Việt Nam.
-Nguồn vốn ODA bổ sung ngân sách cho nhà nước để đầu tư phát triển, chiếm 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ( bao gồm cả phần ODA cho vay lại từ ngân sách nhà nước).
-Tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ các ngành và địa phương
-Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đã góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi nguồn vốn trong nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
-Nguồn vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển nguồn mạng lưới phân phối điện
+ Thông qua các dự án ODA, hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ Quốc lộ 1A, 10, 18, 9, đường xuyên Á ( đoạn TP.Hồ Chí Minh- Mộc Bài) , cầu Bãi Cháy, cầu Mỹ Thuận, cảng hàng không Tân Sơn Nhất, nâng cấp và mở rộng các cảng biển như: Cái Lân ( Hải Phòng, Sài Gòn, Tiên Sa( Đà Nẵng )
+ xây dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thông hầu hết các tỉnh.
+ Phát triển nguồn điện :Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2-1,Ô Môn, Phả lại 2, Hàm Thuận – Đa My, Đa Nhim , Đại Ninh…
+ Phát triển đường dây 500 KV Plây Ku-Nhà Bè, 50 trạm biến áp của cả nước , cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn trên 30 tỉnh thành phố.
- ODA còn hỗ trợ các tỉnh thành phố, nhất là hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, các công trình phục vụ đời sống của nhân dân các công trình phục vụ trực tiếp đời sống của
nhân dân như giao thông nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và các bệnh viện tỉnh và huyện, các công trình thuỷ lợi, các chợ nông thôn...
- Nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người:
+ Đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội.
+ Thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai...
+ Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ước chiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, dự án tạo nghề...
+ Hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.