Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia.DOC

25 5K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Vì sao xoá đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xu hướng biến động về giá của thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 1

BÀI TẬPAN SINH XÃ HỘI

Câu 1:Vì sao xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền

Câu 2:Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy liên quan đến chương trình

xóa đói giảm nghèo quốc gia?

Bài làm

Câu 1:

Như chúng ta đã biết, đói nghèo không chỉ là vấn đề riêng của những ngườirơi vào cảnh đói nghèo mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâmcủa toàn xã hội Bởi vì đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả vềmặt kinh tế và xã hội sâu sắc: Đói nghèo gây suy thoái kinh tế; tăng tội phạmxã hội; tăng dịch bệnh do không đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật; gây bấtổn chính trị thậm chí dẫn đến nội chiến, chiến tranh; làm tăng sự phân biệt đốixử giữa người nghèo và người giàu; lảm giảm tuổi thọ con người…Nhữnghậu quả này có tính chất xoáy vòng ốc, làm cho người nghèo đã nghèo cònnghèo thêm Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của bấtkì quốc gia nào nhằm hướng tới phát triển một xã hội công bằng và văn minh,góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững Điều này thể hiện ở những nộidung chủ yếu sau :

- Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chínhsách ASXH mỗi quốc gia Cùng với bảo hiểm xã hội, cứu trọ xã hội, ưu đãixã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo tạo ra một tấm lưới toàn diệnbảo vệ cho các thành viên trong xã hội Nếu như BHXH hướng tới đối tượnglà người lao động, cứu trợ xã hội hướng tới những người khó khăn và bị tổn

Trang 2

thương trong cuộc sống, ưu đãi xã hội hướng tới những người có công vớinước thì xóa đói giảm nghèo hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổnthương nhất trong cuộc sống đó là tất cả người nghèo.

- Thứ hai, xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo ASXH một cách lâudài và bền vững Mặc dù BHXH là một chính sách ASXH lớn nhưng thực tếcho thấy đối tượng được hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội chủ yếu là tầng lớp dâncư có thu nhập bậc trung chứ không phải người nghèo Còn với chính sáchcứu trợ xã hội, mặc dù người nghèo là một trong những diện được hưởngnhiều nhưng các trọ giúp này( trừ một số trợ cấp dài hạn )thường có tính chấttức thì và ngắn hạn Vì vậy, xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tínhlâu dài và bền vững, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cuộc sống củamình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho mỗi quốc gia.

- Thứ ba, xóa đói giảm nghèo , xét về lâu dài góp phần làm giảm gánhnặng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấpASXH Khi tỉ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người hơn cần trợgiúp của chính sách ASXH Vì vậy, gánh nặng chi tiêu cho các trợ cấp ASXHsẽ được giảm xuống.

- Cuối cùng, xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXHtăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH Khi đóinghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khicác đối tượng cần trợ cấp ASXH cũng giảm Vì vậy người nghèo nói riêng vànhững người gặp khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấpASXH tốt hơn.

Trang 3

Câu 2: Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo ởViệt Nam :

-80/QĐ-TTG (09/04/1998) Thành lập Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêuquốc gia xoá đói giảm nghèo.

-177/2001/QĐ-TTG (09/11/2001) QĐ thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trìnhmục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.-67/2002/QĐ-TTG (28/05/2002) QĐ ban hành Quy chế hoạt động của BanChủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làmgiai đoạn 2001-2005

-20/2007/QĐ-TTG (05/02/2007) Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 :

I Mục tiêu của Chương trình

1 Mục tiêu tổng quát: đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củngcố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả;cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khókhăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ giatăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nôngthôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo 2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 - 11% năm2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo);

b) Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005.

c) Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảothoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Trang 4

II Đối tượng của Chương trình

Đối tượng là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiênđối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèocó đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt).

III Thời gian thực hiện Chương trình: từ nay đến năm 2010 IV Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2010

1 Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cơbản xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định

2 Có 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi.

3 Thực hiện khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫncách làm ăn cho 4,2 triệu lượt người nghèo.

4 Miễn, giảm học phí học nghề cho 150 nghìn người nghèo.

5 100% nguời nghèo được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đikhám, chữa bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.

6 Miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho 19 triệulượt học sinh nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học.

7 Tập huấn nâng cao năng lực cho 170 nghìn cán bộ tham gia công tác giảmnghèo ở các cấp, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở.

8 Hỗ trợ để xoá nhà tạm cho 500 nghìn hộ nghèo.

9 Phấn đấu 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí.V Các chính sách, dự án và hoạt động chủ yếu của Chương trình

1 Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sảnxuất, tăng thu nhập, bao gồm:

a) Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo;

b) Chính sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số;

Trang 5

c) Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triểnngành nghề;

d) Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khănvùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

đ) Dự án dạy nghề cho người nghèo;e) Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

2 Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội:a) Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo;

b) Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo;

c) Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt;d) Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

3 Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức:

a) Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm nghèovà hoạt động truyền thông);

b) Hoạt động giám sát, đánh giá

VI Các giải pháp thực hiện Chương trình

1 Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vượt nghèo để vươnlên làm giàu của chính hộ nghèo, xã nghèo; nâng cao năng lực của đội ngũcán bộ tham gia công tác giảm nghèo; đề cao trách nhiệm tổ chức thực hiệnChương trình của các cấp, các ngành; tăng cường sự tham gia của người dânvà giám sát đánh giá của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị, đoàn thể.2 Kinh phí thực hiện Chương trình :

Tổng nguồn vốn cho giảm nghèo khoảng 43.488 tỷ đồng.Trong đó, phân theo nguồn vốn:

- Ngân sách trung ương: 12 472 tỷ đồng (28,68 %);- Ngân sách địa phương: 2 260 tỷ đồng ( 5,2 %);- Huy động cộng đồng: 2 460 tỷ đồng ( 5,66 %);

Trang 6

- Huy động quốc tế: 296 tỷ đồng ( 0,68 %);- Vốn tín dụng: 26 000 tỷ đồng (59,79 %).

a) Nguồn kinh phí trực tiếp cho Chương trình khoảng 3.456 tỷ đồng Trongđó: ngân sách trung ương hỗ trợ 2.140 tỷ đồng; ngân sách địa phương 560 tỷđồng; huy động cộng đồng 460 tỷ đồng; huy động quốc tế 296 tỷ đồng;

b) Kinh phí lồng ghép với các chính sách hiện có khoảng 40.032 tỷ đồng (nhưtín dụng, trợ giúp y tế, giáo dục, hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nướcsạch cho đồng bào dân tộc thiểu số), trong đó từ ngân sách Trung ươngkhoảng 10.332 tỷ đồng.

3 Cơ chế thực hiện Chương trình:

a) Huy động nguồn lực theo cơ chế đa nguồn: ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từngân sách trung ương bố trí khoảng 12.472 tỷ đồng; ngân sách địa phươngphải bố trí tối thiểu bằng 1% tổng chi ngân sách hàng năm của địa phương đểthực hiện Chương trình; huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đìnhvà cá nhân, vận động tài trợ quốc tế của các tổ chức đa phương, song phươngvà phi Chính phủ;

Khi phân bổ nguồn kinh phí trên cần tập trung ưu tiên cho các xã miền núi,vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có tỷ lệ nghèo cao theo số lượng đốitượng và hệ số khó khăn của từng vùng.

b) Tạo điều kiện để người dân tham gia quá trình xây dựng, triển khai thựchiện Chương trình bảo đảm tính dân chủ, công khai và minh bạch;

c) Nhà nước hỗ trợ trực tiếp người nghèo các chi phí về giáo dục, dạy nghề(miễn, giảm học phí cấp trực tiếp cho người học hoặc cơ sở đào tạo), chi phí ytế (cấp thẻ bảo hiểm y tế);

d) Tiếp tục phân cấp quản lý cho địa phương, đặc biệt là cấp xã trong việcquản lý hộ nghèo và triển khai thực hiện Chương trình;

Trang 7

đ) Thực hiện giám sát và đánh giá trên cơ sở thiết lập hệ thống chỉ tiêu phùhợp ở các cấp Các địa phương tự giám sát, đánh giá, kết hợp với theo dõi,giám sát, đánh giá của các Bộ, ngành, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp,các tổ chức tư vấn, khoa học độc lập và giám sát, đánh giá của cộng đồng.-4/2008/CT-TTG( 25/01/2008 )Về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện cácchương trình giảm nghèo :

1 Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện giảmnghèo, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở,thúc đẩy, khuyến khích ý chí quyết tâm vượt nghèo của mọi người dân; tiếptục nghiên cứu tạo thêm các chính sách khuyến khích các hộ đã thoát nghèo,vươn lên làm giàu, nhất là ở các xã nghèo, vùng nghèo và từng hộ nghèo,người nghèo.

2 Tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèoở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cóđông đồng bào dân tộc thiểu số Gắn kết thực hiện Chương trình giảm nghèovới thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp cho cơ sở, tạo chocơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt độngcủa các chương trình giảm nghèo; không lấy lý do năng lực cán bộ xã yếu đểtrì hoãn việc phân cấp Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèovà đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới tổ chứctrợ giúp pháp lý tại cơ sở, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặcbiệt khó khăn, bảo đảm người nghèo khi có nhu cầu đều được trợ giúp pháp lýmiễn phí, giúp nâng cao nhận thức pháp luật, tích cực tham gia vào công tácgiảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

3 Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã nghèo, xã đặc biệtkhó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi

Trang 8

ngang ven biển và hải đảo; tăng cường quản lý đầu tư bằng việc chuyển dầnhình thức chỉ định sang thực hiện đấu thầu, bảo đảm minh bạch, tiến tới có100% số công trình của Chương trình 135 và các xã đặc biệt khó khăn vùngbãi ngang ven biển và hải đảo thực hiện đấu thầu vào năm 2010; phát triểnsản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các xã nghèo, xã đặcbiệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãingang ven biển và hải đảo, vùng nghèo; nhất là vùng có đông đồng bào dântộc thiểu số nghèo.

4 Đa dạng hoá các phương thức huy động nguồn lực và thực hiện tốt Chươngtrình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135 giai đoạn II; ưu tiêntrong việc bố trí nguồn lực, cấp vốn bảo đảm tiến độ, đưa công trình vào sửdụng đúng kế hoạch, không để dàn trải, kéo dài đối với các xã, huyện có tỷ lệhộ nghèo cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để tạo sựchuyển biến rõ nét Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các vùngnghèo, xã nghèo và nhận người nghèo vào làm việc, khuyến khích dạy nghềgắn với tạo việc làm trong nước hoặc xuất khẩu lao động Lồng ghép mục tiêugiảm nghèo bền vững vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội củatừng địa phương.

5 Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo thôngqua các chính sách, chương trình y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, nhà ở, đất ở,hạ tầng phục vụ dân sinh; từng bước thu hẹp dần chênh lệch trong việc hưởngthụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội, trong thu nhập và đời sống giữa thành thịvà nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

6 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kếtđánh giá kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo: đối với các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra;có cơ chế tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia giám sát

Trang 9

việc thực hiện Địa phương nào để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát lãngphí trong quản lý và sử dụng vốn của Chương trình, không hoàn thành kếhoạch được giao thì Chủ tịch ủy ban nhân dân địa phương đó phải chịu tráchnhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo có trách nhiệm phâncông các thành viên theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo và có biệnpháp hỗ trợ một số địa bàn trong các vùng nghèo trọng điểm có tỷ lệ hộ nghèocao thực hiện các chương trình giảm nghèo.

7 Tăng cường hợp tác quốc tế để huy động và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợvề kỹ thuật, kinh nghiệm và các nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu vềgiảm nghèo.

-937/QĐ-TTG (16/07/2008 )Thành lập Tổ công tác chỉ đạo xây dựng Đề áncơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với các huyện có tỷ lệ hộnghèo cao nhất :

Điều 1 Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình giảm nghèo, thànhlập Tổ Công tác chỉ đạo xây dựng Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèobền vững đối với các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, gồm các thành viênsau đây:

1 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội, Tổ trưởng;

2 Ông Hà Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, thành viên;

3 Ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên;4 Ông Phạm Sỹ Danh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, thành viên;

5 Ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,thành viên;

Trang 10

6 Ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,thành viên;

7 Ông Nguyễn Quốc Huy, Chuyên viên cao cấp, nguyên Phó Chủ nhiệm Vănphòng Chính phủ, thành viên.

Điều 2 Tổ công tác có các nhiệm vụ sau đây:

1 Xây dựng đề cương hướng dẫn các tỉnh có các huyện tỷ lệ hộ nghèo caonhất đánh giá thực trạng tình hình đói nghèo, xác định nhu cầu xây dựng cơsở hạ tầng kinh tế - xã hội, kiến nghị các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợthực hiện giảm nghèo bền vững phù hợp với đặc thù của từng huyện nghèo.2 Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá tiến độ thựchiện các chương trình, dự án thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 –2010 trên địa bàn các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, xây dựng danh mụccác dự án cần tập trung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo.

3 Xây dựng Đề án cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối vớicác huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, trên cơ sở đánh giá chính xác thực trạngvà nguyên nhân, từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ giảmnghèo bền vững đối với các huyện nghèo nhất với mục tiêu: từ nay đến năm2010 phải có bước chuyển biến nhanh về cơ sở hạ tầng, giai đoạn từ năm2011 – 2015 chuyển biến mạnh về đời sống vật chất, tinh thần cho ngườinghèo và giai đoạn từ năm 2016 – 2020, phấn đấu để các huyện nghèo nhấttiến kịp mức trung bình của các huyện trong cả nước; xây dựng dự thảo Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án và kế hoạch triển khai thựchiện trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 8 năm 2008.

Điều 3 Tổ trưởng Tổ Công tác có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữacác Bộ, ngành, địa phương với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, sử dụng bộ máy của Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội, tính toán, lồng ghép, phối hợp các chương trình, kế

Trang 11

hoạch và nguồn lực của công tác giảm nghèo và các chương trình liên quan đểxây dựng Đề án.

Điều 4 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvà các thành viên quy định tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày.

-30/A/2008/NQ-CP (27/12/2008)Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanhvà bền vững đối với 61 huyện nghèo :

PHẦN I:MỤC TIÊU1 Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của ngườinghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đếnnăm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực Hỗ trợ phát triển sảnxuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốtcác thế mạnh của địa phương Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phùhợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thứctổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổnđịnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinhthái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyếtđịnh số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộdân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thựccho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giápbiên giới để bảo đảm đời sống Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất

Trang 12

nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dântrên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩymạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăngcường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước độtphá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nôngthôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên25%.

3 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh Tăngcường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các côngtrình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý,khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theohướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được cácdịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao độngnông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đàotạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.

4 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực.Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sốngcủa dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay Lao động nôngnghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đàotạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mớikhoảng 50% Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn,trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diệntích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây côngnghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản cóđường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan