Chuyên đề 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

48 0 0
Chuyên đề 2   CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 B. NỘI DUNG 4 I. Khái luận chung về hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 4 I.1. Hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 4 I.2. Đặc điểm và phân loại 6 I.3. Xu hướng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 9 I.4. Các vấn đề đặt ra với việc phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị các nước đang phát triển 9 II. Phát triển đô thị bền vững 11 II.1. Lý luận chung về phát triển bền vững 11 II.2. Phát triển đô thị bền vững 17 II.3. Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng bền vững 19 II.4. Các vấn đề đặt ra về phát triển đô thị bền vững tại các nước đang phát triển 20 III. Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 22 III.1. Khái niệm và nội hàm 22 III.2. Các tiêu chí đo lường 25 III.3. Xu hướng phát triển giao thông đường bộ đô thị tại các nước đang phát triển 37 III.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị 39 IV. Kết luận 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ SỐ 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Hiếu

Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thành Hưởng

HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2021

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮA VIẾT TẮT 3

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 4

I Khái luận chung về hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 4

I.1 Hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 4

I.2 Đặc điểm và phân loại 6

I.3 Xu hướng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 9

I.4 Các vấn đề đặt ra với việc phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị các nước đang phát triển 9

II Phát triển đô thị bền vững 11

II.1 Lý luận chung về phát triển bền vững 11

II.2 Phát triển đô thị bền vững 17

II.3 Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng bền vững 19

II.4 Các vấn đề đặt ra về phát triển đô thị bền vững tại các nước đang phát triển 20

III Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 22

III.1 Khái niệm và nội hàm 22

III.2 Các tiêu chí đo lường 25

III.3 Xu hướng phát triển giao thông đường bộ đô thị tại các nước đang phát triển.37 III.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông đường bộ đô thị 39

IV Kết luận 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

Giao thông vận tải Giao thông đường bộ Giao thông đô thị Giao thông công cộng Giao thông đường bộ đô thị Hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng Kinh tế-Xã hội Phát triển bền vững

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải (GTVT) quốc gia, giữ vai trò then chốt trong quá trình phát triển KT-XH, là hành lang vững chắc trong việc đảm bảo quốc phòng - an ninh, phục vụ nhu cầu của người dân Vì vậy, phát triển hạ tầng GTĐB cần được quan tâm và đưa lên hàng đầu Trong đô thị, hạ tầng GTĐB phát triển song hành với tăng trưởng nền kinh tế của đô thị Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị (CSHT GTĐBĐT) là tiền đề đảm bảo cho sự duy trì và phát triển ngành kinh tế đô thị Bên cạnh đó, các yếu tố cấu thành GTĐBĐT như tốc độ, quy mô, khả năng phát triển… của hạ tầng GTĐBĐT liên quan mật thiết đối với trình độ phát triển của KT-XH đô thị.

Các nước đang phát triển trên thế giới đang gặp nhiều khó khăn trong một số vấn đề liên quan đến GTĐBĐT như khả năng phát triển giao thông, an toàn, sự tác động đến môi trường và hiệu quả kinh tế Những vấn đề này đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của đô thị Phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững là vấn đề được cả thế giới quan tâm nghiên cứu, cũng là xu thế phát triển trong những năm gần đây, trong đó có Việt Nam Biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng, sự suy giảm chất lượng môi trường, hay sự đáp ứng về công nghệ… đang là những thách thức vô cùng to lớn tới sự phát triển bền vững (PTBV) hạ tầng GTĐBĐT Do đó, cần nghiên cứu một cách đầy đủ về vấn đề phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững, xem xét vấn đề này như một chiến lược hiệu quả để giải bài toán về giao thông đô thị cũng như góp phần để đạt được sự PTBV.

Để có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng về vấn đề phát triển GTĐBĐT, đảm bảo PTBV đô thị trên thế giới và của Việt Nam, cần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hạ tầng giao thông đường bộ, các lý luận về PTBV và phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng PTBV Bên cạnh đó, có thể nhìn nhận được những khó khăn, hạn chế trong các mô hình lý thuyết về phát triển CSHT GTĐB theo hướng bền vững, từ đó xây dựng được các tiêu chí phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững phù hợp

với thực tiễn đô thị tại Việt Nam Từ các lý do trên, tác giả thực hiện Chuyên đề “ Cơsở lý luận về phát triển giao thông đường bộ đô thị theo hướng phát triển bềnvững”

Chuyên đề hoàn thành sẽ giúp hình thành khung của Luận án, cùng với các chuyên đề đã thực hiện để xây dựng luận án.

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, bổ sung thống nhất cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng PTBV Cụ thể gồm:

- Nghiên cứu các vấn đề về hạ tầng GTĐBĐT, xu hướng phát triển và các vấn đề đặt ra đối với việc phát triển hạ tầng GTĐBĐT của các nước đang phát triển

- Tìm hiểu lý thuyết về phát triển đô thị bền vững, phát triển bền vững đô thị và phát triển bền vững hệ thống hạ tầng đô thị.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững, các khái niệm, nội hàm, tiêu chí đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững.

3 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Các lý luận liên quan đến phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững Trong khuôn khổ của luận án, NCS tập trung nghiên cứu về các vấn đề về GTĐBĐT (hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐBĐT, loại hình GTĐBĐT… ), hướng PTBV nghiêng về góc độ hạ tầng kỹ thuật

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

+ Phân tích là phương pháp phân tích lý thuyết thành những khía cạnh, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu

+ Tổng hợp là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Các tài liệu về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV hiện nay chưa có nhiều và hầu hết ở dạng nghiên cứu nhỏ lẻ, NCS sẽ tìm hiểu các tài liệu và tổng hợp theo các chủ điểm nội dung.

Trang 6

- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: được sử dụng để phân loại các tài liệu, lựa chọn các tài liệu liên quan có thể sử dụng cho vấn đề phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững Đồng thời hệ thống hóa cơ sở khoa học về phát triển GTĐBĐT theo hướng bền vững.

NCS sẽ sử dụng phương pháp này để phân loại các tài liệu về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV, lựa chọn các tài liệu liên quan có thể sử dụng cho tổng quan vấn đề nghiên cứu Đồng thời hệ thống hóa cơ sở khoa học cho phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV.

- Phương pháp chuyên gia (Professional solution): Phương pháp này tập hợp được các học giả, các chuyên gia giỏi, các nhà phân tích chuyên nghiệp, sử dụng được thành quả khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để ra một giải pháp tối ưu.

- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Đây là phương pháp dùng lý luận để xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

B NỘI DUNG

Trang 7

1 Khái luận chung về hạ tầng giao thông đường bộ đô thị

1.1 Hạ tầng giao thông đường bộ đô thị

1.1.1 Một số khái niệm

- Kết cấu hạ tầng

Từ điển Anh-Mỹ định nghĩa “kết cấu hạ tầng” (infrastructure) (KCHT) là các công trình thuộc lĩnh vực phục vụ, cụ thể là các công trình KCHT kỹ thuật như hệ thống cấp-thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống giao thông, nhà máy điện…; các công trình KCHT xã hội như trung tâm y tế, trường học, trung tâm thương mại… Các công trình này liên kết với nhau tạo thành một hệ thống, làm nền tảng vững chắc của xã hội.

Theo từ điển Oxford: “KCHT là một thuật ngữ tổng hợp để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế” [27]

Ngân hàng thế giới (WB) đã chỉ ra những lĩnh vực được xem là KCHT, bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau:

(1) Các dịch vụ tiện ích: nước sạch, năng lượng, viễn thông, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố

(2) Công trình công cộng” đường, kênh, đập phục vụ tưới tiêu

(3) Đường giao thông (transport): các trục/tuyến đường bộ, đường sắt, cảng cho tàu, đường hàng không, đường thuỷ

(4) Hạ tầng xã hội: công trình giáo dục, ứng dụng khoa học kỹ thuật; các cơ sở

y tế, bảo hiểm xã hội; công trình văn hoá, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao [14] Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam: KCHT là tất cả các loại hình vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống xã hội

KCHT có hai loại: KCHT sản xuất (kỹ thuật) bao gồm đường GTVT (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không), hồ chứa nước, cảng, cầu cống, sân bay, kho tàng, phương tiện vận tải, thông tin bưu điện, các cơ sở sản xuất và cung ứng điện, nước đảm bảo điều kiện sản xuất của xã hội; KCHT xã hội bao gồm các cơ sở giáo dục, khoa học, thông tin, bảo vệ sức khoẻ, vv [4].

Như vậy, KCHT một hệ thống các công trình vật chất – kỹ thuật bao gồm KCHT kỹ thuật và KCHT xã hội, phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội như nhu cầu di chuyển, thông tin, điện nước, giáo dục, sản xuất, khoa học…

Trang 8

KCHT giao thông là một bộ phận trong kết cấu HTKT KCHT giao thông được xây dựng, phát triển, nhằm đảm bảo cho việc di chuyển, đón trả khách và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ của các loại phương tiện giao thông diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn

- KCHT giao thông là hệ thống các công trình giao thông có sự kết nối giữa đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, và giữa các loại đường với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, có tác động tương hỗ nhau.

- KCHT GTĐB bao gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng

nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ [8]

- KCHT giao thông đô thị (KCHT GTĐT) là một bộ phận của KCHT giao

thông, được hình thành ở các đô thị, khu đô thị Cụ thể, KCHT GTĐT là hệ thống những công trình giao thông được xây dựng, nhằm đảm bảo cho việc di chuyển, đón trả khách và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ của các loại phương tiện giao thông diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn ở các đô thị [8]

- Hạ tầng GTĐBĐT là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được bố trí

tại các đô thị nhằm mục đích phục vụ cho việc đi lại của người dân, đồng thời, phục vụ cho việc giao lưu kinh tế bằng đường bộ tại đô thị đó

Hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐBĐT bao gồm:

+ Mạng lưới đường trục chính của đô thị (quốc lộ, cao tốc, đường vành đai…); + Hệ thống cầu, hầm giao thông phục vụ giao thông đường bộ trong đô thị; + Hệ thống bến xe khách, bến xe buýt, nhà quản lý, trạm dừng nghỉ, đất hành lang ATGT đường bộ…;

+ Hệ thống các thiết bị phục vụ hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị như: hệ thống thoát nước, chiếu sáng, hầm kỹ thuật, kè đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ… [1]

1.1.2 Vai trò

Vai trò của CSHT GTĐBĐT:

+ Vai trò tạo thị: Khi có điều kiện thuận tiện về giao thông, trước hết là GTĐB, đây được xem là nền tảng để sinh ra các đô thị và ngày càng phát triển các đô thị Sự phát phát triển hay tăng trưởng của đô thị đều phụ thuộc vào điều kiện phát triển GTĐB và sự cạnh tranh với các đô thị lân cận về GTĐB Do đó, CSHT GTĐBĐT

Trang 9

đóng vai trò tạo lập nên đô thị

+ Vai trò tạo hệ thống hành lang kỹ thuật chung: Trong quy hoạch đô thị, GTĐT luôn có sự liên kết với các tuyến đường dây điện, đường ống cấp – thoát nước, hệ thống cáp thông tin viễn thông… nhằm tạo ra hệ thống hành lang HTKT chung cho đô thị Bên cạnh đó, hệ thống hành lang HTKT chung này còn kết hợp với một số yếu tố khác như cây xanh, vỉa hè, công trình quảng cáo… xây dựng nên bộ mặt cảnh quan đô thị

+ Phục vụ kinh tế và đời sống: Có thể hiểu phục vụ sản xuất là sự ưu tiên hàng đầu của GTVT Thông qua GTVT, các hoạt động trong sinh hoạt, sản xuất, giao thương được diễn ra thuận lợi Do đó, GTVT có vai trò phục vụ kinh tế và đời sống của người dân đô thị.

Đối với đô thị, ngoài phục vụ nhu cầu đi lại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, GTVT còn quyết định đến cảnh quan, môi trường đô thị Bên cạnh đó, GTVT trong đô thị còn liên quan đến sự an toàn của người dân Vì thế, cần giải quyết tốt bài toán về GTVT trong đô thị, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT-XH của đô thị

1.2 Đặc điểm và phân loại

1.2.1 Đặc điểm

Hạ tầng GTĐB mang các đặc trưng sau:

- Tính hệ thống: Các công trình hạ tầng GTĐB gắn kết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành hệ thống, do đó, có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của một hoặc nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn.

- Tính đồng bộ: Các phương tiện GTVT có sự phù hợp với hạ tầng GTĐB; các bến cảng, sân bay, ga tàu phải được kết nối với nhau bởi hệ thống hạ tầng GTĐB Nhờ có sự liên kết đồng bộ, các bộ phận cấu thành nên hệ thống GTĐB tạo nên sự cân đối trong cả tổng thể Ngược lại, nếu không có sự đồng bộ sẽ phá vỡ cả hệ thống hạ tầng GTĐB, hoặc khiến công trình GTĐB trở nên đơn lẻ, không phát huy hết công năng sử dụng của mình

- Mang tính tiên phong và định hướng: hạ tầng GTĐB luôn đi trước, mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội tiếp theo Các nhà đầu tư cũng như người dân thường lựa chọn những nơi đi lại thuận tiện, hạ tầng đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh để sinh sống và làm việc Chính vì vậy, đối với các khu vực ưu tiên thu hút đầu tư, hoặc khi xây dựng các khu đô thị mới, các khu tái định cư …, những người làm quy hoạch

Trang 10

phải có tầm nhìn chiến lược, đầu tư hệ thống hạ tầng GTĐB đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, có quỹ đất dự trữ để mở rộng nâng cấp khi cần thiết;

- Tính công cộng: hạ tầng GTĐB được đầu tư để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của các tổ chức, cá nhân trong khả năng cho phép trên cơ sở người và các phương tiện tham gia lưu thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khi tham gia giao thông Chính vì vậy, cần giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa nhà đầu tư, chính quyền địa phương và người dân để phát huy hiệu quả sử dụng hạ tầng GTĐB;

- Tính vùng: Hạ tầng GTĐB trải dài trên tuyến, đi qua nhiều vùng, nhiều khu vực khác nhau Quy trình đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên (như địa hình, các nguồn tài nguyên…), khí hậu thổ nhưỡng, phong tục tập quán, đặc điểm và xu hướng phát triển KT-XH của từng địa phương… Chính vì vậy, quy hoạch GTĐB phải gắn với bảo vệ môi trường và tài nguyên khu vực

- Tính cố định, lâu dài, chi phí lớn: Các công trình GTĐB là công trình cố định một chỗ, không di chuyển được, với chi phí lớn và sử dụng trong thời gian dài, tiêu hao nhiều tài nguyên Chính vì vậy, cần phải có quy hoạch, tính toán cân nhắc kỹ để đưa ra dự toán sát với thực tế thi công, đảm bảo hiệu quả KT-XH, mục tiêu củng cố an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào vai trò, đặc trưng của hạ tầng GTĐBĐT, có thể đưa ra đặc điểm kết cấu hạ tầng GTĐBĐT như sau:

- Hạ tầng GTĐBĐT có tính hệ thống và đồng bộ Các bộ phận có sự liên kết hài hòa với nhau, tạo nên sự cân đối trong tổng thể, đồng thời, tạo nên một hệ thống hạ tầng vững chắc cho đô thị Do đó, quy hoạch mạng lưới GTĐB có mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch kiến trúc đô thị và quy hoạch không gian đô thị, bao gồm các công trình nổi (như khu công nghiệp, khu dân cư… ), công trình ngầm (metro, hầm để xe) hoặc các công trình trên cao (đường sắt trên cao).

- Đặc trưng cơ bản của hạ tầng GTĐBĐT là tồn tại và phát huy tác dụng lâu dài, chủ yếu mang tính phục vụ các ngành khác Hệ thống hạ tầng GTĐBĐT có tính xã hội rộng lớn và sâu sâu sắc, được xây dựng chủ yếu mang tính chất phục vụ lợi ích cộng đồng, đáp ứng nhu cầu di chuyển của tất cả các tổ chức, cá nhân trên cơ sở người sử dụng phải tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

- Hạ tầng GTĐBĐT mang tính tiên phong, được đầu tư phát triển đi trước một bước, mở đường cho các hoạt động KT-XH tiếp theo.

- Các công trình GTĐBĐT có sự kết nối, liên hoàn, hỗ trợ nhau tạo thành hệ

Trang 11

thống giao thông từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn Nếu để xảy ra ách tắc giao thông ở một đoạn, tuyến có thể dẫn đến ách tắc trên toàn hệ thống, hoặc một và nhiều vùng.

- Hạ tầng GTĐBĐT là tài sản cố định, thời gian tồn tại lâu dài và chịu tác động mạnh của tự nhiên Vì vậy, việc bảo dưỡng, bảo trì nhằm giảm thiểu sự hao mòn là rất quan trọng để phát triển hạ tầng GTĐBĐT.

- Hạ tầng GTĐBĐT thuộc về khu vực công, mang tính chất hàng hóa công cộng không thuần túy

1.2.2 Phân loại

Có nhiều cách phân loại KCHT GTĐB khác nhau theo các tiêu chí khác nhau - Theo cấp quản lý, KCHT GTĐBĐT bao gồm:

+ Cấp đô thị: đường cao tốc đô thị; đường trục chính đô thị; đường chính đô thị; đường liên khu vực.

+ Cấp khu vực: đường chính khu vực; đường khu vực.

+ Cấp nội bộ: đường phân khu vực, đường nhóm nhà ở, vào nhà; đường xe đạp; đường đi bộ

- Theo nguồn vốn đầu tư, KCHT GTĐB bao gồm: + Đường bộ sử dụng vốn đầu tư công;

+ Đường bộ sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; + Đường bộ thuộc dự án PPP;

+ Đường bộ sử dụng nguồn vốn hỗn hợp

Bên cạnh đó, còn có đường bộ do các cá nhân hoặc tổ chức tự đầu tư khai thác dưới sự cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước; bao gồm hình thức BOT và một số loại hình kinh doanh khác Khi hết thời hạn khai thác, kinh doanh, công trình này sẽ được chuyển giao lại cho nhà nước quản lý và thuộc quyền sở hữu của nhà nước [26]

1.3 Xu hướng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị

Phát triển hạ tầng GTĐBĐT tuân thủ các quy định của pháp luật và cá định hướng, chính sách phát triển hạ tầng GTVT quốc gia Những năm gần đây, xu hướng phát triển hạ tầng GTĐBĐT ở nước ta như sau:

Trang 12

- Phát triển GTĐBĐT được ưu tiên đi trước một bước, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển KT-XH, phục vụ an ninh – quốc phòng và sự nghiệp bền vững của đất nước.

- Phát triển hệ thống GTĐBĐT một cách hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên và chi phí cho xã hội.

- Phát triển KCHT GTĐBĐT một cách hợp lý và đồng bộ, góp phần tạo nên bộ mặt đô thị hoàn chỉnh với mạng lưới giao thông vững chắc, có sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị Đồng thời, tăng cường bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên KCHT GTĐBĐT.

- Phát triển GTĐBĐT theo hướng hiện đại nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hạn chế chi phí và giảm tối đa lượng phát thải ra môi trường.

- Phát triển GTĐBĐT theo hướng tiện lợi, an toàn; đảm bảo tiện ích cho người khuyết tật; giảm ùn tắc và kiểm soát chặt chẽ trật tự GTĐT.

- Phát triển GTĐBĐT đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, gắn kết được mạng lưới GTĐBĐT với mạng GTVT quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số người dân.

- Xã hội hóa việc đầu tư phát triển KCHT GTĐBĐT Huy động sự đóng góp từ cá nhân và các tổ chức xã hội để đầu tư và tái đầu tư nhằm phát triển KCHT GTĐBĐT.

- Đảm bảo sự hài hòa giữa quy hoạch đất đai và quy hoạch GTĐBĐT [19]

1.4 Các vấn đề đặt ra với việc phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thịcác nước đang phát triển

 Vốn đầu tư

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, để đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng như hiện nay, các nước đang phát triển ở châu Á cần đầu tư hơn 5% GDP trong thập niên tới Tuy nhiên, vốn đầu tư là vấn đề nhức nhối, đặc biệt là đối với các nước nghèo Nhiều quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đang đầu tư dưới mức đề xuất là 5% GDP cho phát triển cơ sở hạ tầng Với mức này, việc tài trợ cho CSHT để duy trì, gìn giữ sự ổn định và phát triển KT-XH quốc gia sẽ là một thách thức không nhỏ Trong một báo cáo, ADB ước tính nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại các quốc gia đang

Trang 13

phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ vượt mức 22.600 tỷ USD cho đến năm 2030, hoặc 1.500 tỷ USD mỗi năm Con số này sẽ tăng lên trên 26.000 tỷ USD, hay 1.700 tỷ USD mỗi năm, nếu bao gồm cả chi phí cho việc giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH [41]

Bên cạnh đó, vấn đề kêu gọi các nguồn vốn và tìm ra cơ chế cấp vốn một cách ổn định cũng rất quan trọng Các nước đang phát triển cần tìm kiếm cơ hội để mở rộng quan hệ, tìm kiếm nguồn cấp vốn bằng nhiều cách khác nhau Nguồn vốn chính là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự PTBV của ngành GTVT.

 Giao thông công cộng

Một trong những vấn đề khó khăn đối với các nước đang phát triển chính là việc hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng (GTCC) GTCC là phương tiện được khuyến khích sử dụng, bởi không những nó làm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân mà còn đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018, tỷ lệ thiệt mạng do tai nạn giao thông đứng đầu là Thái Lan, với 32,6/100.000 người Đứng thứ hai trong khu vực chính là Việt Nam, với tỷ lệ 26,1/100.000 người Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn so với các nước đang phát triển khác Theo số liệu điều tra ở các nước Đông Nam Á, mức độ an toàn giao thông ở Việt Nam là rất thấp Tai nạn giao thông là vấn đề gây bức xúc trên cả nước, do đó, cần sớm tìm ra các giải pháp cấp thiết để giải quyết vấn đề này.

Bên cạnh đó, việc cải thiện hạ tầng GTVT, giảm ùn tắc trong khu vực nội đô vẫn luôn là bài toán khó đối với các nhà quản lý, cũng như những chuyên gia về lĩnh vực này trong nhiều năm nay Trên thực tế, nếu xây dựng được mạng lưới giao thông công cộng đa dạng, sử dụng trình điều khiển thông minh… thì tình trạng ùn tắc hay tai nạn giao thông sẽ hạn chế tối đa [43]

 Quy hoạch giao thông

Tại các nước đang phát triển, việc lập dự báo giao thông được thực hiện thông qua một số phần mềm phân tích Tuy nhiên, các phần mềm này phân tích một cách tương đối chứ chưa chính xác, bởi còn phụ thuộc vào quy hoạch GTĐT và lưu lượng phương tiện lưu thông trên thực tế.

Tiếp theo đó, những nghiên cứu về sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố như quỹ đất dành cho giao thông, hiện trạng giao thông, nhu cầu về giao thông, sự biến động về KT-XH… còn thiếu vắng Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, và ảnh hưởng đến xu thế giao thông trong tương lai Do đó, quy hoạch GTĐT cần đi sâu

Trang 14

nghiên cứu vấn đề này Cần phải có sự phân tích sâu hơn những khía cạnh về chính sách kiểm soát giao thông như: khả năng đáp ứng giao thông; quỹ đất dành cho giao thông; lưu lượng giao thông; các loại phương tiện giao thông… thông qua các mô hình khác nhau Cần áp dụng các phần mềm tiên tiến nhất để phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra của giao thông, sau đó, lồng ghép vào quy hoạch GTĐT một cách hiệu quả nhất.

Để giải quyết những thách thức về GTĐBĐT, các nước đang phát triển có thể áp dụng các giải pháp như cải thiện về tài chính công; tài trợ thuế; khuyến khích mối quan hệ đối tác công tư; phát triển GTCC; hay đầu tư các mạng lưới giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc… Ngoài ra, Chính phủ cần phổ biến về phát triển GTĐBĐT theo hướng PTBV đến từng đô thị, từng vùng và từng địa phương.

2 Phát triển đô thị bền vững

2.1 Lý luận chung về phát triển bền vững

2.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững

Liên minh Quốc tế bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về PTBV vào năm 1980, trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” PTBV nhấn mạnh khía cạnh phát triển về mặt sinh thái và bảo tồn các tài nguyên sinh vật Văn bản này đã xác định mục tiêu của PTBV đó là “đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật”.

Năm 1987, Liên hợp quốc (WCED) định nghĩa PTBV là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

WCED cho rằng PTBV thiên về khía cạnh sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bên cạnh đó, đảm bảo môi trường sống cho con người trong hiện tại và không tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ [38]

Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, WCED đã đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI Tại Hội nghị này, khái niệm PTBV được xác nhận lại: “PTBV là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai” [10]

PTBV là sự phát triển tinh tế cùng lúc ba phương diện: kinh tế bền vững – xã

Trang 15

hội bền vững - môi trường bền vững Do đó, PTBV trở thành mục tiêu chung, là chiến lược quan trọng đối với các nước trên thế giới Từ sau Hội nghị tại Rio de Janeiro năm 1992, đã có hơn 100 Chương trình nghị sự 21 cấp quốc gia được xây dựng và từng bước thực hiện

Việt Nam đã ban hành và thực hiện "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và PTBV giai đoạn 1991-2000" (Quyết định số 187-CT ngày 12/6/1991), tạo tiền đề cho quá trình PTBV ở Việt Nam Quan điểm về PTBV được khẳng định trong Chiến lược

phát triển KT-XH 2001-2010 như sau: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng

trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và

"Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài

hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học"

Chiến lược PTBV được lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch tại Việt Nam những năm gần đây như: Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020; Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV… - Lộ trình thực hiện các mục tiêu PTBV tại Việt Nam đến năm 2030 được cụ thể hóa tại Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 [10] Trong Nghị quyết về PTBV (Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020) [7], có nêu rõ sự phát triển KT-XH BV song song với BVMT, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và chủ động ứng phó với BĐKH; đề cao quyền lợi của người dân; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, công bằng, văn minh và BV Nghị quyết đã đưa ra các mục tiêu PTBV đến năm 2030.

2.1.2 Các mô hình phát triển bền vững

Trên thế giới, đã có nhiều mô hình PTBV đã được đưa ra.

* Theo Jacobs và Sadler (1990), mô hình PTBV là sự tương tác qua lại giữa 3

hệ thống: Hệ thống tự nhiên (hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần trường của Trái Đất); hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội

Ngân hàng thế giới World Bank (WB) đã xây dựng mô hình PTBV với 3 hệ

thống chủ yếu Mục tiêu PTBV là sự tương tác của ba hệ thống trên, đó là: - Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ra quyết định của Chính phủ.

- Khả năng phát triển kinh tế nhưng đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Giải pháp giải quyết các xung đột xã hội do sự phát triển không đồng đều gây ra.

Trang 16

- Các giải pháp mới về công nghệ, đưa các chất thải độc hại do con người tạo ra thành các dạng thích hợp mà sinh vật có thể phân hủy được.

- Xây dựng các mô hình hoạt động thương mại, tài chính song song với bảo vệ môi trường [12]

Mô hình PTBV của Quỹ Bảo trợ nhi đồng của Liên hiệp quốc UNICEP 1993 đưa ra như sau:

- Kinh tế bền vững: nâng cao các chỉ số GDP; GNP; thu nhập đầu người; thu

- Kinh tế PTBV: xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhưng

không gây ảnh hưởng đến thiên nhiên và môi trường.

- Xã hội PTBV: xây dựng một xã hội có nền KT-XH phát triển, đảm bảo sự

công bằng và quyền lợi của con người trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội…

- Đạo đức vì PTBV: mỗi cá nhân đều có quyền bảo vệ quyền con người; tất cả

mọi người đều có trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường trên Trái Đất [12]

Các mô hình PTBV đưa ra chưa có sự hợp nhất, tuy nhiên, mục tiêu mà các mô hình PTBV hướng tới đều có điểm chung, đó là sự hòa hợp giữa các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu sinh thái nhằm phát triển KT-XH của quốc gia

2.1.3 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững

Trang 17

Năm 1992, Chương trình Nghị sự tại Rio de Janeiro (Brazin) đã bàn bạc và đưa ra chương trình hành động lớn về sự PTBV cho mỗi quốc gia 179 đại diện của 179 quốc gia đã thống nhất chương trình hành động lớn về PTBV, trong đó, các quốc gia cần nhấn mạnh vào vấn đề bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác tài nguyên hợp lý; đề cao vai trò của khoa học công nghệ đối với PTBV.

Nhóm quốc tế CGSDI (1996) đã biên soạn bộ 46 chỉ thị PTBV, trong đó cụ thể hóa các chỉ thị về môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế cho hơn 100 quốc gia Nhóm chuyên gia đã xây dựng phần mềm trọn gói để giúp các quốc gia tiếp cận được các phương pháp khác nhau nhằm tìm ra các điểm tổng thể từ các chỉ thị, đồng thời, kết quả được phân tích thông qua các đồ họa.

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới đã xuất bản cuốn sách Sự thịnh vượng của các dân tộc (còn gọi là thước đo BS) Đây là tài liệu tổng hợp 88 chỉ thị, sử dụng để đánh giá cho 180 quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu áp dụng thước đo BS này Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ sử dụng 10/88 chỉ thị, kết quả này chưa được coi là công cụ đánh giá PTBV một cách toàn diện nhất

Trong “Nghiên cứu PTBV kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam – Báo cáo tổng hợp” đã nêu ra 5 tiêu chí PTBV, trong đó có 12 chỉ tiêu chung Sự PTBV được đo lường bởi các chỉ số về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa… Cụ thể như sau:

2.1.3.1 Tiêu chí về kinh tế

PTBV về kinh tế là sự phát triển kinh tế một cách an toàn, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế phải hài hòa, bình đẳng với quy trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Sự PTBV về kinh tế được đo bằng giá trị GDP hoặc GNP Hai chỉ số này chưa đề cập đến sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và sự phát thải, xả thải trong quá trình phát triển kinh tế Do đó, cần phải tính đến các chỉ tiêu về mức độ tiêu thụ tài nguyên, mức độ tái sử dụng vật liệu, mức độ tái sinh tài nguyên… Vì vậy, có thể đánh giá PTBV qua các độ đo kinh tế khác.

Một quốc gia PTBV phải có nền kinh tế phát triển bao gồm :

- Gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP).

- Tỷ lệ đói nghèo giảm

Trang 18

- Chỉ số HDI tăng: chỉ số phát triển con người (Human Development Index) Chỉ số này theo đánh giá phát triển bền vững tổng hợp dựa trên thu nhập bình quân, học vấn và GDP.

- Cơ cấu kinh tế: Tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.

-Nguồn viện trợ từ các quốc gia giàu mạnh hơn - Phát triển giao thương.

Một đất nước có sự PTBV về kinh tế cần đáp ứng các mục tiêu sau:

Thứ nhất, chỉ số tăng trưởng GDP và GDP/đầu người đạt mức cao, đồng thời, giữ được nhịp độ tăng trưởng

Thứ hai, cơ cấu GDP của cả nước ổn định, có tỷ lệ GDP của công nghiệp và dịch vụ cao hơn GDP của nông nghiệp.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả, đạt hiệu quả cao nhưng không phải tăng trưởng bằng mọi giá.

Khía cạnh PTBV về kinh tế còn bao hàm một số lĩnh vực khác như: mức tiêu thụ năng lượng để đảm bảo việc bảo vệ môi trường và các tài nguyên khác; khả năng tiếp cận về dịch vụ, các nguồn tài nguyên của người dân; công cuộc xóa đói giảm nghèo của các quốc gia; hay ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào cuộc sống và sản xuất.

2.1.3.2 Tiêu chí về xã hội

PTBV về mặt xã hội được đo lường bằng các tiêu chí sau:

- HDI: PTBV đòi hỏi sự tự do của người dân về các thông tin, kế hoạch phát triển của chính phủ và đảm bảo vệ môi trường sống của họ.

- Hệ số bình đẳng thu nhập: Thể hiện tính công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo

- Các chỉ tiêu về dịch vụ như: Ổn định dân số; Bình đẳng giới; Chăm sóc sức khỏe, tăng tuổi thọ bình quân…

- Tỷ lệ thất nghiệp.

Có thể thấy PTBV về xã hội đề cao sự công bằng xã hội và sự phát triển con người Các chỉ tiêu quan trọng này hướng tới một xã hội bền vững, con người được

Trang 19

hưởng mọi quyền lợi và sự bình đẳng trong xã hội, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo để mọi cá nhân đều được sống văn minh, giàu có và ổn định.

2.1.3.3 Tiêu chí về môi trường

PTBV về môi trường bao gồm các tiêu chí sau: - Chất lượng các thành phần không khí, đất, nước.

- Mở rộng sản xuất nhưng phải khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch trong sản xuất, phát triển chất lượng và sản lượng nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường.

- Giới hạn mức gia tăng của chất khí, đặc biệt là khí gây ô nhiễm nhà kính, phòng ngừa suy thoái tầng ôzôn.

- Bảo tồn đa dạng sinh học

- Hạn chế xả thải, cải thiện môi trường đã bị ô nhiễm…

Môi trường tự nhiên và điều kiện tự nhiên đang bị đe dọa bởi quá trình phát triển của các ngành công nghiệp, sản xuất, quá trình đô thị hóa, PTBV về môi trường là bảo đảm sự môi trường trong sạch, giữ gìn tài nguyên đất, nước, không gian, cảnh quan Cần coi trọng nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường, bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức đánh giá, kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế [20]

2.1.3.4 Tiêu chí về văn hóa

PTBV về văn hóa bao gồm các tiêu chí sau: - Phong cách sống hài hoà với thiên nhiên.

- Phải chịu trách nhiệm về những hành động gây hại đến thiên nhiên - Khai thác mọi nguồn tài nguyên hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm - Bảo vệ, duy trì phát triển các hình thức văn hoá dân tộc - Đa dạng hoá nền văn hoá của các dân tộc.

- Văn hoá xanh: cáchoạt động văn hoá trên cơ sở nền tảng văn hóa và đạo đức cộng đồng, các quan hệ xã hội của con người với con người, con người với thiên nhiên.

Trang 20

- Hoạt động của con người phải hướng tới việc đảm bảo mọi quyền lợi của cá nhân và cộng đồng.

- Biết phân biệt tốt xấu, dám đấu tranh, bảo vệ cái tốt Chống thói xấu, tệ nạn xã hội, bảo vệ nền văn minh nhân loại [20]

2.2 Phát triển đô thị bền vững

2.2.1 Quan điểm về phát triển đô thị bền vững

Nhiều quan điểm về phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) được đưa ra, bởi PTĐTBV được đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, quan điểm ngành nghề khác nhau

Trong quản lý đô thị, các nhà quản lý coi trọng đến mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và người dân, bên cạnh đó, họ chú ý tới đường lối trong quản lý đô thị theo hướng PTBV Các nội dung được ưu tiên đó là: đánh giá đô thị bằng chỉ tiêu HDI; giảm đi khoảng cách giữa giàu - nghèo, thành thị - nông thôn; kết hợp hài hòa, cân đối giữa phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa – quản lý.

Các nhà môi trường học cho rằng, PTĐTBV là sự phát triển thành phố liên quan mật thiết với những biến động về môi trường, cụ thể hóa bằng các tiêu chí như: xây dựng đảm bảo việc bảo tồn địa hình tự nhiên; tiết kiệm nguyên vật liệu và tài nguyên đất bằng cách phát triển nhà ở theo chiều cao; không phát triển đô thị trong các thung lũng; bảo vệ môi trường, phát triển cây xanh trong đô thị…

Các nhà kinh tế học thì quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực kinh tế - tài chính, họ đưa ra quan điểm về PTĐTBV với các khía cạnh sau: nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị; tăng khả năng cạnh tranh giữa các thành phố với nhau; đảm bảo nguồn thu từ lĩnh vực tài chính; chú trọng đến cơ chế, chính sách quản lý thành phố

Theo tác giả, đô thị PTBV được xem xét ở các khía cạnh sau:

+ Xét trên tổng thể: Đô thị là một cấu thành chặt chẽ trong hệ thống phân bố dân cư theo xu thế giảm dần và giảm tối đa sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

+ Xét về nội tại: Phát triển cân đối trên quan điểm cân bằng hệ sinh thái đô thị trong nội thành và vùng ngoại thành

+ Xét về quy hoạch: Quy hoạch đô thị cần PTBV về dân cư, sử dụng đất, tránh tác động ô nhiễm môi trường, hủy hoại sinh thái tự nhiên Lấy phát triển đô thị làm khung nền để lập kế hoạch xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ổ chuột đô thị

Trang 21

Khi nhắc tới PTĐTBV nghĩa là hướng tới mục tiêu chung, đó là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế - môi trường – xã hội một cách bền vững PTĐTBV hình thành trên nguyên tắc hợp nhất giữa ba phương diện trên Trong đó, các tiêu chí quan trọng giúp đô thị phát triển một cách lành mạnh và bền vững, có thể kể đến môi trường sinh thái, cơ sở hạ tầng, xã hội, kinh tế… Các tiêu chí này kết hợp với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hay là tiếng nói chung Đô thị PTBV là đô thị đảm bảo yêu cầu: cân bằng, sống tốt và bền vững.

2.2.2 Các tiêu chí phát triển đô thị bền vững

Các nước thuộc nhóm phát triển có sự phát triển tương đối ổn định về kinh tế, xã hội thì thường đề cao các tiêu chí bền vững đô thị là tiêu chuẩn chất lượng sống của dân cư như ô nhiễm môi trường, công bằng xã hội, nhân quyền… Còn các nước thuộc nhóm đang phát triển thì lại hướng nhiều hơn đến tiêu chí kinh tế hoặc có thể như vấn đề chênh lệch giữa nông thôn và thành thị Đánh giá tính bền vững của đô thị là một việc phức tạp, mỗi quốc gia có những tiêu chí khác nhau, nó được sử dụng như một công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định và hoạch định chính sách, hướng tới mục tiêu PTĐTBV.

Theo quan điểm của WB, PTĐTBV tuân theo 4 tiêu chí, đó là: cạnh tranh tốt, cuộc sống tốt, tài chính lành mạnh và quản trị tốt Trong đó, cạnh tranh tốt là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường; quản trị tốt là bộ máy quản lý đô thị chất lượng, đảm bảo trình độ của các cán bộ; tài chính lành mạnh là nguồn tài chính minh bạch, ổn định; cuộc sống tốt nghĩa là đảm bảo tất cả các yếu tố về môi trường và xã hội xung quanh con người.

Các quốc gia thuộc ASEAN cũng rất quan tâm đến vấn đề PTĐTBV Tại Hội nghị AWGESC lần thứ 5 và thứ 6, các đại biểu đại diện cho các quốc gia đã thống nhất kế hoạch xây dựng thành phố bền vững về môi trường Đồng thời, Hội nghị cũng đưa ra các chỉ số sạch cho các thành phố bền vững, bao gồm chỉ số không khí sạch, chỉ số nước sạch và chỉ số đất sạch

Ngoài ra, mỗi quốc gia đều xây dựng cho riêng mình các bộ tiêu chí về PTĐTBV, phù hợp với tình hình thực tế của từng khu vực.

Tại Việt Nam, trong nghiên cứu “Phân tích chính sách đô thị hoá trong quá

trình đô thị hoá tác động đến PTBV ở Việt nam” do UNDP tài trợ, nhóm tác giả đã đề

xuất mười nhóm tiêu chí PTBVĐT như sau:

1) Đưa ra các chương trình, kế hoạch và quy hoạch phù hợp với sự phát triển của đô thị

Trang 22

2) Phát triển ổn định nền kinh tế đô thị.

3) Nâng cao trình độ dân trí và học vấn của người dân đô thị 4) Nâng cao trình độ quản lý phát triển đô thị

5) Đáp ứng yêu cầu về dịch vụ đô thị 6) Phát triển cơ sở HTKT đô thị

7) Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội đô thị.

8) Lồng ghép quy hoạch đô thị với quy hoạch môi trường

9) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quy hoạch, quản lý đô thị.

10) Có sự phối hợp quản lý vùng hợp lý, hiệu quả, cùng có lợi và cùng phát triển.

Tất cả những tiêu chí trên thế giới là cơ sở tham khảo để Việt Nam có thể đưa ra những nguyên tắc PTĐTBV phù hợp nhất trong từng thời kỳ phát triển.

2.3 Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị theo hướng bền vững

Hệ thống hạ tầng đô thị là bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo các điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra trôi chảy tại đô thị

KCHT có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên các tiêu chí khác nhau Ví dụ, căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, hạ tầng được chia thành KCHT nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, xây dựng, giáo dục, ngân hàng… Căn cứ theo khu vực, KCHT được phân chia thành KCHT đô thị, KCHT nông thôn; KCHT vùng trọng điểm, miền núi, trung du, đồng bằng… Căn cứ theo lĩnh vực KT-XH, KCHT thường được phân chia thành KCHT kinh tế (kỹ thuật) và KCHT xã hội

Theo Quy chuẩn Việt Nam số 01:2019: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, các hệ thống HTKT bao gồm: hệ thống giao thông; hệ thống cung cấp năng lượng điện (cấp điện, xăng dầu, khí đốt… ); hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; hệ thống quản lý chất thải rắn; hệ thống vệ sinh công cộng; các hệ thống HTKT khác Hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm: Hệ thống dịch vụ - công cộng: y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ - công cộng khác; hệ thống công viên, vườn hoa, sân chơi; các hệ thống hạ tầng xã hội khác.

Trên thực tế, hạ tầng đô thị được phân thành 02 loại:

Trang 23

(1) HTKT đô thị bao gồm các công trình HTKT trong đô thị như: năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình GTVT (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường ống), bưu chính - viễn thông… nhằm đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, ổn định, bền vững.

(2) Hạ tầng xã hội đô thị: bao gồm các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện, các công trình nhà ở, các công trình văn hoá, thể thao… và các trang, thiết bị đồng bộ với chúng; được tổ chức cân đối và liên kết với nhau trong không gian đô thị

PTBV hệ thống hạ tầng đô thị tuân thủ theo nguyên lý PTĐTBV là đảm bảo được sự hài hòa, thống nhất cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường

KCHT là nền tảng vật chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH KCHT vững chắc và đồng bộ mới tạo ra nền kinh tế có điều kiện tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững Sự phát triển của KCHT phụ thuộc vào sự hợp lý của cấu

trúc quy hoạch của đô thị Một đô thị PTBV cần một hệ thống KCHT bền vững và

ngược lại, hệ thống KCHT đô thị không thể tốt nếu bản thân cấu trúc quy hoạch đô thị không phù hợp

2.4 Các vấn đề đặt ra về phát triển đô thị bền vững tại các nước đang pháttriển

Tại các nước phát triển, nhiều quốc gia đang gặp khó khăn như CSHT về kinh tế và xã hội thiếu, yếu kém; cạn kiệt tài nguyên; hạn hẹp về tài chính; nhân lực chưa đáp ứng về trình độ kỹ thuật, khoa học và quản lý; công nghệ sản xuất lạc hậu; phân biệt chủng tộc, văn hoám tôn giáo… Bên cạnh đó, các thảm họa tự nhiên như BĐKH, nước biển dâng đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng và trở nên khó kiểm soát đối với nhiều quốc gia Những vấn đề đặt ra về PTĐTBV tại các nước đang phát triển được xem xét cụ thể các khía cạnh dưới đây:

 Biến đổi khí hậu

Các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với sự thiệt hại về mọi mặt do điều kiện kinh tế không ổn định, hệ thống CSHT không vững chắc, năng lực tài chính cũng như thiết bị chống BĐKH hạn chế.

Thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra lên tới 125 tỷ USD/năm, đây là một con số đáng báo động, bởi số tiền viện trợ từ các nước giàu mạnh hơn dành cho các nước nghèo hơn sẽ không đáp ứng đủ Lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2) tăng dần đều, khiến chính phủ các nước phải hỗ trợ khoảng 150 tỷ USD/năm Khoản chi phí này đã cản trở việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dựa vào năng lượng tái tạo GDP toàn

Trang 24

cầu có thể tăng thêm 0,1% mỗi năm nếu không có chi phí này

Mức thiệt hại trung bình do BĐKH gây ra đối với 4 nước đang phát triển tại Đông Nam Á (In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam) ước tính khoảng 6,7% GDP vào năm 2100, cao gấp đôi mức thiệt hại trung bình trên thế giới GDP của các nước châu Phi và Ðông Á sẽ thiệt hại từ 4%-5% nếu nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C.

Theo Chương trình phát triển (UNDP) của Liên hợp quốc, hằng năm BĐKH gây nhiều thiên tai như bão, lũ, động đất, hạn hán, nước biển dâng cao gây rất nhiều thiệt hại về người và của Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và một số nước khác phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, nhiệt độ tăng cao và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính [10]

 Đói nghèo:

Liên hợp quốc định nghĩa đói nghèo là tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nhu cầu cơ bản của con người Các quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thiếu đầu tư vào nông nghiệp, dẫn đến tình trạng đói nghèo tăng lên [42]

Mục tiêu phát triển trong đó chưa đầy 3% dân số thế giới sống trong tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030 đã chậm lại và thế giới không đi đúng hướng để đạt được mục tiêu đó Vấn đề này thực sự đáng lo ngại nghiêm trọng Nguyên nhân khác dẫn tới thực trạng này là do các cuộc xung đột bạo lực và thảm họa ở các nước đang phát triển Ở khu vực Ả Rập, nghèo cùng cực trước đây chỉ dưới 3%, tuy nhiên, xung đột ở Syria và Yemen đã làm gia tăng tỷ lệ nghèo tại đây Nạn đói đang tăng trở lại trên thế giới, với khoảng 821 triệu người thiếu dinh dưỡng trong năm 2017, so với 784 triệu người vào năm 2015 Do đó, 1 trong số 9 người trên thế giới không có đủ ăn Các quốc gia ở Châu Phi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, ảnh hưởng đến 1/5 dân số, khoảng hơn 256 triệu người [42]

 Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cần được quan tâm tại các đô thị trên thế giới, nó đe dọa nghiêm trọng không chỉ loài người mà các sinh vật sống khác cũng đang bị đe dọa

Một số quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, WB kết luận rằng lượng rác xả thải ngày càng tăng gây ra gánh nặng lớn cho môi trường là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển Hơn nữa, các quốc gia nghèo phải chi trả chi phí cho việc xử lý rác thải, và nhiều quốc gia không đáp ứng được chi phí đó

Ngày đăng: 11/04/2024, 11:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan