Thời gian sản xuất trong ngày: 16h; trong tháng: 22 ngày

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH HÓA DẦU (Trang 36)

3.2 Quy trìnhcông nghệ của nhà máy

Dầu gốc Pha chế sơ bộ

Phụ gia Pha chế + p.ư hóa học

Kiểm tra chất lượng Đóng rót (phuy, xô, chai)

Dung môi Dung môi Acid acetit Phụ gia thải Hóa chất thải Hóa chất thải Dầu thải chứa acid Bao bì chứa CTNH Dầu mỡ thải Pallet nhiễm dầu Sơn kéo lụa thải

Nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng trong sản xuất

STT Tên nguyên liệu/ hóa

chất Công đoạn sử dụng Đơn vị tính Lượng tiêu thụ Năm thống kê 1 Dầu gốc Pha chế Tấn/ tháng 63.531 2009

2 Phụ gia Pha chế Tấn/ tháng 6.439 2009

3 Dung môi Pha chế Tấn/ tháng 62,7 2009

4 Dung môi (toluen,

xylen, ethanol, heptan)

Kiểm tra chất lượng

Lit/ tháng 1019 2009

5 Acid acetit Kiểm tra chất

lượng

Lit/ tháng 26 2009

Nhiên liệu sử dụng

STT Tên nhiên liệu Công đoạn

sử dụng Đơn vị tính Lượng tiêu thụ Năm thống kê 1 Dầu diesel Lò đốt (cấp nhiệt) lit/ năm 113.000 2009  Sản phẩm chính - Dầu nhờn: 6.617.000 lit/ tháng - Mỡ nhờn: 114.000 kg/ tháng

Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.

Dầu gốc là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý tổng hợp bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học. Nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn gốc là cặn mazut và gudron, với quá trình chưng cất chân không.

Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, vô cơ, thậm chí là những nguyên tố hóa học được thêm vào chất bôi trơn, nhằm nâng cao hay mang lại những tính chất mong muốn. Thông thường, hàm lượng phụ gia đưa vào là 0,01 – 5%, trong một số trường hợp phụ gia được dùng từ vài phần triệu cho đến vài phần trăm. Phụ gia được pha trộn vào dầu gốc, gồm những loại sau:

- Phụ gia tăng chỉ số nhớt: là các polymer của etylen-propylen và polyizobutylen đuợc sử dụng rộng rãi nhất.

- Phụ gia chống oxy hóa: là các hợp chất có chứa nhóm phenol hay nhóm amin (khoảng 0,005 đến 0,5 %), các chất thơm nhiệt (0,5 – 3%)

- Phụ gia tẩy rửa: là các phụ gia có chứa kim loại, chúng bao gồm: sunphonat, phenolat , salixylat

- Phụ gia phân tán: Dùng để ngăn ngừa, làm chậm quá trình tạo cặn và lắng đọng trong điều kiện hoạt động ở nhiệt độ thấp, có chứa các nhóm chức như amin, imít, amít hoặc các nhóm hydroxyl-ester

bề mặt như các axit béo , amin, axit ankylsuxinic , clo hóa parafin…

- Phụ gia ức chế gỉ: các axit béo, các este của axit napteic và axit béo, các amin hữu cơ, các xà phòng kim loại của axit béo… thường pha vào dầu với tỷ lệ 0,1 – 1%.

- Phụ gia chống mài mòn: gồm các nhóm hóa chất có chứa hợp chất phôtpho, hợp chất lưu huỳnh, các dẫn xuất béo, thường có hàm lượng nhỏ khoảng 0,01%.

- Phụ gia biến tính, giảm ma sát: bao gồm nhiều loại hợp chất chứa ôxy, nitơ, lưu huỳnh, molipden , đồng và các nguyên tố khác (0,1 – 0,3 %)

- Phụ gia hạ điểm đông đặc: parafin có lượng O.R.azolin không quá 1%. - Phụ gia ức chế tạo bọt: hợp chất silicon và hydro có khả năng làm tan sủi

bọt nhưng tỷ lệ này rất nhỏ: 0,001-0,004%

Các loại hình chất thải chính

Quá trình sản xuất và sinh hoạt của nhà máy đã phát sinh các loại CTR như sau: + CTR sinh hoạt: thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, giấy, vỏ lon, chai….từ hoạt động căntin và văn phòng, với số lượng trung bình khoảng 1,5 tấn/ tháng.

+ CTR công nghiệp như giấy thải, bao nylon thải không nhiễm CTNH từ hoạt động nhận bao bì với khối lượng trung bình khoảng 0,8 tấn/ tháng

+ CTNH phát sinh với số lượng trung bình khoảng 27,9 tấn/ tháng, với các dạng cụ thể như sau:

STT Tên CTNH Công đoạn phát thải

1 Bao bì chứa CTNH hoặc bị nhiễm

CTNH

Từ quá trình đóng rót bị hư hỏng/ thủng chảy

2 Giẻ lau, vật liệu lọc, lọc dầu máy

phát điện

Từ vệ sinh trong chuyền sản xuất, bảo trì, thay lọc nhớt

3 Bùn thải Từ thiết bị tách dầu/ nước, vệ sinh mương dẫn

dầu

4 Hóa chất phòng thí nghiệm Phát sinh từ hoạt động thử nghiệm mẫu nhớt

mỡ

5 Bóng đèn huỳnh quang thải Từ hoạt động bảo trì (thay bóng đèn hư)

6 Dầu mỡ thải Vệ sinh bồn bể, súc lược/ bơm

7 Hộp mực in thải Hoạt động văn phòng

8 Dầu ăn qua đã qua sử dụng Hoạt động căntin

9 Cặn dầu thải từ hoạt động bảo trì Hoạt động bảo trì xe nâng/ thiết bị máy móc

10 Pin thải Hoạt động văn phòng

11 Sơn kéo lụa thải In nhãn phuy

12 Pallet gỗ nhiễm CTNH Hoạt động kho thành phẩm (loại các pallet hư)

15 Dầu truyền nhiệt và cách điện thải Từ máy gia nhiệt ở xưởng mỡ, máy biến thế

16 Dầu thủy lực thải Từ hoạt động bảo trì xe nâng

Hiện trạng thu gom và lưu trữ chất thải tại nhà máy

Nhà máy đã thực hiện việc phân loại, thu gom các loại CTR phát sinh trong nhà máy.

Rác thải sinh hoạt: được thu gom vào các thùng chứa rác, bỏ vào bao nylon và tập

trung vào bô rác sinh họat của nhà máy. Hằng ngày, được Công ty Dịch vụ Công ích Nhà Bè (đã ký hợp đồng với nhà máy) vận chuyển đến nơi quy định của Thành Phố.

Rác thải văn phòng:

- Giấy một mặt có thể được tái sử dụng

- Giấy văn phòng bỏ, bao thư giấy, báo chí… được cho vào thùng rác chung của văn phòng do nhân viên tạp vụ thu gom và tập trung vào khu vực rác phế liệu và bán cho cơ sở thu mua phế liệu Nguyễn Thị Hải.

- Ống mực dùng cho máy in laser được bơm mực để tái sử dụng. Khi hết sử dụng được thì được thu gom, và lưu trữ ở khu vực chứa CTNH

Chất thải rắn công nghiệp: Thùng carton, bao giấy, bao nylon, dây nylon được vận

chuyển ra khu vực rác phế liệu của nhà máy để bán phế liệu.  CTNH:

Chất thải nguy hại tại Công ty được quản lý theo Thông tư số 12/2006/TT- BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty đều được đăng ký vào Sổ đăng ký chủ nguồn CTNH, mã số QLCTNH 79.000553.T do Sở TNMT Tp.HCM cấp ngày 31/10/2008, bao gồm tên chất thải, trạng thái tồn tại, số lượng phát sinh trong 1 tháng và mã CTNH.

Đối với các chất thải nguy hại, Công ty kiểm sóat rất nghiêm ngặt từ việc mở sổ theo dõi riêng cho từng chủng loại cho đến quản lý các nhà thầu vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại như: phương tiện vận chuyển của nhà thầu phải đúng như đăng ký và cấp phép của Sở Tài nguyên Môi trường, định kỳ đánh giá và giám sát tại nơi xử lý như số liệu tại nơi xử lý, cách thức xử lý…

Để đảm bảo các chất thải nguy hại của Công ty được vận chuyển an tòan và vệ sinh, Công ty đã tiến hành đánh giá và ký hợp đồng với Công ty TNHH SX-TM-DV Môi Trường Xanh (là một đơn vị có chức năng được Bộ Tài nguyên Môi trường duyệt) làm đơn vị thu gom vận chuyển, và xử lý tiêu hủy các chất thải nguy hại của Công ty.

và dán nhãn phía trên. Phía ngoài khu nhà có dán biển báo nơi lưu trữ CTNH. Nơi lưu trữ CTNH và CTR thông thường là riêng biệt và cách xa nhau.

Bảng 3 Đánh giá về tình hình quản lý CTNH tại nhà máy

STT T

Nội dung Kết quả Ghi chú

1 Phân loại chất thải tại nguồn Đạt

2 Thu gom và lưu trữ chất thải Đạt

3 Có phân nơi để CTNH riêng với chất thải

sinh hoạt, công nghiệp

Có

4 Có nơi lưu trữ CTNH Có

5 Nơi lưu trữ CTNH có mái che Có

6 Nơi lưu trữ CTNH được đặt ở nơi an toàn Đạt

7 Có dán nhãn phân biệt CTNH Có

8 Có biển báo CTNH Không Cần phải thực hiện

9 Có sổ chủ nguồn thải Có

Ngoài ra, công ty còn rất quan tâm đến vấn đề phòng chống cháy nổ tại công ty. Công ty có bộ phận chuyên trách về môi trường và phòng cháy chữa cháy, để luôn kịp thời xử lý những tình huống bất lợi nhằm bảo đảm sự an toàn cho công ty.

[1] GS TS Lâm Minh Triết - PGS. TS Lê Thanh Hải, Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, 2006.

[2] GS Đinh Thị Ngọ, Giáo trình Hóa học dầu mỏ và khí, 2006.

[3] PGS. TS Nguyễn Văn Phước, giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, 2008. [4] Tạp chí của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam – petrovietnam, số tháng

09/2009.

[5] Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy.

[6] Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11

[7] Nghị định số117/2009/NĐ-CP về Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

[8] Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về Quy định về quản lý CTNH.

[9] Thông tư số 04/2012/TT-BCT về Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất.

[10] QCVN 07/2009-BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng Chất thải nguy hại.

[11] TCVN 2622:1995 – Tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ.

[12] TCVN 5053:1990 – Tiêu chuẩn về màu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn. [13] TCVN 6707:2000 – Chất thải nguy hại: Phân loại.

[14] http://kenhdaihoc.com/forum/threads/17433-Hoa-hoc-11-Nguon-Hidrocacbon- thien-nhien.kdh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH HÓA DẦU (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w