Một số công nghệ xử lý CTNH có thể áp dụng cho ngành

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH HÓA DẦU (Trang 25)

HỆ thống quản lý CTNH

2.1.4 Một số công nghệ xử lý CTNH có thể áp dụng cho ngành

Việc xử lý chất thải nhiễm dầu chủ yếu là ưu tiên tái chế và sau đó thiêu hủy. Để việc xử lý chất thải đạt hiệu quả cao cần có đội ngũ kỹ thuật chuyên trách với trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại.

2.1.4.1 Thiêu đốt

suất của các lò đốt dao động từ 100-1000 kg/h.

Các lò đốt này đều sử dụng quy trình công nghệ dạng buồng tĩnh theo mẻ và thiêu đốt hai cấp. Lò thường cấu tạo 2 buồng đốt gồm: buồng đốt sơ cấp để đốt cháy các chất thải cần tiêu hủy hoặc hóa hơi chất độc ở nhiệt độ 400-800oC; buồng đốt thứ cấp để tiếp tục đốt cháy hơi khí độc phát sinh từ buồng đốt sơ cấp ở nhiệt độ 1100- 1300oC. Một số lò có bổ sung thêm buồng đốt bổ sung sau buồng đốt thứ cấp để tăng cường hiệu quả đốt các khí độc.

Các lò đốt đều trang bị hệ thống xử lý khí thải và trao đổi nhiệt (hạ nhiệt bằng không khí hoặc nước); hấp thụ (phun sương hoặc sục dung dịch kiềm) và có thể có hấp phụ (than hoạt tính).

Ưu điểm của công nghệ lò đốt tĩnh hai cấp là công nghệ đơn giản, sẵn có (nhập khẩu hoặc chế tạo trong nước), chi phí đầu tư hợp lý, dễ vận hành phù hợp điều kiện Việt Nam; dải CTNH xử lý rộng (bao gồm cả chất thải y tế).

Tuy nhiên đốt theo mẻ nên hiệu quả kinh tế không cao, mất thời gian khi khởi động và dừng lò; quy trình kiểm soát còn thủ công hoặc chưa tự động hoá cao nên khó có thể đốt các CTNH đặc biệt độc hại như POP (PCB); không đốt được hoặc đốt không hiệu quả đối với các loại chất thải khó cháy như bùn thải.\

Để khắc phục, các lò đốt cần nghiên cứu nâng cấp một số đặc điểm như bổ sung biện pháp lấy tro trong quá trình đốt để kéo dài thời gian vận hành, lắp hệ thống quan trắc tự động liên tục, tăng cường tự động hoá hệ thống nạp CTNH và điều khiển ...

Ví dụ : Lò đốt chất thải 2 cấp của nhà máy xử lý chất thải Công ty TNHH SX- TM-DV Môi trường Việt Xanh

Công nghệ lò đốt : Công hòa liên bang Đức. Nhiệt độ tiêu hủy chất thải : trên 1.3000C

Công suất tiêu hủy chất thải : 24 tấn/ ngày

Đi kèm với lò đốt là các hệ thống phụ trợ bao gồm hệ thống xử lý khói và thu hồi bụi,… đảm bảo khí thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

tại Kiên Giang của Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam và nhà máy tại Hải Dương của Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công.

Do đặc thù của công nghệ sản xuất xi măng, nên có thể sử dụng CTNH làm nguyên liệu, nhiên liệu bổ sung cho quá trình sản xuất xi măng, chất thải được tiêu huỷ đồng thời trong lò nung xi măng ở nhiệt độ cao (trên 1300oC), xỉ của quá trình tiêu huỷ được làm nguyên liệu sản xuất xi măng. Lò nung xi măng có cấu tạo gồm có lò nung hình trụ có khả năng quay quanh trục để đảo trộn các vật liệu khi nung, tỉ lệ nạp tổng cộng là 30 tấn/giờ cho các loại chất thải (lò nung xi măng của Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam).

Do quá trình nung xi măng thường phát sinh nhiều khí thải và bụi nên để xử lý khí thải, các nhà máy sản xuất xi măng thường đầu tư hệ thống xử lý khí thải hiện đại để kiểm soát nguồn thải này. Hệ thống xử lý khí thải bao gồm các công đoạn như: lọc bụi thô bằng xyclon, sau đó lọc bụi tinh bằng tĩnh điện hoặc túi vải, sau đó sử dụng phương pháp hấp thụ các khí độc bằng dung dịch kiềm dưới dạng phun sương.

Lò nung xi măng có môi trường hoạt động ở nhiệt độ cao nên hiệu suất tiêu huỷ cao; xử lý được nhiều loại CTNH; công suất lớn; có hiệu quả kinh tế do tiết kiệm nguyên, nhiên liệu. Đặc biệt là có tiềm năng xử lý được các loại chất nguy hại đặc biệt như PCB.

Do xử lý trên cùng hệ thống sản xuất xi măng nên tiết kiệm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên để đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng đòi hỏi công nghệ sản xuất hiện đại (lò quay khô); công suất xử lý CTNH phụ thuộc vào quá trình sản xuất xi măng và tỷ lệ phối nạp; quá trình nạp chất thải vào lò rất phức tạp;

Để khắc phục, các lò nung clanke cần đầu tư các hệ thống nạp riêng cho từng nhóm CTNH; cần kiểm soát CTNH phối nạp để đảm bảo chất lượng xi măng và nâng công suất xử lý. Do vậy công nghệ xi măng của Thành Công chưa hiện đại nên chỉ cấp phép được một số loại CTNH nhất định.

Lò đốt quay

Đối với công nghệ thiêu đốt, hiện nay trên thế giới cụ thể như Nhật Bản đang sử dụng công nghệ đốt dạng buồng quay vì công nghệ này có ưu điểm có thể đốt các loại chất thải khó cháy như bùn thải. Nhưng nhược điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư lớn và phát sinh nhiều bụi nên cần phải đầu tư hệ thống lọc bụi túi vải hoặc lọc bụi tĩnh điện. Hiện nay Việt Nam đang có một số cơ sở nghiên cứu lắp đặt lò đốt quay nhưng đều chưa đến giai đoạn được cấp phép.

Hình 2 Công nghệ lò đốt quay của Nhật Bản dùng xử lý các bùn thải có chứa dầu

viên môi trường đô thị Hà Nội và Công ty nhà nước một thành viên môi trường đô thị Bình Dương, với dung tích của mỗi bể chứa từ 10.000 – 15.000 m3.

Bãi chôn lấp CTNH được thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH thực hiện trên cơ sở Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo hướng dẫn.

Ưu điểm của bãi chôn lấp CTNH có khả năng cô lập các CTNH chưa có khả năng xử lý bằng công nghệ khác; công suất lớn; CTNH tương lai có thể đào lên để xử lý nếu có công nghệ phù hợp.

Tuy nhiên phương pháp này tốn diện tích; CTNH không được xử lý triệt để; cần giám sát lâu dài sau khi đóng hầm; khu chôn lấp CTNH cần đảm bảo các điều kiện ngặt nghèo về diện tích, khoảng cách với các khu dân cư theo TCXDVN 320: 2004 của Bộ xây dựng.

Để khắc phục, đối với phương pháp chôn lấp cần tiến hành già soát và chỉnh sửa các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan nêu trên để phù hợp với điệu kiện thực tế hơn, dễ áp dụng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH HÓA DẦU (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w