kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam

33 3.7K 29
kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  MÔN HỌC CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI II TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐCBÀI HỌC CHO VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hương Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Thành viên nhóm: Trần Thị Hà Linh (CQ522119) Đỗ Hồng Anh (CQ520050) Lê Anh Thư (CQ523610) Nguyễn Kim Hoàn (CQ527142) Nguyễn Hoàng Khải (CQ521812) Lớp: Chính sách kinh tế đối ngoại II(213)_1 Khóa: 52 Hệ: Chính quy Hà Nội, 11 - 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 2 1.1. Những vấn đề cơ bản về FDI thu hút FDI 2 1.1.1. Khái niêm 2 1.1.2. Đặc điểm 2 1.1.3. Vai trò 2 1.2. Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc 3 1.2.1. Các chính sách cơ bản đã thực hiện để thu hút FDI của Trung Quốc 3 1.2.2. Các giai đoạn thực hiện 4 1.2.3. Những nhân tố thu hút FDI của Trung Quốc 7 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 10 2.1. Những bài học thành công trong thu hút FDI tại Trung Quốc 10 2.1.1. Xây dựng đặc khu kinh tế 11 2.1.2. Tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư 15 2.1.3. Kết hợp thu hút vốn thu hút tri thức 16 2.2. Những bài học chưa thành công trong thu hút FDI tại Trung Quốc 16 2.2.1. Hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn vốn FDI còn nhiều bất cập 16 2.2.2. Tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng 17 2.2.3. Chưa có chính sách thích hợp để bảo hộ thị trường trong nước 17 2.2.4. Các nhà đầu tư nước ngoài khống chế kỹ thuật trong doanh nghiệp liên doanh 17 2.2.5. Chưa thực sự coi trọng chất lượng của nguồn vốn FDI 18 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 20 3.1. Những nét tương đồng khác biệt giữa Việt Nam Trung Quốc 20 3.1.1. Những nét tương đồng giữa Việt Nam Trung Quốc 20 3.1.2. Những nét khác biệt giữa Việt Nam Trung Quốc 22 3.2. Thực trạng thu hút FDIViệt Nam trong thời gian qua 23 3.3. Vận dụng kinh nghiệm vào Việt Nam 27 3.3.1. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước 27 3.3.2. Cải thiện môi trường pháp luật 28 3.3.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng 28 3.3.4. Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư 28 3.3.5. Thu hút vốn FDI có chọn lọc 29 3.3.6. Giải quyết tình trạng các địa phương cạnh tranh thu hút FDI bằng mọi giá 30 3.3.7. Giải quyết thất thoát ngân sách nhà nước do tình trạng chuyển giá 30 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 LỜI MỞ ĐẦU FDI là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ có nguồn vốn FDI mà nhiều nguồn lực trong nước được khai thác và phát huy tác dụng. Trong những năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu khiến thế giới phải chú ý. Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó FDI là lĩnh vực được liên tục thay đổi về chính sách và biện pháp thực hiện cho phù hợp với tình hình chung diễn ra trên thế giới và điều kiện thực tế ở Trung Quốc. Kết quả đạt được là sự tăng trưởng liên tục về thu hút FDI ở Trung Quốc trong thời gian qua. Vấn đề thu hút FDI đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển hiện nay. Đối với Việt Nam, FDI được coi là ngoại lực quan trọng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bước vào nền kinh tế thị trường, Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.Vì vậy, những kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc là những gợi ý hữu ích cho nước ta trên con đường phát triển Kinh tế- xã hội. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 1.1. Những vấn đề cơ bản về FDI và thu hút FDI 1.1.1.Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn của các cá nhân và doanh nghiệp một nước đầu tư sang nước khác nhằm thu được lợi nhuận lâu dài và dành được quyền kiểm soát các doanh nghiệp ở các quốc gia được nhận đầu tư. Nó được tính bằng tổng số vốn cổ phần, lợi nhuận từ đầu tư, vốn dài hạn khác và vốn ngắn hạn được thể hiện trong cán cân thanh toán. Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là nguồn vốn lớn có vai trò quan trong đối với các nước, đặc biệt là quốc gia đang phát triển 1.1.2.Đặc điểm - Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tại phải tuân thủ pháp luật của nước đó:VD Luật đầu tư - Hình thức này thường mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. - Tỷ lệ vốn quy định, vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ đầu tư. Tỷ lệ vốn góp phải tuân thủ theo Luật đầu tư của nước sở tại. - Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. - Hiện tượng đa cực và đa biên trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ góp vốn khác nhau mà còn các hình thức khác nhau của Tư bản tư nhân và tư bản nhà nước cũng tham gia. - Tồn tại hiện tượng 2 chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước. - FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận. 1.1.3.Vai trò a. Đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động Thông qua hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại. Bên cạnh việc làm này, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm 4 thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này. b. Đối với sự phát triển của hàng hóa sức lao động Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động, FDI còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. c. Đối với sự phát triển của thị trường lao động Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của mình, đầu tư FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động. d. Đối với chuyển giao công nghệ Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy phát triển qua nhiều năm bằng những khoản chi phí lớn. 1.2. Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc 1.2.1. Các chính sách cơ bản đã thực hiện để thu hút FDI của Trung Quốc Năm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kể từ đó đến nay, tình hình thu hút FDI tại Trung Quốc đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Để làm được điều này chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số chính sách cơ bản để thu hút FDI, đó là: - Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung Quốc ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI. - Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi tập trung thu hút FDI vào đó. - Chính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài: 5 + Xí nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc + Xí nghiệp nước ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc được các ngân hàng thương mại của Trung Quốc bảo lãnh. Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn. + Cho phép xí nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài. + Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu. + Căn cứ theo nguyên tắc chủ động thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng , giao thông mà chính phủ khuyến khích đầu tư. - Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài như: như Luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài của nươc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Điều lệ chi tiết thi hành Luật Xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài: Luật xí nghiệp do nước ngoài đầu tư, các quy định ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất…. 1.2.2. Các giai đoạn thực hiện 1.2.2.1. Giai đoạn thăm dò (1979-1985) Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tính thăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn. Chủ yếu là các dự án đầu tư vào vùng duyên hải của các nhà tư bản vừa nhỏ ở Hồng Kông, Ma Cao. Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào các công trình nhà hàng, khách sạn thu lợi tương đối cao. Hầu hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, kỳ hạn quay vòng vốn ngắn. Tính tới cuối năm 1985, Trung Quốc đã thu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD. 6 Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc trung bình. Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc. 1.2.2.2. Giai đoạn phát triển ổn định (1986-1991) Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh. Chiến lược thu hút FDI được cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Triệu Tử Dương gọi là “lưỡng đầu tại ngoại”, tức là dựa vào bên ngoài cả về cung đầu vào lẫn thị trường đầu ra. Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấy mục tiêu kinh tế loại hình hướng ra bên ngoài là kết hợp công thương, lấy xây dựng công nghiệp làm chủ, lấy trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hướng cơ bản sang nắm sản xuất, nâng cao trình độ để đạt hiệu quả kinh tế. Đây là quyết định có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Chính sách này rất khác so với chính sách của nhiều nước công nghiệp hoá mới (NICs) là thu hút FDI vào sản xuất thay thế nhập khẩu. Đặc điểm của Trung Quốc là đồng thời chuyển đầu tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu đồng thời vẫn thực hiện công nghiệp hoá. Đặc điểm này đã làm cho các nhà đầu tư chú ý. Bảng 2.1: Nguồn vốn FDI vào T r un g Quốc giai đoạn 1986 – 1991 Năm 1986 1987 1988 1989 1991 Số vốn 1,87 2,31 3,19 3,39 4,4 (Đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: Bộ Thương mại - Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc) Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua việc khống chế vĩ mô, kết hợp chặt chẽ chính sách ưu đãi trong thu hút vốn nước ngoài chính sách ngành nghề của đất nước, khuyến khích có trọng điểm đầu tư nước ngoài vào các hạng mục theo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, các hạng mục phải có quy mô tương đối lớn có kỹ thuật tiên tiến. Đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển vững chắc hơn. Theo báo cáo điều tra của Cục mậu dịch Hồng Kông, từ năm 1979 - 1991, Trung Quốc đã phê chuẩn 12.100 hạng mục vốn nước ngoài, vốn lợi dụng thực tế đạt 19,9 tỷ USD. Nhìn chung, giai đoạn 1984 - 1991, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc phát triển ổn định, có sự tăng trưởng cao. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất 7 ngày càng tăng, (riêng năm 1991 chiếm trên 90%). Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều. 1.2.2.3. Giai đoạn phát triển mạnh (1992-1993) Bước sang thập kỷ 90, Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực đầu tư, quyết định đẩy nhanh sự phát triển của ngành nghề thứ ba đặc biệt là mở rộng thị trường nội địa. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy thị trường nội địa rất tốt, tiềm lực rất lớn, do vậy họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trường trong nước. Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước khu vực. Tốc độ tăng trưởng của các nước phương Tây tăng nhanh. Trong đó các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các nhà tư bản từ 3 cường quốc Mỹ - Nhật - EU ngày càng tăng cường số lượng đầu tư vào Trung Quốc. Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tình trạng rối loạn về bất động sản, về mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế kỹ thuật. Đầu tư tăng cao đã làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng. Năm 1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4%. Tốc độ tăng trưởng này đã kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung tổng cầu mất cân bằng ảnh hưởng đến lạm phát. Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng kim ngạch sử dụng thực tế trong kim ngạch hiệp định mỗi năm là 18,9% 24,7%, thấp hơn so với mấy năm trước đó. Tình trạng này xẩy ra một phần do ở nhiều địa phương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư mà tiền vốn đồng bộ trong nước kèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo kịp, nguyên liệu, nhiên liệu, cung ứng không đủ. Nhìn chung, FDI những năm 1992 - 1993 tăng trưởng với tốc độ cao ở Trung Quốc. Đặc trưng cơ bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô dự án, cải thiện kết cấu đầu tư, kết cấu ngành nghề có sự chuyển biến cao cấp hoá. 1.2.2.4. Giai đoạn điều chỉnh (từ năm 1994 đến nay) Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992 - 1993, từ năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hút FDI theo hướng: + Đưa tiền vốn vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sang các ngành nghề cơ sở, ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn kỹ thuật. 8 + Từ tiếp nhận những hạng mục nhỏ chuyển sang tiếp nhận những hạng mục lớn vừa. + Từ thu hút tiền vốn ngành nghề chuyển sang thu hút tiền vốn lưu thông quốc tế. + Từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạo những doanh nghiệp cũ. + Từ việc đưa đầu tư vào đối tượng bị động chuyển sang đưa vào đối tượng chủ động, có lựa chọn, chú trọng hơn đến chất lượng của đầu tư. Chính sách điều chỉnh đã làm dịu tình trạng kinh tế quá nóng của Trung Quốc trong 2 năm 1992 - 1993. Nhờ điều chỉnh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã có sự chuyển biến rõ rệt từ số lượng sang chất lượng. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 mà luồng vốn FDI vào Trung Quốc có sụt giảm trong hai năm 1998, 1999 khiến Trung Quốc đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư như: duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, lựa chọn những hạng mục đầu tư có hiệu quả cao, nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật của các hạng mục. T11/2001 do tác động của việc gia nhập vào WTO cùng với việc nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu đáng ngưỡng mộ: + Trung Quốc đã trở thành điểm đến triển vọng cho các nguồn vốn nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia và là nước được coi là địa điểm thu hút FDI hấp dẫn nhất Theo báo cáo của Hội nghị Đầu tư Thương mại Liên hợp quốc (UNCTAD) T10/2012, Năm 2011, Mỹ nhận được 227 tỷ USD FDI, trong khi Trung Quốc nhận được 116 tỷ USD. Đến năm 2012, FDI toàn cầu sụt giảm nhưng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành điểm đến số 1 với nhà đầu tư thế giới. Theo đó, nửa đầu năm 2012, nước này nhận được 59,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giảm nhẹ so với 60,9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Mỹ còn có mức giảm sâu hơn với 39%, xuống còn 57,4 tỷ USD. + Trung Quốc thành công trong việc nắm bắt cơ hội dịch chuyển và cơ cấu lại sản xuất toàn cầu thu hút 1 nguồn vốn lớn FDI vào lĩnh vực sản xuất, khiến cho Trung Quốc trở thành một trong những nôi sản xuất trọng yếu nhất trên thế giới và trở thành công xưởng thế giới 1.2.3. Những nhân tố thu hút FDI của Trung Quốc 9 Trung Quốc là một mảnh đất đầu tư mầu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì những lí do sau đây: 1.2.3.1 Kinh tế tăng trưởng mạnh Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt khi các thị trường Châu Âu Bắc Mỹ đã tương đối bão hoà. Tính theo ngang giá sức mua PPP, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ người ta dự đoán quy mô của thị trường này sẽ vượt Mỹ vào năm 2020. Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, là đất nước tăng trưởng nóng và giữ vững ổn định tăng trường qua rất nhiều cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1.2.3.2 Tiềm lực thị trường to lớn Với số dân đông nhất thế giới (1,3 tỉ người), Trung Quốc là một thị trường to lớn đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài lợi thế là một thị trường tiêu dùng khổng lồ, Trung Quốc còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. 1.2.3.3. Giá thành lao động giá thành đất đai thấp Với hơn 1,3 tỷ dân, hàng năm Trung Quốc cung cấp một nguồn lao động dồi dào cho sản xuất và lưu thông. Hơn nữa, giá thành lao động lại rẻ. Tiền lương bình quân ở Trung Quốc bằng 1/10 các nước NICs bằng 1/30 của Nhật, Mỹ một số nước tư bản phát triển. Bên cạnh giá lao động rẻ, giá cả đất đai để sử dụng xây dựng nhà máy, doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng rất rẻ, chỉ 10 [...]... FDI của Trung Quốc Đó là những tiền đề để chỉ ra những kinh nghiệm về thu hút FDI của Trung Quốc Chương 2: Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc, trình bày những bài học thành công chưa thành công từ việc thu hút FDI của Trung Quốc Phân tích những lý do, bối cảnh, chính sách của Trung Quốc, từ đó định hướng cho việc vận dụng những kinh nghiệm đó vào Việt Nam Chương 3: Bài học cho Việt Nam từ thu hút. .. kỷ 21 sẽ là thế kỷ của nền kinh tế Trung Quốc 20 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 3.1 Những nét tương đồng khác biệt giữa Việt Nam Trung Quốc 3.1.1 Những nét tương đồng giữa Việt Nam Trung Quốc:  Về tư tưởng văn hoá Trung Quốc Việt Nam là hai quốc gia đều chịu những tác động tư tưởng, văn hóa lịch sử truyền thống tương tự nhau Đây là kết quả của hàng ngàn năm... kinh nghiệm cho Việt Nam Nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thu hút FDI của Trung Quốc Trình bày về khái niệm nội dung của nguồn vốn FDI thu hút FDI Trình bày những chính sách mà Trung Quốc đã thực hiện để thu hút vốn FDI qua những giai đoạn khác nhau, chỉ ra những tác động của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế Trung Quốc, tìm ra những nhân tố thu hút nguồn vốn FDI. .. 2: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 2.1 Những bài học thành công trong thu hút FDI tại Trung Quốc 2.1.1 Xây dựng đặc khu kinh tế: Trung Quốc có thể nói là nền kinh tế thành công nhất trong việc xây dựng các đặc khu kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư Mục tiêu xây dựng các đặc khu kinh tế của Trung Quốcthu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nâng cao trình độ kỹ thu t, thúc đẩy xuất khẩu và. .. Chương 3: Bài học cho Việt Nam từ thu hút FDI của Trung Quốc, trình bày những nét tương đồng khác giữa hai nước Việt Nam Trung Quốc Phân tích thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam trong thời gian qua đưa ra những biện pháp thực tiễn để vận dụng vào Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn FDI 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trung Hiếu (2012), Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước”, http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&aID=1370... http://www.baomoi.com/Bi-quyet -thu- hut -FDI- cua-mot-so-nuoc-chau-A-va-bai- hoc -cho- Viet -Nam/ 45/12195121.epi 8 Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút FDI tác giả ĐH KTQD http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi /kinh- nghiem-cua-mot-so-nuoc-trong-viec -thu- hutfdi.html 9 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước” http://old.voer.edu.vn/module /kinh- te/kinhnghiem -thu- hut -fdi- cua-mot-so-nuoc.html 10 Kinh nghiệm thu hút FDI. .. bất động sản… 2.2 Những bài học chưa thành công trong thu hút FDI tại Trung Quốc Thành công trong chính sách thu hút FDI của Trung Quốc là không thể phủ nhận Tuy nhiên, khi nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc, ta cũng cần nghiên cứu cả những mặt chưa thành công trong những chính sách đó để rút ra những bài học cần thiết trong việc giảm thiểu những mặt trái của FDI đối với nước nhận đầu... Trung Quốc thu hút FDI nhiều nhất thế giới”, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te /trung- quoc -thu- hut -fdi- nhieu-nhat-the-gioi2723461.html 6 Tạp chí tài chính số 1- 2013, ““Cuộc đua” thu hút FDI , http://www.benthanhgroup.com/index.php?/vietnamese/danh _cho_ thanh_vien/ban_tin_thi_truong/ tin_tuc/cuoc_dua _thu_ hut _fdi 7 “Bí quyết thu hút FDI của một số nước châu Á bài học cho Việt Nam theo ncseif.gov.vn... nghiệm thu hút FDI của một số nền kinh tế” http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/kinhnghiemthuhutfdicua-nd-8657.html 11 Trung Quốc: nước thu hút FDI lớn nhất thế giới” http://vietbao.vn/The-gioi /Trung- QuocNuoc -thu- hut -FDI- lon-nhat-the-gioi/45120106/159/ 12 Trung Quốc soán ngôi của Mỹ về thu hút http://vneconomy.vn/20121025045435732P0C99 /trung- quoc-soan-ngoi-cua-my-ve-hut-vonfdi.htm 33 FDI ... tin học Tóm lại trong thu hút FDI nói chung, vai trò của Chính phủ không những giảm đi mà còn tăng lên mạnh mẽ Vai trò đó đã đặt trọng điểm vào việc quy phạm hành vi thị trường tác dụng của chính phủ đã biểu hiện ra thông qua cơ chế thị trường Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến việc thu hút FDI thành công của Trung Quốc 2.1.3 Kết hợp thu hút vốn thu hút

Ngày đăng: 26/02/2014, 23:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991 - kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam

Bảng 2.1.

Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1991 Xem tại trang 7 của tài liệu.
Tình hình thực hiện FDI: Từ năm 2000, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á - kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc và bài học cho việt nam

nh.

hình thực hiện FDI: Từ năm 2000, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á Xem tại trang 24 của tài liệu.

Mục lục

    1.2.3.1 Kinh tế tăng trưởng mạnh

    1.2.3.2 Tiềm lực thị trường to lớn

    1.2.3.3. Giá thành lao động và giá thành đất đai thấp

    1.2.3.4. Trung Quốc gia nhập WTO

    2.2.1. Hoạt động quản lý nhà nước đối với FDI còn nhiều bất cập

    2.2.2. Tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng

    2.2.3. Chưa có chính sách thích hợp để bảo hộ thị trường trong nước

    2.2.5. Chưa thực sự coi trọng chất lượng của FDI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan