So sánh các bộ THTS và chọn lựa mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộng trong hệ thống thông tin vô tuyến nhận thức (Trang 47)

Các kiến trúc THTS được sử dụng rộng rãi nhất đều dựa trên nguyên lý bộ PLL. Kiến trúc này có thể được tích hợp dễ dàng trong những công nghệ vi mạch tiên tiến, tiêu thụ công suất không quá lớn, và đáp ứng được hầu hết cho

các ứng dụng thông tin vô tuyến cũng như hữu tuyến. Bảng 1-1 mô tả tóm tắt các ưu nhược điểm của từng kiến trúc.

Bng 1-1. So sánh ưu nhược điểm các loại THTS khác nhau Kiến trúc Ưu điểm Nhược điểm DAS Chuyển tần nhanh, tạp âm và

spur thấp, phù hợp cho các ứng dụng dải siêu cao tần

Kích thước và công suất tiêu thụ lớn

DDS Chuyển tần nhanh, độ phân dải tần số tốt

Nhiễu kim lớn

PLL N

nguyên

Công suất thấp, tạp âm thấp Chuyển tần chậm PLL N thập

phân

Chuyển tần khá nhanh Tồn tại nhiễu kim trong băng thông

Lai

DDS+PLL

Chuyển tần nhanh, tạp âm thấp

Cấu trúc phức tạp hơn

Phân tích các ưu nhược điểm của từng mô hình THTS, áp dụng vào bài toán cảm nhận phổ trong SDR, nhận thấy các yêu cầu quan trọng cho bộ THTS là cần phải có tốc độ đáp ứng nhanh, độ phân dải tần số thấp, và phải có khả năng tái cấu hình để đáp ứng được các yêu cầu từ CE về chế độ tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Vì vậy, bộ THTS đề xuất sử dụng mô hình lai ghép DDS+PLL, trong đó DDS đóng vai trò bộ dao động tạo tần số tham chiếu cho bộ PLL. Bộ PLL bậc ba có cấu trúc dạng bơm điện tích (Charge Pump - CP) sử dụng bộ lọc vòng thụ động bậc hai. Để đề xuất mô hình bộ THTS, cần có nghiên cứu chi tiết về nguyên lý hoạt động và các tham số thiết kế của bộ CP- PLL bậc ba, đặc biệt là các yếu tốảnh hưởng đến tốc độ điều hưởng (hay còn gọi là tốc độ khóa) và công suất tiêu thụ, được trình bày trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộng trong hệ thống thông tin vô tuyến nhận thức (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)