(Luận án tiến sĩ) Kỹ Năng Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

195 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
(Luận án tiến sĩ) Kỹ Năng Nghiên Cứu Khoa Học Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1 Các nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng nghiên cứu khoahọc của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và

những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 31

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG NGHIÊNCỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌCXÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN

2.1 Lý luận về kỹ năng nghiên cứu khoa học 352.2 Lý luận về kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên

khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu khoa họccủa giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường

3.3 Tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng nghiên cứu khoa họccủa giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường

Trang 2

KHOA HỌC CHO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃHỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN

4.1

Thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảngviên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan

4.2 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năngnghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hộivà nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

Trang 3

TTChữ viết đầy đủChữ viết tắt

Trang 4

Bảng 3.1 Độ tin cậy của tiểu thang đo nhóm kỹ năng chuẩn bị

Bảng 3.2 Độ tin cậy của tiểu thang đo nhóm kỹ năng triển khai

Bảng 3.3 Độ tin cậy của tiểu thang đo nhóm kỹ năng trình bày

Bảng 3.4 Độ tin cậy của tiểu thang đo nhóm kỹ năng tự kiểm tra,

đánh giá và điều chỉnh trong nghiên cứu của giảng viên 86Bảng 3.5 Tổng hợp các tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng nghiên

Bảng 4.1 Kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 105Bảng 4.2 Kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu của giảng viên 109Bảng 4.3 Kỹ năng xác định và chính xác hoá tên đề tài nghiên cứu

Bảng 4.4 Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu của giảng viên 113Bảng 4.5 Kỹ năng xây dựng kế hoạch nghiên cứu của giảng viên 115Bảng 4.6 Kỹ năng thu thập thông tin, dữ liệu nghiên cứu của

Bảng 4.7 Kỹ năng xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu nghiên cứu

Bảng 4.8 Kỹ năng lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trình bày của

Trang 5

Bảng 4.14.

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến kỹ năng

Bảng 4.16 Dự báo xu hướng biến đổi các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ

năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 148Bảng 4.17: Mô tả thống kê các kỹ năng thực nghiệm tác động 163Bảng 4.18: Kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu của giảng viên

Bảng 4.19: Mức chênh lệch giữa 02 lần đo nghiệm kỹ năng phát hiện

vấn đề nghiên cứu của giảng viên ở ĐVTN và ĐVĐC 166Bảng 4.20: Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu của giảng viên

Bảng 4.21: Mức chênh lệch 02 lần đo nghiệm kỹ năng xây dựng đề

cương nghiên cứu của giảng viên ở ĐVTN và ĐVĐC 169

Trang 6

Biểu đồ 4.1 So sánh đánh giá của 02 nhóm khách thể về nhóm kỹ

năng chuẩn bị nghiên cứu của giảng viên 117Biểu đồ 4.2 So sánh đánh giá của 02 nhóm khách thể về nhóm kỹ

năng triển khai nghiên cứu của giảng viên 122Biểu đồ 4.3 So sánh đánh giá của 02 nhóm khách thể về nhóm kỹ

năng trình bày kết quả nghiên cứu của giảng viên 129Biểu đồ 4.4.

So sánh đánh giá của 02 nhóm khách thể về nhóm kỹnăng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong nghiên

Biểu đồ 4.5 Tổng hợp thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của

Biểu đồ 4.6 So sánh tổng hợp đánh giá của 02 nhóm khách thể về

kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên 138Biểu đồ 4.7 So sánh tổng hợp kỹ năng nghiên cứu khoa học của

Biểu đồ 4.8 So sánh tổng hợp kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng

Biểu đồ 4.9: Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm kỹ năng

phát hiện vấn đề nghiên cứu của ĐVTN và ĐVĐC 167Biểu đồ 4.10: Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm kỹ năng

xây dựng đề cương nghiên cứu của ĐVTN và ĐVĐC 170

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1 Tương quan giữa các nhóm kỹ năng trong kỹ năng

nghiên cứu khoa học của giảng viên 137Sơ đồ 4.2 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với với kỹ năng

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực quan trọng, luôn được Đảng và Nhànước ta quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách đểđẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học” [24, tr 138].Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH, chủ thể nghiên cứu cần phảibiết vận dụng thuần thục, linh hoạt kiến thức, kinh nghiệm và phương thức phùhợp để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra Đối với các trườngsĩ quan QĐND Việt Nam, giảng viên là bộ phận quan trọng, chủ yếu trong cáclực lượng sư phạm tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục, đào tạo, NCKH củamỗi nhà trường Việc nghiên cứu, phát triển KNNCKH cho giảng viên sẽ gópphần trực tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH và chất lượng các công trìnhnghiên cứu của nhà trường.

Nghiên cứu khoa học cùng với giảng dạy là hai nhiệm vụ chính trị trungtâm của giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội Hàng năm, giảng viên thamgia và thực hiện các nhiệm vụ NCKH theo định mức đã được quy định tại Điều6 Thông tư 188/2021/TT-BQP: “Nhà giáo công tác tại các học viện, trường sĩquan, trường đại học là 600 giờ hành chính… là căn cứ để đánh giá kết quả thựchiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua đối với nhà giáo” [6, tr 4], nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH, đảm bảo tính công khai, công bằng,dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của mỗi nhàgiáo, làm căn cứ để thủ trưởng nhà trường phân công, bố trí, sử dụng, đánh giá,xếp loại nhà giáo hàng năm; làm cơ sở để nhà giáo xây dựng kế hoạch giảngdạy, NCKH và học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.NCKH giúp giảng viên bồi dưỡng, phát triển kỹ năng nghiên cứu; phát triển tưduy độc lập, sáng tạo, phản biện khoa học; phát hiện, giải quyết vấn đề lý luậnvà thực tiễn; qua đó, giảng viên khẳng định bản thân, thể hiện được xu hướngnghề nghiệp sư phạm quân sự Kết quả NCKH là một trong các tiêu chí đánh giáchất lượng hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên, chịu sự tác động, quy định củanhiều yếu tố, trực tiếp là chất lượng nắm và vận dụng thuần thục, linh hoạt, hiệuquả hệ thống các KNNCKH của giảng viên KNNCKH là một thành tố quan

Trang 8

trọng của năng lực NCKH, cùng với hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp khác hợpthành năng lực sư phạm của giảng viên Mức độ phát triển KNNCKH không chỉtrực tiếp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH mà còn tạo cơ sở đểphát triển và củng cố hệ thống kỹ năng dạy học, qua đó, nâng cao chất lượngdạy học của giảng viên

Thực tế cho thấy, về cơ bản, đội ngũ giảng viên ở các trường sĩ quan quânđội có năng lực toàn diện, đã hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao;khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục và đào tạo ởnhà trường; tích cực, chủ động trong các nhiệm vụ giảng dạy và NCKH; qua đó,kỹ năng giảng dạy và KNNCKH ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhữngyêu cầu mới của thực tiễn đặt ra Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ NCKH,bên cạnh những ưu điểm, một số giảng viên còn bộc lộ những hạn chế nhấtđịnh như: Chưa thực sự chú ý đến nhiệm vụ NCKH vì chưa nhận thức đúngđắn mối quan hệ giữa giảng dạy và NCKH, chưa thấy được vai trò củaNCKH đối với chất lượng giảng dạy; vẫn còn bộc lộ những hạn chế ở một sốthao tác trong hoạt động NCKH như việc xử lý, phân tích thông tin, dữ liệuvà điều chỉnh trong nghiên cứu Do đó, chất lượng NCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội chưa đồng đều, có mặt chưa đápứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, chưa tạo được nhiều sản phẩm có chấtlượng đột phá, hoạt động NCKH của giảng viên ở các trường chưa phát triểnmạnh, việc nắm và vận dụng hệ thống các KNNCKH của giảng viên còn cónhững hạn chế Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức về vị trí, vai trò công tácNCKH của cấp uỷ, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị ở các trường chưa thật sựđầy đủ, chưa có định hướng nghiên cứu, chiến lược sản phẩm nghiên cứu rõràng; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên nghiên cứu còn thiếucân đối; bố trí, sử dụng lực lượng này chưa hợp lý, đồng bộ; sự phối hợp,hợp tác nghiên cứu giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường chưa đượcphát huy triệt để; việc phát huy các nguồn lực cho hoạt động NCKH có lúcchưa kịp thời [28] Vấn đề bồi dưỡng phát triển và nâng cao KNNCKH chogiảng viên ở các trường đại học nói chung, đang thu hút được sự quan tâmnghiên cứu của nhiều nhà khoa học, tuy nhiên, nội dung cụ thể về KNNCKHcủa giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam chưađược tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống Vì vậy,đòi hỏi việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện

Trang 9

pháp nâng cao KNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quanquân đội cần được coi là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, nhằm góp phần nângcao hiệu quả hoạt động NCKH ở các trường sĩ quan.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Kỹ năng

nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trườngsĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận về KNNCKH và đánh giá thực trạngKNNCKH của giảng viên KHXH&NV; trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tâmlý - xã hội nâng cao kỹ năng này cho giảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng NCKH ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định nhữngvấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu;

Làm rõ những vấn đề lý luận về KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ởcác trường sĩ quan QĐND Việt Nam;

Khảo sát, đánh giá thực trạng KNNCKH và thực trạng các yếu tố ảnhhưởng đến KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐNDViệt Nam;

Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội và thực nghiệm tác động nâng caoKNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu

Giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

* Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện, mức độ KNNCKH và các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKHcủa giảng viên KHXH&NV.

Trang 10

trình bày kết quả nghiên cứu; nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnhtrong nghiên cứu) và các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể nghiên cứu là 475;

trong đó, 415 giảng viên giảng dạy các môn KHXH&NV và 60 cán bộ quản lýgiáo dục ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các khách

thể ở 05 trường sĩ quan QĐND Việt Nam, khu vực phía Bắc, bao gồm: Trường Sĩquan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩquan Đặc công, Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.

Phạm vi về thời gian: Luận án được nghiên cứu từ tháng 11/2021 đến

tháng 9/2023; các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu từ năm 2018 đến nay.

4 Giả thuyết khoa học

Kỹ năng NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân độiđược biểu hiện trên 04 nhóm kỹ năng: Nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu; nhóm kỹnăng triển khai nghiên cứu; nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu; nhóm kỹnăng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong nghiên cứu KNNCKH của giảng viênhiện nay ở mức độ khá nhưng không ngang bằng nhau giữa các nhóm kỹ năng; trongđó, Nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu và nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứuở mức độ khá; nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu và nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánhgiá và điều chỉnh trong nghiên cứu ở mức độ trung bình Đồng thời, giảng viên ở cáctrường và giảng viên có thời gian giảng dạy khác nhau có sự tương đồng trong tựđánh giá về KNNCKH - đều ở mức độ khá.

Kỹ năng NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân độichịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan; trong đó, yếu tố chủ quanảnh hưởng mạnh hơn yếu tố khách quan Yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhấtlà: Phương tiện kỹ thuật, điều kiện phục vụ cho quá trình NCKH; hoạt động bồidưỡng KNNCKH cho giảng viên của khoa chuyên ngành; hình thức tổ chức hoạtđộng NCKH Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh nhất là: Hứng thú NCKH củagiảng viên, nhu cầu NCKH của giảng viên, động cơ NCKH của giảng viên.

Có thể nâng cao KNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quanQĐND Việt Nam thông qua các biện pháp tâm lý - xã hội: Bồi dưỡng kiến thứcNCKH cho giảng viên; xây dựng động cơ NCKH tích cực cho giảng viên; đa dạng

Trang 11

hoá các hình thức hoạt động nghiên cứu nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiếnthức, kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu cho giảng viên; phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của giảng viên trong tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu; xây dựng môitrường NCKH lành mạnh cho hoạt động NCKH của giảng viên.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh về phẩm chất, năng lực của nhà giáo; chủ trương, đường lối của ĐảngCộng sản Việt Nam về phẩm chất, năng lực của cán bộ quân đội.

Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của khoa học Tâm lýhọc với các nguyên tắc tiếp cận như: Nguyên tắc tiếp cận hoạt động; nguyên tắctiếp cận hệ thống; nguyên tắc tiếp cận phát triển; nguyên tắc tiếp cận nhân cách.

Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Tâm lý con người được biểu hiện trong hoạt

động và là thành phần tất yếu của hoạt động, đóng vai trò định hướng và điều khiểnhoạt động; đồng thời, thông qua hoạt động, tâm lý - ý thức con người được nàysinh, hình thành và phát triển Cách tiếp cận này chỉ đạo khi nghiên cứu KNNCKHcủa giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội, cần nhìn nhậnKNNCKH được hình thành phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động và kết quảhoạt động NCKH Để phát triển và nâng cao KNNCKH phải gắn với tổ chức cáchoạt động NCKH Đồng thời, để đánh giá KNNCKH phải đánh giá bằng kết quảhoạt động/hành động NCKH của giảng viên.

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nguyên tắc này chỉ đạo trong quá trình

nghiên cứu phải thấy được các biểu hiện KNNCKH của giảng viên có mối quan hệqua lại, tác động, bổ trợ lẫn nhau tạo nên KNNCKH của giảng viên KNNCKH củagiảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội nằm trong hệ thống cácnhiệm vụ chính trị trung tâm, chịu sự chi phối bởi các yếu tố khác; đồng thời nó làkỹ năng phức hợp, là một hệ thống gồm các kỹ năng thành phần có mối quan hệchặt chẽ, tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau tạo nên KNNCKH của giảng viên Đồngthời, KNNCKH của giảng viên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quanvà chủ quan Vì vậy, để có thể nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và đề ra được nhữngbiện pháp tâm lý - xã hội phù hợp nâng cao KNNCKH cho giảng viên cần phải cósự tiếp cận hệ thống.

Nguyên tắc tiếp cận phát triển: Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy

sinh, vận động và phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức

Trang 12

tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện chứ không phải là cái cố định và bất biến.Cách tiếp cận này chỉ ra, KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩquan quân đội không phải là cái có sẵn mà nó được hình thành và phát triểnthường xuyên, liên tục trong thực tiễn hoạt động NCKH của họ Theo đó, trongnhìn nhận, đánh giá KNNCKH của giảng viên cần phải nhìn nhận, đánh giá trongcả quá trình và chất lượng sản phẩm hoạt động NCKH của họ.

Nguyên tắc tiếp cận nhân cách: Nghiên cứu tâm lý con người theo

quan điểm tiếp cận nhân cách đòi hỏi phải nhìn nhận mỗi người cụ thể thamgia trực tiếp vào hoạt động và giao tiếp trong môi trường hoạt động quân sự,tiếp cận với những con người cụ thể đang sống và hoạt động Cách tiếp cậnnày chỉ đạo quá trình nghiên cứu luận án phải tiếp cận một cách toàn diệnnhân cách của giảng viên theo chuẩn mực chung về phẩm chất, năng lực củangười giảng viên ở nhà trường quân đội và tuân theo những yêu cầu về chứctrách, nhiệm vụ của người giảng viên Do đó, trong nhìn nhận, đánh giáKNNCKH của giảng viên cần phải nhìn nhận, đánh giá các mặt, làm rõ cảmặt ưu điểm và mặt hạn chế về KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở cáctrường sĩ quan quân đội.

* Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn từ Chỉ thị, Nghị quyết của Quân ủyTrung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới và chứctrách, nhiệm vụ của giảng viên trong các nhà trường quân đội

Thực tiễn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân độinhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đặt ra yêu cầutạo những bước chuyển biến, đột phá, đổi mới sáng tạo để khoa học, côngnghệ, trong đó có lĩnh vực KHXH&NV quân sự trở thành động lực chủ yếucho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước, củng cố quốc phòng, an ninhvững chắc Để hiện thực hoá điều này, trong quân đội cần tập trung xây dựng,bồi dưỡng phát triển đội ngũ các nhà khoa học có đủ phẩm chất và năng lựcnghiên cứu, có KNNCKH ở mức độ tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt độngNCKH cũng như chất lượng các sản phẩm NCKH.

Hiện nay, giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội cùngvới việc coi trọng chất lượng hoạt động giảng dạy, luôn đề cao chất lượng hoạtđộng NCKH, xác định đây là một trong hai nhiệm vụ chính trị trung tâm cần

Trang 13

được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình công tác tại nhà trường;họ luôn có hứng thú, nhu cầu cao, xác định động cơ đúng đắn với hoạt độngNCKH Điều này đòi hỏi giảng viên phải tự đánh giá đúng trình độ kiến thức,kinh nghiệm, phương pháp trong nghiên cứu của bản thân để không ngừng cốgắng, nỗ lực tìm ra những biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện phát triển và nângcao KNNCKH cũng như kỹ năng chuyên môn.

Hoạt động NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quanQĐND Việt Nam hiện nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn có nhữngnội dung trong quá trình thực hiện còn bộc lộ hạn chế, hiệu quả chưa cao Mộttrong những nguyên nhân đó là KNNCKH của giảng viên KHXH&NV cònhạn chế, cần được quan tâm nghiên trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác từthực tiễn khách quan, để đề ra những cách thức, biện pháp bồi dưỡng nâng caoKNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội.

Đây cũng là cơ sở để luận án đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội nâng caoKNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

* Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quáthóa các nguồn tài liệu nhằm khai thác hiệu quả các thông tin để xây dựng cơsở lý luận của luận án Các nguồn tài liệu được khai thác phục vụ nghiên cứugồm: Tác phẩm kinh điển của V I Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Vănkiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản về giáo dục, đàotạo của Nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các công trình nghiêncứu Tâm lý học; luận án, các bài báo khoa học; các công trình và tác phẩmchuyên khảo về Tâm lý học có liên quan đến luận án, trên cơ sở đó xây dựngcơ sở lý luận cho luận án.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;Phương pháp phỏng vấn sâu;

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia;

Phương pháp thực nghiệm.

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Số liệu thu thập được sau khi khảo sát thực tế được sử dụng một số công thứctoán học thống kê với sự trợ giúp của phần mềm SPSS phiên bản 26.0 Phương phápxử lý số liệu gồm các phép thống kê mô tả và thống kê suy luận.

Trang 14

6 Những đóng góp mới của luận án

Luận án chỉ ra được đặc điểm hoạt động NCKH của giảng viên KHXH&NVở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam, các biểu hiện KNNCKH của giảng viênthông qua các nhóm kỹ năng, bao gồm: Nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu; nhómkỹ năng triển khai nghiên cứu; nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu; nhómkỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong nghiên cứu.

Luận án đưa ra được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đếnKNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

* Đóng góp về thực tiễn

Khảo sát, đánh giá được thực trạng KNNCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội thông qua các nhóm kỹ năng(Nhóm kỹ năng chuẩn bị nghiên cứu; nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu; nhómkỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu; nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điềuchỉnh trong nghiên cứu) và dựa trên các chỉ báo đánh giá mức độ KNNCKH củagiảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

Xác định được mối quan hệ giữa các biểu hiện và từng biểu hiện vớiKNNCKH của giảng viên có tương quan thuận và rất mạnh Điều này khẳngđịnh, các biểu hiện có vai trò quan trọng trong đánh giá mức độ KNNCKH.

Luận án cũng chỉ ra thực trạng mức độ các yếu tố khách quan và chủquan ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩquan quân đội Yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhất là: Phương tiện kỹthuật, điều kiện phục vụ cho quá trình NCKH; hoạt động bồi dưỡngKNNCKH cho giảng viên của khoa chuyên ngành; hình thức tổ chức hoạtđộng NCKH Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh nhất là: Hứng thú NCKH củagiảng viên, nhu cầu NCKH của giảng viên, động cơ NCKH của giảng viên.

Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao KNNCKH cho giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam Đồng thời tổ chức tiến

hành thực nghiệm tác động, kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đã đề xuất

Trang 15

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

* Ý nghĩa về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung phát triển, nâng cao, làmphong phú thêm lý luận ở lĩnh vực khoa học Tâm lý học sư phạm, Tâm lý họcgiáo dục và Tâm lý học sư phạm quân sự về KNNCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

* Ý nghĩa về thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn về KNNCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam, luận án cung cấp cơ sở lýluận và thực tiễn cho cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu các trường sĩ quan quân đội,các khoa giáo viên về công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động NCKH của đơn vị;vận dụng xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để kích thích giảng viên tích cực,chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện nâng cao KNNCKH; có kế hoạch bồidưỡng, nâng cao KNNCKH cho lực lượng tham gia hoạt động nghiên cứu nóichung ở các trường sĩ quan cũng như đội ngũ giảng viên, coi đây là lực lượngnòng cốt trong NCKH, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, NCKHcủa nhà trường và của quân đội.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là cơ sở để nâng cao hơn nữa vai tròcủa giảng viên đối với hiệu quả hoạt động NCKH, nâng cao chất lượng hoạt độngNCKH ở nhà trường; qua đó, góp phần nâng cao năng lực giảng dạy và NCKHcho giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội Kết quả nghiên cứu có thể vận dụngtrong hoạt động xem xét, đánh giá mức độ phát triển KNNCKH của giảng viên ởcác trường sĩ quan quân đội trong giai đoạn hiện nay.

Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm tăng thêm ý nghĩa ứngdụng của Tâm lý học vào hoạt động quân sự, đặc biệt là trong hoạt động NCKH.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị chocán bộ, giảng viên, học viên ở các trường sĩ quan quân đội khi nghiên cứu vềKNNCKH của giảng viên KHXH&NV.

8 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị, danhmục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luậnán, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 16

1.1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng

1.1.1.1 Hướng nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện và tiêu chíđánh giá kỹ năng

Nghiên cứu của nhóm tác giả K K Platonov và G G Golubev (1977)

trong cuốn “Tâm lý học” [87], cho rằng, bất cứ một kỹ năng nào cũng bao hàm

trong đó biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, kỹ xảo tập trung và phân phối, dichuyển chú ý, kỹ xảo tri giác, tư duy, sáng tạo, tự kiểm tra, điều chỉnh hoạtđộng cũng như kỹ xảo hành động Nói cách khác, kỹ năng được hình thành trêncơ sở tri thức và kỹ xảo Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra tiêu chí đánh giácác mức độ kỹ năng là tính đầy đủ, tính thuần thục và tính sáng tạo.

Theo nhóm tác giả M A Danhilov & M N Xcatkin (1980) trong cuốn

“Lý luận dạy học của trường phổ thông” [16], quan niệm kỹ năng là một khái

niệm phức tạp, là khả năng của con người khi biết sử dụng một cách có mụcđích và sáng tạo những kiến thức, kỹ xảo của mình trong quá trình hoạt động.Theo tác giả, kỹ năng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức, là kiến thứcngay trong hành động; cơ sở của kỹ năng là sự thông hiểu mối quan hệ tácđộng qua lại giữa mục đích hành động, các điều kiện và kiến thức tiến hànhhành động đó.

Tác giả A.V Petrovxki (1982), trong “Tâm lý học lứa tuổi và Tâm

lý học sư phạm” [81], cho rằng, kỹ năng là phương thức hành động dựa

trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kỹ xảo đã hình thành Theo đó, tác giảđã khái quát bộ phận cấu thành kỹ năng bao gồm hai thành phần đó là trithức và kỹ xảo.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Uẩn (2010), trong công trình

“Tuyển tập nghiên cứu về Tâm lý - Giáo dục” [113], đã khẳng định, người có kỹ

năng hành động là người: Có tri thức về hành động, gồm mục đích, các điều kiện,phương tiện đạt mục đích, cách thức thực hiện của hành động; tiến hành hành

Trang 17

động đúng với yêu cầu của nó đặt ra; đạt kết quả phù hợp với mục đích đề ra; cóthể hành động đạt kết quả trong những điều kiện đã thay đổi, điều kiện mới

Tác giả Tạ Quang Đàm (2015), trong nghiên cứu về “Kỹ năng tự học

các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấp phân đội”

[21], đã khẳng định, kỹ năng được cấu trúc bởi ba thành tố bao gồm kiếnthức, kỹ xảo và phương thức vận dụng kiến thức Theo tác giả, trong một môitrường, điều kiện nhất định, các thành tố này vận hành trong sự tương tác,hỗ trợ lẫn nhau; trong đó, kiến thức là yếu tố nền tảng đầu tiên quan trọng,khi có kiến thức, người học tập luyện và vận dụng sáng tạo trong những điềukiện khác nhau là cơ sở tạo thành kỹ năng Đồng thời, để nghiên cứu và đánhgiá thực trạng, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm, đưa ra giải phápnâng cao kỹ năng, tác giả đã xây dựng tiêu chí phù hợp gồm ba mức độ tươngứng với sự thành thạo của kỹ năng, đó là: kỹ năng thành thạo thấp, kỹ năngthành thạo trung bình, kỹ năng thành thạo cao.

Nhóm tác giả Nguyễn Văn Công, Vũ Tiến Dũng (2015), trong bài viết“Xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng dạy học các môn khoa học xã hội vànhân văn của giảng viên nhà trường quân đội” [11], đã xác định ba tiêu chíđánh giá kỹ năng bao gồm: Tính thành thục, tính linh hoạt, tính hiệu quả.Theo các tác giả, ba tiêu chí này biểu hiện đủ cách tiếp cận vừa xem xét kỹnăng về mặt kỹ thuật, thao tác, vừa xem xét kỹ năng là biểu hiện của năng lựccon người Đồng thời, các tiêu chí này cũng phản ánh bản chất của kỹ năngbao gồm các hành động mang tính lặp đi lặp lại của sự thành thục và các hànhđộng có tính chủ động, mềm dẻo, sáng tạo, có kết quả.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2015),

nghiên cứu “Sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học

mới vào nghề” [76], đã nghiên cứu kỹ năng như một mặt biểu hiện của sự

thích ứng với hoạt động, từ đó tác giả kết luận kỹ năng của chủ thể gồm:Kỹ năng chuẩn bị, kỹ năng tổ chức điều khiển hoạt động, kỹ năng kiểm trađánh giá kết quả Mức độ kỹ năng ở chủ thể không đồng đều nhau, đạt ởcác mức độ khác nhau: Cao, trung bình, thấp nhưng tập trung chủ yếu nhấtlà ở mức độ trung bình.

Tác giả Nguyễn Văn Công (2018), nghiên cứu ““Kỹ năng dạy học các

môn khoa học xã hội và nhân văn của giảng viên ở các trường sĩ quan trongQuân đội nhân dân Việt Nam” [12], cho rằng, kỹ năng dạy học của giảng viên

được biểu hiện thông qua 05 kỹ năng thành phần: Kỹ năng xác định dung lượngkiến thức bài giảng; kỹ năng thực hiện các nội dung dạy học; kỹ năng sử dụng

Trang 18

phương tiện dạy học; kỹ năng ứng phó với tình huống có vấn đề trong dạy học; kỹnăng kiểm tra, đánh giá kiến thức của người học trên lớp Dựa vào đó, tác giả đãxây dựng hệ thống các item trong điều tra, khảo sát và đánh giá kỹ năng dựa trênba tiêu chí: Tính thành thục, tính linh hoạt và tính hiệu quả của kỹ năng.

Trong nghiên cứu của tác giả Trần Hương Liên (2022) về “Kỹ năng

học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại họcCông an nhân dân” [62], trên cơ sở lý luận, nghiên cứu chỉ ra các tiêu chí

định lượng là điểm trung bình và tiêu chí định tính dựa trên ba tiêu chí tínhđầy đủ, tính thuần thục và tính linh hoạt để xem xét và đánh giá kỹ năng.

Như vậy, các công trình nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện và tiêu chí

đánh giá kỹ năng của các tác giả nêu trên đã khai thác, làm rõ nội dung về cấutrúc, biểu hiện kỹ năng và xây dựng tiêu chí đánh giá nhằm đối chiếu kết quảkhảo sát thực tiễn Trong đó, các tác giả đã chỉ ra cấu trúc kỹ năng bao gồmthành phần: Kiến thức, kỹ xảo và phương thức; khái quát biểu hiện của kỹnăng tương ứng với từng nhóm kỹ năng và kỹ năng thành phần; phân chiamức độ và xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng Đây là những cơ sở để luận ántiếp cận, kế thừa xây dựng lý luận cơ bản về kỹ năng và KNNCKH.

1.1.1.2 Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng

Bên cạnh việc thừa nhận những hành vi có kỹ năng là khả năng lựa chọnnhững kiến thức, kỹ thuật thích hợp và sử dụng chúng đạt được kết quả, Morales

A và Sheator B W (1977) trong nghiên cứu “Social work: A profession of many

faces” [131], vẫn cho rằng sự lựa chọn đó chịu sự ảnh hưởng ít nhiều của thái độ,

niềm tin cá nhân đối với một hoạt động cụ thể Đó là cách tiếp cận mới khi nghiêncứu và quan niệm về kỹ năng, nó phù hợp cho những nghiên cứu chuyên sâu vềkỹ năng trong những lĩnh vực cụ thể Thực tế, có rất nhiều kỹ năng cần phải đượcxét trên khía cạnh thái độ, trách nhiệm, như: Kỹ năng thiết lập quan hệ người -người, kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp,… nó không chỉ dừng lại ở việcvận dụng kiến thức, kinh nghiệm, thói quen cũ mà có được.

Tác giả A G Covaliov (1994), trong “Tâm lý học cá nhân” [10], đã

khẳng định, kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đíchvà điều kiện của hành động đó Hay nói cách khác, theo ông, kỹ năng là cáchthức vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn, là phương pháp thực hành củachủ thể để hoạt động được hoàn tất nhanh chóng, đúng yêu cầu và bảo đảm tiếnđộ Trong đó, ông không đề cập đến kết quả của hành động mà nhấn mạnh kếtquả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó năng lực củacon người là quan trọng hơn cả chứ không đơn thuần cứ nắm vững được cách

Trang 19

thức hành động là đạt được kết quả tương ứng; đồng thời, năng lực giúp cho kỹnăng của con người được hình thành và phát triển nhanh chóng hơn.

Trong nghiên cứu của tác giả Richard N J (2003), “Basic Counseling

Skills” (Kỹ năng tư vấn cơ bản) [135], đã chỉ ra rằng, từ quan niệm suy nghĩ

đến hành vi, đã coi kỹ năng là những hành vi được thể hiện ra bằng hànhđộng bên ngoài và nó bị chi phối bởi cách thức con người suy nghĩ và cảmnhận Theo đó, biểu hiện của kỹ năng phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan củachủ thể con người trong nhận thức, xem xét, đánh giá các mức độ của kỹnăng.

Tác giả Trần Thị Thu Hằng (2015), trong nghiên cứu về “Kỹ năng thực

hành nghề của sinh viên cơ khí” [42], đã khái quát: Sự hình thành kỹ năng

chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Các yếu tố thuộcvề chủ quan bao gồm động cơ, tính tích cực, năng lực, ý chí Các yếu tố thuộcvề khách quan bao gồm phương pháp, phương tiện, điều kiện… Các yếu tố đócó thể được gọi là các điều kiện của sự hình thành và phát triển kỹ năng; giữachúng có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.

Tác giả Hoàng Anh (Chủ biên, 2016) trong công trình“Hoạt động

-Giao tiếp - Nhân cách” [3], đã khẳng định sự ảnh hưởng của điều kiện môi

trường hoạt động và hiệu quả của hoạt động học tập, bồi dưỡng và rèn luyệncủa chủ thể đến sự hình thành, phát triển của kỹ năng

Khi nghiên cứu về kỹ năng, tác giả Nguyễn Mai Hương (2016) trong

nghiên cứu “Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên một số trường

sư phạm” [54], đã nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng bao

gồm các yếu tố chủ quan (Hiểu biết về cách thức tổ chức các hành động; tínhchủ động, tự giác tích cực; động cơ của chủ thể) và các yếu tố khách quan (Cáchthức tổ chức; phương pháp và sự hướng dẫn; cơ sở vật chất) Đồng thời, tác giảđã làm rõ mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố khách quan và chủ quanđến sự hình thành, phát triển của kỹ năng; trong đó, các yếu tố chủ quan đóngvai trò trực tiếp quyết định tới hành động và kết quả hành động Các yếu tốkhách quan là điều kiện, cơ sở ảnh hưởng đến mức độ và quá trình rèn luyện kỹnăng của chủ thể đạt mức độ cao hơn Tác giả cũng khẳng định, kỹ năng chỉ cóđược khi chủ thể hiểu biết một cách đầy đủ về các hành động; có ý thức tiếpnhận hoạt động của mình một cách tự giác, tích cực; có nhu cầu, hứng thú và tấtcả được đặt trong điều kiện tổ chức một cách hợp lý.

Tác giả Nguyễn Văn Công (2018), nghiên cứu về “Kỹ năng dạy học các

môn khoa học xã hội và nhân văn của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân

Trang 20

đội nhân dân Việt Nam” [12], khẳng định, kỹ năng chịu sự tác động bởi 02

nhóm yếu tố khách quan (Mục tiêu, yêu cầu đào tạo; nội dung, chương trìnhdạy học; hình thức tổ chức dạy học; phương tiện kỹ thuật dạy học, điều kiệnlàm việc; sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng ta hiện nay và yêu cầuxây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan; sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ các cấp và cơ quanchức năng; tổ chức bồi dưỡng giảng viên của khoa chuyên ngành) và chủ quan(Tính tích cực của giảng viên; trình độ năng lực chuyên môn; trách nhiệm vớinghề nghiệp; phương pháp dạy học; động cơ dạy học) Theo tác giả, mỗi nhómyếu tố này có vị trí, vai trò khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến kỹ năng cũngkhác nhau Các nhóm yếu tố khách quan và chủ quan luôn có mối quan hệ gắnbó lẫn nhau trong cấu trúc tổng thể của quá trình hoạt động Trên cơ sở nghiêncứu các yếu tố này mà xác định được tính chất mức độ ảnh hưởng của từng yếutố đến kỹ năng, làm cơ sở phát triển kỹ năng một cách hiệu quả.

Trong nghiên cứu của tác giả Lê Tuyết Mai (2019), với đề tài “Kỹ năng

quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học” [71], đã khái quát, kỹ năng

là sự vận dụng các thao tác để thực hiện có kết quả một hành động hay hoạtđộng trong điều kiện thực tiễn cụ thể; kỹ năng; đồng thời, tác giả cũng chỉ racác yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng bao gồm các yếu tố chủ quan (Tri thức, kinhnghiệm của chủ thể về công tác dạy học và quản lý dạy học; các yếu tố tâm lýcủa chủ thể; tính tích cực hành vi của chủ thể trong quản lý dạy học) và các yếutố khách quan (Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của Nhà nước; bầukhông khí tâm lý của tập thể sư phạm; điều kiện vật chất của nhà trường đảmbảo hoạt động dạy học) Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ, tácđộng lẫn nhau, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng của chủ thể,trong đó, nhóm các yếu tố chủ quan mang tính quyết định đến sự hình thành vàđịnh hướng cho sự phát triển kỹ năng của chủ thể.

Như vậy, những công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ

năng của các tác giả nêu trên đã quan tâm nghiên cứu các yếu tố tác động đếnsự hình thành, phát triển của kỹ năng; đều thống nhất quan điểm, sự hìnhthành và phát triển kỹ năng của chủ thể chịu sự chi phối, tác động của các yếutố bên ngoài và bên trong, các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan; giữachúng có mối quan hệ đan xen, mỗi yếu tố đều có vị trí, sự ảnh hưởng khácnhau đến sự hình thành và phát triển của kỹ năng Đây là cơ sở để luận án tiếptục nghiên cứu, kế thừa để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến KHNCKH củagiảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội.

Trang 21

1.1.1.3 Hướng nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triển kỹ năng

Trong nghiên cứu của các tác giả N D Levitov (1972), “Tâm lý học trẻ

em và tâm lý học sư phạm” [61] và V A Cruchetxki (1981), “Những cơ sởcủa tâm lý học sư phạm” [13], đều cho rằng, quá trình hình thành kỹ năng từ

việc nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động; đến tiếnhành quan sát và làm thử theo mẫu; cuối cùng thực hiện các hoạt động luyệntập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu nhằm đạt được mục đích đặtra Qua nghiên cứu, các tác giả đã khẳng định muốn có kỹ năng, con ngườiphải luyện tập; kỹ năng chỉ thực sự ổn định khi người ta hành động có kết quảtrong những điều kiện khác nhau Việc luyện tập đạt được kết quả cao hay thấpphụ thuộc vào điều kiện luyện tập, đặc biệt là sự nỗ lực của cá nhân.

Nghiên cứu của tác giả V V Tsebuseva (1973), trong công trình “Tâmlý học dạy học lao động” [105], đã nêu lên những phương pháp vàđiều kiện rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học Bà chorằng, tuỳ theo đặc điểm của các kỹ năng, kỹ xảo mà định racác hình thức tổ chức, phương pháp và biện pháp giảng dạythích hợp Đồng thời, tác giả nhấn mạnh yếu tố tích cực củangười học Vì vậy mà việc áp dụng các phương pháp, biệnpháp dạy học nâng cao tính tích cực tư duy của người học cóý nghĩa rất quan trọng

Tác giả Ph N Gonobolin (1979), trong tác phẩm “Tâm lý học cá

nhân” [39], đã quan niệm kỹ năng là thành phần của năng lực, đồng thời, tác

giả nhấn mạnh năng lực khác với kỹ xảo và kỹ năng ở chỗ: Kỹ xảo và kỹnăng là kết quả của sự luyện tập, học tập, còn để phát triển năng lực ngoài racần phải có các tư chất, tức là đặc điểm về giải phẫu sinh lý của hệ thần kinhcon người Năng lực gắn liền với các tri thức và kỹ năng của con người.

Tác giả A V Petrovxki (1982), trong tài liệu “Tâm lý học lứa tuổi và

Tâm lý học sư phạm” [81], đã cho rằng, kỹ năng được hình thành bằng con

đường luyện tập, nó tạo ra khả năng hành động cho con người không chỉtrong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện thay đổi Theo tác giả, muốncó kỹ năng phải có tri thức về kỹ năng và nhất thiết phải trải qua quá trình rènluyện trong điều kiện môi trường nhất định Mức độ thành thạo của kỹ năngphụ thuộc vào mức độ nắm vững tri thức và mức độ sử dụng tri thức đó tronghoạt động thực tiễn.

Tác giả Tekkol I A., Demitel M (2018), trong nghiên cứu “Aninvestigation of self - directed learning skill of undergraduate students” (Một

Trang 22

cuộc điều tra về công trình các kỹ năng tự học của sinh viên đại học) [144],cho rằng, kỹ năng tự học có ảnh hưởng lớn đến hoạt động học tập của chủ thể.Muốn phát triển kỹ năng tự học và học tập hiệu quả, chủ thể phải có năng lựctự quyết định, tự đánh giá, sẵn sàng học hỏi, xác định kế hoạch bồi dưỡng, rènluyện kỹ năng tự học phù hợp.

Nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Thành (1992), “Kỹ năng và kỹ năng tổ

chức trò chơi của cán bộ đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” [94], đã đưa

ra quy trình hình thành kỹ năng bao gồm ba bước nhận thức, quan sát, bắt chướcmẫu và hành động độc lập Ông cho rằng, trước tiên, để hình thành kỹ năng cầnnắm vững các tri thức về hành động và thực hiện hành động theo các tri thức đó;sau đó, phải có sự tập dượt, phải có sự quan sát mẫu, làm thử theo mẫu để thựchiện hành động có kết quả Theo ông, hành động càng phức tạp, sự tập dượt phảicàng nhiều Sự tập dượt càng phong phú và đa dạng thì kỹ năng càng ổn định,mềm dẻo và linh hoạt Như vậy, để hình thành kỹ năng nhất thiết phải diễn ra haicấp độ chính: cấp độ nhận thức đòi hỏi cá nhân phải có hiểu biết về mục đích, ýnghĩa của kỹ năng, yêu cầu của hoạt động và cách thức thực hiện hành động đểđạt được kết quả; cấp độ vận động yêu cầu cá nhân cần thực hiện lại các vậnđộng của hoạt động theo tri thức đã lĩnh hội và theo hành động mẫu, cần luyệntập tích cực để kỹ năng được ổn định, từ đó có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạovào hoạt động với những tình huống khác nhau.

Trong luận án của tác giả Tạ Quang Đàm (2015), nghiên cứu về “Kỹ

năng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên sĩ quan cấpphân đội” [21], đã khẳng định, để hình thành kỹ năng tự học các môn

KHXH&NV của học viên sĩ quan cấp phân đội cần có ba nhân tố: Kiến thức tựhọc; kỹ xảo tự học; phương thức vận dụng kiến thức và kỹ xảo trong tự học.Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về kỹ năng tự học các mônKHXH&NV của học viên sĩ quan cấp phân đội, tác giả đã đề xuất nhóm cácbiện pháp tâm lý - xã hội nâng cao kỹ năng tự học các môn KHXH&NV của họcviên sĩ quan cấp phân đội, bao gồm: Xây dựng động cơ, thái độ học tập đúngđắn cho học viên sĩ quan; trang bị kiến thức và cách thức vận dụng kiến thứctrong giải quyết nhiệm vụ học tập của học viên sĩ quan; thông qua các hình thứchoạt động học tập khác nhau giúp người học từng bước vận dụng kiến thức, kinhnghiệm đã có để giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập; phát huy tính tích cực của

Trang 23

học viên sĩ quan cấp phân đội trong tự học các môn KHXH&NV.

Tác giả Hoàng Anh (Chủ biên, 2016), trong công trình “Hoạt động - Giao

tiếp - Nhân cách” [3], cho rằng, kỹ năng không phải bẩm sinh tự có được, nó

được hình thành thông qua con đường luyện tập, kỹ năng tạo điều kiện cho conngười thực hiện hành động có hiệu quả không chỉ trong những môi trường, điềukiện quen thuộc mà cả trong những môi trường, điều kiện mới, đã thay đổi Từviệc coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, các tác giả đã quan niệm: khinắm vững được những kỹ thuật của hành động, có hành động đúng với các yêucầu kỹ thuật của nó thì sẽ đạt kết quả Để nắm vững được kỹ thuật hành động vàthực hiện hành động theo đúng kỹ thuật của nó thì phải thông qua quá trình họctập, bồi dưỡng và rèn luyện của chủ thể Vì thế, kỹ năng chính là phương tiện đểthực hiện hành động con người đã nắm vững, người có kỹ năng về hoạt độngnào tức là họ đã nắm vững được các tri thức về hoạt động đó, có thể thực hiệnhành động theo đúng yêu cầu mà chưa cần tính đến kết quả của hành động.

Như vậy, các công trình nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triển kỹ

năng của tác giả nêu trên đã nghiên cứu kỹ năng ở các góc độ, cách tiếp cận, vớinhững chủ thể khác nhau, tuy nhiên đều thống nhất quan điểm về con đường,biện pháp phát triển kỹ năng đó là: Phải thông qua con đường luyện tập của cánhân, trước đó, cá nhân từ việc quan sát, học tập lĩnh hội được hệ thống nhữngkiến thức, có hiểu biết, qua đó thực hiện quá trình luyện tập để hình thành, pháttriển, hoàn thiện kỹ năng; thông qua đó, kỹ năng dần ổn định, bền vững, thể hiệnđược tính thuần thục, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động của chủ thể Những kếtquả nghiên cứu này là tài liệu để luận án tham khảo, kế thừa trong quá trình đề racác biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao KNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ởcác trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

1.1.2 Các nghiên cứu về kỹ năng nghiên cứu khoa học

1.1.2.1 Hướng nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện và tiêu chí đánh giá kỹnăng nghiên cứu khoa học

Tác giả J A Sharp, J Peter và K Howard (2002), đã biên soạn tài liệu

“Quản lý kế hoạch nghiên cứu của sinh viên” [91] Tài liệu đã khái quát cấu

trúc, trình tự các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu tương ứng với các

Trang 24

nhóm kỹ năng: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu; thu thập và xử lý dữ liệu; mô tảkết quả nghiên cứu, trích dẫn và tham khảo; đánh giá, so sánh, kiểm tra kếtquả và tiến hành thực nghiệm; chỉnh sửa, hiệu đính, báo cáo đầy đủ kết quảnghiên cứu Đây là những kỹ năng cần thiết cho hoạt động NCKH của chủthể Các tác giả cũng nhấn mạnh, người nghiên cứu quản lý tốt kế hoạch sẽlàm tốt công trình nghiên cứu và tránh được những khó khăn, sai sót trongquá trình nghiên cứu; nói cách khác, thực hiện hoạt động NCKH với sự quảnlý tốt kế hoạch nghiên cứu sẽ giúp KNNCKH của người nghiên cứu đượchình thành và phát triển Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng xây dựng các thangđo đơn chiều, đo lường một biến số dọc theo một chiều đơn lẻ; thang đo đachiều áp dụng cho các tình huống có nhiều hơn một khái niệm hoặc thứnguyên có liên quan; đây cũng là tiêu chí đánh giá kỹ năng nghiên cứu mànhóm tác giả đã đề cập đến.

Nhóm tác giả Allison B., Hilton A., O’Sulivan T., Owen A., Rothwell A.

(2016), trong cuốn “Research skills for students” [120], quan niệm, nghiên cứu

là để “tìm ra” một điều gì đó - hoạt động được thực hiện thông qua các phươngpháp nghiên cứu phù hợp, trong phạm vi rộng, khách quan, nghiêm túc và cótính hệ thống; kết quả nghiên cứu được chủ thể công bố công khai để ngườikhác dễ dàng tiếp cận và vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả Nhóm tác giảcũng khẳng định, để nghiên cứu có kết quả, chủ thể cần phải có đủ các kỹ năngnghiên cứu cần thiết Các kỹ năng đó được biểu hiện ở nhóm những kỹ năngnhư: Kỹ năng lập kế hoạch nghiên cứu, kỹ năng thiết kế câu hỏi nghiên cứu, kỹnăng thu thập dữ liệu nghiên cứu, kỹ năng trình bày báo cáo, kỹ năng công bốkết quả nghiên cứu.

Tác giả Moriarty B (2020), trong công trình “Research Skills for

Teacher: From Research Questions to Research Design” (Kỹ năng nghiên cứu

cho giáo viên - Từ câu hỏi đến thiết kế nghiên cứu) [132], đã khái quát, việchiểu rõ các nguyên tắc nghiên cứu và phát triển một dự án nghiên cứu quy mônhỏ đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải cóđầy đủ các kỹ năng nghiên cứu cần thiết Trong nghiên cứu về kỹ năng nghiêncứu của giáo viên, tác giả đã đưa ra hướng tiếp cận mới bao gồm biểu hiện của

Trang 25

các nhóm kỹ năng cụ thể như: Hiểu và hoàn thành tổng quan tài liệu nghiêncứu, các phương pháp tiếp cận định lượng và định tính, phát triển các cuộc điềutra và khảo sát, phân tích dữ liệu thu thập, quy cách trình bày và giải quyết tìnhhuống đặt ra.

Trong bài viết của tác giả Fakhriddinovna H L (2023), về “Improvingthe research skills of teachers through revitalized research and developmentprogram” (Nâng cao kỹ năng nghiên cứu của giáo viên thông qua chương trìnhnghiên cứu và phát triển) [140], đã chỉ ra kỹ năng nghiên cứu của giáo viên baogồm các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng triển khai nghiên cứu; kỹ năng tư duy,phân tích và giải quyết vấn đề nghiên cứu; kỹ năng viết báo cáo Phát triểnnhững kỹ năng này cho giáo viên phải tập trung vào bồi dưỡng, tập huấn nângcao kiến thức và tổ chức thực hành bài bản theo từng bước.

Nhóm tác giả Vázquez Villegas P., Mejía Manzano L A, Sanchez Rangel J C., Membrillo - Hernández J (2023), trong bài viết “ScientificMethod’s Application Contexts for the Development and Evaluation ofResearch Skills in Higher - Education Learners” (Môi trường ứng dụng củaphương pháp khoa học phát triển và đánh giá các kỹ năng nghiên cứu ở ngườihọc ở bậc đại học) [145], cho rằng, để đánh giá kỹ năng nghiên cứu của ngườihọc, cần đánh giá các kỹ năng cụ thể như: Xây dựng câu hỏi nghiên cứu, tìmkiếm cơ sở dữ liệu, xác định tiêu chí đánh giá, chọn nghiên cứu, trích xuất dữliệu và phân tích, khái quát kết quả, viết báo cáo.

-Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Minh Loan (2008), trong đề tài “Thực

trạng và giải pháp nâng cao khả năng tự học của sinh viên trường Đại họckhoa học xã hội và nhân văn” [63], khẳng định KNNCKH là loại kỹ năng

phức hợp ở mức độ cao, bao gồm nhiều kỹ năng thành phần làm thành một hệthống kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; bao gồm: Nhóm kỹ năngđịnh hướng và xây dựng kế hoạch nghiên cứu, nhóm kỹ năng triển khai địnhhướng và kế hoạch nghiên cứu đã được xây dựng bằng một hệ thống phươngpháp nghiên cứu cụ thể, nhóm kỹ năng xử lý các số liệu thu thập được sau khitriển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm khám phá đối tượngnghiên cứu, nhóm kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu trong văn bản báo cáo

Trang 26

khoa học, nhóm kỹ năng bảo vệ những kết quả thu được do NCKH mang lại,nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá quá trình NCKH của bản thân.

Tác giả Phạm Thị Thu Hoa (2009), trong nghiên cứu về “Kỹ năng

nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa học xã hội và nhân văn” [47], đã

xác định 04 thành phần cấu thành KNNCKH, bao gồm: Nhóm kỹ năng địnhhướng nghiên cứu; nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu; nhóm kỹ năng viếtvà trình bày báo cáo khoa học; nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quảnghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả đưa ra tiêu chí đánh giá KNNCKH của chủthể bao gồm: Các thao tác, cách thức, cũng như việc nắm vững quy trình tiếnhành các bước trong quy trình thực hiện hoạt động NCKH, để đối chiếu kếtquả khảo sát để đi đến kết luận nghiên cứu một cách khách quan và mangtính khoa học.

Trong đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả do tác giả Nguyễn Đình Gấm

(Chủ nhiệm, 2013), “Nâng cao tính tích cực trong giảng dạy và nghiên cứu

khoa học của giảng viên trẻ ở Học viện Chính trị hiện nay” [37], đã nghiên

cứu và phân chia các nhóm trong KNNCKH, bao gồm: Kỹ năng lựa chọn đề tàinghiên cứu, kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu, kỹ năng nắm vững và vậndụng thành thục phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, kỹ năng thuthập và xử lý thông tin, kỹ năng viết báo cáo kết quả nghiên cứu Trong đó,nhóm tác giả đã tập trung làm rõ các kỹ năng thành phần trong KNNCKH vànhững biểu hiện cụ thể.

Tác giả Đào Thị Oanh (2014), trong bài báo “Năng lực nghiên cứukhoa học giáo dục của giảng viên đại học” [80], đã chỉ ra ba mặt biểu hiệnchủ yếu của năng lực NCKH giáo dục ở người giảng viên, bao gồm:KNNCKH giáo dục; kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục, về NCKH; phổ biến,ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy và thực tiễn Trong đó, tác giả đãnêu khái quát các biểu hiện, xây dựng tiêu chí đánh giá KNNCKH của giảngviên làm cơ sở nghiên cứu thực trạng, đưa ra giải pháp phát triển KNNCKHvà năng lực NCKH của giảng viên.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Cường (2018), trình bày

trong bài báo “Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên

Trang 27

trẻ ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay” [15], đã quan niệm: KNNCKH củagiảng viên trẻ ở các trường đại học, cao đẳng là tổng hợp các yếu tố như khảnăng tư duy sáng tạo, phương pháp khoa học, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễnđã được trang bị, được tích lũy của giảng viên trẻ, vận dụng vào việc phát hiện,giải quyết đúng đắn những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nghiên cứu thànhcông các công trình, sản phẩm khoa học đáp ứng theo yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.Trong bài viết, tác giả cũng đã khái quát thành 03 nhóm kỹ năng, đó là: nhóm kỹnăng phát hiện vấn đề nghiên cứu, nhóm kỹ năng triển khai vấn đề nghiên cứuvà nhóm kỹ năng công bố kết quả nghiên cứu.

Như vậy, những công trình nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện và tiêu chí

đánh giá KNNCKH đã làm rõ KNNCKH bao gồm những nhóm kỹ năng, kỹnăng thành phần, tương ứng với nó là những biểu hiện cụ thể của từng nhómkỹ năng hay từng kỹ năng thành phần đó Đồng thời, các công trình này đã xâydựng các tiêu chí đánh giá định lượng và định tính theo các mức độ để đánh giámức độ KNNCKH của khách thể nghiên cứu Tuy nhiên, dưới góc độ Tâm lýhọc, các công trình nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện và tiêu chí đánh giáKNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội chưanhiều, do đó, khi bàn về những nội dung này chưa được sâu sắc Đây chính làkhoảng trống đề luận án có thể tiếp cận và khai thác nhằm làm sáng tỏ biểuhiện, xây dựng các tiêu chí, thang đánh giá các mặt biểu hiện đó của KNNCKHcủa giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

1.1.2.2 Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năngnghiên cứu khoa học

Trình bày của tác giả S I Zinoviev (1982), trong cuốn “Quá trình dạy

học ở trường Đại học Xô Viết” [119], trong đó tác giả khẳng định hoạt động

nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi người nghiên cứu, giúphọ phát triển các phẩm chất, kỹ năng nghiên cứu; sự tác động ảnh hưởng lớnbởi điều kiện môi trường nhà trường cùng với sự hướng dẫn của người hướngdẫn là những yếu tố tác động ảnh hưởng lớn đến sự phát triển phẩm chất, kỹnăng nghiên cứu của chủ thể Theo tác giả, hướng dẫn chủ thể NCKH phảiđảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho họ được thể hiện tính độc lập, tích cực,chủ động ở mức độ cao nhất; ở đó, người hướng dẫn chỉ định hướng nghiên

Trang 28

cứu và theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu của họ, giúp họđi hướng nghiên cứu đã định.

Tác giả Feldon D F (2016), trong chủ đề về “The Development of

Expertise in Scientific Research” (in book: Emerging Trends in the Social and

Behavioral Sciences: An Interdisciplinary, Searchable, and Linkable Resource)

[123], đã chỉ ra, NCKH là cơ chế cơ bản để nâng cao hiểu biết của con người về thếgiới tự nhiên và tạo điều kiện để đổi mới công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế Kết quả NCKH là biểu hiện thực tiễn mức độ thành thạo KNNCKH củachủ thể; nó chịu sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: Chuyên mônđặc trưng của lĩnh vực nghiên cứu; kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu của nhà nghiêncứu; kinh nghiệm hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực; kỷ luật trong nghiên cứu; sựthành thạo các kỹ năng thao tác trong quá trình nghiên cứu; điều kiện thực hiện cácứng dụng thực tế kiểm nghiệm Các yếu tố này có vị trí, vai trò khác nhau với mứcđộ ảnh hưởng đến KNNCKH cũng khác nhau và có mối liên hệ gắn bó lẫn nhautrong cấu trúc tổng thể của quá trình thực hiện hoạt động NCKH của chủ thể Nắmvững tính chất tác động của mỗi yếu tố này là cơ sở để điều chỉnh sự tác động phùhợp, kích thích sự phát triển KNNCKH cho chủ thể nghiên cứu.

Tác giả Bueno D C (2017), trong bài báo “Research Skills of theProfessorial Lecturers: Input to Capability Building” [122], đã khẳng định,KNNCKH của giảng viên là yếu tố quan trọng để xác định năng lực nghềnghiệp của họ Quá trình giảng dạy chuyên môn, tham gia dự giảng, hội thảo,hội nghị chuyên môn, hoạt động trao đổi học thuật tạo môi trường thuận lợi choKNNCKH của giảng viên hình thành và phát triển Trong điều kiện đó, tác giảđã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên bao gồm nhữngyếu tố thuộc về chủ thể giảng viên (nhu cầu nghiên cứu của giảng viên; sự tựtin và nguồn lực nghiên cứu; kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu củagiảng viên), và những yếu tố thuộc về khách thể nghiên cứu (sự tập trung, nhấtquán trong chiến lược phát triển hoạt động NCKH của nhà trường; sự quan tâmhỗ trợ về hành chính và tài chính của nhà trường đối với hoạt động nghiên cứucủa giảng viên cả trong quá trình nghiên cứu, trình bày và xuất bản kết quảnghiên cứu) Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, hai chiềutích cực và tiêu cực đến quá trình nghiên cứu cũng như sự phát triển KNNCKH

Trang 29

của giảng viên.

Nhóm tác giả Sever I., Oncul B., Ersoy A (2019), trong bài viết “UsingFlipped Learning to Improve Scientific Research Skills of Teacher Candidates”(Sử dụng phương pháp học tập đảo ngược để nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoahọc của giáo viên) [143], đã chỉ ra, các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giáoviên bao gồm: Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên;phương pháp NCKH của giáo viên; kinh nghiệm của giáo viên thông qua hoạtđộng nghiên cứu, thái độ của giáo viên đối với hoạt động nghiên cứu.

Tác giả Alipio J S A (2022), trong bài “Improving the research skills

of teachers through revitalized research and development program” (Nâng

cao kỹ năng nghiên cứu của giáo viên thông qua chương trình nghiên cứu vàphát triển) [139], đã chỉ ra các yếu tố quyết định đến sự phát triển kỹ năngnghiên cứu của giáo viên đó là: Kiến thức, kinh nghiệm được rút ra từ hoạtđộng thực tiễn nghiên cứu Đây là hai yếu tố rất cần thiết trong việc phát triểnkỹ năng nghiên cứu của họ ở nhà trường.

Tác giả Trịnh Quang Từ (2004), trong bài báo “Tổ chức thực hiện đềtài nghiên cứu khoa học trong các trường đại học quân sự” [110], cho rằng:Trong các trường đại học quân sự, giảng dạy và NCKH là hai mặt hoạt độngcơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau, quyết định chất lượng đào tạo Đội ngũgiảng viên là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.Tuy nhiên, giảng viên bị lôi cuốn vào hoạt động nghiên cứu còn ít và khôngđồng đều Ngoài nguyên nhân họ bị chi phối bởi hoạt động giảng dạy, cònmột nguyên nhân nữa là họ còn ít kinh nghiệm tổ chức, tiến hành một đề tàiNCKH, do đó thiếu chủ động đề xuất đề tài; khó khăn trong tổ chức tiến hànhmột đề tài nghiên cứu đến kết quả.

Nghiên cứu của Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2008), về “Kinh

nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắnvới xây dựng đội ngũ tri thức” [115], đã khái quát, ở Hoa Kỳ, giảng viên trong

các trường đại học, cao đẳng, để trở thành học giả thực thụ, yêu cầu trước tiên làphải trở thành một nhà nghiên cứu và công bố các bài viết, công trình khoa học cógiá trị, đây là thước đo chính của hoạt động NCKH của mỗi cá nhân hay nhómnghiên cứu Những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình NCKH của các giảng viên

Trang 30

đã ảnh hưởng đến tính tích cực nghiên cứu, giảng dạy của họ, tạo ra những ảnhhưởng tiêu cực đối với môi trường giáo dục mà trước tiên là người học.

Trong bài viết của tác giả Phạm Thị Thu Hoa (2008) về “Một số yếu tốảnh hưởng đến kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên” [46], đã hệ thốnghóa những cơ sở lý luận về KNNCKH dưới góc độ tâm lý học như: khái niệm,biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH Trong đó, tác giả nhấn mạnh:Cũng như sự hình thành và phát triển tâm lý nói chung, sự hình thành và pháttriển KNNCKH phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm, yếu tố tự nhiên và xã hội,yếu tố chủ quan và khách quan, yếu tố bên trong và bên ngoài; mỗi yếu tố đóđều có vai trò nhất định trong việc hình thành và phát triển KNNCKH Tác giảđã khái quát thành 02 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và pháttriển kỹ năng, đó là: nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài Đồngthời, tác giả đi sâu phân tích nhóm yếu tố bên trong bao gồm kiến thức, thái độvà hành động ý chí của chủ thể; nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm các điều kiệntác động từ nhóm xã hội đến cá nhân và các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảocho hoạt động NCKH của chủ thể.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Phúc (2009), trong công

trình “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho học viên đào tạo cán bộ

chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” [85], đã luận

giải về đặc điểm NCKH, tiêu chí đánh giá chất lượng, đánh giá thực trạng,xác định nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm nâng cao chất lượng NCKHcủa học viên ở Học viện Chính trị quân sự Đồng thời, tác giả cũng đã xácđịnh những yếu tố tác động, phương hướng, yêu cầu, đề xuất một số giải phápcơ bản, cấp thiết để nâng cao chất lượng NCKH cho học viên đào tạo chính trịviên tại Học viện Chính trị quân sự.

Tác giả Nguyễn Xuân Thức (2012), trong bài viết “Kỹ năng nghiên cứukhoa học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội” [99], đã khẳng định, cácyếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của sinh viên rất đa dạng, gồm 08 yếu tốkhách quan và 07 yếu tố chủ quan, có mức độ ảnh hưởng khá cao Trong đó,các yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng thấp hơn các yếu tố khách quan,tuy nhiên sự khác biệt không nhiều.

Tác giả Nguyễn Ngọc Cường (2018), trình bày trong bài báo “Bồidưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ ở các trường

Trang 31

đại học, cao đẳng hiện nay” [15], đã khẳng định, quá trình NCKH của giảngviên ở các nhà trường có những vấn đề phức tạp và nảy sinh những mâu thuẫntrong từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu Do vậy, quá trình nghiên cứunày đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có những KNNCKH cơ bản mới giải quyếtđược mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu Trong nội dung của bài báo, tácgiả cũng khái quát một số yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của chủ thể baogồm: Nhu cầu, động cơ, định hướng cá nhân; trình độ chuyên môn, năng lực tưduy, kinh nghiệm hoạt động chuyên môn và nghiên cứu; khả năng tổ chức,quản lý hoạt động nghiên cứu; trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin; sự phốihợp, hiệp đồng các thành viên trong nhóm nghiên cứu; điều kiện môi trường vàchính sách đãi ngộ cho hoạt động NCKH.

Như vậy, những công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

KNNCKH đã được các tác giả đề cập trên nhiều khía cạnh đó là những khíacạnh thuộc về bản thân nhà nghiên cứu và những yếu tố thuộc về điều kiện môitrường, hoàn cảnh nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ đềcập một cách đơn lẻ chưa có tính hệ thống đối với các yếu tố ảnh hưởng đếnKNNCKH Vì vậy, những kết quả nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo giúp choluận án kế thừa trong quá trình chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH củagiảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

1.1.2.3 Hướng nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triển kỹ năngnghiên cứu khoa học

Nhóm tác giả Lovat T., Davies M & Plotnikoff R (1995), trong bàiviết “Integrating Research Skills Development in Teacher Education” (Tíchhợp phát triển kỹ năng nghiên cứu trong đào tạo giáo viên) [142], cho rằng, đểhình thành kỹ năng nghiên cứu cho chủ thể, cần thực hiện theo trình tự cácgiai đoạn: Tiếp cận với các vấn đề khoa học để hình thành ý thức nghiên cứu;tập dượt nghiên cứu; thực hành nghiên cứu với các hình thức nghiên cứu khácnhau; tập trung nghiên cứu theo hướng nghiên cứu xác định.

Nghiên cứu của tác giả Keeves J P (1996), trong cuốn tài liệu

“Education Research, Methodology and Measurement: An InternationalHandbook” [128], đã giới thiệu quá trình tổ chức và hướng dẫn NCKH, đặc

biệt tác giả chú ý đến việc hướng dẫn chủ thể các thủ tục và kỹ thuật nghiêncứu, phương pháp đo lường, sử dụng máy tính và các thiết bị trong NCKH.

Trang 32

Tác giả B Allison (1996), trong tài liệu “Kỹ năng nghiên cứu dành cho

sinh viên Viện Giáo dục quốc gia” [2], tài liệu đã cung cấp cho người học

những lý thuyết cần thiết về KNNCKH như thiết kế bảng câu hỏi, kỹ thuậtphỏng vấn, tiến hành điều tra mẫu.

Nhóm tác giả Sever I., Oncul B., Ersoy A (2019), trong bài viết “UsingFlipped Learning to Improve Scientific Research Skills of Teacher Candidates”(Sử dụng phương pháp học tập đảo ngược để nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoahọc của giáo viên) [143], đã chỉ ra, để nâng cao KNNCKH cho giáo viên cần tổchức bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ hiểu biết, hình thành thái độ tích cựccủa giáo viên đối với hoạt động NCKH.

Nhóm tác giả Fongkanta P., Buakanok F S., Netasit A & Kruaphung S.(2022), “Teacher Professional Development in Research Skill of Teacher in Non -Formal Education Center, Lampang, Thailand” (Phát triển kỹ năng nghiên cứucủa giáo viên tại các trung tâm giáo dục không chuyên tại Lampang, Thái Lan)[141], cho rằng, kỹ năng nghiên cứu của giáo viên là một trong những tiêu chuẩnđánh giá năng lực, nó được hình thành và phát triển thông qua hoạt động bồidưỡng nâng cao hiểu biết, tổ chức luyện tập cho giáo viên; quá trình đó chịu ảnhhưởng bởi các yếu tố như: Thái độ nghiên cứu, các hoạt động tổ chức bồi dưỡngkiến thức, thực hành rèn luyện kỹ năng.

Tác giả Nguyễn Thị Hảo (1986), trong tác phẩm “Tìm hiểu quá

trình hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên cáctrường Đại học Sư phạm” [41], đã đưa ra 02 biện pháp nhằm hình thành

KNNCKH giáo dục cho chủ thể Đó là: dạy phương pháp NCKH giáo dục trênphương diện lý thuyết và tổ chức cho sinh viên thực hiện bài tập thực hành sángtạo, giúp họ hình thành hệ thống KNNCKH cho bản thân Đồng thời, tác giảcũng đề xuất biện pháp nhằm hình thành KNNCKH giáo dục cho chủ thể, đặcbiệt trong đó là biện pháp nâng cao thái độ ý thức của chủ thể đối với hoạt độngNCKH; tăng cường hướng dẫn họ thực hiện các bài tập sáng tạo; tạo điều kiệncơ sở vật chất, nguồn tài liệu, kinh phí cho hoạt động NCKH.

Tác giả Phạm Thị Thu Hoa (2007), trong bài viết “Một số giải pháp nângcao hiệu quả rèn luyện KNNCKH cho học viên sau đại học Trường Đại họcKHXH&NV” [45], trên cơ sở nghiên cứu thực trạng KNNCKH cũng như việc rènluyện kỹ năng này ở chủ thể, đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảrèn luyện KNNCKH cho họ, bao gồm 03 nhóm giải pháp cơ bản: Nhóm giải pháp

Trang 33

đối với lãnh đạo, quản lý; nhóm giải pháp đối với giảng viên; nhóm giải pháp đốivới học viên Trong đó, nhóm giải pháp đối với chủ thể là trọng tâm, biến quátrình tổ chức thành quá trình tự tổ chức hoạt động NCKH của họ, chỉ có như vậyviệc rèn luyện KNNCKH mới có hiệu quả và phát huy tác dụng.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Tuấn (2013), trong bài viết“Thực trạng KNNCKH của giảng viên ngoài công lập tại Thành phố Hồ ChíMinh” [108], đã chỉ ra, để nâng cao KNNCKH cho giảng viên cần thông qua cácbuổi tập huấn, hội thảo, chuyên đề; đồng thời, nhà trường cần quan tâm hướngdẫn cách thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thực hiện đề tài nghiên cứu,quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động NCKH của giảng viên.

Nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Hoàng (2018), về “Rèn luyện KNNCKHcho giảng viên ở các trường đại học trong quân đội theo định hướng phát triển nănglực” [50], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về NCKH và rèn luyệnKNNCKH, cũng như hoạt động rèn luyện KNNCKH cho giảng viên ở các trườngđại học trong quân đội, luận án đề xuất 05 biện pháp rèn luyện KNNCKH chogiảng viên, bao gồm: Hình thành nhu cầu rèn luyện KNNCKH cho giảng viên; xâydựng và thực hiện quy trình rèn luyện KNNCKH cho giảng viên; nâng cao nhậnthức, trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm về rèn luyện KNNCKH của giảngviên; tăng cường rèn luyện KNNCKH cho giảng viên thông qua các hình thức hoạtđộng NCKH; phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của giảng viên trong tự rènluyện NCKH Đồng thời, qua đó thể hiện rõ những yếu tố mới trong từng biệnpháp rèn luyện KNNCKH cho giảng viên ở các trường đại học trong quân đội

Như vậy, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cơ bản đã đề

cập đến con đường, biện pháp phát triển KNNCKH cho nhà nghiên cứu, đó là,cần tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, rèn luyện trong quá trìnhnghiên cứu; tham gia nhiều hình thức nghiên cứu; tạo điều kiện về kinh phí trongquá trình nghiên cứu; xây dựng thái độ, động cơ, mục đích NCKH đúng đắn đểngày càng nâng cao chất lượng NCKH và phát triển các yếu tố tâm lý tạo thànhKNNCKH cho bản thân Đây là những công trình nghiên cứu mà luận án có thểkế thừa trong quá trình đề ra các biện pháp tâm lý - xã hội, nhằm nâng caoKNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu

Trang 34

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tàiluận án

Từ những kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đãđược tổng quan, có thể khái quát trên một số nội dung như sau:

Các công trình nghiên cứu về cách tiếp cận kỹ năng đã chỉ ra khi nghiên cứukỹ năng có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Có thể tiếp cận theo cấu trúc, biểu hiện vàtiêu chí đánh giá kỹ năng; cách tiếp cận nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹnặng; cách tiếp cận về con đường, biện pháp phát triển kỹ năng Cụ thể, cách tiếp cậnkỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động; cách tiếp cận kỹ năng là sự vậndụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hộiđể thực hiện những nhiệm vụ tương ứng; cách tiếp cận kỹ năng là sự vận dụng nhữngtri thức và kinh nghiệm đã có vào thực hiện có hiệu quả một hành động, hoạt độngtương ứng; cách tiếp cận kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết mộtnhiệm vụ cụ thể; cách tiếp cận kỹ năng là sự kết hợp của ba thành tố tâm lý cơ bảnbao gồm: tri thức, kỹ xảo, kinh nghiệm hay kiến thức, kỹ xảo và phương thức; cáchtiếp cận kỹ năng theo các biểu hiện ở từng nhóm kỹ năng cụ thể: nhóm kỹ năng địnhhướng nghiên cứu; nhóm kỹ năng triển khai nghiên cứu; nhóm kỹ năng viết và trìnhbày báo cáo khoa học; nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu…Đây là những công trình nghiên cứu rất có giá trị để nghiên cứu sinh tiếp thu, lĩnhhội, làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của luận án; trong đó,nghiên cứu sinh dựa trên cách tiếp cận kỹ năng theo các biểu hiện cụ thể của từngnhóm kỹ năng để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình.

Các công trình nghiên cứu về các biểu hiện KNNCKH đã chỉ ra cácbiểu hiện của KNNCKH; một số công trình nghiên cứu đã làm rõ vai trò vàbiểu hiện về KNNCKH Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởngđến KNNCKH bao gồm các yếu tố thuộc về tâm lý cá nhân và các yếu tốthuộc về điều kiện, môi trường nghiên cứu Các công trình này rất có giá trịcho đề tài nghiên cứu của luận án Đó là những cơ sở lý luận rất quan trọng đểcho nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa, xác định các biểu hiện của KNNCKHcũng như các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ởcác trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triểnKNNCKH: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được một số con đường thuộc vềbản thân nhà nghiên cứu; trong đó, có con đường trực tiếp và con đường giántiếp trong quá trình phát triển KNNCKH Những nghiên cứu trên là chỗ dựa,

Trang 35

là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh nghiên cứu, xác định các biện pháp tâmlý - xã hội nâng cao KNNCKH cho giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩquan QĐND Việt Nam.

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của

giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhândân Việt Nam”, nghiên cứu sinh tiếp thu một cách có chọn lọc những kết quả

nghiên cứu của các nhà khoa học; đồng thời, xác định một số vấn đề cần phảitập trung nghiên cứu:

Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận

án; xác định giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luậnán tập trung nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan về kỹ năng và KNNCKH, luận ánxác định được hướng nghiên cứu KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở cáctrường sĩ quan QĐND Việt Nam là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và phươngthức vào việc chuẩn bị, triển khai, trình bày, tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh trongnghiên cứu để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Thứ hai, xây dựng bộ khái niệm công cụ của luận án Trong quá trình

nghiên cứu đề tài, nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc kết quả các công trìnhnghiên cứu của các nhà Tâm lý học trên thế giới và trong nước để xây dựngbộ khái niệm công cụ như: KNNCKH; KNNCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

Thứ ba, luận án xác định biểu hiện, mức độ và đánh giá thực trạng

KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.Dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố về biểuhiện, mức độ kỹ năng nói chung, KNNCKH nói riêng, luận án xác định biểu hiện,thang đánh giá mức độ KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩquan QĐND Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh tiếnhành xây dựng thang đo đánh giá KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở cáctrường sĩ quan QĐND Việt Nam; xây dựng bảng hỏi; lập các mẫu phiếu phỏng vấnsâu; phân tích kết quả hoạt động, kiểm định tính khoa học giá trị của các thang đo.

Thứ tư, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên

KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam Kế thừa có chọn lọc kếtquả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH, trên cơ sở đó xác địnhcác yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên ở các trường sĩ quan quânđội; tiến hành lập phiếu điều tra đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến

Trang 36

KNNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.Để đảm bảo cho kết quả nghiên cứu có giá trị khách quan, khoa học, nghiên cứusinh tiến hành xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành Tâm lý học về những nộidung mà nghiên cứu sinh dự định nghiên cứu

Thứ năm, trên cơ sở lý luận và kết quả điều tra thực trạng, nghiên cứu

sinh đề xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao KNNCKH cho giảngviên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam Đồng thời, luận ántiến hành thực nghiệm tác động vào nhận thức nhằm nâng cao KNNCKH củagiảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan QĐND Việt Nam.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận án đã khái quát các công trình khoa học đã đượccác nhà Tâm lý học trên thế giới và trong nước nghiên cứu, có liên quan đến kỹnăng và KNNCKH mà nghiên cứu sinh có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu Cáccông trình nghiên cứu đó đã chỉ ra nhiều nội dung có giá trị lý luận và thực tiễncao về kỹ năng và KNNCKH, đó là: Các công trình nghiên cứu về cách tiếp cậnkỹ năng và KNNCKH; các công trình nghiên cứu về biểu hiện; các công trìnhnghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng và KNNCKH; các công trìnhnghiên cứu về con đường, biện pháp phát triển kỹ năng và KNNCKH

Trong quá trình tổng quan, luận án đã xác định giá trị của các công trìnhkhoa học đã công bố; nhận thấy, đã có một số công trình nghiên cứu về Tâm lý họccó liên quan trực tiếp đến KNNCKH và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa họcđã đề cập đến khá toàn diện về vai trò của kỹ năng và KNNCKH; biểu hiệnKNNCKH; các yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH; con đường, biện pháp phát triểnkỹ năng và KNNCKH Qua đó, xác định 05 vấn đề luận án tập trung nghiên cứugồm: Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; xây dựng bộkhái niệm công cụ của luận án; xác định biểu hiện, mức độ và đánh giá thực trạngKNNCKH của giảng viên; xác định các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạngcác yếu tố ảnh hưởng đến KNNCKH của giảng viên; đề xuất biện pháp tâm lý - xãhội và thực nghiệm tác động nhằm nâng cao KNNCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội.

Trang 37

Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về kỹ năng và KNNCKHnghiên cứu sinh có thể lựa chọn và kế thừa, làm cơ sở để triển khai nghiên cứu đề tài củaluận án Tuy nhiên, quá trình tổng quan, nghiên cứu sinh nhận thấy chưa công trình nàođi sâu nghiên cứu, luận giải khoa học và hệ thống dưới góc độ Tâm lý học về KNNCKH

của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội Vì vậy, đề tài “Kỹ năng

nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam” mà nghiên cứu sinh lựa chọn là một công trình khoa học

độc lập không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNỞ CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

2.1 Lý luận về kỹ năng nghiên cứu khoa học

2.1.1 Kỹ năng

Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về kỹ năng; có thể khái quát mộtsố nghiên cứu kỹ năng như sau:

* Cách tiếp cận thứ nhất, chú trọng đến cách thức, kỹ thuật hành độngcủa chủ thể

Các tác giả tiêu biểu: V S Kuzin [dẫn theo 108], V A Cruchetxki [13], P A.Rudich [90], V V Tsebuseva [105], A V Petrovxki, M G Iarosevxki [82], A G.Covaliov [10], Trần Trọng Thuỷ [101], Đào Thị Oanh [80], Hoàng Anh [3], NguyễnVăn Công [12], Nguyễn Thị Thu Hồng và Phạm Hồng Khoa [52], với cách tiếp cậnnày đã nhấn mạnh phương thức của hành động, xem kỹ năng trong mối quan hệ vớihành động và khía cạnh kỹ thuật của hành động; cho rằng, nắm vững kỹ thuật củahành động, thao tác là có kỹ năng, nói cách khác, để có kỹ năng hoạt động nào đó, conngười phải nắm vững tri thức về hoạt động đó và thực hiện theo đúng các bước thứ tựcấu trúc kỹ năng Những quan niệm này làm cho quá trình tiếp cận kỹ năng trở nên rõràng, cụ thể hơn bởi xét về mặt kỹ thuật, thao tác thường dễ đánh giá, có thể địnhlượng được về thao tác, có thể quan sát và đánh giá được chất lượng tại thời điểm khithực hiện hành động Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại chưa chú ý nhiều đến kết quảcủa hành động, do đó, chưa quan tâm nhiều đến sự ảnh hưởng của mức độ phát triểnkỹ năng đối với hiệu quả hoạt động, cũng như chưa thấy được mức độ biểu hiện củakỹ năng thông qua hành vi của chủ thể thực hiện hành động/hoạt động đó.

Trang 38

* Cách tiếp cận thứ hai, chú trọng đến năng lực, kết quả hànhđộng của chủ thể

Đại diện cho cách tiếp cận này có các tác giả: N D Levitov [61], A M.Xtoliarenco [117], K K Platonov và G G Golubev [87], Ph N Gonobolin [39],Trần Quốc Thành [94], Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, VũVăn Tảo [43], Nguyễn Quang Uẩn [113], Trần Hữu Luyến [67], Tạ Quang Đàm[22], Trần Hương Liên [62], đã coi kỹ năng là khả năng con người tiến hành côngviệc có kết quả với chất lượng cần thiết trong điều kiện mới, với khoảng thời giantương ứng Những nghiên cứu này giúp phân biệt rõ ràng giữa kỹ năng và kỹ xảo,kỹ năng thường chú ý nhiều hơn đến kết quả hoạt động, tiêu chí quan trọng để xácđịnh kỹ năng có trở thành năng lực hay không là việc sử dụng kỹ năng đó vào tìnhhuống ra sao Song, với cách tiếp cận này thì kỹ năng khó được phân định rõ ràngvì khi thực hiện một hoạt động có kết quả thì không chỉ phụ thuộc vào sự vậndụng kiến thức, kinh nghiệm mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâmthế, nhu cầu, hứng thú, thể lực, chính trị tư tưởng, niềm tin.

* Cách tiếp cận thứ ba, chú trọng đến mức độ kỹ năng và giai đoạnhình thành kỹ năng

Các tác giả tiêu biểu như: N D Levitov [61], A V Petrovxki [81], X L.Kixegov [56], K K Platonov và G G Golubev [87], V A Cruchetxki [13], TạQuang Đàm [21], Đỗ Mạnh Tôn [103], Bùi Thị Xuân Mai [72], Vũ Dũng [19],Nguyễn Văn Phương [86], Phạm Thành Nghị [77], Nguyễn Thị Thanh Nga [76],theo cách tiếp cận này đã phân chia quá trình hình thành kỹ năng thành các giaiđoạn với các mức độ phát triển kỹ năng khác nhau Trên cơ sở nghiên cứu củamình, các tác giả đã phân chia quá trình hình thành kỹ năng hai, ba, bốn hoặc nămgiai đoạn nhưng tựu chung họ đều khái quát: Để hình thành kỹ năng, chủ thể cầncó quá trình nhận thức về kỹ năng, quan sát, làm thử, luyện tập và vận dụngnhững kỹ năng đó vào thực tiễn hoạt động Đồng thời, các tác giả cũng đã phânbiệt các mức độ phát triển của kỹ năng tương ứng với các giai đoạn hình thành củanó; ở mỗi giai đoạn đó, kỹ năng không đồng đều nhau, đạt ở các mức độ khácnhau.

* Cách tiếp cận thứ tư, xem kỹ năng là biểu hiện của hành vi ứng xửcủa chủ thể

Các tác giả tiếp cận theo cách này có: Nhóm tác giả Morales A và Sheafor B.W [131], cho rằng, thái độ, niềm tin cá nhân có ảnh hưởng ít nhiều đến một hoạtđộng cụ thể, đó là cách tiếp cận mới khi nghiên cứu và quan niệm về kỹ năng, nó phù

Trang 39

hợp cho những nghiên cứu chuyên sâu về kỹ năng trong những lĩnh vực cụ thể; tácgiả Richard N J [135], đã chỉ ra rằng, từ quan niệm suy nghĩ đến hành vi, coi kỹnăng là những hành vi được thể hiện ra bằng hành động bên ngoài và nó bị chi phốibởi cách thức con người suy nghĩ và cảm nhận, theo đó, biểu hiện của kỹ năng phụthuộc nhiều vào tính chủ quan của chủ thể con người trong nhận thức, xem xét, đánh

giá các mức độ của kỹ năng; tác giả Đỗ Mạnh Tôn [103], đã phân chia kỹ năng

thành hai cấp độ bao gồm kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao; sự khác biệt giữa haicấp độ kỹ năng này là mức độ vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trongnhững điều kiện, hoàn cảnh biến đổi phức tạp không ngừng Như thế, các tác giả theocách nghiên cứu này đều cho rằng, bên cạnh những tiêu chí để đánh giá kỹ năng như:Tính thuần thục, tính linh hoạt, tính hiệu quả, tính khái quát, tính sáng tạo,… cònquan tâm đến động cơ, thái độ cá nhân trong quá trình thực hiện những hành độngmà có sự tham gia của kỹ năng đó Đây là cách tiếp cận mà kỹ năng cần phải đượcxem xét ở góc độ rộng khi nó liên quan chặt chẽ với các yếu tố thái độ, niềm tin trongmỗi hành vi của một hoạt động của chủ thể.

Ngoài các cách tiếp cận trên, còn một số cách tiếp cận khác, do phạm vicủa luận án nên đã không được đề cập ở đây.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên không mâu thuẫn nhau

mà chỉ mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi của một kỹ năng cũng như các thành phầntrong cấu trúc của kỹ năng Ở các cách tiếp cận này cho thấy, các nhà tâm lý họcđều cho rằng: Điều kiện tiên quyết để một hành động đạt được mục đích là chủthể tiến hành hành động phải nắm vững và thực hành thành thạo tri thức vềphương thức thực hiện hành động, đồng thời làm chủ được những điều kiện phùhợp với phương thức hành động đó Nói cách khác, chủ thể tiến hành hành độngphải có kỹ năng thực hiện hành động đó Như vậy, về mặt Tâm lý học, nói tới kỹnăng là nói tới mối quan hệ giữa mục đích hành động, các điều kiện và phươngthức thực hiện hành động đó Trong phạm vi luận án này, quan niệm kỹ năng vừalà mặt kỹ thuật, thao tác của hành động/hoạt động, vừa là biểu hiện năng lực củacá nhân Từ đó, có thể hiểu về kỹ năng như sau:

Kỹ năng là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và phương thức để thựchiện một hành động/hoạt động có hiệu quả.

Kỹ năng không phải là bẩm sinh của cá nhân; để hình thành kỹ năng, chủthể cần có kiến thức, kinh nghiệm và phương thức về hành động/hoạt động đó,nghĩa là nắm được mục đích, cách thức, các điều kiện để thực hiện hànhđộng/hoạt động Nói cách khác, chủ thể cần có kiến thức về đối tượng hành động

Trang 40

và kiến thức về hành động, kiến thức về lĩnh vực mà chủ thể thực hiện hànhđộng, hiểu được mục đích và các điều kiện thực hiện hành động; từ đó, chủ thểhành động trên cơ sở của kinh nghiệm - những cái đã được lĩnh hội từ trước vềhành động đó, có phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích vàđiều kiện hành động đã nắm vững Mặt khác, để có được kỹ năng, chủ thể phảibiết vận dụng thuần thục, linh hoạt hệ thống kiến thức, kinh nghiệm đã có, vớiphương thức vận dụng phù hợp, để chủ thể thực hiện có hiệu quả hành động/hoạtđộng theo mục đích đề ra ở những điều kiện, môi trường của thực tiễn không chỉtrong điều kiện quen thuộc, mà cả trong những điều kiện khác nhau

Sự thuần thục, linh hoạt và hiệu quả của kỹ năng thể hiện ở chỗ: Cùngmột khối lượng kiến thức, kinh nghiệm nhưng chủ thể có thể giải quyết đượcnhiều nhiệm vụ khác nhau và mang lại hiệu quả tối ưu

Với tính chất phức tạp của các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn, kỹ năngcũng rất phong phú và đa dạng, ở mỗi tình huống, nhiệm vụ khác nhau thì cónhững kỹ năng khác nhau Có kỹ năng đơn giản và kỹ năng phức tạp: Kỹ năngđơn giản là sự vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã có một cách linhhoạt để mọi hoạt động trong những điều kiện, hoàn cảnh thông thường luôn đạtđược hiệu quả cao; kỹ năng phức tạp là sự vận dụng các kiến thức, kinhnghiệm đã có với phương thức vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động củacon người, để đạt được hiệu quả cao trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào,thậm chí ở những điều kiện, hoàn cảnh có sự biến đổi phức tạp Tuy nhiên, cáckỹ năng không tách rời mà luôn tác động qua lại, hỗ trợ nhau nhằm thực hiệntốt nhất các nhiệm vụ đặt ra; trên cơ sở đó kỹ năng được thực hiện và có sựtham gia của các thuộc tính tâm lý như: Xu hướng, động cơ của chủ thể hànhđộng Điều này giúp sự lựa chọn kỹ năng và thực hiện kỹ năng phù hợp vớithực tiễn và nhiệm vụ cụ thể, khắc phục mọi khó khăn trở ngại để hình thànhvà phát triển kỹ năng một cách thuần thục.

2.1.2 Kỹ năng nghiên cứu khoa học

2.1.2.1 Nghiên cứu khoa học

Theo điểm 4, Điều 3, Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13[65], NCKH là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của

sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứngdụng vào thực tiễn.

Theo A A Goroxepxki và M I Lubixowra (1971), trong cuốn “Tổ

chức công việc tự học của sinh viên” [38], cho rằng, mọi NCKH được đặc

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan