ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

94 727 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 7

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 7

1.1.1.Tên, địa chỉ doanh nghiệp 7

1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty .8 1.1.3 Qui mô hiện tại của công ty 10

1.1.3.1 Tình hình hoạt động: 10

1.2.Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 13

1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh 13

1.2.2 Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của Công ty 13

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 13

1.3.1 Số cấp quản lý của Công ty 13

1.3.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 18

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 22

2.1 Phân tích tình hình lao động, tiền lương 23

2.1.1 Cơ cấu lao động của Công ty 23

2.1.2 Xây dựng mức thời gian lao động 23

2.1.3 Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động 24

2.1.4 Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động 28

2.1.5 Cách xây dựng thang bảng lương 30

2.1.6 Các hình thức trả lương của Công ty 30

2.2 Phân tích các hoạt động Marketing của công ty 41

2.2.1 Các nhóm sản phẩm của Công ty 41

2.2.2 Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm 45

2.2.3 Thị trường tiêu thụ hàng hóa 47

2.2.4 Hoạt động Marketing 49

2.2.5 Giá cả và phương pháp định giá của Công ty 51

2.2.6 Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty 51

2.2.7 Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty 52

2.2.8 Đối thủ cạnh tranh 52

2.2.9 Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của công ty 53

2.3 Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định 57

2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động SXKD 57

Trang 2

2.3.2 Phương pháp quản lý dự trữ tại Công ty 58

2.3.3 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 58

2.3.4 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty 58

2.3.5 Tình hình tài sản cố định 60

2.3.6 Công tác đảm báo chất lượng sản phẩm tại Doanh nghiệp 65

2.4 Phân tích tình hình sản xuất 66

2.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất 66

2.4.2 Nội dung các bước công việc 67

2.4.3 Hình thức tổ chức sản xuất 68

2.4.4 Kết cấu sản xuất 68

2.5 Phân tích chi phí và giá thành 69

2.5.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp 69

2.5.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành 71

2.5.3.Phương pháp tập hợp chi phí 73

2.5.4 Báo cáo kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty 74

2.5.5.Bảng cân đối kế toán 74

2.2.6 Phân tích kết quả kinh doanh 79

2.5.7 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 80

2.5.8 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty 84

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 85

3.1 Đánh giá, nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp 85

3.1.1 Đánh giá và nhận xét 85

3.1.2 Nguyên nhân thành công và hạn chế còn tồn tại của doanh nghiệp 89

3.2 Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 89

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ

Trang 3

Hình 1.1 Mô hình tổ chức quản lý hiện tại của công ty……… 15

Bảng 2.1 Phân tích tình hình lao động năm 2007 với năm 2008………

Bảng 2.4 So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2008……….… 26

Bảng 2.5: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2008 và năm 2009………….…….27

Bảng 2.6: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2009……… 27

Bảng 2.7 : Tiền lương theo điểm hay của khối nghiệp vụ……….… 38

Bảng 2.8: Mức giá các sản phẩm……….…44

Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu năm 2007, 2008 và 2009……… ….45

Hình 1: Đồ thị biểu thị mức tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm………….…46

Hình 2: Thị trường tiêu thụ hàng hoá năm 2007 ,2008 và 2009……… 47

Hình 3: Thị trường xuất khẩu hàng hoá năm 2007 ,2008 và 2009……… 48

Bảng 2.10:Tên khách hàng chính của Công ty 50

Bảng 2.11: So sánh một số chỉ tiêu trung bình của ngành dệt may Việt Nam năm 2009… …53

Bảng 2.12: Kế hoạch SXKD của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG………….…56

Bảng 2.13: Một số hợp đồng mua nguyên, phụ liệu đã được ký kết 59

Bảng 2.14 Các loại tài sản cố định năm 2007,2008 và 2009 61

Bảng 2.15: Tăng giảm tài sản cố định năm 2007 62

Bảng 2.16 Tăng giảm tài sản cố định năm

Sơ đồ 2.1: Các công đoạn kiểm tra trong quá trình sản xuất 66

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm……….…… 67

Sơđồ2.3:Môhìnhtổchứcsảnxuất……… 68

Trang 4

Bảng 2.22: Tổng hợp giá thành các khách hàng chính năm 2008……….72

Bảng 2.23: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009…….

….74Bảng 2.24a: Bảng cân đối kế toán……….….76

Bảng 2.24b: Bảng cân đối kế toán (tiếp)……….… 78

Bảng 2.25: Phân tích kết quả kinh doanh……….… 79

Bảng 2.26.a: Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2007 và 2008……….…80

Bảng 2.26.b: Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2008 và 2009……….…81

Bảng 2.26.c: Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2007 và 2009……….…81

Bảng 2.27: Phân tích khả năng hoạt động………

….82Bảng 2.28: Phân tích khả năng quản lý vốn vay……….…82

Bảng 2.29 a : Khả năng sinh lời năm 2007 so với năm 2008 83

Bảng 2.29 b : Khả năng sinh lời năm 2009 so với năm 2008 83

Bảng 2.29c : Khả năng sinh lời năm 2009 so với năm 2007 84

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua ngành may mặc ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách quốc gia Không chỉ có vậy mà ngành may mặc còn là ngành đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp may thông qua việc nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và hướng mở rộng thị trường trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài đã minh chứng điều đó.

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành bao gồm: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, thương mại, kinh doanh vận tải và đào tạo

Công ty được thành lập ngày 22/11/1979 là doanh nghiệp quốc doanh Đến ngày 01/01/2003 được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với 100% vốn của các

cổ đông với tên Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên đến ngày 05/09/2007 côngty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Sau 30 năm xây dựng và

trưởng thành, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, công ty đã liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ; đa dạng hóa các mặt hàng; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Mục tiêu chiến lược của công ty là phát triển theo hướng đa ngành, ngành hàng sản xuất kinh doanh cốt lõi là hàng may mặc.

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện trên 6,000 người được đào tạo cơ bản, làm việc chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp tiên tiến Cùng với cơ sở vật chất khang trang được xây dựng trên diện tích mặt bằng là 130.000m2, máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001.

Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, EU với giá cả cạnh tranh, phương thức dịch vụ luôn đáp ứng mọi yêu cầu của

khách hàng trong và ngoài nước.Triết lý kinh doanh của công ty là: “Khách hàng làngười trả lương cho chúng ta”

Trong thời gian thực tập, khảo sát và nghiên cứu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của thạc sỹ Phạm Thị Mai Yến – khoa Quản lý công nghiệp và Môi trường – trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị phòng ban nghiệp vụ của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, đã giúp em hoàn thành tốt bản báo cáo này.

Trang 6

Báo cáo của em gồm có 3 phần như sau:

- Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp - Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 7

Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

1.1.1.Tên, địa chỉ doanh nghiệp

a) Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành bao gồm: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, thương mại, kinh doanh vận tải và đào tạo Có thể khái quát một số thông tin chung về công ty như sau:

- Tên tiếng Anh: TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt : TNG

b) Địa chỉ trụ sở : 160 Minh Cầu – Thành phố Thái Nguyên

Điện thoại : 0280 854 462 Fax : 0280 852 060

Website : www.tng.vn Email : info@tng.vn

Mã số thuế : 4600305723 Tài khoản giao dịch số :

 3901.000000.3923 (VND) tại NHĐT & PTVN chi nhánh Thái Nguyên  3901.037000.4036 (USD) tại NHĐT & PTVN chi nhánh Thái Nguyên  10201.00004.39204 (VND) tại NH CT VN chi nhánh Thái Nguyên  10202.00000.47206 (USD) tại NH CT VN chi nhánh Thái Nguyên

c) Giấy chứng nhận ĐKKD số 1703000036 (đăng ký thay đổi lần thứ 06) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 08 tháng 10 năm 2007.

d) Logo biểu tượng của công ty:

Ý nghĩa logo TNG : TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao dịch của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên trước đây Trong chiến lược phát triển thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Group hay TN Group Còn biểu tượng chữ TNG mầu đỏ, nằm trong quả cầu mầu xanh, ý muốn nói đến thương hiệu TNG lớn mạnh mang tầm quốc tế.

e) Slogan - triết lý kinh doanh của công ty:

“ KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI TRẢ LƯƠNG CHO CHÚNG TA ”

Trang 8

1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty

a) Thời điểm thành lập

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh Từ ngày 01/01/2003 công ty được cổ phần hóa có vốn điều lệ 100% là của các cổ đông Đến ngày 22/11/2007, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, với số lượng là 5,430 triệu cổ phiếu.

b) Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty

Kể từ ngày được thành lập cho đến nay, công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã trải qua 30 năm hình thành và phát triển Giai đoạn hình thành và phát triển đó của công ty được chia thành năm giai đoạn:

a) Giai đoạn thứ nhất ( 1979 – 1983)

- Ngày 22/11/1979: Xí nghiệp may Bắc Thái được thành lập theo quyết định số

488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái, với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng Xí

nghiệp đi vào hoạt động ngày 02 tháng 1 năm 1980, với 02 chuyền sản xuất Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh.

- Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp

nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí nghiệp, nâng số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng lên 08 chuyền Năm 1981 doanh thu của Công ty tăng gấp đôi năm 1980 Nhiệm vụ chính của xí nghiệp ở giai đoạn này là sản xuất áo bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh giao Đây là giai đoạn đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn này theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước.

b) Giai đoạn thứ hai ( 1984 – 1986 )

Đây là giai đoạn ổn định sản xuất để tạo đà phát triển Hoạt động sản xuất kinh doanh của giai đoan này vẫn theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước.

c) Giai đoạn thứ ba ( 1986 – 1993)

Đây là giai đoạn khởi đầu chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang

Trang 9

tiêu thụ sản phẩm Giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp chuyển đổi cơ chế nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vô cùng khó khăn, cán bộ công nhân viên chưa chuyển đổi được nhận thức , tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng vô cùng khó khăn, lạm phát tăng cao Chính vì vậy mà doanh nghiệp không tránh khỏi vòng xoáy của suy thoái kinh tế Có những năm doanh nghiệp gần như phải đóng cửa vì không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, người lao động bị mất việc làm.

- Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định số 708/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Bắc Thái Theo đó số vốn hoạt động của Công ty được nâng lên 577,2 triệu đồng.

- Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu tiêu thụ đạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động.

d) Giai đoạn thứ tư ( 1993 – 2002 )

Đây là giai đoạn chuyển giao thế hệ cán bộ lãnh đạo Hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có nhiều khởi sắc, đã có sự liên doanh liên kết với các đơn vị trong va ngoài nước để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và quy mô sản xuất, thu hút và giải quyết thêm được việc làm cho người lao động

- Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên Cũng trong năm 1997, Công ty liên doanh với Công ty May Đức Giang trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 08 chuyền may

- Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

e) Giai đoạn thứ năm ( từ 2003 đến nay )

Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 100% vốn của các cổ đông Hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt Việc duy trì được thị phần tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên thương hiệu.

- Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002

Trang 10

- Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông Công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng

- Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 18/03/2007 và phê duyệt chiến lược phát triển Công ty đến năm 2011 và định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo

- Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

- Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Có thể nói TNG đang lớn mạnh và vững bước phát triển cùng với ngành dệt may Việt Nam.

1.1.3 Qui mô hiện tại của công ty

1.1.3.1 Tình hình hoạt động:

* Các nhóm sản phẩm của Công ty

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung vào các sản phẩm chủ yếu sau:

- Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket có bông, hàng

jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục;

- Hàng quần: Quần tây, quần soóc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts, quần

trượt tuyết, Váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành may hiện nay, phần lớn sản phẩm của Công ty được xuất khẩu theo các đơn hàng đặt trước Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như các quy định liên quan khác

1.1.3.4 Cơ cấu tổ chức

a.Xí nghiệp may Việt Đức

Địa chỉ : 160 Đường Minh Cầu, TP Thái Nguyên, Tỉnh

Trang 11

Địa chỉ : 221, Đường Thống Nhất, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

– Số dây chuyền sản xuất : 16

– Sản phẩm chính : Áo Jacket, Quần Âu.

c.Xí nghiệp TNG Sông Công 1,2

Địa chỉ: Khu Công Nghiệp B, Thị Xã Sông Công, Tỉnh

Thái Nguyên

Điện thoại: 0280.3662.020Năng lực:

– Số dây chuyền sản xuất : 72

– Sản phẩm chính : Áo Jacket, Quần Bò, Quần Âu

e.Phân xưởng thêu.

Địa chỉ: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, TỉnhThái Nguyên

Năng lực:

– Số máy thêu 18 đầu 9 kim: 15 chiếc – Số lao động : 70 người

f Phân xưởng giặt:

Địa chỉ: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, TỉnhThái Nguyên

Năng lực:

– Máy giặt: 12 chiếc – Máy sấy: 21 chiếc – Máy vắt khô: 4 chiếc

– Số lao động : 40 người

g.Phân xưởng bao bì:

Trang 12

Địa chỉ: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, TỉnhThái Nguyên.

Năng lực:

- Sản xuất bao bì carton 1,5 triệu m2/ năm - Sản xuất túi PE 120 tấn/ năm

- Số lao động : 60 người

1.1.3.5 Những thành tích đạt được

Trải qua một quá trình phấn đấu kiên trì, Công ty đã tự khẳng định, đứng vững và phát triển Ý chí quyết tâm cao của toàn thể Cán bộ CNV và Ban lãnh đạo Công ty đã được đáp lại bằng những thành quả sau:

Năm 1998

- Bằng khen của Thủ trướng Chính phủ về “Đã có nhiều thành tích trong công tác sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Năm 2000

- Chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) - Huân chương Lao động hạng ba số 75 KT/CT của Chủ tịch nước trao tặng

Năm 2001

- Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO – 9001

Năm 2004

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thương mại tại Quyết định số 1229/2004/QĐ – BTM về “Đạt thành tích xuất khẩu xuất sắc trong năm 2003”

Năm 2005

- Bằng khen số 0360/PTM – TĐKT của Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam về “Những thành tích trong sản xuất kinh doanh và đóng góp tích cực vào sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2004”

- Bằng khen số 324/QĐ – VP của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về “Thành tích trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh năm 2004”

- Giải “Nhà cung cấp tốt nhất trong năm” do Công ty The Childrens Place Hoa Kỳ trao tặng tại Thượng Hải, Trung Quốc

- Giải “Doanh nghiệp uy tín – Chất lượng 2005” do tòa soạn Thông tin Quảng cáo ảnh Thương mại – Bộ Thương Mại trao tặng

Năm 2007

Trang 13

- Giải “Danh hiệu nhà quản lý giỏi lần 2 – 2007”

- Giải “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam – 2007/ Doanh nghiệp có hiệu quả SXKD tốt ”

- Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam “trao tặng giải danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007”

1.2.Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất và mua bán hàng may mặc

- Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc.

- Đào tạo nghề may công nghiệp

- Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp

- Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi - Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh

- Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư.

1.2.2 Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của Công ty

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung vào các sản phẩm chủ yếu sau: - Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket có bông, hàng Jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục.

- Hàng quần: Quần tây, quần soóc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts, quần trượt tuyết, váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành dệt may hiện nay, phần lớn sản phẩm của Công ty được xuất khẩu theo các đơn hàng đặt trước

Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như các quy định liên quan khác

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

1.3.1 Số cấp quản lý của Công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG bao gồm ba cấp quản lý đó là: Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở.

Quản lý cấp cao nhất của Công ty là: Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, các quyết định được thông qua bằng cách biểu quyết của

Trang 14

tất cả thành viên của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Tổng giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty.

Quản lý cấp trung gian là người hướng dẫn hoạt động hàng ngày của Công ty, hình thành và cụ thể hoá các quyết định quản lý cấp cao thành các công việc cụ thể Cụ thể ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì nhà quản lý cấp trung gian là: Giám đốc các chi nhánh và bộ phận giúp việc cho họ.

Những nhà quản lý cấp cơ sở là những người giám sát hoạt động của các nhân viên trực tiếp sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp trên giao cho Cụ thể đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thì cấp quản trị cơ sở được thể hiện ở các tổ trưởng các tổ sản xuất, quản lý kho, …

Trang 15

- KDXK: Kinh doanh xuất khẩu - KDNĐ: Kinh doanh nội địa - CNTT: Công nghệ thông tin - KSNB: kiểm soát nội bộ

- QLLĐ-TL-BH: Quản lý lao động – tiền lương – bảo hiểm

- TB & BHLĐ: Thiết bị và bảo hiểm lao động

- XNK: Xuất nhập khẩu - XDCB: Xây dựng cơ bản

Trang 16

Mô hình tổ chức của Công ty hoạt động theo kiểu trực tuyến chức năng, hệ thống này có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng Cách tổ chức này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định.

* Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:

- Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh và chủ trương chính sách dài hạn trong việc phát triển của Công ty;

- Quyết định cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt đông của Công ty; - Bầu, bãi nhiệm Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát;

- Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định.

* Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Hội đồng Quản trị có nhiệm vụ:

- Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất của Công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty; - Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc; - Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty;

Trang 17

- Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông; Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định.

Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG hiện có 5 thành viên, gồm:

1 Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hội đồng quản trị 2 Ông Lã Anh Thắng – Uỷ viên

3 Ông Nguyễn Việt Thắng – Uỷ viên 4 Bà Lý Thị Liên – Uỷ viên

5 Bà Đoàn Thị Thu – Uỷ viên

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu

Ban kiểm soát gồm 03 thành viên:

1 Ông Nguyễn Huy Hoàng – Trưởng ban

2 Bà Nguyễn Thị Minh Thọ – Tiến sỹ kinh tế, chủ nhiệm khoa kế toán trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên – Ủy viên

3 Bà Cao Thị Tuyết – Uỷ viên

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc, do Hội đồng Quản trị Công ty bổ nhiệm Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Đại hội đồng cổ đông về các quyết định của mình Tổng Giám đốc có nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh; - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty theo đúng Điều lệ Công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị;

- Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty; - Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị;

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Công ty.

Phó Tổng Giám đốc là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong hoạt động điều hành Công ty trong mảng công việc được giao.

Ban Giám đốc Công ty gồm 03 thành viên: 1 Ông Nguyễn Văn Thời – Tổng Giám đốc 2 Ông Lãnh Anh Thắng – Phó tổng giám đốc

Trang 18

3 Bà Lý Thị Liên – Kế toán trưởng (từ tháng 3-2008 giữ chức Phó tổng giám đốc) 1.3.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

* Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị

Chức năng:

- Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương và công tác quản trị hành chính của công ty.

Nhiệm vụ:

- Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

- Xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thu hút nhân tài vào làm việc tại công ty.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Xây dựng nội qui, qui chế quản lý về công tác lao động, tiền lương.

- Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn nhân lực của công ty - Quản lý quĩ tiền mặt của công ty.

- Kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý lao động, tiền lương của toàn công ty - Thực hiện công tác bảo vệ tài sản của CBCNV và của toàn công ty.

- Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động toàn công ty.

- Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự và công tác dân quân tự vệ của công ty.

* Phòng thiết kế mẫu:

Chức năng:

- Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật và công nghệ

Nhiệm vụ:

- Thiết kế, nhập mẫu sản phẩm để chào hàng cho các khách hàng; - Kiểm tra sản phẩm được khách hàng duyệt trước khi vào sản xuất; - Kiểm tra mẫu trước khi trình duyệt sản xuất;

- Lập hồ sơ hàng cho các chi nhánh;

- Kiểm tra về mặt kỹ thuật trước khi đưa sản phẩm vào sản xuất tại các chi nhánh Công ty.

* Phòng kinh doanh, xuất khẩu 1,2

Chức năng:

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể.

Trang 19

Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính.

- Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo chân hàng làm hàng xuất khẩu.

- Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của Công ty Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.

- Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng

- Xác định mặt hàng sản xuất, tỷ lệ mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng đơn hàng cho phù hợp với cơ cấu thiết bị và khả năng đầu tư của Công ty;

- Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch SXKD và giao kế hoạch SXKD cho các đơn vị.

- Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty.

* Phòng kinh doanh nội địa 1,2.

Chức năng:

- Tìm kiếm nguồn hàng dệt, may thêu cho công ty.

- Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược của công ty.

- Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm dệt, nhuộm, may, thêu của công ty từ các đơn hàng nhận được.

- Tham mưu, đề xuất cho ban TGĐ, hỗ trợ các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.

Nhiệm vụ:

- Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho công ty Lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối mẫu chào hàng.

- Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính gía thành sản phẩm giá bán (FOB, CM) …trình Tổng Giám đốc duyệt.

- Nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế nội trình Tổng Giám đốc ký.

- Cân đối nguyên phụ liệu, lập kế hoạch sản xuất từng đơn hàng, cấp phát nguyên phụ liệu cho đơn vị sản xuất.

- Làm packing list, lịch xuất hàng, chuyển giao cho đơn vị sản xuất, bộ phận liên

Trang 20

quan thực hiện.

- Thanh lý nguyên phụ liệu với Phân xưởng sản xuất, đơn vị gia công ngoài, khách hàng, theo dõi, đốc thúc việc thu hồi công nợ đối với khách hàng.

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Tổng Giám đốc

- Thiết kế, đổi mới giao diện Website và quản trị Website của công ty - Quản lý hòm thư điện tử.

- Tổng hợp kế hoạch đầu tư thiết bị văn phòng của công ty.

- Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý của công ty - Quản lý trang thiết bị văn phòng của toàn công ty.

- Tiếp nhận thông tin để cập nhật lên Website của công ty - Quản trị hệ thống mạng nội bộ trong toàn công ty.

* Phòng Kiểm soát nội bộ.

Chức năng và nhiệm vụ:

- Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh và của người hành nghề chứng khoán.

- Kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính.

- Nội dung khác theo nhiệm vụ Tổng Giám đốc Công ty giao

* Phòng quản lý lao động - Tiền lương - Bảo hộ.

Chức năng:

- Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương và công tác quản trị hành chính của công ty.

- Xây dựng nội qui, qui chế quản lý về công tác lao động, tiền lương;

- Xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thu hút nhân tài vào làm

Trang 21

- Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn nhân lực toàn Công ty; - Kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý lao động, tiền lương của toàn Công ty;

- Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động toàn Công ty;

- Quản lý quĩ tiền mặt của Công ty;

- Thực hiện công tác bảo vệ tài sản của CBCNV và của toàn Công ty.

- Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự và công tác dân quân tự vệ của Công ty.

* Phòng Thiết bị và bảo hộ lao động.

Chức năng và nhiệm vụ:

- Phòng Quản trị - Thiết bị và bảo hộ lao động có chức năng tham mưu Ban Giám Đốc trong công tác quy hoạch, quản lý sử dụng cơ sở vật chất trong công ty.

- Quản lý và giám sát việc sữa chữa thường xuyên các công trình nhà cửa, xưởng may, vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại thiết bị bảo hộ lao động trong công ty.

- Quản lý các nhà kho, cảnh quan môi trường; theo dõi, quản lý mua sắm, xử lý tài sản, công cụ và vật liệu phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh.

* Phòng đào tạo và tuyển dụng ( trung tâm đào tạo).

Chức năng và nhiệm vụ:

- Phòng đào tạo là đơn vị chức năng trực thuộc bộ máy quản lý của công ty, tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty về công tác quản lý và phát triển đào tạo nhân viên của công ty.

- Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc hoạch định chiến lược phát triển đào tạo của công ty như: quy mô đào tạo, định hướng phát triển nguồn nhân lực …

- Xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động đào tạo các khoá học nâng cao trình độ của công nhân viên, thực hiện chương trình học đại học tại chức cho cán bộ hành chính.

* Phòng bảo vệ.

Chức năng và nhiệm vụ:

- Đảm bảo trật tự trong công ty, kiểm soát tất cả những đối tượng ra, vào công ty, chịu trách nhiệm đảm bảo các tài sản của công ty và của các cá nhân thuộc công ty

- Thực hiện tất cả các công việc nhằm đảm bảo sự an toàn cho công ty.

Trang 22

- Quản lý Website và quảng bá hình ảnh Công ty - Thực hiện công tác maketing.

- Thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá - Thực hiện vận tải nội địa.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư, chiến lược đầu tư của Công ty - Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn.

- Lập hồ sơ thiết kế, dự toán các hạng mục công trình xây dựng cơ bản (kể cả công trình sửa chữa, cải tạo);

- Thực hiện công tác giám sát kỹ thuật các hạng mục công trình xây dựng cơ bản; - Lập phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả toàn bộ diện tích đất đai của công ty;

- Quản lý, duy tu bảo dưỡng chất lượng công trình xây dựng cơ bản.

- Xây dựng qui định phân cấp quản lý khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng cơ bản của công ty.

* Phòng Kế toán

Chức năng:

- Quản lý công tác tài chính, kế toán , thống kê của Công ty

Nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác kế toán của các xí nghiệp, của trung tâm và văn phòng Công ty - Đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Lập hồ sơ đòi tiền khách hàng, theo dõi và thu hồi công nợ của Công ty.

- Kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng nhập, xuất.

- Kiểm tra thanh, quyết toán và quản lý giá thành xây dựng cơ bản - Quản lý giá thành sản xuất của toàn Công ty.

- Kiểm tra, tổng hợp báo cáo thống kê tháng, quí, năm toàn Công ty.

- Kiểm tra, tổng hợp và phân tích báo cáo quyết toán tài chính tháng, quí, năm toàn Công ty.

- Tổng hợp, phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm - Phối hợp với các đơn vị xây dựng và giao kế hoạch SXKD hàng năm.

Trang 23

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Phân tích tình hình lao động, tiền lương

2.1.1 Cơ cấu lao động của Công ty

Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó công ty đã xác định: Lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh Nếu như đảm bảo số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động, hiệu quả máy móc thiết bị Do đó trong những năm qua Công ty đã không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG hiện có trên 6000 lao động được phân loại theo giới tính và trình độ :

*Phân loại theo giới tính : - Nữ giới có 4756 người, chiếm ~ 92% - Nam giới có 414 người, chiếm ~ 8%

Vì đặc thù của ngành là hàng may mặc, cần sự tỉ mỉ, khéo léo cho nên lực lượng lao động trong công ty chiếm đa phần là nữ giới.

*Phân loại theo trình độ :

- Trình độ đại học : 148 người, chiếm 2,863% - Trình độ thạc sỹ : 4 người, chiếm 0,077% - Trình độ cao đẳng : 55 người, chiếm 1,06% - Trình độ trung cấp : 199 người chiếm 3,85% - Công nhân : 4764 người, chiếm 92,15%.

Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng dệt may nên độ tuổi lao động trung bình của Công ty là khá trẻ, đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty vì tuổi trẻ rất năng động và sáng tạo, tạo ra được những bước đột phá mới Tuy đã không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty, nhưng hiện nay lượng cán bộ có trình độ cao vẫn còn hạn chế Điều này đòi hỏi công ty phải có biện pháp thu hút, tuyển chọn nhưng cán bộ có năng lực về với công ty nhiều hơn nữa.

2.1.2 Xây dựng mức thời gian lao động

Mức thời gian lao động hợp lý cho cán bộ công nhân viên là một nền tảng giúp tiến độ cũng như năng suất lao động của công ty được bảo đảm, duy trì theo đúng chiến lược công ty đề ra Mức thời gian lao động của công ty TNG cho nhân viên được đề ra như sau:

Thời gian làm việc của nhân viên trong công ty là 8giờ/ ngày, nghỉ ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết theo quy định Thời gian làm thêm không quá 01giờ/ ngày và không làm việc liên tục quá 06 ngày / tuần Cán bộ nghiệp vụ công ty được nghỉ từ chiều thứ bảy.

Trang 24

+ Mùa hè: Sáng từ 7h00ph đến 11h30ph Chiều từ 13h30ph đến 17h00ph + Mùa đông: Sáng từ 7h30ph đến 11h30ph.

Chiều từ 13h00ph đến 17h00ph.

2.1.3 Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động

2.1.3.1 Phân tích về mặt số lượng lao động

Ta có bảng số liệu sau:

Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đốigiữa năm 2008 với năm 2007

3Tổng số nhân viên Công ty 4368523686819,87%(Nguồn phòng kế toán Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG)

Bảng 2.1 Phân tích tình hình lao động năm 2007 với năm 2008

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2008 là 5236 người, tức là tăng thêm 868 người so với năm 2007 (4368 người), tương ứng với 19,87% Sự tăng này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+Lao động trực tiếp: Năm 2008 tăng thêm 792 người so với năm 2007, tương ứng 20,16%.

+Lao động gián tiếp: năm 2008 tăng thêm 76 người so với năm 2007, tương ứng 17,31%.

Trang 25

Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối:Giữa năm 2008 với năm 2009

3Tổng số nhân viên Công ty52365170-66-1.26%(Nguồn phòng kế toán Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG)

Bảng 2.2 Phân tích tình hình lao động năm 2008 với năm 2009

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2009 là 5170 người, tức là giảm 66 người so với năm 2008 (5236 người), tương ứng với 1,26% Sự giảm này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+ Lao động trực tiếp: năm 2009 giảm đi 61 người so với năm 2008, tương ứng với -1,29%.

+ Lao động gián tiếp: năm 2009 giảm đi 5 người so với năm 2008, tương ứng với -0,97%.

Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối giữa năm 2007 với năm 2009

3Tổng số nhân viên Công ty4368517080218,36%(Nguồn phòng kế toán Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG)

Bảng 2.3 Phân tích tình hình lao động năm 2007 với năm 2009

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2009 là 5170 người, tức là tăng 802 người so với năm 2007 (4368 người), tương ứng với tăng 18,36% Sự tăng này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+ Lao động trực tiếp: năm 2009 tăng lên 731 người so với năm 2007, tương ứng với

Trang 26

NSLĐ bình quân năm của 1

Giá trị tổng sản lượng

Số CNSX bình quân

* So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và 2008

Chênh lệch

1 Doanh số sản xuất (1000USD) 6.728.178 10.834.245 4.106.067 61,03 2 T/số ngày công toàn Cty (Công) 966.678 1.528.148 561.470 58,08 Trong đó: CN trực tiếp SX 650.856 985.674 334.818 51,44

(Nguồn phòng kế toán Công ty TP Đầu tư và Thương mại TNG)

Bảng 2.4 So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2008

Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động ta thấy tổng doanh số sản xuất tăng 61,03% tương ứng 4.106.067 (đv 1000USD), Số ngày công tăng 58,08% tương ứng 561470 công, trong đó của khối trực tiếp sản xuất tăng 51,44% tương ứng với 334818 công

Do đó NSLĐ bình quân 1 công nhân năm 2007 là 6,96 (USD/ca), năm 2008 là 7,09 tăng 0,13 (USD/ca) tương ứng 1,87% trong đó NSLĐ của khối trực tiếp sản xuất tăng 0,65 (USD/ca) tương ứng 6,29%

* So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2008 và 2009

Trang 27

STTChỉ tiêuNăm 2008 Năm 2009Chênh lệch

I Doanh số sản xuất (1.000USD) 10.834.245 9.638.527 -1,195,718 -11,04 II T/số ngày công toàn Cty (Công) 1.528.148 1.386.569 -141.579 -9,26 Trong đó: CN trực tiếp SX 985.674 872.596 -113.078 -11,47

(Nguồn phòng kế toán Công ty TP Đầu tư và Thương mại TNG)

Bảng 2.5: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2008 và năm 2009

Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động ta thấy tổng doanh số sản xuất năm 2009 giảm 11,04% so với năm 2008, tương ứng giảm 1.195718 (đv 1000USD), Số ngày công giảm 9,26% tương ứng giảm 141579 công, trong đó của khối trực tiếp sản xuất giảm 11,44% tương ứng với giảm 113078 công

Do đó NSLĐ bình quân 1 công nhân năm 2008 là 7,09 (USD/ca), năm 2009 là 6,95 giảm 0,14 (USD/ca) tương ứng giảm 1,97% trong đó NSLĐ của khối trực tiếp sản xuất tăng 0,06 (USD/ca) tương ứng tăng 0,55%

* So sánh năng suất lao động năm 2007với 2009

I Doanh số sản xuất (1.000USD) 6.728.178 9.638.527 2.910.349 43,26 II T/số ngày công toàn Cty (Công) 966.678 1.386.569 419.891 43,44 Trong đó: CN trực tiếp SX 650.856 872.596 221.740 34,07

(Nguồn phòng kế toán Công ty TP Đầu tư và Thương mại TNG)

Bảng 2.6: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2009

Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động ta thấy tổng doanh số sản xuất năm 2009 tăng 43,26% so với năm 2007, tương ứng tăng 2.910349 (đv 1000USD), Số ngày công tăng 43,44% tương ứng tăng 419891 công, trong đó của khối trực tiếp sản xuất giảm 34,07% tương ứng với tăng 221740 công

Do đó NSLĐ bình quân 1 công nhân năm 2007 là 6,96 (USD/ca), năm 2009 là 6,95 giảm 0,01 (USD/ca) tương ứng giảm 0,14% trong đó NSLĐ của khối trực tiếp sản xuất tăng 0,71 (USD/ca) tương ứng tăng 6,87%

Trang 28

Năng suất lao động là một yếu tố quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp Vì vậy, vấn đề của mọi công ty đều là làm sao để nâng cao được tối đa năng suất lao động của công nhân viên, song song với đó là cố gắng giảm chi phí sản xuất Điều này không hề đơn giản đối với các công ty Tuy nhiên với sự chỉ đạo của hội đồng cổ đông, công ty TNG đã đạt được những thành công trong việc nâng cao năng suất lao động của mình.

2.1.4 Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động* Quy trình tuyển dụng như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

Ban giám đốc Công ty căn cứ theo định hướng mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường quản lý, thống nhất nhu cầu sử dụng lao động quản lý hoặc công nhân sản xuất cho các phòng ban chức năng và phân xưởng trong toàn Công ty.

Các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất cân đối lực lượng lao động trong bộ phận mình nếu thiếu xin bổ sung lao động.

Bước 2: Phân tích vị trí cần tuyển

Sau khi xác định được nhu cầu cần tuyển, phòng tổ chức phân tích vị trí công việc còn thiếu.

Bước 3: Xây dựng tiêu chuẩn

Xây dựng các tiêu chuẩn của vị trí cần tuyển.

Bước 4: Thăm dò nguồn cần tuyển

Xem xét nguồn cần tuyển, từ đó để có biện pháp thông báo, quảng cáo tuyển dụng hiệu quả nhất.

Bước 5: Thông báo, quảng cáo

Thông báo, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 6: Thu hồ sơ

Kiểm tra đầy đủ các tiêu chuẩn theo nội dung thông báo quy định, nếu đạt tiêu chuẩn thì cập nhật danh sách đăng ký thi tuyển, nếu không đạt thì trả lại hồ sơ cho người đăng ký.

Bước 7: Kiểm tra, xem xét hồ sơ

Hồ sơ sau khi được kiểm tra về mặt lý lich, trình độ nếu đủ tiêu chuẩn thì cập nhật vào danh sách thi tuyển, nếu không đạt thì loại.

- Phỏng vấn kiểm tra trình độ và sức khoẻ.

Bước 8: Quyết định tuyển dụng

Trên cơ sở danh sách đăng ký đã được phòng Kế hoạch - Tổng hợp phê duyệt, phòng này phối hợp với các phòng ban chức năng có liên quan và các phân xưởng để lập

Trang 29

hội đồng thi tuyển Hội đồng thi tuyển sẽ phỏng vấn, kiểm tra về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sau đó kiểm tra về mặt sức khoẻ từng người.

Những người không đạt sẽ bị loại.

Bước 9: Hoà nhập người mới

Trưởng các phòng ban chức năng, quản đốc phân xưởng có nhân viên, công nhân mới có trách nhiệm phân công, quản lý, theo dõi và nhận xét đánh giá kết quả thử việc và đề nghị kí hay không kí hợp đồng lao động đối với lao động mới.

Bước 10: Đánh giá chi phí tuyển dụng

Sau khi đã ký hợp đồng với người lao động xong, phòng Tổ chức hành chính sẽ tính tổng chi phí tuyển dụng bao gồm: Chi phí quảng cáo, chi phí thu hồ sơ, chi phí kiểm tra, chi phí thử việc

* Quy trình đào tạo:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo.

Căn cứ định hướng nâng cao trình độ đầu tư từ chiều sâu cho việc phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm, Ban giám đốc Công ty xác định chiến lược đào tạo nhân lực trong các ngành nghề Các đơn vị, bộ phận, phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm đối với bộ phận mình.

Bước 2 : Xem xét phê duyệt

Phòng Tổ chức tài chính căn cứ vào định hướng đào tạo của Công ty lập kế hoach tổng thể về chương tình đào tạo Nếu kế hoạch đào tạo của các đơn vị, bộ phận, phòng ban chức năng không phù hợp với thực tế thì không được chấp nhận.

Bước 3: Thực hiện đào tạo mới

+ Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:

Đối với những lao động đã có tay nghề ngành may thi Công ty tiến hành thi kiểm tra tay nghề, đề và chấm thi kiểm tra tay nghề do phòng Tổ chức hành chính tiến hành Xét điểm thi để tiến hành nâng bậc thợ cho lao động.

Đối với những người lao động chưa có tay nghề thì Công ty chuyển hồ sơ sang trung tâm đào tạo nghề của Công ty mở Tại trung tâm các học viên học nghề theo yêu cầu, kiểm tra, có bằng chứng nhận Sau quá trình kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được chuyển sang làm việc cho Công ty.

+ Đối với lao động thuộc khối gián tiếp.

Căn cứ vào ngành nghề đào tạo của người lao động và nhu cầu về lao động công tiến hành tuyển, ký hợp đồng, bố trí lao động đúng ngành nghề đào tạo của mình.

Đối với người lao động mới và chưa biết nghề may công nghiệp sẽ được Công ty ký hợp đồng đào tạo nghề Năm 2006, Trung tâm Đào tạo TNG đã tiếp nhận khoảng 1600

Trang 30

học viên, chiếm 42 % lao động nhận mới vào Công ty, chi phí trung bình cho một học viên/tháng là 500.000 đồng Đối với CBCNV, Công ty hỗ trợ 100% tiền lương, tiền học phí đào tạo đối với cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đặc biệt, Công ty còn hỗ trợ tiền học phí với con của CBCNV đang học tại các trường đại học có nguyện vọng vào làm việc tại Công ty

2.1.5 Cách xây dựng thang bảng lương

Thang lương, bảng lương sẽ được tính theo từng ngạch công việc theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: Khả năng cạnh tranh tiền lương

so với các doanh nghiệp khác, các qui định của pháp luật, trước hết là so với mức lương tối thiểu Nhà nước qui định, năng suất lao động, kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoặc thâm niên công tác của người lao động trong doanh nghiệp, các hình thức khuyến khích hiện có, các khoản tiền thưởng

Bước 2: Thiết lập thang lương, bảng lương: Trên cơ sở các thông tin đã thu thập

được và các yếu tố ảnh hưởng đã xem xét, việc thiết lập thang lương, bảng lương tiến hành theo trình tự:

- Xác định số ngạch lương trong doanh nghiệp thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc

- Xác định số bậc lương trong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ưu thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp cần có đối với thang lương, bảng lương

- Quyết định mức lương theo ngạch và theo bậc

2.1.6 Các hình thức trả lương của Công ty

a)Tiền lương của khối trực tiếp sản xuất.

Tiền lương theo sản phẩm:

Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp được tính theo công thức sau.

TLSP = SLSP * KĐC * ĐG

*TLSP: Tiền lương sản phẩm của từng người lao động trong 8 giờ làm việc, tối thiểu bằng tiền lương cấp bậc đóng BHXH, tiền lương sản phẩm không đủ thì người lao động được bù để bằng tiền lương cấp bậc đóng BHXH Nếu người lao động phải bù 3 tháng liên tục thì phải điều động làm công việc khác có mức lương thấp hơn.

*SLSP: Số lượng sản phẩm thực hiện theo mức giao khoán trong 8 giờ làm việc ( Người lao động phải được giao đủ số lượng sản phẩm trong 8 giờ làm việc để đạt tiền lương cấp bậc đóng BHXH ).

*KĐC: Là hệ số điều chỉnh đơn giá tiền lương cho từng mã hàng theo số lượng sản phẩm của mã hàng nhiều hay ít, tính chất của mã hàng khó hay dễ do giám đốc chi nhánh

Trang 31

*ĐG: Đơn giá tiền lương được tính theo công thức:

*Lương tối thiểu: Là mức lương tối thiểu do nhà nước qui định tại thời điểm hiện nay là 450.000 đồng

*HSCB: Hệ số lương cấp bậc của từng bậc lương theo thang bảng lương của công ty được sở lao động thương binh xã hội phê duyệt theo thông báo ngày 6/7/2006.

*TGCN: Thời gian công nghệ cắt, may, đóng kiện, là, nhặt chỉ, thêu, giặt sản phẩm theo thiết kế dây chuyền công nghệ.

Tiền lương của công nhân cơ điện được hưởng theo doanh thu sản xuất của các tổ sản xuất và được phân phối cho từng người theo cấp bậc thợ.

Tiền lương của: Vệ sinh công nghiệp, nấu ăn, bốc vác được hưởng theo mức khoán gọn.

Lương theo thời gian:

Tiền lương thời gian trả cho những ngày nghỉ, lễ, tết, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ phép, học tập, nghỉ do tai nạn lao động được tính theo công thức sau:

Tiền lương ngừng việc:

*Nếu do lỗi của cán bộ quản lý để người lao động phải chờ việc thì người lao động được hưởng tiền lương chờ việc theo lương thời gian là:

*Nếu do lỗi của người lao động thì không được trả lương và phải bồi thường thiệt hại do lỗi gây ra và bị trừ thi đua khen thưởng.

*Nếu vì sự cố điện, nước hoặc sự cố bất khả kháng khác mà không do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được hưởng tiền lương chờ việc theo thoả thuận nhưng không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.

Tiền lương làm thêm giờ

* Làm thêm giờ vào ngày thường trong tuần

Trang 32

*Làm thêm giờ vào ngày chủ nhật:

*Làm thêm giờ vào ngày lễ tết:

Tiền lương của cán bộ quản lý tổ:

Được hưởng theo tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất tại đơn vị trực tiếp chỉ đạo Tiền lương của từng người được tính theo công thức sau:

TL = ∑ TLSP * K1 * K2 * K3 * NC

*TL: Tiền lương của cá nhân trong tháng.

*∑TLSP: Tổng tiền lương sản phẩm trong tháng của phân xưởng, của tổ trực tiếp quản lý.

*NC: Ngày công làm việc thực tế của cá nhân trong tháng *K1: Tỉ lệ từ 3- 6%/tổng tiền lương sản phẩm của đơn vị.

*K2: Hệ số điều chỉnh tiền lương của cán bộ quản lý tổ may, tổ cắt, tổ giặt, tổ là, tổ hoàn thành, tổ cơ điện do giám đốc chi nhánh quyết định trên cơ sở hiệu quả của từng đơn vị.

b) Tiền lương của khối nghiệp vụ văn phòng Công ty, chi nhánh, xí nghiệp và trungtâm.

Tiền lương của cán bộ nhân viên Công ty hưởng theo điểm HAY được tính theo công thức sau:

*Số điểm HAY được đánh giá trên 3 thành tố: Know how, giải quyết vấn đề và trách nhiệm.

*NCLV: Ngày công làm việc trong tháng theo đúng qui định của bộ luật lao động (trường hợp đi làm vào các ngày nghỉ thì bố trí nghỉ bù vào các ngày trong tuần Nếu không bố trí nghỉ bù được mà thanh toán trả lương thì phải có phê duyệt của tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, nhưng ngày công không được vượt quá số ngày theo lịch trong tháng)

*NC: Ngày công đi làm thực tế trong tháng.

Trang 33

*Tiền lương hàng tháng theo điểm HAY ứng với hệ số K=100 điểm của từng chức danh công việc được hưởng như sau:

Trang 34

lương TT Nhóm chức vụ, chức danh công việc

22 Nhân viên văn thư, lễ tân33 Nhân viên phát kim

63 Nhân viên giao nhận hàng74 Nhân viên tổ bảo dưỡng85 Công nhân may mẫu

12 9 Công nhân vận hành máy giặt, bao bì cát tông, cơ khí

NhómI-3

13 1 Cán bộ Công đoàn, đoàn thanh niên , thường trực đảng ủy

14 2 Nhân viên IT sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị văn phòng153 Nhân viên mẫu dấu164 Nhân viên QC cắt175 Nhân viên QC may

186 Nhân viên tuyển dụng, đào tạo

233 Nhân viên QA inline244 Nhân viên bảng mầu

Trang 35

266 Nhân viên phiên dịch277 Nhân viên ke gá

28 8 Nhân viên KH, Kỹ thuật phân xưởng Thêu, Giặt, BB- PE

NhómI- 5

29 1 Nhân viên bảo hiểm, LĐ - TL, thi đua khen thưởng

346 Nhân viên lái xe, tiếp liệu357 Nhân viên Kỹ thuật

368 Nhân viên thiết kế chuyền, sơ đồ37 9 Nhân viên điều độ PX cắt, hoàn

402 Nhân viên thiết kế mẫu

41 3 Nhân viên Nghiệp vụ Xuất nhập

452 Nhân viên thiết kế mẫu phát triển46 3 Nhân viên thiết kế Web, phần

Trang 36

II-1 49 3 Tổ trưởng bảo vệ

662 Trưởng nhóm kinh doanh673 Trưởng phòng cơ điện724 Quản đốc phân xưởng cắt735 Quản đốc phân xưởng hoàn

Trang 38

Thái, Sông Công 1,2; Phú BìnhNhóm

II-12 102 1 Tổng giám đốc Công ty 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,50015,000,00022,500,00030,000,00037,500,00045,000,00052,500,000

(Nguồn phòng kế toán Công ty TP Đầu tư và Thương mại TNG)

Bảng 2.7 : Tiền lương theo điểm hay của khối nghiệp vụ

Trang 39

* Việc xếp vào nhóm, bậc lương cho từng người căn cứ vào chấm điểm HAY, do Tổng giám đốc quyết định Nhóm trưởng được phụ cấp 10%

* Cán bộ công nhân viên từ nhóm 3 trở lên làm việc tại khu vực chi nhánh Việt Mỹ được hưởng thêm phụ cấp 10%.

* Thời gian để xem xét nâng bậc lương tối thiểu là 12 tháng.Những trường hợp được nâng lương đặc cách do Tổng giám đốc quyết định.

* Nhân viên trong thời gian thử việc được hưởng 70% tiền lương của nhóm bậc lương kí hợp đồng.

* Tiền BHXH,BHYT,KPCĐ thực hiện theo qui định của bộ luật lao động.Tiền ăn ca là 2%/tiền lương sản phẩm.

* Cán bộ công nhân viên phải làm thêm giờ, tiền lương cho giờ làm thêm được hưởng theo đúng qui định của bộ luật lao động.

c) Tiền thưởng.Tiền thưởng tháng.

Nguồn tiền thưởng hàng tháng của các đơn vị bằng tổng nguồn tiền lương trừ đi tiền lương sản phẩm, tiền BHXH, BHYT, tiền ăn ca và tiền lương dự phòng Được xác định theo công thức sau:

NTT = NTL - TLSP - TBH - TAC - TLDP + %DTDGC *NTT: Là nguồn tiền chi trả thưởng trong tháng.

*NTL: Nguồn tiền lương được tính theo tỷ lệ % doanh số sản xuất (hoặc doanh thu tiêu thụ) được xây dựng trong bảng xây dựng giá thành kế hoạch giao khoán cho từng đơn vị.

*TLSP, TBH, TAC: Là tiền lương sản phẩm, tiền BHXH, BHYT, tiền ăn ca đã chi trong tháng.

*TLDP: Tiền lương dự phòng 10% nguồn tiền lương.

*%DTDGC: Là doanh thu đưa đi gia công, do giám đốc chi nhánh tự quyết định Tiền thưởng của từng người được tính theo công thức:

*TLSP: Là tiền lương sản phẩm của mỗi cá nhân *K: Là tổng điểm của mỗi cá nhân trong tháng.

*TT: Tiền thưởng hàng tháng của cá nhân.

Tiêu chí xét thưởng hàng tháng theo tiêu chí của từng phòng, từng chi nhánh và trung tâm do trưởng phòng, giám đốc chi nhánh, trung tâm đề nghị Tổng giám đốc phê duyệt Theo nguyên tắc vi phạm nội qui, qui chế Công ty theo tiêu chí nào thì trừ điểm

Trang 40

theo số điểm theo tiêu chí đó, vi phạm ngày nào thì trừ điểm ngày ấy, không được cộng dồn đến cuối tháng trừ điểm.

Đối tượng không được xét thưởng hàng tháng là:

- Đối với CBCNV hưởng lương theo điểm HAY không hoàn thành công việc theo bảng mô tả công việc.

- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất không đạt tiền lương sản phẩm theo lương cấp bậc đóng BHXH.

- CBCNV vi phạm nội qui qui chế bị trừ điểm đến > 30 điểm.

Tiền thưởng năm.

Tiền thưởng của chi nhánh, xí nghiệp và các trung tâm được hình thành từ hai nguồn như sau:

*Nguồn thứ nhất là phần lãi còn lại sau khi trích nộp đủ cho Công ty theo mức giao khoán và hạch toán đúng đủ các khoản mục chi phí vào giá thành sản phẩm.

*Nguồn thứ hai Công ty trích thưởng cho chi nhánh, xí nghiệp, trung tâm 3% theo mức trích nộp lợi nhuận cho Công ty theo mức giao khoán (trừ khấu hao cơ bản)

Tiền thưởng của CBCNV văn phòng Công ty: Được chi từ nguồn tiền lương còn lại của khối văn phòng Công ty theo cơ chế phân phối thu nhập của Công ty.

Tiền thưởng riêng cho phòng thị trường hàng tháng được tính bằng 0.05%/doanh thu xuất khẩu Đây là phần tiền thưởng thêm ngoài nguồn tiền thưởng của Công ty cho phòng thị trường có công tìm kiếm khách hàng mang nhiều đơn hàng về cho Công ty.

Tiêu chí xét thưởng năm căn cứ tổng điểm bị trừ hàng tháng và tổng điểm được cộng thưởng hàng tháng Tiền thưởng của từng người được tính theo công thức:

*TT: Tiền thưởng của từng người được hưởng *NTT: Là nguồn tiền thưởng của từng đơn vị.

*∑(TLSP x K ): Là tổng tiền lương sản phẩm và tổng điểm cá nhân đã trừ đi số điểm bị trừ của cá nhân trong cả năm.

Đối tượng không được xét thi đua khen thưởng năm.

*CBCNV có ba tháng không hoàn thành nhiệm vụ theo bản mô tả công việc đối với người hưởng lương theo điểm HAY,còn đối với công nhân trực tiếp sản xuất là có 3 tháng bị bù tiền lương.

*CBCNV vi phạm nội qui, qui chế Công ty bị kỉ luật từ hình thức ra quyết định khiển trách trở lên.

Ngày đăng: 01/10/2012, 16:59

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Mô hình tổ chức quản lý hiện tại của công ty - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Hình 1.1..

Mô hình tổ chức quản lý hiện tại của công ty Xem tại trang 16 của tài liệu.
2.1.3 Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

2.1.3.

Tình hình sử dụng lao động, năng suất lao động Xem tại trang 25 của tài liệu.
Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối: Giữa năm 2008 với năm 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

h.

ân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối: Giữa năm 2008 với năm 2009 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2.2 Phân tích tình hình lao động năm 2008 với năm 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.2.

Phân tích tình hình lao động năm 2008 với năm 2009 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2.4 So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2008 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.4.

So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2007 và năm 2008 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.5: So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2008 và năm 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.5.

So sánh năng suất lao động giữa 2 năm 2008 và năm 2009 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.8: Mức giá các sản phẩm - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.8.

Mức giá các sản phẩm Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu năm 2007,2008 và 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.9.

Cơ cấu doanh thu năm 2007,2008 và 2009 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 1: Đồ thị biểu thị mức tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Hình 1.

Đồ thị biểu thị mức tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 2: Thị trường tiêu thụ hàng hoá năm 2007,2008 và 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Hình 2.

Thị trường tiêu thụ hàng hoá năm 2007,2008 và 2009 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 3: Thị trường xuất khẩu hàng hoá năm 2007,2008 và 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Hình 3.

Thị trường xuất khẩu hàng hoá năm 2007,2008 và 2009 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.10:Tên khách hàng chính của Công ty - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.10.

Tên khách hàng chính của Công ty Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.12: Kế hoạch SXKD của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG f. Trách nhiệm xã hội - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.12.

Kế hoạch SXKD của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG f. Trách nhiệm xã hội Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2.16. Tăng giảm tài sản cố định năm 2008 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.16..

Tăng giảm tài sản cố định năm 2008 Xem tại trang 63 của tài liệu.
TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình 1 Nguyên giá - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

h.

ữu hình TSCĐ vô hình 1 Nguyên giá Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.19: Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2007 và 2008 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.19.

Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2007 và 2008 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.20. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2008 và 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.20..

Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2008 và 2009 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.21. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2007 và 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.21..

Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2007 và 2009 Xem tại trang 66 của tài liệu.
2.4. Phân tích tình hình sản xuất - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

2.4..

Phân tích tình hình sản xuất Xem tại trang 67 của tài liệu.
2.4.3. Hình thức tổ chức sản xuất - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

2.4.3..

Hình thức tổ chức sản xuất Xem tại trang 69 của tài liệu.
hình 22 18 174.156.072.519 178.810.729.475 135.422.105.778 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

hình 22.

18 174.156.072.519 178.810.729.475 135.422.105.778 Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 2.24a: Bảng cân đối kế toán - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.24a.

Bảng cân đối kế toán Xem tại trang 78 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo) - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

ti.

ếp theo) Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 2.25: Phân tích kết quả kinh doanhChỉ tiêuNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.25.

Phân tích kết quả kinh doanhChỉ tiêuNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 2.26.c: Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2007 và 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.26.c.

Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2007 và 2009 Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 2.26.b: Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2008 và 2009 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.26.b.

Hệ số khả năng thanh toán giữa năm 2008 và 2009 Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 2.27: Phân tích khả năng hoạt động - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.27.

Phân tích khả năng hoạt động Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 2.29 a: Khả năng sinh lời năm 2007 so với năm 2008 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.29.

a: Khả năng sinh lời năm 2007 so với năm 2008 Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 2.29 b: Khả năng sinh lời năm 2009 so với năm 2008 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.29.

b: Khả năng sinh lời năm 2009 so với năm 2008 Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 2.29 c: Khả năng sinh lời năm 2009 so với năm 2007 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.doc

Bảng 2.29.

c: Khả năng sinh lời năm 2009 so với năm 2007 Xem tại trang 86 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan