Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 98 - 100)

III LỢI NHUẬN (II-I)

3.2.6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

P. Kế hoạch tổng hợp

3.2.6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người là nhân tố thành công trong mọi hoạt động kinh doanh vì vậy thời gian tới Techcombank cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này.

Trước hết cần phải tăng cường đội ngũ cán bộ thẻ cho phù hợp với tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ. Thực tế trong quá trình hoạt động, Techcombank đã nhận thấy rằng số nhân sự để có thể phục vụ nhanh chóng cho thanh toán thẻ còn ít, nhiều khi phải điều từ bộ phận khác sang. Vì vậy đội ngũ cán bộ đủ mạnh là một yêu cầu cấp thiết của Techcombank, Ngân hàng cần có cả một chiến lược đào tạo trên cơ sở các quy hoạch đã được xác định.

Về nội dung đào tạo: cần chú trọng cả về kiến thức kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn đồng thời đặc biệt coi trọng công tác quản lý giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động kinh doanh thẻ hiện đại.

Các nhân viên phải tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để thích ứng với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như sự phát triển của công nghệ thẻ.

Cần tranh thủ sự trợ giúp thông qua hợp tác quốc tế để có thể mời chuyên gia của các Tổ chức thẻ quốc tế đào tạo cho cán bộ nâng cao sự hiểu biết đồng thời có thể tìm kiếm sự hợp tác và trợ giúp về đào tạo cán bộ thông qua các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam.

hàng cá nhân nên công tác tiếp thị dịch vụ thẻ mang nhiều điểm tương đồng với các loại hàng hóa dịch vụ tiêu dùng khác. Mặt khác nhu cầu về thẻ tại Việt Nam đối với đại đa số dân cư không phải là nhu cầu cấp bách, thực sự cần thiết phải có. Quan niệm của nhiều người dân vẫn coi dịch vụ thẻ là dành cho những người nhiều tiền, hay giao dịch. Điều đó đặt ra nhu cầu phải tích cực giới thiệu một cách rộng khắp sản phẩm dịch vụ thẻ đến với người dân, thay đổi quan niệm về thẻ tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.

Công tác marketing phải đưa ra được các phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp tới khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm và thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai của họ. Công tác này tập trung vào mục tiêu củng cố khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới và theo phương châm là không ngừng mở rộng mạng lưới khách hàng.

Để có thể mở rộng thị trường thẻ đầy tiềm năng ở Việt Nam, phổ biến, tiếp thị và quảng cáo một cách đồng bộ và sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư là một vấn đề cốt yếu. Việc thực hiện một chiến lược marketing rộng rãi và đồng bộ có thể thông qua các hình thức như:

Đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình, mạng internet hay các pano quảng cáo trên đường phố, từ đó phổ biến kiến thức rộng rãi tới mọi đối tượng dân cư. Đồng thời, thực hiện các hoạt động tài trợ cho các trò chơi kiến thức, trò chơi kinh tế, để qua đó truyền bá về thẻ cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng.

Luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, không ngừng nâng cao tiện ích cho các sản phẩm F@stAccess. Bởi khách hàng chính là kênh quảng cáo hiệu quả nhất, vì vậy nếu Techcombank phục vụ tốt các khách hàng hiện

Ngân hàng cần tận dụng đội ngũ giao dịch viên để quảng cáo vì họ luôn là những người tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, nắm bắt được tâm lý khách hàng, họ có thể tư vấn các loại hình dịch vụ khi khách hàng cần.

Với số lượng người truy cập Internet ngày càng đông thì việc quảng cáo trên các Website của chính Techcombank và một số Website thông tin, giải trí có số lượng người truy cập lớn cũng sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Đồng thời cần nâng cấp website giới thiệu về sản phẩm thẻ của Techcombank, không ngừng cập nhật thông tin về tiện ích, hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc trực tuyến.

Duy trì và phát triển quan hệ đối với khách hàng. Đây là giai đoạn kết chặt mỗi quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng khi khách hàng đã có những giao dịch thường xuyên với ngân hàng, nhằm mục đích chính là làm cho họ trở thành những khách hàng thực sự trung thành. Trong việc này, ngân hàng cần chú trọng tới khâu chăm sóc khách hàng để duy trì khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 98 - 100)