Vai trò cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong xây dựng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên (Trang 52)

7. Kết cấu luận văn:

2.2.2. Vai trò cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong xây dựng

nông thôn mới thời gian qua

Nhận thức của các cấp ủy Đảng, các đoàn thể chính trị

Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.

Thực hiện đƣờng lối của Đảng, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng ở 20 xã chọn làm điểm và đồng thời triển khai với tất cả các xã trên địa bàn tỉnh do vậy phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phƣơng trong toàn tỉnh, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy đƣợc sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông

cơ bản đảm bảo, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với thành thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí từng bƣớc đƣợc nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng đƣợc nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Xác định xây dựng nông thôn mới là cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội đảm bảo nông thôn ngày càng văn minh hiện đại. Để xây dựng đƣợc nông thôn mới đòi hỏi phải xây dựng con ngƣời mới ở cả cán bộ và ngƣời dân. Thể hiện ngay từ việc đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền và đổi mới nội dung phƣơng thức hoạt động của các tổ chức Mặt trận, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở lên ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, với phƣơng châm là coi trọng cộng đồng dân cƣ, cộng đồng dân cƣ là chủ thể, phát huy dân chủ, sự đóng góp của ngƣời dân, dựa vào dân để xây dựng nông thôn mới.

Thông qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, các cấp ủy đảng và chính quyền nắm vững tình hình ở cơ sở, nhất là những diễn biến tƣ tƣởng của cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới; kịp thời giải quyết những vấn đề còn vƣớng mắc trong lĩnh vực tài chính, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, các khoản huy động đóng góp trong dân, mâu thuẫn nội bộ, tạo niềm tin phấn khởi cho dân.

Thực tế ở cơ sở cho thấy vai trò của chi bộ, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thể hiện rất rõ trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tìm hiểu đƣợc ý nghĩa tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Tích cực vận động nhân dân tham gia vào những vấn đề dân bàn bạc và

quyết định nhƣ đóng góp ngày công lao động, hiến đất làm đƣờng, đóng góp tiền làm giao thông nông thôn. Do chuẩn bị tốt nội dung, sát với thực tế của từng xã, chọn cách tiếp cận phù hợp, đội ngũ báo cáo viên đƣợc tập huấn chu đáo nên nhiều nơi nhân dân hƣởng ứng mạnh mẽ .

Tuy nhiên sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể một số địa phƣơng trong tỉnh còn thiếu quyết tâm chính trị và chƣa đồng bộ, ngoài các xã làm điểm trong tỉnh các xã còn lại chƣa nhận thức đầy đủ về nông thôn mới, chƣa xây dựng đƣợc lộ trình cụ thể để phấn đấu trong từng năm.

Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể trong tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân còn hạn chế chƣa đa dạng, chƣa tạo đƣợc sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhân dân về nông thôn mới, ngƣời dân còn thiếu tự giác trong thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Quá trình tổ chức triển khai

Công tác kiện toàn bộ máy chỉ đạo, giúp việc

Căn cứ hƣớng dẫn của Ban chỉ đạo Trƣng ƣơng và hƣớng dẫn của các Bộ, ngành Trung ƣơng. Cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trƣởng ban và Văn phòng điều phối; cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM và tổ giúp việc ban chỉ đạo; cấp xã thành lập BCĐ. Ban quản lý xây dựng NTM; các thôn thành lập Ban Phát triển. Ban giám sát xây dựng NTM theo đúng các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên.

Ban chỉ đạo các cấp đã ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên, tiến hành họp định kỳ để chỉ đạo, đôn đốc công tác xây dựng NTM. Văn phòng điều phối tỉnh và Tổ giúp việc cấp huyện đã thực hiện chức năng tham mƣu. Giúp việc BCĐ cấp mình để chỉ đạo tổ chức thực hiện chƣơng trình

ban chỉ đạo đã đƣợc phân công công việc nhƣng chƣa phát huy rõ nét vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ

Việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, hướng dẫn

-Tỉnh ủy Hƣng Yên ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 10/5/2011 của tỉnh ủy về Chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 định hƣớng đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 7/9/2011 về xây dựng NTM tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 03/2012/QĐ- UBND ngày 05/4/2012 về định mức kinh phí cho công tác lập Quy hoạch xây dựng NTM; Quyết đinh 491/QĐ- UBND ngày 27/3/2012 quy định nội dung chi và định mức chi cho công tác lập Đề án xây dựng xã NTM trên địa bàn tỉnh;

Đặc biệt là Quyết định số 14/ QĐ-UB về việc quy định một số vấn đề cụ thể khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm tạo cơ chế cho các địa phƣơng xử lý đất đôi dƣ, đất xen kẹp để có kinh phí XD NTM; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 điều chỉnh tỷ lệ phân chia, để lại 100% tiền SDĐ Ở cấp xã để XD NTM; Quyết định 09/QĐ-UB về trình tự thu hồi đất đền bù, hỗ trợ tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất; Văn bản số l192/UBND-KT1 ngày 24/7/2012 V/v thực hiện quản lý đầu tƣ xây dựng công trình hoàn thiện đƣờng giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống GTNT trên địa bàn xã thuộc Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM.

Công tác tuyên truyền, vận động

Xác định đây là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, nên đã đƣợc BCĐ các cấp các sở, ngành và địa phƣơng tích cực triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, huy động toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới. Các sở, ngành MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch hoạt động, tham gia xây dựng nông thôn mới, ký kết các chƣơng trình phối hợp,

nghị quyết liên tịch về phối hợp phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện cuộc vận động “Cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới” của Thủ tƣớng chính phủ. UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện và tổ chức hội nghị phát động hƣởng ứng thực hiện cuộc vận động, tổ chức cho các huyện, thành phố ký giao ƣớc thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch xây dựng NTM. Phong trào đã đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền các ngành đoàn thể ở các cấp quán triệt, tổ chức thực hiện và đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để nhân dân hiểu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung của chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới; vận động ngƣời dân tích cực tham gia với vai trò là chủ thể và thực hiện theo phƣơng châm "Dân biết. dân bàn dân làm dân kiểm tra dân hƣởng lợi'.

Mặt trận tổ quốc tỉnh đã ban hành kế hoạch và phát động phong trào thi đua “khu dân cƣ 3 không”, kế hoạch về tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới, bên cạnh đó các đoàn thể đã tổ chức phát động các cuộc vận động, tổ chức tập huấn tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và ngƣời dận tham gia với các hình thức ký giao ƣớc thi đua, kẻ vẽ pano, áp phích….

Công tác đào tạo, tập huấn

Thời gian qua các sở ngành đã phối hợp tổ chức 43 lớp đào tạo, tập huấn cho hơn 3700 cán bộ làm công tác xây dựng Nông thôn mới từ tỉnh đến xã,thôn [3,tr6]. Nội dung tập huấn tập trung vào các chuyên đề: Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc về xây dựng Nông thôn mới; Bộ tiêu chí XD NTM; công tác lập quy hoạnh và đề án xây dựng NTM; cơ chế huy động nguồn lực và quán lý tài chính ngân sách trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý, thực hiện Chƣơng trình cấp xã, cấp thôn. ..

Ngoài việc tập huấn của tỉnh, một số huyện, thành phố và một số xã đã tổ chức cho BCĐ huyện và các xã đi tham quan học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh do trung ƣơng chọn làm điểm.

Mặc dù có các cơ chế chính sách nhƣng ban hành còn chậm, nguồn vốn hỗ trợ chƣa kịp thời do vậy ảnh hƣởng đến tiến độ và việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

Công tác lập quy hoạch xây dựng Nông thôn mới

Kết quả, đến nay có 144/145 (bằng 99.3%) xã đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch; còn 01 xã của huyện Văn Giang (xã Nghĩa Trụ) chƣa phê duyệt quy hoạch. [3, tr.6]

Công tác lập Đề án xây dựng NTM.

Đến nay các xã trong tỉnh đã hoàn thành xong công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới và đã đƣợc phê duyệt.

Thực hiện của cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền, tập trung lãnh đạo chỉ đạo, đƣợc đông đảo ngƣời dân đón nhận một cách tích cực, cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp và bƣớc đầu đã tạo đƣợc phong trào thi đua sôi nổi tại các địa phƣơng. Các cấp ủy đều đƣa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào Nghị quyết Đại hội Đảng, chƣơng trình hành động thực hiện nghị quyết, UBND các huyện thành phố trong tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, đã tổ chức phát động các phong trào thi đua và xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí. Các cấp ủy cơ sở đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia vào đề án, xây dựng các loại qui hoạch, xây dựng các dự án cụ thể cho các lĩnh vực của địa phƣơng và đã thực hiện công khai các đề án , dự án, công khai các quy hoạch để nhân dân biết và đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó phát huy vai trò MTTQ và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, tùy theo chức năng nhiệm vụ MTTQ và các đoàn

thể nhân dân lựa chọn công việc phù hợp của bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới để tổ chức thực hiện nhƣ:

MTTQ phối hợp chính quyền, các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, công sức; phát động và tổ chức phong trào toàn dân đoàn kết xấy dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ; xây dựng gia đình văn hóa, tổ chức chỉ đạo xây dựng quy chế dân chủ, tổ chức, phát huy vai trò giám sát cộng đồng, giám sát của nhân dân đối với quá trình xây dựng nông thôn mới, giải quyết những vấn đề nảy sinh do cuộc sống đặt ra ngay từ địa bàn khu dân cƣ và cơ sở, hạn chế đơn, thƣ vƣợt cấp, động viên các tiềm năng trong nhân dân, MTTQ và các tổ chức thành viên thƣờng xuyên đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa bàn dân cƣ.

Hội nông dân các cấp tích cực vận động nông dân thi đua lao động sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội ở nông thôn. Tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân để tăng thu nhập cho ngƣời dân. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trang trại. Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức nhiều phong trào thi đua vận động hội viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện quyền bình đẳng giới, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Vận động phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, chỉnh trang nhà ở khu dân cƣ. Đoàn thanh niên đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo, đi đầu trong các hoạt động sản xuất, chiến đấu, công tác, học tập. Hội Cựu chiến binh đi vào vận động hội viên phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ tham gia tích cực vào các phong trào phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng. Là nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Thông qua việc thực hiện dân chủ, nhân dân thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc, đƣợc trực tiếp thực thi, thực hành dân chủ. Qua đó, giúp họ không chỉ nâng cao trình độ nhận thức về vi trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện dân nhủ, về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm trong thực thi các quyền đó, mà còn từng bƣớc nâng cao năng lực thực hành dân chủ. Khi nhận thức và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân nông thôn đƣợc nâng lên, họ sẽ tích cực tham gia ngày càng sâu rộng hoạt động của mình vào các công việc quản lý nhà nƣớc và quản lý xã hội ở địa phƣơng. Khi đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền quan tâm, tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến thì ngƣời dân không chỉ nói lên tâm tƣ nguyện vọng của mình mà còn gợi ý, đề xuất, kiến nghị với Đảng, nhà nƣớc, chính quyền...những giải pháp sát thực để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở nông thôn. Khi ý Đảng và lòng dân thống nhất cao sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, to lớn vƣợt qua mọi thử thách, khó khăn. Qua đó sẽ thu hút, quy tụ đƣợc đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, tạo thành phong trào chính trị rộng lớn dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc và các cấp chính quyền cơ sở.

Qua hoạt động thực hiện dân chủ, Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền các cấp sẽ nhận đƣợc những thông tin phản hồi nhanh nhất về tính đúng đắn, về hiệu lực, hiệu quả của các chủ trƣơng, chính sách đã ban hành, từ đó điều chỉnh cho phù hợp, khắc phục đƣợc bệnh quan liêu, chủ quan duy ý chí, xa rời thực tế của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, ngay khi QCDC đƣợc triển khai thực hiện ở nông thôn đã nhận đƣợc sự đồng tình hƣởng ứng của đông đảo nông dân cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành nên đã đem lại nhiều kết quả thiết thực trong phát triển kinh tế, xã hội.

Khi các quy định của Pháp lệnh dân chủ đƣợc công khai minh bạch,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên (Trang 52)