Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN-TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ KHÔNG CHÍNH THỨC ODA (Trang 29)

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) là một trong những nguồn lực tương đối quan trọng bổ sung vào nguồn nganh sách ít ỏi của các nước kém và chậm phát triển. Ai cũng biết, đối với những nước đang phát triển, việc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, trong đó có vốn vay ưu đãi ODA, là cần thiết để phát triển. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng nếu những nước cần vốn có “chiến lược nợ” của mình, thì các nước giàu cũng có “chiến lược cho vay” của họ. Bên cạnh những mặt được của ODA hỗ trợ quá trình phát triển, việc sử dụng ODA của Việt Nam trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này.

Sau đây là một số tồn tại trong việc sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam.

Một là việc sử dụng nguồn vốn ODA của nước ta chưa thực sự hiệu quả, tình hình thực hiện các dự án (ODA) thường bị chậm ở nhiều khâu: Chậm thủ tục, chậm triển

khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo Bộ Tài chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ. Vì vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủ tục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ. Điều này làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, gia tăng các chi phí, tăng khả năng rủi ro bởi có thể bị lợi dụng cho các hoạt động phi pháp. Chính phủ chưa có được các biện pháp triệt để nhằm kiểm soát sự thất thoát của nguồn vốn này.

Do vậy, thời gian hoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơn so với dự kiến và cam kết; đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quả của ODA khi đi vào vận hành khai thác.

Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam hiện nay đến đâu? Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Ở Việt Nam, tồn tại một nghịch lí là nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lí, gây lãng phí". Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư ODA. Hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn bị hạn chế do tác động chung của các nguồn lực khác: Cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho DN nhà nước đi cùng với đó là ở nước ta nhân sự và kĩ năng nhân sự trong công tác điều hành sử dụng vốn ODA ở những cấp khác nhau hiện đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Chúng ta đã nhận được rất nhiều cam kết, nhưng tốc độ giải ngân còn quá thấp. Cam kết FDI 10-16 tỷ USD nhưng thực tế tỉ lệ giải ngân thấp hơn đáng kể, chỉ 4,1 tỷ USD năm ngoái. Các nhà đầu tư vào nhưng chưa đưa được tiền vào.

Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư nhưng bản thân Việt Nam lại chưa tạo điều kiện đầy đủ. Hình thức BOT đã được luật hóa nhưng chưa có hướng dẫn thực sự để doanh nghiệp nước ngoài tham gia. Cách đây chưa lâu, Phần Lan đã mất 5-7 năm để đàm phán tham gia xây dựng hạ tầng, đạt đến kí kết. Họ lại phải mất thêm 2 năm đàm phán về giá cung cấp điện nhưng không có kết quả. Nước này đã rút dự án khỏi Việt Nam.

Việt Nam cũng có thể học bài học Philippine khi nước này quyết định mở cửa thị trường điện để nhà đầu tư nước ngoài vào tham gia. Chỉ trong vài năm, nhu cầu điện đã được đáp ứng cơ bản. Nhờ đó, Philippine đã giảm tải được nguồn vốn lớn mà ngân

sách phải bỏ ra cho phát triển hạ tầng điện, dành đầu tư cho lĩnh vực khác. Việc mở cửa thị trường điện nhiều nước khác cũng đã làm rồi.

Đối với vốn ODA, Việt Nam chưa thực hiện tốt tất cả các công việc cần thiết để giải ngân tốt hơn. Một phần do phức tạp thủ tục, một phần do quy định khác nhau giữa nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam nên khó thống nhất.

Sau khi chọn được dự án ODA đã khó, việc chuẩn bị của Việt Nam khi có vốn ODA còn chậm, rõ nhất là chuẩn bị mặt bằng, và không có sẵn vốn đối ứng trong các dự án. Điều kiện con người và kinh tế kỹ thuật đã làm chậm quá trình giải ngân. Ví dụ, một dự án ODA quy định trong 10 năm được hưởng lãi suất thấp, hoặc không phải trả lãi. Nhưng vì quá trình giải ngân chậm, khi dự án bắt đầu đi vào sử dụng chỉ còn 2-3 năm. Chúng ta đã tự đánh mất 7-8 năm quý giá. Và cái giá của ODA trở nên đắt đỏ hơn. Chưa kể nó sẽ kìm hãm sự phát triển của khu vực, lĩnh vực đưa ODA vào.

Nếu có thể sử dụng vốn ở tất cả các khu vực ngân sách nhà nước, DN tư nhân, FDI, ODA hiệu quả hơn, chắc chắn thời gian trở thành nước thu nhập trung bình sẽ được rút ngắn và chất lượng tăng trưởng cũng cao hơn.

Hai là công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngõ, ngoại trừ các dự án vay lại và đang trong thời gian trả nợ. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi công trình được đưa vào vận hành khai thác. Quan điểm và cách làm này gây khó khăn cho việc đánh giá, định hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của những bộ phận có liên quan Ví dụ: Dự án xây dựng chung cư cao cấp An Trung II ( Đà Nẵng), giá trị 100 tỉ đồng bị bỏ hoang từ năm 2003 đến nay.

Ba là ,trong điều kiện của quốc gia đang chuyển đổi, tham nhũng, quam liêu đã, đang và vẫn tồn tại trong nền kinh tế nước ta. Đây là trở ngại lớn cho vệc sử dụng nguồn vốn ODA, là thâm hụt nguồn vốn này. Điển hình là vụ PMU18 tham nhũng lượng vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN ODA Ở VIỆT NAM

Để thực hiện việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, thì Nhà Nước phải tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp cải cách nhằm thu hút sự ủng hộ hơn nữa của các quốc gia trên Thế Giới, trong khi Việt Nam đã thực hiện thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong 5 năm nhưng cũng chưa đủ để có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và thu được kết quả mong đợi.

Các giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong tình hình hiện nay của nước ta:

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN-TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ KHÔNG CHÍNH THỨC ODA (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w