Xử lý nước thải nhiễm dầu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH HÓA DẦU (Trang 33)

HỆ thống quản lý CTNH

2.1.7 Xử lý nước thải nhiễm dầu

Có hàm lượng dầu cao từ hàng chục đến hàng trăm ppm: nước thải sinh ra khi súc rửa bồn chứa. Đặc trưng của loại nước thải này là có hàm lượng dầu và cặn vô cơ cao.

Trạng thái của dầu tuỳ thuộc vào công nghệ súc rửa bồn:

- Nếu quá trình súc rửa chỉ dùng nước thì dầu trong nước thải chủ yếu ở dạng tự do và nhũ tương cơ học.

- Nếu quá trình súc rửa có sử dụng chất tẩy rửa thì ngoài 2 trạng thái nêu trên còn có dạng nhũ hoá học.

- Nước thải nhiễm dầu ít hơn (khoảng 200ppm): các loại nước thải nhiễm dầu còn lại. Trạng thái dầu ở loại nước thải này chủ yếu là dạng tự do và nhũ cơ học, hàm lượng chất rắn vô cơ cũng khá cao do quá trình di chuyển.

pháp cơ học cho hiệu quả cao.

Quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu

Nước thải nhiễm dầu trên các giàn khoan, tàu thuyền có thể được thu gom rồi xử lí tại hệ thống phân ly tách dầu đạt TCVN là 15 mg/l trước khi thải xuống biển. Việc thải được thực hiện trong một hệ thống kín để ngăn chặn các nước thải còn lẫn dầu chưa được xử lý thải thẳng ra biển. Bên cạnh đó thì nước thải nhiễm dầu còn có thê thu gom lại, và vận chuyển chung về đất liền để xử lý chung với các loại chất thải khác. Xử lý sơ bộ Xử lý cấp I Xử lý cấp II Bể bẩy dầu API CPI,PPI

Ly tâm, cyclon Lọc (cát, antraxit) Tuyển nổi (DAF,IAF) Keo tụ (sợi, PVC, . . )

Bể sinh học (aeroten, hồ sinh vật, lọc sinh học)

Lọc than hoạt tính

Xử lý sơ bộ:

- Đối với nước thải nhiễm dầu, việc xử lý sơ bộ nhằm giảm hàm lượng dầu xuống là rất cần thiết.

- Có thể sử dụng các bể tiếp nhận và điều hoà nước thải làm các bể bẫy dầu.

- Thực chất các bể bẫy dầu là các bể có khả năng lưu trữ nước một thời gian từ 1 đến 2 giờ với nước ra khỏi bể từ phía dưới và dầu nổi lên trên mặt.

- Dầu dạng tự do có đường kính từ 100-200micromet

- Hoặc các chất ô nhiễm dạng keo: Chất rắn lơ lửng nhỏ (bùn, sản phẩm ăn mòn); dầu ở dạng nhũ cơ học và nhũ hoá học

Giai đoạn này gọi là xử lý hóa lý bởi vì nó kết hợp sử dụng các tác nhân đông tụ và tách bằng trọng lực của các bông cặn, cặn lắng lơ lửng hoặc bông dầu.

Các công trình xử lý cấp I:

- Có thể sử dụng các bể: API, CPI, PPI. . . .

- Các bể lọc với vật liệu lọc bằng cát, antraxit: Loại bỏ hiệu quả chất rắn lơ lửng, xử lý hiệu quả dầu ở dạng tự do, nhũ tương hoặc phân tán. Hay có khả năng xử lý dầu xuống còn rất thấp nhưng yêu cầu về rửa ngược hoặc tái sinh vật liệu lọc phức tạp. Chỉ áp dung cho những kho xăng dầu có lượng nước thải không liên tục, công suất thấp

- Bể tuyển nổi: DAF, IAF - Các bể keo tụ dầu

- Xử lý hiệu quả đối với tất cả các thành phần dầu ngoại trừ dầu hoà tan.  Xử lý cấp II:

Nước thải sau khi qua xử lý cấp I sẽ còn một hàm lượng dầu tương đối thấp. Tùy theo công nghệ áp dụng mà có thể nước thải sau khi qua xử lý cấp I đã đạt tiêu chuẩn thải hoặc phải tiếp tục xử lý sinh học để loại nốt những thành phần dầu thô còn lại ở các dạng nhũ và dầu hoà tan.

Tại giai đoạn này sẽ loại bỏ các chất hoà tan có thể phân rã sinh học: - Các hợp chất oxi hóa các axit, aldehyte, phenol, . . .

- Các hợp chất lưu huỳnh như SO32- - Một phần các hydrocacbon thơm, NH

4 Các công trình xử lý cấp II:

- Bể bùn hoạt tính, hồ sinh vật, mương oxi hoá hoặc lọc sinh học hiệu quả cao khi tách dầu hoà tan nhưng hàm lượng dầu đầu vào phải < 40ppm. Tuỳ theo từng trường hợp mà lựa chọn công trình xử lý:

- Hồ sinh vật là phương pháp đơn giản, hiệu quả, rẻ tiền, vận hành dễ dàng nhưng lại tốn diện tích.

- Bể aeroten và lọc sinh học ít tốn diện tích nhưng giá thành xây dựng và vận hành cao hơn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH HÓA DẦU (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w