Điều kiện tự nhiên, KT XH huyện Nghi Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ( Luận văn ThS Nguyễn, Phấn Khởi ) (Trang 63)

4. Kết cấu của Luận văn

3.1. Điều kiện tự nhiên, KT XH huyện Nghi Lộc

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, có 29 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, 6 xã ven biển. phía Đông trông ra biển Đông và giáp thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp thành phố Vinh và huyện Hƣng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lƣơng, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu. Diện tích tự nhiên của huyện là 34.800,96 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 14.821,57 ha, đất lâm nghiệp là 9.046,96 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 492,43 ha và đất phi nông nghiệp là 7.271,32 ha.

Hiện nay, huyện Nghi Lộc còn 29 xã và 1 thị trấn; có 7 xã miền núi, 6 xã có biển.

Nghi Lộc có hệ thống giao thông đƣờng bộ , đƣờng thủy , đƣờng sắt , đƣờng hàng không để giao lƣu với các tỉnh ba ̣n , với mô ̣t số nƣớc Đông Nam Á và các nƣớc khác trên thế giới . Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi để giao lƣu phát triển kinh tế, nhất là phát triển kinh tế biển trong xu thế hội nhập quốc tế.

- Địa hình, địa mạo đƣợc phân thành 3 vùng: vùng đồi núi phía tây , vùng đồng bằng ven biển phía Đông và vùng bán sơn đi ̣a . Nhìn chung , địa hình Nghi Lộc đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông. Diện tích vùng biển và ven biển khá lớn thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Nghi Lộc nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển Bắc Trung Bộ nên chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa, tạo nên hai mùa khá rõ: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng thƣờng bị gió phơn Tây Nam thổi ma ̣nh mang theo hơi nóng ảnh hƣởng đến sản xuất và đời

sống của ngƣời dân . Là huyện ven biển nên Nghi Lô ̣c cũng thƣờng xuyên hƣ́ng chi ̣u nhiều trận bão tố gây thiệt hại cho cuộc sống của ngƣời dân.

3.1.2 Dân cƣ

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, huyện Nghi Lộc có dân số 194.858 ngƣời, trong đó nam 96.994 ngƣời chiếm 49,8%, nữ 97.864 ngƣời chiếm 50,2%; dân số sống ở vùng thị trấn là 5.444 ngƣời chiếm 2,8%; vùng nông thôn là 188.128 ngƣời, chiếm 96,5%; vùng ven biển 40.078 ngƣời chiếm 20,6%;.

Bảng 3.1. Cơ cấu dân số và lao động Nghi Lộc tính đến 31/12/2013

Đơn vị tính: nghìn người

TT Nội dung cơ cấu Năm

2005 Năm 2010 Năm 2013 I. Dân số 192.235 186.439 194.858 1. Nam 95.037 91.962 96.994 2. Nữ 97.198 94.477 97.864 3. Dân số vùng thị trấn 1.781 4.740 5.444

4. Dân số vùng nông thôn 189.274 180.468 188.128

5. Dân số vùng ven biển 38.411 38.770 40.078

6. Dân số theo đạo Công giáo 45.284 46.479 47.989

II. Lao động

1. Số ngƣời trong độ tuổi lao động 111.473 106.800 111.138

2. Số đã qua đào tạo 28.701 33.089 42.907

3. Số có việc làm thƣờng xuyên 93.441 93.174 93.579

4. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 64.784 63.025 62.670 5. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp 11.259 12.300 12.669 6. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thƣơng mại. 14.389 17.849 18.240

Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 111.138 ngƣời chiếm 57%, hàng năm đƣợc bổ sung gần 4.000 lao động có trình độ từ Trung học phổ thông trở lên.

Từ thực trạng cơ cấu dân số và lao động cho thấy, tuy là địa bàn phụ cận thành phố, nhƣng dân cƣ Nghi Lộc lại chủ yếu phân bổ tập trung ở khu vực nông thôn và ven biển. Vì thế, mặc dù huyện đã tập trung quan tâm công tác giáo dục, đào tạo nhƣng số lƣợng học sinh đậu vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hàng năm ở các xã vùng giáo, vùng biển vẫn còn rất thấp, có xã có năm chỉ có 2 đến 3 em thi đậu vào đại học. Bên cạnh đó, lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là lao động phổ thông và sản xuất nông nghiệp, số ngƣời trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp (38,6%). Trên địa bàn có Khu công nghiệp nhƣng nhu cầu sử dụng lao động là ngƣời địa phƣơng không nhiều, ngành nghề dịch vụ phát triển chƣa mạnh, nên lực lƣợng thanh niên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thƣờng đi làm ăn xa. Điều đó đã hạn chế đến việc phát triển nguồn nhân lực cho huyện, nhất là nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển.

3.1.3 Kinh tế - xã hội

- Về phát triển kinh tế: Trong những năm gần đây, kinh tế trên địa bàn đã có những bƣớc phát triển khá tích cực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đạt từ 9,2% đến 14,5%, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hƣớng; tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng. Toàn huyện có 14.821,57 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng lúa là 8.748,81 ha, diện tích đất trồng cây công nghiệp là 6.027,6 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 492,43 ha. Huyện đã tập trung chỉ đạo đƣa các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đã xây dựng đƣợc nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp có giá trị

và hiệu quả kinh tế cao nhƣ: 12 cánh đồng mẫu lớn, 147 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản tập trung.

Các ngành nghề, dịch vụ đƣợc phát triển mạnh, tại 29 xã đã có 22 làng nghề trong đó có 20 làng nghề đƣợc Tỉnh công nhận, chuyên sản xuất các ngành nghề: Đóng tàu thuyền, sản xuất mây tre đan xuất khẩu, sản xuất hƣơng, bún bánh… Các loại hình dịch vụ - thƣơng mại phát triển đa dạng; đã gắn kết đƣợc phát triển dịch vụ - thƣơng mại với phát triển các loại hình du lịch ở các xã ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế trên địa bàn.

Bảng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế trên địa bàn Nghi Lộc (Tính theo giá so sánh năm 2010)

TT Nội dung chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng giá trị sản xuất (GTSX) Tỷ đồng 1.957 4.539 5.777

GTSX Nông- Lâm- Ngƣ nghiệp Tỷ đồng 897 1.181 1.251

GTSX công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 755 2.446 3.401

GTSX dịch vụ - thƣơng mại Tỷ đồng 305 912 1.125

2 Cơ cấu kinh tế %

Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp % 44,8 29,8 26,9

Công nghiệp – Xây dựng % 27,6 41,5 43,5

Dịch vụ - Thƣơng mại % 27,6 28,7 29,6

3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 14,5 12,7 9,2

4 Bình quân thu nhập đầu người

trên năm

Triệu

đồng 5,9 13,2 18,5

(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Nghi Lộc khóa XXVII và Báo cáo của UBND huyện Nghi Lộc về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các năm 2011, 2010 và 2013)

Trên địa bàn huyện đã có khu kinh tế Đông Nam và Khu công nghiệp Nam Cấm nằm ở khu vực ven biển huyên Nghi Lộc thu hút đƣợc 26 nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp vào đầu tƣ sản xuất và 3 tiểu khu công nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện giải quyết việc làm, khai thác và phát huy tốt các nguồn lực của địa phƣơng các xã trên địa bàn, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế biển.

Tuy nhiên, so với điều kiện của một huyện phụ cận thành phố, thị xã ven biển thì tốc độ phát triển kinh tế, nhất là phát triển kinh tế biển vẫn còn chậm, nhiều tiềm năng và lợi thế của huyện chƣa đƣợc khai thác và phát huy có hiệu quả. Tính công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp chƣa thực sự rõ nét, chƣa có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản xuất nên giá trị sản xuất trên một đơn vị sản xuất ở một số xã vẫn còn thấp, ngành nghề, dịch vụ phát triển còn chậm; kinh tế biển, du lịch còn thô sơ, nhỏ lẻ. Trên địa bàn tuy đã có khu công nghiệp tập trung nhƣng chƣa có các doanh nghiệp lớn đầu tƣ sản xuất, các doanh nghiệp đã đầu tƣ chủ yếu là vừa và nhỏ, thu hút ít lao động, hiệu quả kinh tế chƣa cao. Công tác quản lý tài nguyên, môi trƣờng tại các xã còn nhiều bất cập. Công tác khai thác các nguồn thu và quản lý thu chi ngân sách tại các xã ven biển vẫn còn nhiều yếu kém. Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển, đặc biệt là trong công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch, phát triển ngành nghề,… vẫn còn nhiều lúng túng. Nhiều vấn đề tồn đọng, nhất là trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giải quyết chậm; một số dự án lớn đƣợc quy hoạch nhƣng chậm triển khai. Điều đó đã ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn nói chung và phát triển kinh tế biển của huyện nói riêng.

- Về văn hóa - xã hội: Toàn huyện có 06 trƣờng Trung học phổ thông, 26 trƣờng Trung học cơ sở, 32 trƣờng Tiểu học, 30 trƣờng Mầm non, 01 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 01 trƣờng Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật; có 30 trạm Y tế xã. Hệ thống nhà văn hóa xã, Đài truyền thanh xã đƣợc

củng cố và đầu tƣ xây dựng đảm bảo tốt cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền. Những năm gần đây, huyện đã tập trung nhiều giải pháp để đầu tƣ xây dựng cho phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và thực hiện các chính sách xã hội, nhất là việc đầu tƣ xây dựng các trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, xây dựng làng văn hóa, đơn vị văn hóa. Đến nay, toàn huyện đã có 57 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia; 26 xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế; 263 làng, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt tiêu chuẩn văn hóa là 85,3%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,1%. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tại các xã ven biển.

Công tác quản lý xã hội, quản lý các hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế trên địa bàn gặp những khó khăn. Do vậy cần phải tiếp tục chăm lo bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là tại các xã ven biển góp phần phát triển kinh tế biển của Huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ( Luận văn ThS Nguyễn, Phấn Khởi ) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)