1.3.1.Điều kiện tự nhiên – xã hội quận Hải Châu
Sau khi t ch tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Quận Hải Châu được thành lập vào ngày 23/01/1997 và trở thành quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Quận Hải Châu có vị trí như sau:
- Phía Bắc gi p Vịnh Đà Nẵng.
- Phía Tây gi p quận Thanh Khê và huyện Hòa Vang.
- Phía Đông gi p quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn.
- Phía Nam gi p Quận Cẩm Lệ.
Quận Hải Châu có diện tích 21,35 km2, chiếm 1,66% diện tích toàn thành phố; Dân số (năm 2010): 196.098 người, chiếm 21,17% số dân toàn thành phố; Mật độ dân số: 9.184,92 người/km2
. Quận Hải Châu có 13 đơn vị hành chính cấp phường: Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Hòa Thuận Tây, Hoà Thuận Đông, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Thuận, Bình Hiên, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc.
Với vị trí là một quận trung tâm, nằm s t trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra biển Đông, cùng một hệ thống hạ tầng giao thông ph t triển mạnh, đồng thời là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và c c cơ quan, văn phòng của hầu hết c c doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Vì vậy, quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt
trong sự ph t triển của thành phố Đà Nẵng, giữ vai trò là trung tâm chính trị- hành chính-kinh tế-văn ho và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng.
1.3.2.Hiện trạng cây xanh của quận Hải Châu
Theo số liệu điều tra cuối năm 2014 của Công ty CVCX Đà Nẵng, trên địa bàn quận Hải Châu có 16.095 cây xanh bóng m t, được trồng tại 136 đường phố.
Về phân bố cây xanh, tuy là quận trung tâm của TP Đà Nẵng nhưng cây xanh bóng m t trên địa bàn quận Hải Châu phân bố không đồng đều. Những đường phố cũ thường có mật độ cây xanh cao hơn, số lượng cây xanh không những nhiều hơn mà kể cả cây xanh loại 3 (cổ thụ), loại 2 cũng nhiều hơn do đã được trồng từ lâu, kể cả trước ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng.
Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng từ trước đến nay nên mật độ cây xanh bóng mát và số lượng cây xanh loại 2, loại 3 luôn cao hơn hẳn so với các quận kh c. Tuy nhiên cũng như hầu hết các khu vực khác, mặc dù ngay từ đầu việc trồng cây xanh đã được chuẩn hoá (mỗi tuyến đường chỉ trồng một loài cây xanh) nhưng dần dần do người dân tự phát trồng cây xanh theo ý mình nên dẫn đến tình trạng trên một đường phố có rất nhiều loài cây kh c nhau, kích thước (đường kính, chiều cao, tán lá) không giống nhau.
1.3.3.Tình hình nghiên cứu cây xanh đƣờng phố quận Hải Châu, Đà Nẵng
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống cây xanh đô thị cũng như cây xanh đường phố ở Việt Nam. Mỗi nghiên cứu có những chuyên sâu riêng: như nguyên tắc bố trí cây xanh, sâu bệnh hại, chọn loại cây trồng, chăm sóc cây trồng, nhiều công trình còn tiến hành quy hoạch mảng cây xanh. Ở Đà Nẵng, việc nghiên cứu cây xanh đường phố bước đầu được quan tâm:
Bùi Văn Trí và cộng sự (2002) [20], đã x c định phát triển toàn diện hệ thống CXĐP là nhiệm vụ lâu dài của sự nghiệp xây dựng đô thị. Nên cần phải có một chiến lược toàn diện gắn kết với quy hoạch tổng thể. Riêng CXĐP là
một bộ phận của cây xanh đô thị cần được ưu tiên nghiên cứu, đầu tư trước. Đề tài đã đưa ra nhiều giải ph p để phát triển CXĐP như: Trồng và chỉnh trang cây xanh phù hợp với các loại theo phân loại CXĐP, đề xuất các chủng loại cây theo mạng lưới CXĐP, c c giải ph p kĩ thuật giống cây trồng: quy hoạch vườn ươm; giải ph p ươm; trồng, chăm sóc; bảo vệ … c c giải pháp tổ chức quản lí: quy chế; điều lệ; xã hội hóa việc phát triển hệ thống CXĐP, nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên ngành. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đưa ra giải pháp kết hợp các dự ánvà việc thiết kế cây xanh hiên nay chưa được quan tâm đúng mức trong c c đồ án quy hoạch và giao thông nên cần phải có quy chế riêng áp dụng tại Đà Nẵng quy định việc thiết kế cây xanh là một thành phần của đồ án quy hoạch hoặc giao thông.
Đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý cây xanh bóng mát một số đường phố của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” của Đặng Thị Diễm Quỳnh (2013) [18] được thực hiện với 3 mục tiêu chính:
- Xây dựng hệ thống thông tin về nghiệp vụ quản lý cây xanh đ p ứng được các yêu cầu của công tác kiểm kê, theo dõi, lập kế hoạch quản lý cây xanh tại một quận cụ thể của Đà Nẵng.
- Xây dựng các lớp thông tin của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nghiệp vụ quản lý cây xanh trên cơ sở cập nhật, hoàn thiện các kết quả đã có.
- Góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý hệ thống cây xanh bóng mát của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đề tài đã đạt được các nội dung:
- Khái quát một số vấn đề liên quan đến hiện trạng quản lý cây xanh đường phố tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đi vào phân tích hiện trạng của công tác quản lý cây xanh đồng thời chỉ ra những bất cập cần khắc phục trong công tác quản lý. Từ việc phân tích trên cho thấy tính cấp thiết phải xây dựng một công cụ tin học dựa trên cơ sở ứng dụng các công nghệ
hiện đại giúp cho công tác quản lý cây xanh đường phố tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đạt hiệu quả cao hơn.
- Phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng phần mềm trợ giúp công tác quản lý cây xanh đường phố cho Công ty CVCX Đà Nẵng. Các phân tích chỉ rõ tính cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cây xanh. Phân tích cũng cho thấy cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng phần mềm là có căn cứ khoa học. Đây sẽ là công nghệ tích hợp giữa công nghệ GIS và cơ sở dữ liệu môi trường riêng cho bài toán quản lý cây xanh.
- Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn đã được thực hiện trong c c đề tài trước của các tác giả trước và dựa vào thực tiễn của Công ty CVCX, đã đề xuất cấu trúc, chức năng chính và c c khối thông tin cho phần mềm. Ứng dụng cơ sở dữ liệu của phần mềm. Cấu trúc dữ liệu môi trường của phần mềm phục vụ cho mục tiêu của đề tài luận văn. Nhập dữ liệu: thông tin liên quan đến cơ quan quản lý cây xanh; thông tin c c đường, đoạn đường; thông tin cây xanh… vào phần mềm.
Những nghiên về CXĐP thành phố Đà Nẵng, chỉ tập trung vào đ nh gi hiện trạng CXĐP, hệ thống quản lí và biện ph p quy hoạch ph t triển diện tích cây xanh đường phố mà ít có c c nghiên cứu về việc x c định và đ nh gi tầm quan trọng của cây xanh đường phố trong việc hấp thụ CO2.