thuyết trình Nhập môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

27 0 0
thuyết trình Nhập môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

nhóm: Cell

Nhập môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Trang 3

NỘI DUNG:

1 Tổng quan về ngành

2 Chương trình đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 3 Cơ hội việc làm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 4 Phương pháp học tập

5 Kế hoạch học tập

6 Phương pháp truy cập tài liệu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Trang 4

1 Tổng quan về ngành

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng hợp các công việc có liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, kho lưu trữ hàng hóa, Nhằm bảo quản chất lượng sản phẩm tới khi hàng hoá được giao đến người tiêu dùng.

Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải có chiến lược Logistics phù hợp vì chiến lược Logistics tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian,

Trang 5

 Các hoạt động của Logistics bao gồm:

+ Dịch vụ khách hàng

+ Dự báo nhu cầu của khách hàng + Thông tin trong phân phối

+ Kiểm soát kho lưu trữ

+ Vận chuyển nguyên vật liệu

+ Quản lý quá trình đặt hàng hoá

+ Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho+ Thu gom hàng hoá

Trang 6

Thực trạng phát triển ngành Logistics

ở Việt Nam

• - Trong vài năm trở lại đây, Logistics là

ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế Hoạt động của chuỗi Logistics xuyên suốt mọi khâu chuẩn bị trong quá trình sản xuất

- Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành Logistics

• Trong những năm gần đây, Việt Nam tập

trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, kho bãi, trung tâm thương mại…liên tục được mở rộng và phát triển Kèm theo đó là sự phát triển của dịch vụ đi kèm, thủ tục xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hóa để cải thiện chất lượng của dịch vụ

Một mô hình của một chuỗi cung ứng

Trang 7

-- Giúp tiết kiệm chi phí: Trong một doanh nghiệp, bên cạnh chi

phí vận hành hoạt động sản xuất

-- Giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả: thực hiện suôn sẻ hoạt động

Logistics chính là yếu tố quan trọng giúp tiết kiệm thời gian xuất nhập hàng hóa hiệu quả nhất.

- Giúp doanh nghiệp tăng độ cạnh tranh trên thị trường: Với

chi phí tiết kiệm cùng thời gian rút ngắn, giúp doanh nghiệp có

được nhiều lợi thế hơn để cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường Việc tăng sức cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng

suất và càng phát triển hơn.

Những thuận lợi của ngành Logistics

Trang 8

2 Chương trình đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạo: Logistics

và Quản lý chuỗi cung ứngTên tiếng Anh: Industrial

Trang 9

3 Cơ hội việc làm của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 3.000 DN Logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về Logistics là trên 200.000 nhân lực Trong khi đó, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực Logistics chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường nên có thể nói nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng Tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm

Trang 10

- Ứng dụng công nghệ 4.0: Sử dụng công

nghệ trong vận chuyển Logistics hiện nay

- Xu hướng mua sắm trực tuyến: Nhiều

trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam tiếp tục đầu tư vào xây dựng để mở rộng quy mô kho bãi trong năm 2020

- Mua bán và sáp nhập (M&A): Do áp lực

cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hoạt động M&A thúc đẩy cải tiến và đổi mới để tối ưu hóa doanh nghiệp.

- Đầu tư vào kho: Quy mô thị trường

Logistics chuỗi lạnh toàn cầu tăng 590 tỷ USD vào năm 2026 để rút ngắn thời gian giao hàng.

* Các xu hướng phát triển chính trong lĩnh vực Logistics

Trang 11

* Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao hàm và bao gồm nhiều vĩnh vực nhiều vị trí khác nhau vì thế sẽ có nhiều vai trò nhiều lựa chọn trong việc công việc cho những tân cử nhân tân kỹ sư mới ra trường: Nhân viên xuất nhập khẩu; Nhân viên quản lý

hàng hóa; Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải; Nhân viên kinh doanh Logistics, ; Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff); Nhân viên chứng từ (Document staff; Nhân viên giao nhận

(Forwarder); Nhân viên hải quan (Customs Clerk); Chuyên viên thanh toán quốc tế; Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)

* Làm việc tại:

• Các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước ở lĩnh vực Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa,

• Các cơ quan Nhà nước về giao thông vận tải, dịch vụ Logistics, • Các trường đại học, các viện nghiên cứu (đảm nhận các công việc liên quan tới giảng dạy và nghiên cứu).

Trang 12

Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm

(nên có thể ứng tuyển ngay lúc mới ra trường) Mức lương khởi điểm khoảng 6-7 triệu/ tháng.

Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cân nhắc lên vị trí

này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

Logistics Manager ($1000 -$4000): Bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm

cùng khả năng nói và viết Tiếng Anh lưu loát Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.

Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và

kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

Supply Chain Director ($5000 – $7000): Sẽ đảm nhận vai trò phụ trách tất cả

các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi rộng hơn là ở quốc tế Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn phù hợp và xứng đáng với công sức mình.

Mức lương tham khảo theo cấp bậc như thế nào?

Trang 13

VÀ ĐÂY LÀ TOP 10 CÔNG TY DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU – LOGISTICS TỐT NHẤT Ở VIỆT NAM BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO VÀ TÌM KIẾM CƠ HỘI TỐT NHẤT CHO BẢN THÂN MÌNH

1.CÔNG TY CP GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN (CEO: Trần Tuấn Anh (0301909173)2.CÔNG TY CP GEMADEPT CEO: Nguyễn Thanh Bình (0301116791)

3.CÔNG TY CP GIAO NHẬN TOÀN CẦU DHL (CEO: ClémentMarieBlanc (0305707643) 4 EX (CEO: Lê Duy Hiệp (0301874259)

5.CÔNG TY TNHH EXPEDITORS VIỆT NAM (CEO: Mong Pheng Koh (0312545104)6.CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG (CEO: Đinh Hữu Thạnh (0303482440)7.CÔNG TY TNHH KUEHNE + NAGEL (CEO: David Gerard Roussiere (0312658789)8.CÔNG TY CP KHO VẬN MIỀN NAM (CEO: Đặng Vũ Thành (0300645369)

9.CÔNG TY CP VINAFREIGHT (CEO: Nguyễn Huy Diệu (0302511219)

10.CÔNG TY CP DỊCH VỤ HÀNG HẢI HÀNG KHÔNG CON CÁ HEO

(CEO: Trần Đăng Nam (0305358801)

Trang 14

4 Phương pháp học tập

Logistics & Supply Chain Management lại là chìa khóa của mọi sự tăng trưởng trong nền kinh tế Do đó, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Logistics & Supply Chain Management luôn rất phong phú Vì vậy bạn cần phải học thật tốt môn Nhập môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vì nó là căn bản của ngành Logistics

Để học tốt môn học này chúng ta cần phải áp dụng cái phương pháp học tập này:

+ Bổ sung những kiến thức nghiệp vụ + Trau dồi các kỹ năng

+ Cần phải có một phương pháp học tập tốt

Trang 15

Thứ nhất: Bổ sung những kiến thức nghiệp

- Đây là điều các sinh viên còn hạn chế , phần lớn người mới bắt đầu học xuất nhập khẩu tập trung ở 2 nhóm đối tượng: Người chưa biết nghiệp vụ và người đã học nghiệp vụ cơ bản nhưng chưa làm việc thực tế bao giờ trong thời gian ngắn phải học và làm xuất nhập khẩu bạn hãy chọn lọc những kiến thức cơ bản để học trước, điều này rất cần thiết

- Bạn có thể học qua những khóa học trên mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, các công ty như Tân Minh Trí ,

- Tham gia các nhóm về cộng đồng Logistics để tìm kiếm các nguồn tài liệu.

Trang 16

1 Kỹ năng lập kế hoạch

- Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng vì ta phải áp dụng nó vào thực tiễn rất nhiều Nhằm giúp các công việc được giải quyết chu đáo, rèn luyện tính kỹ lưỡng không bị bỏ xót thông tin, giảm thiểu chi phí phát sinh Đối với các vị trí nhân sự trong xuất nhập khẩu như: Chứng từ, thu mua, Sales thì việc lập kế hoạch triển khai đơn hàng là kỹ năng bắt buộc phải có

- Và kỹ năng lập kế hoạch học tập cũng thế chúng ta phải sắp xếp thời gian học tập sao cho cân đối không bị các yếu tố khác chi phối làm ảnh hương kết quả Lập thời gian biểu các công việc cần làm trong ngày để chúng ta có nề nếp , quy tắc thực hiện theo.

Thứ hai: Trau dồi thêm các kỹ năng

Bao gồm 5 kỹ năng chính: Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng

giao tiếp; Ngoại ngữ; Tin học văn phòng; Teamwork - Tinh thần làm việc nhóm

Trang 17

2 Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng Bạn cần lưu ý các vấn đề khi làm việc với khách hàng như cách nói chuyện, cách đàm phán, tôn trọng văn hóa doanh nghiệp, biết nắm bắt cơ hội và lắng nghe nhu cầu của khách hàng, đây là những điều sẽ cần trong công việc.

Trang 18

3 Ngoại ngữ

- Như đã biết công việc xuất nhập khẩu cần sử dụng ngoại ngữ thường xuyên vì khách hàng của chúng ta chủ yếu là người nước ngoài Vì vậy sinh viên cần trau dồi khả năng Ngoại ngữ của mình thông qua việc học các chứng chỉ Tiếng Anh như TOIEC, IELTS, B1, Không chỉ Tiếng Anh mà còn cần một số Ngoại ngữ khác như tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật,

- Học qua các mạng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok, Google, hoặc qua các App trên điện thoại

Trang 19

4 Tin học văn phòng

Không riêng gì lĩnh vực Logistics mà ngành nào cũng cần kỹ năng Tin học văn phòng, kỹ năng tin học kém sẽ tạo khoảng cách rất lớn giữa bạn và đồng nghiệp Đây là  điều kiện cần để có thể làm tốt công việc hiện tại, vậy tiếc gì thời gian không bổ sung gấp những kỹ năng này: MS office, Excel tạo lập bảng biểu và file theo dõi khách hàng; Photoshop và các phần mềm dựng video, chỉnh sửa ảnh; Cách sử dụng Email: Gmail; Outlook trong công việc; Cách lưu trữ tài liệu khoa học; Việc học chứng chỉ tin học khi còn đi học là rất cần thiết và là điều kiện để tốt nghiệp

Trang 20

5 Teamwork- Tinh thần làm việc nhóm

Với tất cả các ngành nghề nói chung và Xuất nhập khẩu – Logistics nói riêng, teamwork đóng vai trò rất quan trọng Nó giúp bạn giảm được áp lực công việc, từ đó tăng tính hiệu quả và có những ý tưởng đột phá trong công việc Vì vậy khi còn là sinh viên chúng ta phải tập làm teamwork với nhau đưa ra những ý tưởng, sáng kiến giúp ích cho nhóm nêu cao tinh thần tập thể để đạt được kết quả tốt nhất.

Trang 21

Thứ ba: phương pháp học tập tốt

Xác định trọng tâm kiến thức cần học: + Học đi đôi với hành.

+ Tự học và tìm kiếm thông tin.

+ Ghi chép tất cả những gì bạn cần học + Xác định rõ lộ trình học tập.

Trang 22

- Là môn học giúp sinh viên hiểu hơn về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, nhất là về quản lý con người, dịch vụ, sản phẩm Nó cũng tạo cơ hội để các bạn sinh viên tìm hiểu về cơ chế kỷ luật, giám sát sự dịch chuyển của vật liệu, hàng hóa trên toàn cầu.

- Nắm được tầm quan trọng của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đặc biệt là phải hiểu rõ những giá trị mà nó đem đến cho các công ty, doanh nghiệp, người tiêu dùng

Nguyễn Ngọc Logistics, Công Ty Cổ Phần Logistics VINALINK, hàng năm thu về khoảng lợi nhuận khủng lồ thông qua Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics & Supply Chain Management)

Trang 23

2 Có kế hoạch học tập rõ ràng cụ thể

Cần phải vạch rõ những điều bạn cần làm để đạt được những nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra:

*Thứ nhất, bạn cần phân chia thời gian như thế nào là hợp lí

và Chúng ta phải có một bảng thời gian mẫu cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu một cách kỷ luật nhất theo thời gian mẫu.

*Thứ hai, bạn cần phải xác định rõ là nhiệm vụ của bạn là gì?

Mục tiêu mà bạn đề ra là như thế nào? Bạn cần phải làm gì để đạt được nó? Ở một khoảng thời gian như thế nào?

Có thể phân chia nhỏ kế hoạch với những mục tiêu nhỏ để có thể dễ dàng hoàn thành mục tiêu mà bản thân đã đề ra

Trang 24

3 Đọc, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng

- Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành học rất rộng Hơn nữa, môn Nhập môn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là nền tảng của ngành học này Do đó, môn học sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản để chúng ta có thể học tốt các môn học chuyên ngành khó khăn, phức tạp hơn.

VD: Kho và kênh phân phối ( Warehouse and Distribution

Channels); Công nghệ chuỗi cung ứng (Supply Chain Technologies)…- Trong quá trình học môn Nhập môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên nên chủ động đọc và tìm hiểu những kiến thức liên quan.

- Chuỗi cung ứng thường không giới hạn trong một quốc gia, một khu vực Thay vào đó, nó luôn có sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia trên toàn thế giới Do đó, khi tìm tài liệu bổ sung cho môn học, bạn nên tìm cả những tài liệu được xuất bản bằng ngoại ngữ(Tiếng Anh, Nhật, Hàn,…).

Trang 25

4 Hoàn thành tất cả các bài tập được giao

- Đồng thời cũng phải trau dồi thêm kỹ năng Ngoại ngữ, rèn luyện những kỹ năng mềm và phải luôn không ngừng tìm kiếm những kiến thức liên quan đến chuyên ngành để học hỏi và cũng như nhằm tiếp thu để phát triển bản thân hơn nữa

- Một cách học môn Nhập môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và nhớ lâu hơn nữa là hoàn thành tất cả các bài tập được giao Vì làm bài tập là cách tốt nhất để bạn vận dụng những kiến thức đã học.

 - Môn Nhập môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Introduction to Logistics & Supply Chain Management) thường sẽ có nhiều dạng bài tập khác nhau như: essays, reports, presentations, examinations, group projects, research projects, practical assignments

Trang 26

6 Phương pháp truy cập tài liệu Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

- Tìm kiếm trên Internet: Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm

như Google, Bing, Yahoo để tìm kiếm các tài liệu, ebook, bài viết, về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trên Internet.

  - Sử dụng thư viện: Nhiều thư viện và trường đại học có các tài liệu về

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Bạn có thể truy cập thư viện trực tuyến của các trường đại học hoặc cơ sở thư viện gần nhà của bạn để tìm kiếm các tài liệu liên quan.

 - Tham gia các diễn đàn và nhóm trên mạng xã hội: Bạn có thể tham

gia các diễn đàn và nhóm trên mạng xã hội để tìm kiếm và chia sẻ các tài liệu, kinh nghiệm và thông tin về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

 - Đăng ký các khóa học trực tuyến: Nhiều trường đại học và tổ chức

đào tạo đều cung cấp các khóa học trực tuyến về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Bạn có thể đăng ký những khóa học này để học thêm về ngành này và truy cập các tài liệu liên quan.

Ngày đăng: 21/04/2024, 18:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan