Thiết kế tổ chức thi công phải bảo đảm an toàn sử dụng điện: (a)Nguyên tắc cơ bản

Một phần của tài liệu Chuyên đề 5 quản lý đo bóc khối lượng tiến độ thi công và tổ chức công trường (Trang 125)

(a) Nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc cơ bản nhất trong các hệ tiêu chuẩn về xây lắp điện là phải đảm bảo cho: + Bảo vệ chống điện giật

+ Bảo vệ chống các tác động nhiệt + Bảo vệ chống quá dòng

+ Bảo vệ chống rò điện

+ Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp.

Những điều trên đây nhằm bảo vệ con người, bảo vệ tài sản và đảm bảo an toàn cho

Bảo vệ vì sự an toàn là nguyên tắc cơ bản nhất của IEC 60364. Các nguyên tắc và các vấn đề khác đều xuất phát từ nguyên tắc này. Những nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc bảo vệ vì sự an toàn. Việc bảo đảm an toàn cho mọi hoạt động đề cập tới mọi hoạt động khi sử dụng mạng điện. Trong quá trình sử dụng điện, không thể bị mất điện vào bất kỳ lúc nào ngoài ý muốn.

Việc loại trừ tai nạn về điện cần được tính toán ngay từ khi thiết kế các biện pháp thi công. Mọi khả năng gây tai nạn do điện sinh ra cần được phòng ngừa trước. Cần lập biện pháp phòng ngừa và kiên quyết thực hiện những biện pháp phòng ngừa tai nạn về điện làm cho sản xuất được an toàn và điều này cũng chính là góp phần cho sản xuất đạt các mục tiêu của nó.

Tại những đầu mối của công trình điện như

* Các thiết bị phân phối và trạm biến áp trong nhà , trạm biến áp ngoài trời * Các bộ chỉnh lưu

* Các máy điện , thiết bị khởi động , điều chỉnh và bảo vệ * Thiết bị điện của máy trục

* Các hệ thống thanh cái * Các thiết trí điện phân

* Đầu mối các thiết bị chiếu sáng

* Đầu nguồn đường dây điện 1 chiều và xoay chiều * Đầu đường cáp điện lực

* Đầu đường dây dẫn điện trên không.

phải có bảng ghi rõ tên của đầu mối này, các tính năng kỹ thuật chủ yếu của toàn bộ đầu mối, sơ đồ hệ thống các thiết bị đặt trong đầu mối, chỉ dẫn vận hành và an toàn khi thao tác. Bảng đủ độ lớn để chữ viết không quá nhỏ hoặc quá dày đặc. Khổ chữ cao ít nhất 2 cm, nét dày trên 2 mm.

Đường dây trần qua lộ giao thông, tại điểm thấp nhất của đường dây phải treo một tấm biển có kích thước 0,8 x 0,5 mét bằng vật liệu cách điện, nền sơn màu da cam nhạt. Trên biển phải ghi dòng trên cùng hai chữ “ nguy hiểm” , dòng dưới ghi độ cao hiện nay của dây tại điểm cắt này ( đơn vị mét) so với mặt đường, tiết diện dây và điện áp tải.

(b) Hệ thống tiếp đất

Hệ tiếp đất hết sức quan trọng đối với sự an toàn điện trên công trường. Hệ tiếp đất bắt buộc phải làm và là tiêu chí hàng đầu khi xem xét chất lượng hệ thống điện trên công trường. Theo IEC 60364, dù mạng điện vĩnh cửu hay tạm thời, bắt buộc phải làm hệ tiếp đất.

Tại nơi bắt đầu của dây tiếp địa phải có biển báo đánh dấu. Có sơ đồ đường tiếp địa chôn ngầm gắn trên tường để có thể nhận biết phần nằm dưới đất.

Ký hiệu nơi bắt đầu của dây tiếp địa.

Một số ký tự trong hệ thống tiếp đất:

T là ký tự đầu ghi cho được nối với hệ thống tiếp địa. I là ký tự đầu ghi cho được tách rời

T là ký tự thứ hai cho được nối trực tiếp với đất

N là ký tự thứ hai cho được nối với trung tính tại gốc hệ thống lắp đặt.

TN-C là ký tự thể hiện dây trung tính (N) và dây đất (PE) nối với nhau (PEN). TN-S là ký tự thể hiện dây trung tính (N) và dây đất (PE) không nối chung

TN-C-S là ký tự thể hiện TN-C hướng ngược và TN-S hướng thuận trong cùng hệ thống ( ngược lại với TN-S hướng ngược và TN-C hướng thuận là không được phép. Thông thường hệ thống tiếp đất có 3 loại là : TN , TT và IT.

TN là hệ thống cho được nối, cho được nối với trung tính tại gốc hệ thống lắp đặt. TT là hệ thống : cho được nối , cho được nối trực tiếp với đất.

IT là hệ thống : cho tách rời, cho được nối trực tiếp với đất.

Việc lựa chọn hệ thống tiếp đất tuỳ thuộc tiêu chuẩn của các nước.

Công trường xây dựng là dạng xí nghiệp công nghiệp nên hệ tiếp đất được thiết kế theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TCXDVN 319 : 2004 "Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung ".

Các cấp điện áp được sử dụng cho các trạm cung cấp điện trên công trường có thể bàn bạc và thoả thuận với đơn vị cung ứng điện như sau:

• Điện áp 12 V, 24 V, 36 V : dùng cho các dụng cụ điện sách tay như đèn soi, đèn tuần tra, dụng cụ thi công di động nhiều như máy đầm bê tông, máy mài, máy khoan... • Điện áp 127 V , 220V, 380 V: dùng cho điện chiếu sáng và các thiết bị thi công, thiết bị sinh hoạt.

• Điện áp 6 KV, 6,6 KV : dùng cho các trạm biến áp cấp điện nhỏ tại các hạng mục công trình lớn.

• Điện áp 10 KV : dùng cho các trạm biến áp cấp điện với khoảng cách chuyển tải xa và phân tán. Hệ cung cấp điện cho các bơm thuỷ lợi và phục vụ nông thôn ở nước ta hay sử dụng cấp điện áp này.

• Điện áp 35 KV : Lưới điện cấp cho các công trường lớn ở nước ta.

• Điện áp 110 KV : Lưói cung cấp điện cho các công trường rất lớn có công suất sử dụng trên 5000 KW.

Nguồn điện thường là hệ lưới quốc gia , hệ lưới riêng hoặc máy phát điện dự phòng diesel .

Hệ lưới quốc gia hiện nay do các Công ty Điện lực quản lý và cung ứng. Hệ lưới riêng do các doanh nghiệp kinh doanh cung cấp điện cho các khu công nghiệp theo sự thoả thuận của Tổng Công ty Điện lực Việt nam đồng ý và cho phép. Hệ cung cấp bằng máy điện tự cấp kiểu máy phát diesel do doanh nghiệp xây lắp hoặc của chủ đầu tư cung ứng. Loại hộ sử dụng điện thường được chia 3 loại:

+ Hộ loại số 1 : Loại này hết sức quan trọng, nếu mất điện có thể gây thiệt hại ngay tức thời và thiệt hại lớn. Loại hộ này nếu mất điện sẽ gây chết người, làm hỏng thiết bị, rối loạn quy trình công nghệ của các dây chuyền sản xuất. Thí dụ một số loại trong hộ này như lò luyện kim , lò nung, cần trục tháp, lò xấy các loại, điện vận hành các phân xưởng cơ khí lớn, các phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, các trung tâm liên lạc...

+ Hộ loại số 2 : Nếu ngừng cung cấp điện cho loại hộ này tạo ra sản phẩm dở dang và chậm tiến độ thi công. Máy móc, phương tiện bị ngưng trệ.

+ Hộ loại 3 : Nếu các nơi sử dụng điện loại này mất điện sẽ bị chậm trễ sản xuất hoặc gây khó chịu cho người sử dụng điện. Đây là các nơi phục vụ sinh hoạt, phân xưởng sản xuất phụ , nhỏ.

Với hộ loại 1 phải có 2 nguồn cung cấp điện độc lập. Khi có sự cố mất điện nguồn này , nguồn kia phải đáp ứng dòng điện liên tục ngay lập tức. Khi mất điện phải có thiết bị tự động chuyển nguồn tức thời.

Cấp điện cho các hộ loại 2 có thể thực hiện từ 1 nguồn cao áp trên 6 KV được cung ứng theo 2 lộ khác nhau. Với loại này có thể mất điện chốc lát để thao tác chuyển nguồn bằng thủ công. Hộ loại 3 có thể ngừng cung cấp một vài giờ để bảo trì hoặc sửa chữa. Tuy nhiên càng hạn chế mất điện càng tốt.

Những quá trình thi công được xếp vào hộ tiêu thụ điện loại 1 như sau:

- Thi công giếng chìm, barrette, cọc nhồi

- Trạm bơm nước trong đó có cấp nước cứu hoả

- Thi công các công trình ngầm

- Giếng thu nước các loại

- Chiếu sáng ngoài trời

- Đổ bê tông

- Thiết bị nồi hơi, các dạng cấp hơi

- Các dạng lò nung

- Xưởng cung cấp bê tông, hồ vữa

- Các dạng cơ khí thuỷ lực như hút bùn, chuyển tiếp thuỷ lực

- Các dạng gia công cơ khí

- Các dạng tuyển vật liệu xây dựng

- Kho thuộc nổ và thi công nổ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 5 quản lý đo bóc khối lượng tiến độ thi công và tổ chức công trường (Trang 125)