0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quan điểm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN ( LUẬN VĂN THS NGUYỄN, PHẤN KHỞI ) (Trang 83 -83 )

4. Kết cấu của Luận văn

4.2. Quan điểm

4.2.1. Phải khẳng định kinh tế biển ở Nghi Lộc là một trong những ngành kinh tế trọng điểm vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng và giữ vững chủ quyền quốc gia

Với tiềm năng và lợi thế về biển của Huyện nhà, với nhiều ngành nghề từ khai thác, nuôi trồng, chế biến và những ngành phát sinh khác từ kinh tế biển ở Nghi Lộc, kinh tế biển có thể coi là một ngành trọng điểm của Huyện. Đây là ngành không những khai thác đƣợc thế mạnh của, một vùng đất có biển tƣơng đối rộng so với các huyện trong tỉnh, địa hình phong phú, đa dạng, mà còn là ngành bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, thu hút đƣợc nhiều lao động, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nƣớc. Do đó, phát triển mạnh kinh tế biển ở Nghi Lộc sẽ góp phần phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của địa phƣơng. Mặt khác, vùng biển Nghi Lộc còn là khu vực thuộc chủ quyền quốc gia. Sự phát triển kinh tế biển, nhất là ngành khai thác, nuôi trồng với sự có mặt đông đúc của ngƣ dân trên biển, sẽ là sự khẳng định vùng đất chủ quyền quốc gia và tạo điều kiện để giữ gìn chủ quyền quốc gia.

4.2.2. Sử dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế biển ở Nghi Lộc

Kinh tế biển là một ngành kinh tế đa ngành: từ khai thác, chế biến, nuôi trồng...do đó việc phát triển các thành phần kinh tế trong ngành kinh tế biển là cần thiết để khai thác thế mạnh của từng thành phần kinh tế và từng ngành cụ thể.

Là một ngành kinh tế đa ngành, kinh tế biển đầu tƣ lớn. Đóng tàu, mua nhiên liệu, xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ... đòi hỏi nhiều vốn, nhiều lao động đặc thù không thể là công việc của một thành phần kinh tế nào. Sự khai thác nguồn lực của từng thành phần kinh tế sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển mạnh mẽ ngành này. Chúng ta có thể khuyến khích, giúp đỡ các hộ gia đình trong đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản. Chúng ta khuyến khích, giúp đỡ các doanh nghiệp, nhà nƣớc và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá và phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ cho nghề này.

4.2.3. Kết hợp phát triển kinh tế biển với các ngành kinh tế khác trong huyện để cùng phát triển

Kinh tế biển là một ngành kinh tế đa ngành, muốn phát triển cần thu hút nhiều nguồn lực. Nhƣng kinh tế biển củng có thể tạo ra những tiền đề, điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác: Từ sản phẩm nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, có thể tạo ra những ngành nghề chế biến mới. Từ nhu cầu cần có nhiều phƣơng tiện đánh bắt và từ công việc sơ chế, chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng tàu thuyền,...đòi hỏi phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Do vậy, kết hợp sự phát triển kinh tế biển với phát triển các ngành kinh tế khác là rất cần thiết nhằm phát triển những ngành mới, đồng thời tạo ra cơ cấu ngành kinh tế phong phú, hiện đại góp phần phát triển kinh tế biển ở Nghi Lộc.

4.2.4. Tăng cƣờng vai trò tổ chức quản lý và hỗ trợ của nhà nƣớc trong phát triển kinh tế biển ở Nghi Lộc

Kinh tế biển là ngành kinh tế quan trọng của huyện Nghi Lộc nói riêng và của nƣớc ta nói chung. Sự phát triển ngành kinh tế biển có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế ở xã hội ở vùng biển, ven biển huyện Nghi Lộc nói riêng, ở nƣớc ta nói chung. Hơn nữa kinh tế biển lại gắn rất chặt với an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Vì thế, việc tăng cƣờng vai trò tổ chức, quản lý và hỗ trợ của nhà nƣớc là hế sức cần thiết.

Nhà nƣớc cần tập trung xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho phát triển các ngành nghề trong kinh tế biển, cho sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng khi phát triển nghề này. Những chính sách của nhà nƣớc đƣợc ban hành và triển khai dựa trên cơ sở những quy hoạch và kế hoạch đó sẽ giúp cho hộ gia đình và các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực này có hành lang pháp lý thuận lợi. Mặt khác, sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nƣớc trong lĩnh vực này cũng vô cùng quan trọng. Việc đào tạo cán bộ, tìm kiếm thị trƣờng, cho vay vốn khi cần thiết là những việc mà nhà nƣớc có thể hỗ trợ tích cực giúp cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp trong kinh tế biển có điều k iện thuận lợi để phát triển bền vững.

4.3. Giải pháp

4.3.1. Tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực đánh bắt hải sản trên biển xem đây là nhiệm quan trong cần tập trung chỉ đạo trong giai đoạn hiện nay, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế biển với việc giữ vững chủ quyền an ninh biển đảo.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác cải hoán, đóng mới tàu thuyền; chuyển từ khai thác vùng lộng ra vùng khơi, chuyển đổi nghề hợp lý để nâng cao hiệu quả khai thác hải sản. Hình thành đƣợc đội tàu đánh bắt xa bờ đủ mạnh để bám biển bám ngƣ trƣờng gắn nhiệm vụ khai thác với việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo. Cụ thể:

+ Không phát triển thêm loại tàu công suất nhỏ dƣới 20 CV, tiến tới xóa bỏ và chuyển đổi nghề cho ngƣ dân, chủ tàu công suất nhỏ.

+ Tập trung cải hoán đội tàu từ 40 CV đến dƣới 90CV, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp, khuyến khích các HTX, tổ hợp tác, hỗ trợ tạo điều kiện đóng tàu công suất lớn trên 90CV để chuyển từ khai thác vùng lộng ra khai thác vùng khơi, đánh bắt xa bờ để tăng sản lƣợng đánh bắt và hiệu quả kinh tế biển.

+ Tăng cƣờng thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển theo Nghị định 67/NĐ-CP, tiếp tục vận động ngƣ dân, các doanh nghiệp đầu tƣ đóng tàu công suất lớn để khai thác hải sản xa bờ với các chính sách hỗ trợ về tín dụng, đất đai, ...

+ Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực quản lý tay nghề cho ngƣ dân, dự báo tốt ngƣ trƣờng..., đầu tƣ đồng bộ trang thiết bị, ngƣ cụ trong đánh bắt nhƣ: Hệ thống ngƣ lƣới cụ, thông tin liên lạc trên biển, máy định vị vệ tinh, tham dò trữ lƣợng hải sản...

+ Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ đánh bắt, đầu tƣ đóng mới loại tàu công suất lớn có trang thiết bị hiện đại để đƣa vào khai thác.

4.3.2. Khai thác tối đa lợi thế mặt nƣớc biển và ven biển để đầu tƣ phát triển đa dạng các loại hình nuôi trồng thủy hải sản, tăng cƣờng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản ven bờ.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hƣớng thâm canh tập trung; áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ nuôi sạch; đa dạng hoá đối tƣợng nuôi, ƣu tiên phát triển các loài có năng suất cao, giá trị xuất khẩu lớn nhƣ: tôm he, tôm sú... Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm theo hƣớng công nghiệp, đƣa diện tích nuôi tôm công nghiệp lên 170 ha, năng suất bình quân đạt 4,5 tấn/ha; phát triển hợp lý diện tích nuôi đối tƣợng đặc sản nhƣ: cá Mú, Hồng Mỹ, Vƣợc, Bống, cua xanh và các loài nhuyễn thể. Tận dụng tối đa lợi thế mặt nƣớc biển để đẩy mạnh hình thức nuôi cá lồng trên biển. Đầu tƣ các cơ sở sản xuất, ƣơng

nuôi con giống đảm bảo phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn và cac huyện lân cận.

4.3.3. Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển công nghiệp chế biển và các loại hình công nghiệp phụ trợ để phát triển kinh tế biển, đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa đánh bắt, nuôi trồng với tiêu thụ và chế biển thủy hải sản.

Tập trung chế biến sản phẩm có giá trị gia cao; nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm chế biến gắn với xây dựng thƣơng hiệu hàng hoá. Nâng cấp, xây mới thêm các cơ sở chế biến tập trung với công nghệ hiện đại, sử dụng các thiết bị tiên tiến để giảm chi phí và tăng chất lƣợng sản phẩm.

Tiếp tục phát triển các cơ sở tƣ nhân và tập thể về chế biến thuỷ sản nhƣ: Mực khô, cá tẩm gia vị, chế biến nƣớc mắm, sản xuất mắm tôm truyền thống,...phục vụ khách du lịch và đáp ứng thị trƣờng trong và ngoài tỉnh. Tập trung phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng và đặc biệt chú trọng mẫu mã nhãn mác sản phẩm, thực hiện đăng ký thƣơng hiệu bảo hộ sản phẩm. Phát huy kinh nghiệm truyền thống về chế biến hải sản, đồng thời kết hợp với các quy trình công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật trong chế biến thuỷ sản.

Thực hiện liên doanh, liên kết trong sản xuất; hỗ trợ, khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp chuyên sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Khuyến khích thành lập tổ, nhóm tiến tới thành lập các HTX chuyển sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Xây dựng thƣơng hiệu hàng hoá, tăng cƣờng tiếp thị, quảng bá sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng vùng nuôi tôm, cá, vùng sản xuất rau an toàn; lập các trang Web, trang thông tin để quảng bá, tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc, tiến tới xuất khẩu.

4.3.4. Tiếp tục đầu tƣ, kêu gọi đầu tƣ để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật ven biển. Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế biển để phát triển du lịch dịch vụ.

Tiếp tục đầu tƣ đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật ven biển, trong đó ƣu tiên đầu tƣ hệ thống giao thông, cảng biển, vận tải biển... Trong đó tập trung thực hiện tốt công tác BTGP mặt bằng các công trình dự án đã đƣợc Tỉnh, TW đầu tƣ nhƣ: Đƣờng N5, Đƣờng D4, cảng nƣớc sâu Của lò, đƣờng quốc phòng ven biển...

Kêu gọi thu hút đầu tƣ vào các khu du lịch ven biển đã đƣợc Tỉnh phê duyệt nhƣ: Của hiền Nghi Yên, Hải thịnh Nghi Thiết... sớm hình thành các điểm du lịch thu hút đƣợc đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc, tiến tới gắn kết du lịch giữa Nghi Lộc với của Lò, đảo Ngƣ và các khu du lịch nội địa trong tỉnh...

4.3.5. Thực hiện tốt công tác đạo tạo nghề, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đấp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển trong thời kỳ hội nhập quốc tế, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình phát triển kinh tế biển.

Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế biển, nguồn nhân lực có một ý nghĩa hết sức quan trọng, do vậy cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khuyến ngƣ có kiến thức kỹ thuật và tổ chức sản xuất trong nuôi trồng, khai thác và chế biến, cải hoán, đóng mới tàu thuyền đạt trình độ kỹ sƣ thực hành. Đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao phục vụ cho từng khối, xóm dân cƣ và cho các hộ dân. Đào tạo thuyền trƣởng, máy trƣởng đúng chuẩn theo quy định .

Quan tâm đến việc giáo dục toàn diện để nâng cao dân trí, tạo ý thức tự giác, tự cƣờng trong nhân dân, tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tƣ của nhà nƣớc. Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Giáo dục ý thức tự giác nhằm đảm bảo nâng cao tính cộng đồng trong quá trình sản xuất.

4.3.5.1. Trong khai thác: Tiếp tục áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về đánh bắt hải sản xa bờ có hiệu quả nhất, trang bị đầy đủ và sử dụng thành thạo các

loại máy móc thiết bị hiện đại nhƣ máy định vị, máy dò cá, máy bộ đàm,... Mở các lớp đào tạo trang bị kiến thức trình độ cho các thuyền trƣởng, máy trƣởng, nâng cao khả năng sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại trên các phƣơng tiện đánh bắt xa bờ.

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu, giảm dần các nghề đánh bắt gần bờ, phục hồi một số nghề khai thác truyền thống không ảnh hƣởng đến nguồn lợi thuỷ sản.

+ Phát động phong trào làm chà rạo trong nhân dân. Thực hiện tốt các biện pháp khoa học trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản .

+ Ứng dụng các tiến bộ nhằm bảo quản có chất lƣợng sản phẩm sau khai thác để tăng tỉ lệ hàng xuất khẩu .

- Du nhập nghề mới đi đôi với việc ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả khai thác. Nâng cao ý thức cho ngƣời dân về khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi.

- Phục hồi tái tạo nguồn lợi thuỷ sản bằng việc thả chà, rạo để tạo nơi trú ẩn và nơi sinh sản cho các loài hải sản.

4.3.5.2. Trong nuôi trồng thủy hải sản:

- Thực hiện công nghệ nuôi tiên tiến áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất nuôi và đạt hiệu quả cao nhất. Liên kết với các cơ sở sản xuất giống để có đủ con giống có chất lƣợng cao và hạ giá thành sản phẩm nuôi.

- Tập huấn tuyên truyền nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi cho ngƣời dân. - Đẩy mạnh phong trào nuôi trồng thuỷ sản theo hƣớng sản xuất hàng hoá để tận dụng ƣu thế trong vùng. Khắc phục những tồn tại và mở rộng nuôi lồng trên biển cả về diện tích (số lồng) và đa dạng hoá đối tƣợng nuôi.

- Xoá bỏ hình thức nuôi quảng canh, tiến tới nuôi chuyên canh, thâm canh. Đƣa một số giống nuôi có năng suất, chất lƣợng và phục vụ cho du lịch.

- Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tạo nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao, có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Chú trọng nhãn mác, thực hiện bảo hộ sản phẩm . Liên doanh, liên kết thu hút vốn đầu tƣ, đặc biệt là các giây chuyền công nghệ hiện đại trong khâu chế biến, nhất là trong chế biến hàng xuất khẩu.

- Mở rộng các dịch vụ hậu cần và phƣơng tiện vận chuyển phục vụ tốt cho việc trao đổi hàng hoá.

4.3.6. Tăng cƣờng vai trò của cấp ủy, các đoàn thể các cấp và vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển.

4.3.6.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chiến lược biển, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế biển đối với quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia, đưa Nghi Lộc từng bước trở thành huyện mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Tăng cƣờng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế biển trên địa bàn. Phải làm cho các cấp, các ngành coi kinh tế biển ở huyện Nghi Lộc là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, có vị trí to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia, từng bƣớc phát triển mạnh về biển, làm giàu từ biển. Để có nhận thức đầy đủ về biển, việc cần làm trƣớc tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong nhân dân nội dung Nghị quyết hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X: “ Về chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020”. Nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong ý thức của tất cả các cấp các ngành và các tầng lớp nhân về vị trí, vai trò chiến lƣợc của biển nói chung, kinh tế biển ở Nghi Lộc nói riêng. Tƣ duy về biển phải đƣợc thể hiện đậm nét trong các chính sách phát triển của những ngành có liên quan đến biển. Ý thức về biển phải đƣợc tất cả các ngành và các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phƣơng các huyện ven biển quan tâm thƣờng xuyên. Đối với

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN ( LUẬN VĂN THS NGUYỄN, PHẤN KHỞI ) (Trang 83 -83 )

×