2. 3.5 Đặc điểm về sản phẩm quần áo.
3.3.1.3 Lựa chọn sản phẩm quần áo có khuyến mại (Qua khảo sát tại siêu thị Big C)
Loại quần áo Số lượng % người mua
hàng Tổng số Đồ trẻ em 71 11.8 % 600 Quần áo công sở 118 31.3 % 600 Đồ mặc ở nhà 180 30 % 600 Đồ lót 79 13.2 % 600 Đồ bơi 3 0.5 % 600
Kết quả quan sát cho thấy người mua hàng lựa chọn sản phẩm có khuyến mại nhiều nhất là đối với mặt hàng quần áo công sở (31.3 %) và ít lựa chọn sản phẩm khuyến mại nhất đối với mặt hàng đồ bơi (0.5 %). Kết quả quan sát trên cũng cho thấy đối với mặt hàng quần áo thì người mua ít lựa chọn những sản phẩm có khuyến mại hơn. Điều này chứng tỏ rằng người tiêu dùng đã và đang quan tâm hơn đến chất lượng, mẫu mã, xuất xứ…hơn là việc chỉ quan tâm đến giá cả.
Tóm lại, qua điều tra chúng ta nhận thấy rằng người tiêu dùng đa số mua những sản phẩm không có khuyến mại bởi khuyến mại chỉ là yếu tố tác động chứ không phải là yếu tố quyết định đến việc mua sản phẩm của người tiêu dùng.
3.3.2 Quảng cáo:
Quảng cáo là việc rất cần thiết để tuyên truyền và giới thiệu về hình ảnh, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh quảng cáo. Thực hiện việc quảng cáo với các phương thức: Quảng cáo ngoài trời (Panô, bảng hiệu); Quảng cáo trên báo chí; Quảng cáo trên truyền hình; Quảng cáo trên đài phát thanh… Bên cạnh việc đa dạng hoá các phương thức quảng cáo, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến nội dung quảng cáo. Nội dung quảng cáo phải mang tính hiện đại, hấp dẫn người xem, tác động trực tiếp, kích thích, để lại ấn tượng sâu sắc cho khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên xây dựng và đưa vào trong nội dung quảng cáo thông điệp mà mình muốn chuyển tải, thông qua đó giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng đến thương hiệu.
Tuỳ theo từng thời kì, các doanh nghiệp nên tung ra quảng cáo có điểm nhấn về một hay một số sản phẩm, dịch vụ trọng tâm nào đó, hướng vào đối tượng khách hàng cụ thể, điều này sẽ giúp họ nhớ ngay đến thương hiệu khi có nhu cầu.
Quảng cáo đã và đang trở nên hết sức phổ biến. Các công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các phương thức và cách thức quảng cáo phải đánh chúng vào thị hiếu, sở thích, nhận thức của những đối tượng khác nhau thì mới có hiệu quả.
Số lượng người tiêu dùng tiếp cận với thông tin quảng cáo rất lớn. Theo kết quả điều tra 60 mẫu quan sát kết hợp phỏng vấn sâu ở cả 3 siêu thị (Big C, Metro, Fivimart) có tới 80 % người được hỏi trả lời rằng họ thường xuyên xem quảng cáo về các sản phẩm, trong khi đó chỉ có 20 % người được hỏi trả lời rằng không thường xuyên xem quảng cáo về các sản phẩm.
“Em hay xem quảng cáo, thậm chí còn thuộc nhiều bài hát quảng cáo và các câu nói trong quảng cáo nữa. Em thấy xem quảng cáo cũng khá thú vị” ( Nam, 17 tuổi, học sinh)
“Bác về hưu rồi nên có nhiều thời gian rỗi, ngoài nôi trợ thì bác xem ti vi để giết thời gian. Quảng cáo xuyên suốt các chương trình mà cháu, bác hay xem ti vi nên thường xuyên xem quảng cáo” ( Nữ, 60 tuổi, về hưu)
Có thể nói rằng quảng cáo có tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
“Con chị rất thích xem quảng cáo, mỗi lần xem quảng cáo trên ti vi thấy có tặng kèm đồ chơi bé đều đòi mua, chị thấy bé thích quá nên mua luôn”( Nữ, 29 tuổi, kế toán)
“ Bác mua sơn Nippon về sơn nhà vì thấy trên ti vi quảng cáo suốt, sơn Nipon sơn đâu cũng đẹp mà cháu” (Nam, 63 tuổi, về hưu).