Quan điểm của Đảng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên (Trang 39)

7. Kết cấu luận văn:

2.1.1 Quan điểm của Đảng

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cƣ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nƣớc ta hiện nay vẫn là một nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân cƣ đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ƣơng lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân- trí thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân đƣợc đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Nghị quyết 26/NQTW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ cũng nhƣ phƣơng thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nƣớc. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện đƣờng lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chƣơng trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Nội dung chính của Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cƣ nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trƣờng sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.

Ngày 16/4/2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới để khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vấn đề "tam nông” trong quá trình hội nhập và phát triển của nƣớc ta hiện nay. Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình Nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời là cơ sở để kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt Nông thôn mới. Đồng thời Bộ tiêu chí này giúp chúng ta thấy sự cần thiết phải thay đổi nhận thức trong việc xác định chủ thể chính của quá trình xây dựng Nông thôn mới - bản thân ngƣời nông dân - họ cần phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc xây dựng không gian sinh tồn của chính mình và cộng đồng, 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa,

chợ nông thôn, bƣu điện, nhà ở dân cƣ, thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trƣờng, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội. Bộ tiêu chí đƣa ra chỉ tiêu chung cả nƣớc và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng. Mỗi tiêu chí đều đƣợc quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để đƣợc công nhận đạt xã nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới đƣợc xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta, chính vì vậy nó phải có hệ thống lí luận soi đƣờng. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lí luận của Chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, hƣớng đến thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bƣớc xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân và trí thức sẽ trở thành những ngƣời lao động của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Thực tiễn cũng cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Chính vì vậy, bên cạnh phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và trong khu vực về phát triển nông thôn tiên tiến hiện đại, để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan điểm lí luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở khoa học cho thực tiễn. Xây dựng nông thôn nƣớc ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhƣng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên (Trang 39)