Những khó khăn và thuận lợi trong công tác huy động và tiếp nhận ODA

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN-TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ KHÔNG CHÍNH THỨC ODA (Trang 25)

nhận ODA ở Việt Nam.

1. Trong công tác huy động:a. Thuận lợi a. Thuận lợi

- Bối cảnh quốc tế tạo ra những quan điểm mới tích cực hơn về việc nước giàu hỗ trợ vốn cho phát triển của các nước nghèo.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước diễn biến theo chiều hướng khả quan khiến các nhà tài trợ tin tưởng vào sự đổi mới của Việt Nam, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp chúng ta huy động vốn thuận lợi hơn.

b. Khó khăn

- Diễn biến nền kinh tế toàn cầu có những tác động xấu đến nguồn hỗ trợ mà các nhà tài trợ dành cho các nước nghèo.

- Quá trình lập kế hoạch để xin hỗ trợ ở Việt Nam đôi khi soạn thảo thiếu chi tiết, tính thuyết phục chưa cao nên mức độ huy động không phù hợp với yêu cầu thực hiện nay ở Việt Nam.

- Cạnh tranh với các nước trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong khi Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xin hỗ trợ nguồn vốn ODA.

2. Trong công tác tiếp nhận:a. Thuận lợi a. Thuận lợi

- Quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam từ nhiều năm trước, giúp các nhà hoạch định chiến lược có thêm điều kiện nghiên cứu, rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công và vướng mắc khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA, từ đó kịp thời điều chỉnh để có kế hoạch tiếp nhận sát thực và hữu hiệu hơn.

- Chủ động trong sử dụng vốn.

- Mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư từ những chủ đầu tư có số vốn nhỏ từ mọi nguồn trên thế giới.

- Góp phần hình thành nên thị trường chứng khoán.

- Không hạn chế khả năng thu hút vốn từ các chủ đầu tư nước ngoài.

- Thu hút và học hỏi được công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại cũng như khả năng marketing hữu hiệu của nước ngoài.

- Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của mình là những nguồn lực phi vốn. - Nâng cao được thu nhập và chất lượng của người lao động.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự tham gia quản lý của chủ đầu tư nước ngoài giúp sử dụng có hiệu quả vốn góp của chủ đầu tư trong nước tham gia liên doanh hay hợp tác kinh doanh.

- Không ảnh hưởng đến uy tín, tín dụng của nước nhận đầu tư.

- Ít gây ảnh hưởng xáo trộn cho nền kinh tế tài chính của đất nước khi có những biên động lớn.

b. Khó khăn

- Mặc dù Việt Nam đã được nhận ODA từ những năm 50, nhưng chỉ bắt đầu từ năm 1993 nó mới thực sự phát huy tác dụng, vì vậy chúng ta còn phải từng bước vừa làm vừa tự tìm ra lối đi thích hợp cho mình, nên thời gian rút vốn thường bị kéo dài, tốc độ giải ngân chậm so với các nước khác trên thế giới.

- Đây là nguồn vốn vay nên phải có nghĩa vụ trả nợ, nên sẽ dẫn tới gánh nặng nợ cho quốc gia trong tương lai.

- Khó khăn trong việc tiếp nhận ODA một phần xuất phát từ bên cung cấp viện trợ:

 Khi tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Việt Nam cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ, yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.

 Nguồn vốn ODA từ các nước viện trợ cung cấp cho nước ta cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với nước ta. Ví dụ: Các dựa án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến

hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).

 Nguồn vốn viện trợ ODA còn dược gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. cụ thể là nước cấp ODA buộc nước ta phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Nước ta tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí, xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án…khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp…có thể đẩy nước ta vào tình trạng nợ nần. Thực tế cho thấy ODA là nguồn vốn quý, có vai trod quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo cho nước ta. Việt Nam thường phải đáp ững những điều kiện đưa ra của nước cung cấp ODA đôi khi liên quan đến một số vấn đề nhạy cảm thuộc công việc nội bộ của nước nhận đầu tư như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kiểm soát mức thâm hụt ngân sách, chông tham những…

- Hạn chế khả năng thu hút vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài.

- Hạn chế khả năng tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước chủ đầu tư.

- Dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài quá lớn.

- Dễ gây ra những bất ổn định lớn cho nền tài chính và kinh tế, đồng thời dễ dẫn đến sự thao túng của các thế lực đầu tư tiền tệ quốc tế.

- Khi nhận đầu tư gián tiếp, nhất là dưới hình thức ODA, nước nhận đầu tư gián tiếp thường bị ràng buộc và phụ thuộc về chính trị và kinh tế.

- Phụ thuộc vào công nghệ được chuyển giao.

- Nếu quy hoạch đầu tư không hợp lý dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá mức và ô nhiễm môi trường.

- Nền kinh tế có sự tham gia của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ phát triển theo chiều hướng phiến diện, mất cân đối.

- Nền chính trị, xã hội, văn hoá…cũng bị những tác động tiêu cức như: sự phân hoá giàu nghèo, sự di dân ồ ạt ra thành thị.

- Có khả năng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một lực lượng thống trị nền kinh tế gây mất tự chủ quốc gia.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN-TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ KHÔNG CHÍNH THỨC ODA (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w