Việc sử dụng kháng sinh trƣớc khi có chẩn đoán viêm phổi thở máy

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện tưqđ 108 (Trang 47)

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tiến trình sử dụng kháng sinh trên 49 bệnh nhân VPTM và thu đƣợc kết quả: hầu hết các bệnh nhân (44/49 bệnh nhân, 89,8%) đƣợc sử dụng kháng sinh trƣớc khi có chẩn đoán VPTM, thƣờng bắt đầu từ khi bệnh nhân đƣợc đặt nội khí quản, thở máy nhằm mục đích dự phòng nhiễm khuẩn do các thủ thuật xâm lấn đƣờng hô hấp. Các phác đồ dự phòng không khác nhiều so với phác đồ điều trị sau khi có chẩn đoán và đều dùng phối hợp hai kháng sinh phổ rộng, phổ biến là kết hợp giữa quinolon với cephalosporin thế hệ 3/4 hoặc quinolon với β – lactam + chất ức chế β – lactamase. Trong 5 bệnh nhân không dùng phác đồ dự phòng, có 4 bệnh nhân khởi phát VPTM muộn, 4 bệnh nhân đƣợc đánh giá có cải thiện điểm “CPIS rút gọn” sau 3 ngày điều trị. Tuy số liệu còn ít và chƣa đủ để có so sánh thống kê, nhƣng có thể thấy những bệnh nhân không dùng kháng sinh dự phòng cũng có những dấu hiệu tốt trong điều trị.

Đã có nghiên cứu chứng minh việc dùng kháng sinh toàn thân đƣờng uống trong vòng 24h sau khi đặt nội khí quản phòng tránh đƣợc VPTM ở những bệnh nhân hôn mê, chấn thƣơng gần đầu [47], nhƣng cũng có một số tài liệu lại cho thấy việc dùng kháng sinh toàn thân trong dự phòng VPTM làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh [19]. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, đa số các hƣớng dẫn điều trị của các hiệp hội khuyến cáo không nên dùng kháng sinh toàn thân trong dự phòng VPTM một cách thƣờng quy, và chƣa có bằng chứng đầy đủ về tác dụng của nó [37], [25].

Theo khuyến cáo của một số hƣớng dẫn, để giảm tỉ lệ bệnh nhân thở máy có tiến triển viêm phổi, các biện pháp dự phòng khác nhƣ hƣớng dẫn các cán bộ y tế

thực hành tốt chăm sóc bệnh nhân; đảm bảo vệ sinh bàn tay, dụng cụ y tế; tránh hít sặc bằng cách điều chỉnh tƣ thế nằm của bệnh nhân dốc 30o - 45o, giảm thời gian thông khí nhân tạo đến mức có thể...là những biện pháp có hiệu quả cao [48],[37] .

Do vậy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện TƢQĐ 108 cần rà soát lại và đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp dự phòng VPTM, và nên có thêm các nghiên cứu khác để khẳng định đƣợc hiệu quả của kháng sinh dự phòng VPTM.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện tưqđ 108 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)