẻ của chủ thẻtrong kỳ Sau đó thực hiện thu nợ theo số tiền đã thông báo trên sao kê.

- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng

- Tổ chức thanh toán bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế.

Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thuđược từ chủ thẻ, thu lãi phạt do nộp thanh toán sao kê chậm, các ngân hàngcòn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng thanh toán thẻ chia sẻ từ phí

Trang 27

CHỦ THẺ ĐƠN VỊ CHẤP NHẬN THẺ

NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH

NGÂN HÀNG THANH TOÁNTỔ CHỨC THẺ

7-báo nợ

4-gửi dữ liệu

5-báo có

1.2.2.2.Nghiệp vụ thanh toán thẻ

a.Nội dung

SƠ ĐỒ 1.2: QUY TRÌNH THANH TOÁN THẺ

Hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng được thực hiện như sau:

Trang 28

*Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng ĐVCNT: Thực hiện xétduyệt và ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với các ĐVCNT, trong đócó quy định rõ mức chiết khấu với các giao dịch chấp nhận thanh toán thẻ.*Quản lý hoạt động của mạng lưới ĐVCNT.

*Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các ĐVCNTViệc thanh toán thẻ khi có giao dịch phát sinh diễn ra như sau:

(1) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặttại các ĐVCNT ĐVCNT khi nhận được thẻ từ khách hàng phải kiểmtra tính hợp lệ Nếu hợp lệ ĐVCNT sẽ cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặctiền mặt cho khách hàng.

(2) ĐVCNT giao dịch với ngân hàng: gửi hoá đơn thanh toán thẻ cho ngânhàng thanh toán.

Hoá đơn thanh toán thẻ được lưu tại ngân hàng thanh toán thẻ dùng làmchứng từ gốc để kiểm tra và giải quyết khiếu nại (nếu có).

(3) Ngân hàng thanh toán ghi có vào tài khoản của ĐVCNT.(4) Thanh toán với tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên khác.

Trang 29

Cuối mỗi ngày ngân hàng tổng hợp toàn bộ dữ liệu các giao dịch phát sinh từthẻ do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho TCTQT.

(5) TCTQT báo có cho NHTT TCTQT sau khi nhận được dữ liệu từNHTT sẽ tiến hành ghi có cho ngân hàng Dữ liệu mà TCTQT truyềnvề bao gồm những khoản NHTT đã trả, những khoản phí phải trả choTCTQT, những giao dịch bị tra soát.

(6) TCTQT truyền dữ liệu cho ngân hàng phát hành.(7) TCTQT báo nợ cho NHPH.

(8) Trên cơ sở đó NHPH gửi sao kê cho chủ thẻ.

(9) Chủ thẻ thanh toán nợ cho NHPH: Sau khi nhận được sao kê chủ thẻ sẽphải tiền hành trả tiền cho những khoản hàng hoá dịch vụ mà mình đãtiêu dùng.

Trong một số trường hợp ĐVCNT phải liên hệ với NHPH hoặc TCTQT (thaymặt NHPH) để xin cấp phép thanh toán thẻ tín dụng Cấp phép thanh toán làviệc NHPH thẻ trực tiếp hoặc thông báo TCTQT chuẩn bị giao dịch thẻ bằngcách cung cấp số cấp phép hoặc có yêu cầu xử lý thích hợp đối với giao dịchxin cấp phép.

Trang 30

Đối với giao dịch phải xin cấp phép, ĐVCNT phải xin cấp phép tự động hoặcliên hệ NHPH để xin cấp phép theo quy định Các giao dịch phải xin cấp phépgồm:

- Toàn bộ các giao dịch ứng tiền mặt- Các giao dịch thực hiện bằng máy EDC

- Đối với các giao dịch thường, nếu số tiền của giao dịch bằng hoặc lớnhơn hạn mức thanh toán của ĐVCNT

- Ngoài ra trong quá trình thanh toán thẻ còn phát sinh nghiệp vụ tra soát,khiếu nại và đòi bồi hoàn.

b.Các thiết bị có liên quan

Trang 31

Thanh toán bằng thẻ là một hình thức thanh toán hiện đại, sử dụng chủ yếubằng máy móc thiết bị Các loại thiết bị hỗ trợ có nhiều nhưng hiện nay chủyếu là các loại sau:

*Máy chà hoá đơn

Máy chà hoá đơn là một thiết bị dùng để in lại những thông tin cần thiết đượcdập nổi trên thẻ lên hoá đơn như: Số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ…Hoá đơn được xem như bằng chứng xác đáng về việc tiêu dùng của chủ thẻđồng thời là cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng liên quan(nếu có).

*Máy cấp phép tự động

Máy cấp phép tự động là một thiết bị đọc từ được kết nối với mạng ngân hàngchấp nhận thẻ và các ngân hàng phát hành thẻ trên thế giới Nó được dùng đểcấp phép và xử lý trực tuyến các giao dịch thẻ tại ĐVCNT.Các giao dịch tàichính nhờ vậy mà được thực hiện và ghi lại trên tài khoản chủ thẻ tại ngânhàng phát hành thẻ.

Máy được cấu tạo đặc biệt có bộ phận đọc giải băng từ trên thẻ Việc đọc nàycòn giúp cho việc kiểm tra tính chất thật giả trên thẻ Trên thiết bị có mànhình hiển thị các thông tin vừa đọc và có bàn phím để nhập số tiền xin cấp

Trang 32

phép Sau khi truyền thông tin đi, máy sẽ nhận trả lời trực tiếp từ trung tâm xửlý cấp phép Máy này giúp cho các giao dịch được thực hiện suốt 24giờ/ngày.*Máy rút tiền tự động ATM

Hệ thống giao dịch tự động ATM cũng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻthông qua việc ứng tiền mặt cho chủ thẻ quốc tế.

Máy ATM gồm một số bộ phận cơ bản: Màn hình, bàn phím để thực hiện cácthao tác lệnh rút tiền, chuyển tiền…, khe để đưa thẻ vào máy, khe nhận tiền từmáy đưa ra, khe nhận hoá đơn giao dịch… Muốn rút tiền, chủ thẻ phải đưathẻ vào máy và nhập đúng số PIN Máy sẽ không hiện số PIN lên màn hình đểđảm bảo bí mật và an toàn Nếu chủ thẻ nhập sai số PIN, máy sẽ báo lỗi trênmàn hình và không thực hiện lệnh rút tiền.

Trước đây khi muốn rút tiền, người ta phải đến ngân hàng trước giờ đóng cửa,nhưng từ khi ATM ra đời và làm việc 24giờ/ngày thì khách hàng có thể rúttiền mặt, chuyển khoản, kiểm tra số dư tài khoản của mình… vào bất cứ lúcnào Do tính tiện lợi mà máy ATM ngày càng được sử dụng rộng rãi và pháttriển ra trên toàn thế giới Ngày nay rất nhiều ngân hàng phát triển hệ thốngATM chung với các công ty tài chính khác Hệ thống này mang tính chất khuvực, quốc gia hay quốc tế.

Trang 33

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại

Để đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của một ngân hàngthương mại thì chúng ta có thể thông qua một số chỉ tiêu như sau

1.2.3.1.Lợi nhuận

Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được gồm: Phí cơ sở chấp nhận thẻ, phíthường niên, phí phát hành thẻ, lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậmthanh toán và phí rút tiền mặt đối với thẻ tín dụng Ngoài ra còn có các khoảnthu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo.

Lợi nhuận thu được bằng thu nhập trừ đi các khoản chi phí và vốn đầu tư bỏra.

Bảng 1.1: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

1.Phí phát hành thẻ tín dụng:- Phí sử dụng thẻ

- Lãi cho vay- Phí thường niên

2.Phí thanh toán thẻ tín dụng3.Phí thẻ ATM

2.Khấu hao ATM3.Phôi thẻ

Trang 34

4.Chi phí thuê ngoài marketing5.Lương cán bộ

6.Nguyên vật liệu7.Khấu hao EDC

8.Phí thanh toán, phát hành trả TCTQT9.Chi phí khác

IIILỢI NHUẬN (II-I)

Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ có thể đánh giá bằng so sánh lợi nhuậngiữa các năm: nếu năm sau cao hơn năm trước về mặt tuyệt đối có thể có làhoạt động kinh doanh đã có hiệu quả hơn.

1.2.3.2 Số lượng thẻ phát hành

Thông qua so sanh số lượng thẻ phát hành qua các năm cũng có thể đánh giáhoạt động kinh doanh thẻ có phát triển hay không Số lượng thẻ ngày càng giatăng có nghĩa là hoạt động phát hành của ngân hàng đã phát huy hiệu quả.

1.2.3.3 Mạng lưới ATM, đơn vị chấp nhận thẻ

Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM cũng được thể hiện qua sựgia tăng số lượng máy ATM, ĐVCNT và ngoài ra còn thể hiện ở sự gia tăngsố lượng các giao dịch và tổng doanh số giao dịch thực hiện qua máy ATM.

Trang 35

1.2.3.4 Doanh số thanh toán thẻ

Dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế vẫn là một nguồn thu chính từ hoạt động thẻcủa các ngân hàng Vì vậy doanh số thanh toán thẻ tăng sẽ tăng thu cho ngânhàng và đẩy mạnh sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.

Trang 36

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động kinh doanh thẻ củangân hàng thương mại

1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan

1.2.4.1.1 Chiến lược phát triển sản phẩm

Khi tham gia vào bất cứ lĩnh vực nào, ngân hàng đều phải đề ra cho mình mụcđích tham gia thị trường, kế hoạch phát triển và các chiến lược để phát triểnthị trường đó Với việc hoạch định chiến lược rõ ràng sẽ đem lại hiệu quả caocho ngân hàng trong hoạt động đầu tư Đặc biệt với thị trường thẻ - thị trườngcòn tương đối mới, việc đặt ra cho mình kế hoạch ngắn và dài hạn sẽ giúpngân hàng thành công hơn trong khai thác thị trường này Các chiến lược cụthể được biểu hiện qua các hoạt động marketing quảng cáo sản phẩm, mởrộng mạng lưới phát hành và thanh toán thẻ Ngân hàng có hoạt độngmarketing tốt sẽ thu được thành công tốt trong mở rộng thị phần, tăng doanhthu.

1.2.4.1.2 Nền tảng công nghệ

Thẻ là một sản phẩm công nghệ cao nên nền tảng hệ thống công nghệ tiêntiến, tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động ổn định là yếu tố sống còn của hoạt độngkinh doanh thẻ.

Trang 37

Giải pháp cho nền tảng công nghệ của từng ngân hàng được lựa chọn phù hợpvới định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng đó.Các ngân hàng triểnkhai dịch vụ thẻ phải đầu tư một nền tảng công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tếbao gồm hệ thống hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quản lýhoạt động sử dụng và thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻquốc tế (TCTQT), hệ thống này phải được kết nối trực tuyến với hệ thống xửlý dữ liệu của các TCTQT Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đầu tư hệthống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như máy inthẻ, máy thanh toán thẻ tự động, máy rút tiền tự động ATM…

Vì vậy, đã thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ, ngân hàng phải đảm bảo triểnkhai một hệ thống công nghệ hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới.

1.2.4.1.3 Chất lượng thẻ

Trên thực tế một số ngân hàng có thẻ đa chức năng nhưng khả năng đáp ứngnhu cầu của khách hàng chưa cao Song đối với các nước phát triển, nơi cóđiều kiện ứng dụng công nghệ vào cuộc sống cao thì tính năng thẻ quyết địnhrất lớn tới lựa chọn sản phẩm của khách hàng Hiện nay chất lượng thẻ tại cácnước đang phát triển như Việt Nam chính là vấn đề bảo mật và an toàn thẻ.Tình trạng thẻ giả, lỗi thanh toán thẻ, thẻ báo nhầm, thanh toán sai…khiếnkhách hàng thiếu tin tưởng vào thẻ, làm giảm lượng phát hành.

Trang 38

1.2.4.1.4 Công tác khách hàng

Để cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển thì không thể không chú trọng tớicông tác khách hàng Cần phải tích cực giới thiệu một cách rộng khắp sảnphẩm dịch vụ thẻ để mọi người biết và hiểu sản phẩm của ngân hàng Cáinhìn trong công tác marketing về thẻ không thể chỉ dừng ở mức nhận địnhnhu cầu thị trường và thoả mãn nhu cầu đó như mô hình truyền thống mà phảiđược phát triển lên cao hơn Nhiệm vụ của marketing thẻ phải tại ra nhu cầu,tao ra sự ham muốn dành cho sản phẩm.

Việc quảng cáo sản phẩm cũng không thể đánh đồng các loại thẻ mà với mỗiloại phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu riêng, từ đó đề rachiến lược marketing phù hợp.

1.2.4.1.5 Phát triển sản phẩm mới

Cũng giống như các lĩnh vực kinh doanh khác những sản phẩm mới luôn thuhút sự quan tâm của khách hàng Việc không ngừng đưa ra các loại sản phẩmmới với tiện ích nổi trội hơn sẽ là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinhdoanh thẻ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Trang 39

Ngoài ra bên cạnh sản phẩm thẻ sẵn có, ngân hàng có thể phát triển thêmnhiều dịch vụ mới kèm theo như dịch vụ thanh toán điện tử,…khi đó ngườitiêu dùng sẽ thấy thẻ thực sự mang nhiều tiện ích và sẽ ưa chuộng thẻ hơn.

1.2.4.1.6 Nguồn nhân lực

Thẻ là phương tiện thanh toán hiện đại, áp dụng công nghệ cao Để kinhdoanh thẻ có hiệu quả, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có đội ngũ nhân lực cótrình độ, tinh thần làm việc tốt đảm bảo phát huy cao nhất hiệu quả trong mỗinghiệp vụ.

1.2.4.1.7 Hoạt động quản lý rủi ro

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực nào cũng đều chứa đựngrủi ro, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại cũng không tránhkhỏi Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải quản lý và thực hiện các biện phápphòng ngừa như thế nào để có thể giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, có thểmang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh thẻ.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM, nhìn chung có thể kháiquát thành bốn loại sau:

a.Rủi ro do giả mạo

Trang 40

Giả mạo có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình kinh doanh thẻ từ khâu pháthành đến khâu thanh toán Giả mạo thẻ có thể chia thành các loại sau: Đơnxin phát hành thẻ giả mạo, thẻ giả (bao gồm thẻ bị dập nổi lại, thẻ bị mã hóalại, thẻ bị làm giả hoàn toàn); đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo; sao chép và tạobăng từ giả; các giao dịch thanh toán không có sự xuất trình thẻ (giao dịchqua mạng, fax…).

Nguyên nhân gây ra rủi ro loại này là do sự lơ đễnh của chủ thẻ để lộ cácthông tin cá nhân liên quan đến thẻ, hoặc bị kẻ gian thực hiện sao chép tạobăng từ giả trong quá trình chi tiêu, nhất là các giao dịch qua mạng…

b.Rủi ro tín dụng

Thường xảy ra ở các loại thẻ tín dụng, khi chủ thẻ không có khả năng thanhtoán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng Khingân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, tức là họ đã camkết cho chủ thẻ được vay một số tiền, vì vậy nếu chủ thẻ không thanh toánhoặc không thanh toán đầy đủ các khoản đã sử dụng ngân hàng sẽ mất vốn.Nguyên nhân gây ra rủi ro này là do khâu thẩm định khách hàng không cẩnthận, không nắm bắt đầy đủ các thông tin về khách hàng, không sử dụng cácbiện pháp bảo đảm cần thiết…

Ngày đăng: 07/11/2012, 10:04

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ -  Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Bảng 1.1.

LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ Xem tại trang 37 của tài liệu.
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMVIỆT NAM -  Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

BẢNG 2.1.

KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMVIỆT NAM Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMVIỆT NAM -  Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

BẢNG 2.1.

KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMVIỆT NAM Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.2: Bảng Tổng kết tình hình phát hành thẻ của Techcombank -  Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Bảng 2.2.

Bảng Tổng kết tình hình phát hành thẻ của Techcombank Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 2.5: Tính năng của F@stAccess Visa Debit -  Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Bảng 2.5.

Tính năng của F@stAccess Visa Debit Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 2.8: Tình hình giao dịch thẻ của Techcombank qua các năm -  Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Bảng 2.8.

Tình hình giao dịch thẻ của Techcombank qua các năm Xem tại trang 71 của tài liệu.
Tình hình ứng tiền qua POS của Techcombank qua các năm cũng được sự tăng trưởng đáng kể: -  Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

nh.

hình ứng tiền qua POS của Techcombank qua các năm cũng được sự tăng trưởng đáng kể: Xem tại trang 72 của tài liệu.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ Trung tâm thẻ Techcombank các năm 2005-2006-2007) -  Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

gu.

ồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ Trung tâm thẻ Techcombank các năm 2005-2006-2007) Xem tại trang 73 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan