Tiềm năng và thế mạnh của kinh tế biển huyện Nghi Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ( Luận văn ThS Nguyễn, Phấn Khởi ) (Trang 68)

4. Kết cấu của Luận văn

3.2. Tiềm năng và thế mạnh của kinh tế biển huyện Nghi Lộc

3.2.1. Về địa lý: bờ biển, thiềm lục địa có thể khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản và khai thác tài nguyên

Huyện Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển lớn thứ 3 sau huyện Quỳnh Lƣu và Yên Thành. Nghi Lộc có mạng lƣới giao thông thuận lợi nhƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện nhƣ: Quốc lộ 1A (dài 16km); Quốc lộ 46 (dài 8km); Đƣờng sắt Bắc - Nam (dài 16km); sân bay Vinh; tỉnh lộ 534 (dài 28km); tỉnh lộ 535 (dài 12km). Huyện có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặt biển tạo nên vùng bãi triều tƣơng đối rộng, tập trung ở 6 xã: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết, Phúc Thọ, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn là Sông Cấm (dài 15km) và Sông Lam (dài 6km), Nguồn lợi thủy sản

đa dạng và phong phú về chủng loại nhƣ: Cá, tôm, mực ... thuận lợi cho ngƣ dân khai thác, nuôi trồng thủy hải sản ổn định quanh năm, với sản lƣợng lớn.

Với vị trí thuận lợi Nghi Lộc có thể khai thác các lợi thế trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá và hoà nhập với xu thế phát triển của tỉnh và khu vực. Nằm trong tổng thể đó có đóng góp quan trọng của việc phát triển kinh tế biển.

3.2.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch

Nghi Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dƣỡng. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn nhƣ bãi Lữ, Bãi Tiền Phong (Nghi Tiến), Cửa Hiền, Núi Rồng (Nghi Thiết) nƣớc và cát sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp và có vị trí thuận lợi về giao thông, môi trƣờng thiên nhiên trong lành. Hiện tại khu du lịch Bãi Lữ đã hoàn thành đƣa vào khai thác và bƣớc đầu phát huy hiệu quả. Di tích lịch sử văn hoá nhƣ Đền thờ Quốc Công Nguyễn Xí (Nghi Hợp), nhà thờ Phạm Nguyễn Du (Nghi Xuân) và các di tích văn hoá quốc gia khác...

Dọc theo sông Cấm và các xã vùng bán sơn địa nhƣ Nghi Quang, Nghi Hƣng, Nghi Lâm, Nghi Mỹ có cảnh quan thiên nhiên phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái.

Với vị trí địa lý, có bờ biển dài, dọc bờ biển có các ngọn núi đẹp, bên cạnh đó các vùng ven biển của huyện là những vùng lân cận với khu du lịch Cửa Lò, Thành phố Vinh và Quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam do đó rất thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái ven biển và du lịch nghỉ dƣỡng.

3.2.3. Tiềm năng sinh vật phong phú, thuận lợi cho kinh tế biển phát triển

- Nguồn lợi thủy hải sản : Phong phú, đa dạng loài. Nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Hải sản ở huyện Nghi Lộc đƣợc xem là đặc sản biển chất lƣợng

nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Tôm, cua, mực, ghẹ, cá các loại, nghêu, sò ...), với sản lƣợng lớn, chất lƣợng cao. Các loại hải sản ở Nghi Lộc đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá có chất lƣợng nhất trong khu vực biển Miền Trung.

- Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản: Có vị trí địa lý nằm ở ven biển, các xã ven biển có diện tích đất nuôi trồng thủy, hải sản tƣơng đối lớn ; nhiều vùng ven sông ven biển có thể chuyển đổi các diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang diện tích nuôi trồng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, diện tích nuôi trồng có xu hƣớng ngày càng tăng, bao gồm diện tích nƣớc ngọt, diện tích mặn lợ, vùng ngập mặn và nuôi cá lồng trên biển....

3.2.4. Tiềm năng phát triển các ngành kinh tế trong ngành kinh tế biển

Cơ cấu nghề nghiệp rất đa dạng, từ các nghề khai thác truyền thống ven bờ đến các nghề khai thác xa bờ, một số ngành nghề truyền thống nhƣ Mộc, đóng tàu thuyền, chế biển thủy hải sản theo phƣơng thức truyền thống và đặc biệt là một số nghề mới du nhập về địa phƣơng...

3.2.5. Tiềm năng nguồn nhân lực

Với dân số hơn 194.000 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60 %. Nơi đây có nguồn tiềm năng về nguồn nhân lực phong phú. Nhất là tại các địa phƣơng vùng biển và ven biển, mật độ dân số đông đúc, số lƣợng lao động chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực tại địa phƣơng còn hạn chế, nhất là các ngành nghề liên quan đến biển và phát triển kinh tế biển. Vì vậy, cần có các giải pháp hiệu quả để tận dụng tối đa tiềm năng nguồn nhân lực, nhất là tại các xã ven biển.

3.3. Công tác quản lý nhà nuớc về kinh tế biển tại huyện Nghi Lộc

Những nét chủ yếu về thực trạng QLNN nhằm phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

+ Về hoạch định và thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế biển chủ yếu lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội của địa phƣơng. Việc hoạch định chiến lƣợc và xây dựng kế hoạch riêng cho phát triển kinh tế biển chƣa đƣợc chú trọng.

+ Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với việc phát triển kinh tế biển: Nằm trong tổng thể bộ máy quản lý nhà nƣớc của địa phƣơng, chƣa có bộ máy, biên chế riêng cho việc quản lý, phát triển kinh tế biển, chú yếu là cán bộ kiêm nhiệm của các phòng ban cấp huyện, khi đƣợc giao nhiệm vụ thì thực hiện chỉ đạo và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các chính sách về biển và phát triển kinh tế biển.

+ Về cán bộ và đào tạo. Do tác động của nhiều nhân tố tới sự bố trí lực lƣợng cán bộ, trải qua thời kỳ dài của quá trình phát triển, đến nay công tác cán bộ QLNN về phát triển kinh tế biển đã bộc lộ những bất hợp lý cần đƣợc xử lý. Điều đó thể hiện ở góc độ sau: Về trình độ, năng lực điều hành công việc trong bƣớc chuyển đổi kinh tế còn tỏ ra yếu kém, khá lúng túng, bất cập trongxử lý công việc, chƣa đủ trình độ và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao; Về cơ cấu đội ngũ, hiện cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý về phát triển kinh tế biển thiếu đồng bộ, Số cán bộ chuyên ngành ít, ... ; Năng lực tƣ duy khoa học, tham mƣu chiến lƣợc của cán bộ còn yếu và thiếu tầm nhìn tổng quan. Kỹ năng tổ chức, phối hợp, kiểm tra trong triển khai các nội dung QLNN còn non yếu.

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển : Trong những năm qua, địa phƣơng đã nhận thức rõ tầm quan trọng về phát triển kinh tế biển. Triển khai một số chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế biển nhƣ : các chính sách về hỗ trợ cải hoán tàu thuyền, khuyến khích đóng tàu công suất lớn trên 90CV để đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ, các chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, chính sách về xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển, .... bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả.

3.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tại huyện Nghi Lộc 3.4.1. Điểm mạnh

- Vị trí địa lý thuận lợi, gần cảng biển Cửa Lò ; Gần sân bay Vinh (Sân bay quốc tế ; nằm trong quy hoạch khu kinh tế Đông Nam, Nghệ An do đó có điều kiện đề phát triển kinh tế.

- Tiềm năng tài nguyên biển của huyện Nghi Lộc khá phong phú và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

- Tiềm năng về du lịch : Có nhiều khu sinh thái hoang sơ, với một số bãi tắm đẹp, cảnh quan ven biển kết hợp giữa núi non và biển là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

- Lợi thế về một số ngành nghề truyền thống, làng nghề - Lực lƣợng lao động trẻ, dồi dào

- Đảng và nhà nƣớc đã từng bƣớc có những chủ trƣơng, chính sách để đầu tƣ phát triển kinh tế biển.

3.4.2. Điểm yếu

Một là xu hƣớng muốn vận dụng một cách đơn giản và dễ dãi tƣ duy phát triển nông nghiệp truyền thống – hay nói “riết róng” hơn – tƣ duy phát triển tiểu nông, gắn với “con trâu đi trƣớc cái cày đi sau” - vào công cuộc phát triển kinh tế biển. Đó là cách thức khai thác biển theo lối “con cò lặn lội bờ sông”, “đánh bắt ven bờ”, không dám vƣơn ra biển khơi, không mang tƣ tƣởng tìm kiếm và chinh phục đại dƣơng. Về thực chất, đó là việc mang vác cách thức phát triển nông dân cổ truyền, làm ruộng trên cạn ra khai thác biển, chinh phục đại dƣơng - một đối tƣợng khác căn bản về tính chất, về các điều kiện khai thác và mức độ rủi ro (phƣơng thức, công cụ, gắn với những đòi hỏi về tri thức và công nghệ).

Hai là thiếu tƣ duy toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chƣa rõ tầm nhìn toàn cầu và thời đại trong công cuộc phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hiện đại, trong khi cả thế giới đang đồng loạt tiến ra biển, chiếm hữu không gian biển, khai thác biển ở tất cả các loại hình, cấp độ và với những công cụ và phƣơng thức hiện đại chƣa từng thấy.

3.4.3. Những thành tựu cơ bản :

3.4.3.1. Về khai thác thủy, hải sản

Năm 2010, toàn huyện có 460 chiếc tàu thuyền khai thác, trong đó không lắp máy 60 chiếc, lắp máy 400 chiếc với tổng công suất 7.981,2 CV, loại trên 90 CV khai thác xa bờ 13 chiếc, loại từ 40 đến dƣới 90 CV: 31 chiếc, loại dƣới 40 CV: 356 chiếc, sản lƣợng khai thác hàng năm từ 3.500 tấn - 3.800 tấn thủy sản các loại.

Bảng 3.3. Bảng số liệu phƣơng tiện khai thác thủy hải sản năm 2010

TT Từ 90CV trở lên (chiếc) Từ 40CV đến dới 90CV (chiếc) Dới 40CV (chiếc) Không lắp máy (chiếc) Lắp máy (chiếc) Tổng số (chiếc) Tổng công suất (CV) 1 Phúc Thọ 2 6 86 5 94 99 1997,0 2 Nghi Xuân 6 6 24 9 36 45 1416,2 3 Nghi Thiết 5 12 135 0 152 152 2543,0 4 Nghi Quang 0 7 111 0 118 118 2025,0 5 Nghi Yên 0 0 0 30 0 30 0 6 Nghi Tiến 0 0 0 16 0 16 0 Tổng cộng 13 31 356 60 400 460 7981,2

(Nguồn : Báo cáo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện năm 2010)

Khai thác chủ yếu là nghề dạ, nghề câu, chụp, vó ánh sáng, rê... Một số nghề khai thác trong giai đoạn gần đây có hiệu quả là nghề vó ánh sáng, chụp mực, nghề dạ vùng khơi, rê cá lƣợng... công tác quản lý tàu thuyền, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, trang thiết bị phục vụ khai thác đƣợc đầu tƣ, đảm bảo an toàn cho ngƣ dân khi tham gia đánh bắt.

Bảng 3.4. Bảng số liệu tình hình khai thác thủy sản của huyện từ năm 2008-2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I - Lao động khai thác: Tổng số Ngƣời 1 967 2 105 2 590 1 429 1 194 1313 Trong đó: LĐ

chuyên khai thác Ngƣời 1 825 1 908 2 450 1 415 1 165 1302

II- Tàu thuyền:

Tổng số Cái 484 502 549 424 431 474

Trong đó: Tàu

thuyền cơ giới Cái 413 440 416 424 418 460

Tổng công suất CV 7 316 7 250 7 716 7 864 7 921 8713

III- Sản phẩm khai thác: Tổng

số Tấn 3625 3626,4 3514 3672 3774,96 4153

Chia ra: - Cá các

loại Tấn 3270 3232 3196 3217 3296 3626

- Tôm Tấn 43,5 47,4 50,7 73 88,99 98

- Mực Tấn 227,5 244,3 249 327 255,84 281

- Loại khác Tấn 84 102,7 18,3 55 134,13 148

(Nguồn : Chi cục thống kê huyện Nghi Lộc, 2013)

Từ năm 2008 đến năm 2012, sản lƣợng thủy sản khai thác từng bƣớc tăng lên, năm 2008 với 3625 tấn đến năm 2012 tăng lên 3774,96tấn. Tuy nhiên số tàu thuyền có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân do chính sách cải hoán tàu thuyền, tập trung phát triển tàu thuyền có năng suất lớn.

3.4.3.2. Về nuôi trồng thuỷ sản

Do quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ năm 2010 đạt 156 ha (trong đó 120 ha nuôi tôm vụ 1 là 36 ha nuôi tôm vụ 2); khoanh nuôi đƣợc 7 ha nghêu tại xã Nghi Thiết; năng suất nuôi tôm công nghiệp bình quân đạt 4,1 tấn/ha, cá biệt đạt 15 tấn/ha (tôm he chân trắng tại xã Nghi Thái); Sản lƣợng nuôi tôm đạt 477 tấn, thu nhập trên

500 triệu đồng/ha/năm. Đầu tƣ xây dựng các khu nuôi tôm tại các xã Nghi Hợp, Nghi Thái, Nghi Khánh, Nghi Yên đảm bảo nuôi theo hƣớng công nghiệp, bền vững. Tiếp tục tận dụng tối đa tiềm năng mặt biển để phát triển đa dạng loài nuôi. Ngoài nuôi tôm và các loài nhuyễn thể, khai thác diện tích mặt triều sau 2 năm nuôi thử nghiệm đến nay toàn huyện đã phát triển đƣợc 12 mô hình nuôi cá lồng trên biển tại xã Nghi Thiết (nuôi cá Hồng Mỹ, cá Vƣợc, cá Mú), bình quân mỗi lồng cho thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 nuôi trồng thủy sản của huyện từng bƣớc đƣợc phát triển, tăng lên cả về diện tích và sản lƣợng, đặc biệt tại các xã có biển và ven biển.

Bảng 3.4. Bảng số liệu tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện từ năm 2008-2013

Chỉ tiêu

Đơn

vị Năm Năm Năm Năm Năm Năm

Tính 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1- Diện tích nuôi trồng TS Ha 782,20 720,83 814,70 1.334,1 1.177,5 1.310,0

- Nuôi cá Ha 666,30 598,11 642,40 1.140,9 1.051,0 1.200,0 - Nuôi tôm Ha 109,20 116,72 164,50 185,90 117,25 100,0 - TS khác (nghêu cua) Ha 6,70 6,00 7,80 7,3 9,25 10,0

- Ƣơm thuỷ sản Ha - - - - - -

2- Số hộ nuôi trồng Hộ 1.875,0 1.713,0 2.939,0 3.344,0 2.898,0 2.980,0

Lao động nuôi trồng ngƣời 2.458,0 2.680,0 4.000,0 4.500,0 3.900,0 4.100,0

3- Nuôi cá lồng cá bè - - Số hộ nuôi Hộ - - 4,0 16,0 20,0 20,0 - Số lồng nuôi Cái - - 9,0 16,0 24,0 30,0 - Thể tích M3 - - 560,0 786,0 760,0 800,0 4- Sản lƣợng thuỷ sản thu đƣợc từ nuôi trồng Tấn 1.812,0 2.234,0 1.934,0 2.331,0 1.917,0 2.100,0 - Cá Tấn 1 645,0 1.601,4 1.109,3 1.536,0 1.634,0 1.800,0 - Tôm Tấn 163,0 608,8 477,0 644,0 261,0 300,0 - Thuỷ sản khác Tấn 4,0 23,8 348,0 151,0 22,0 -

Năm 2008 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 782,20 ha, đến năm 2013 diện tích nuôi trồng thủy hải sản đã tăng lên 1310 ha, với sản lƣợng các loại thủy sản chính đạt 2100 tấn, với giá trị kinh tế tăng.

3.4.3.3. Về chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Sản xuất chế biến các mặt hàng truyền thống nhƣ: Nƣớc mắm, cá khô, mực khô, cá tẩm gia vị phục vụ cho tiêu thụ nội địa. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhà máy chế biến hải sản đông lạnh Hải An ( khu công nghiệp Nam Cấm ), tổng vốn đầu tƣ trên 14 tỷ đồng, công suất trên 2.200 tấn sản phẩm chế biến/năm, sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra còn có 5 cơ sở đông lạnh tập trung ở xã Nghi Xuân chủ yếu cấp đông lƣu giữ sản phẩm là chính.

- Các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, các đơn vị cung ứng xăng dầu hoạt động rất hiệu quả. Hợp tác xã Trung Kiên tại Nghi Thiết và 2 tổ hợp đóng tàu thuyền tại Nghi Xuân, Phúc Thọ hàng năm đóng mới đƣợc từ 90 – 100 tàu, trong đó đóng mới theo đơn đặt hàng của các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh từ 60 – 70 tàu xa bờ có công suất từ 90 CV đến 300 CV, doanh thu đạ trên 27 tỷ đồng, tạo việc làm thƣờng xuyên cho 150 công nhân.

3.4.3.4. Du lịch, dịch vụ ven biển.

Vùng biển Nghi Lộc còn có thế mạnh đặc biệt về du lịch, phát triển tiểu thủ công nghiệp, với nhiều bãi biển đẹp nhƣ khu du lịch bãi Lữ (Nghi Tiến), Cửa Hiền (Nghi Yên), Mũi Rồng (Nghi Thiết). Trong đó dự án khu du lịch Bãi Lữ , giai đoạn I đƣa vào hoạt động năm 2008 có 79 phòng nghỉ đạt tiêu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ( Luận văn ThS Nguyễn, Phấn Khởi ) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)