Nhóm tuyến tính hữu hạn sinh

Một phần của tài liệu TOÀN VĂN Về nhóm tuyến tính trên vành chia hữu hạn địa phương yếu (Trang 28)

Nhóm tuyến tính bậc n trên vành chia

3.1 Nhóm tuyến tính hữu hạn sinh

Trong ([23], Theorem 1) các tác giả đã chứng minh rằng, nếuD hữu hạn tâm thì mọi nhóm con á chuẩn tắc hữu hạn sinh của D ∗ đều nằm trong tâm của

D. Kết quả này có thể được mở rộng cho lớp vành chia hữu hạn địa phương yếu như sau:

Định lý 3.1. Cho D là vành chia hữu hạn địa phương yếu. Khi đó, mọi nhóm con á chuẩn tắc hữu hạn sinh của D∗ đều nằm trong tâm của D.

Chứng minh. Giả sử N là nhóm con á chuẩn tắc hữu hạn sinh của D. Do

D hữu hạn địa phương yếu nên vành chia con L của D sinh bởi N là vành chia hữu hạn tâm. Do Định lý 1 trong [23], ta được N ⊆ Z(L). Do đó N là nhóm abel. Khi đó, từ ([31], 14.4.4, p. 440), ta được N ⊆ F.

Định lý 3.2. Cho D là vành chia hữu hạn địa phương yếu với tâm F và N là nhóm con á chuẩn tắc vô hạn của GLn(D), n ≥ 2. Khi đó, nếu N hữu hạn sinh thì N ⊆ F.

Chứng minh. Giả sử N 6⊆ F. Khi đó, do ([24], Theorem 11) ta được

SLn(D) ⊆ N. Như vậy N là nhóm con chuẩn tắc của GLn(D). Giả sử nhóm con N sinh bởi các ma trận A1, A2, . . . , Ak trongGLn(D) và T là tập hợp tất cả các hệ số của các ma trận Aj. Do D hữu hạn địa phương yếu nên vành chia L sinh bởi T là vành chia hữu hạn tâm. Như vậy N là nhóm con chuẩn tắc hữu hạn sinh của GLn(L). Do ([4], Theorem 5), ta suy ra

N ⊆ Z(GLn(L)). Nói riêng, N là nhóm abel, do đó SLn(D) cũng abel, là điều mâu thuẫn. Vậy định lý đã được chứng minh.

Bổ đề 3.3. Cho D là vành chia và n≥ 1. Khi đó Z(SLn(D)) là nhóm xoắn khi và chỉ khi Z(D0) là nhóm xoắn.

Chứng minh. Trường hợp n= 1 là hiển nhiên. Do đó ta có thể giả sửn≥2. Từ ([8], §21, Th.1, p.140) ta được

Z(SLn(D)) =

dI|d ∈F∗ và dn ∈D0 .

Nếu Z(SLn(D)) là nhóm xoắn thì với mọi d ∈ Z(D0) = D0 ∩ F ta có

dI ∈ Z(SLn(D)), nên d là phần tử xoắn. Ngược lại, nếu Z(D0) là nhóm xoắn thì với mọiA∈Z(SLn(D)), tồn tạid∈ F∗ sao choA =dI vàdn ∈ D0. Do đó dn là phần tử xoắn. Vậy A là phần tử xoắn.

Định lý 3.4. Cho D là vành chia đại số, không giao hoán, hữu hạn địa phương yếu, với tâm F. Khi đó, nếu N là nhóm con của GLn(D), n ≥1, sao cho N chứa F∗, thì N không hữu hạn sinh.

Chứng minh. Nhắc lại rằng, nếu D là vành chia hữu hạn địa phương yếu thì Z(D0) là nhóm xoắn (xem Bổ đề 2.14). Do đó, từ Bổ đề 3.3 ta được

GLn(D) sao cho N chứa F∗. Khi đó, từ ([31], 5.5.8, p. 113) ta suy ra

F∗N0/N0 là nhóm abel hữu hạn sinh, với N 0 là đạo nhóm của N.

Trường hợp 1. Nếu Char(D) = 0 thì F chứa trường các số hữu tỷ Q, do đó Q∗I/(Q∗I ∩N0) ∼= Q∗N0/N0. Do F∗N0/N0 là nhóm abel hữu hạn sinh nên nhóm conQ∗N0/N0 của nó cũng là nhóm abel hữu hạn sinh, và như vậy nhóm Q∗I/(Q∗I∩N0) cũng là nhóm abel hữu hạn sinh. Xét phần tử bất kỳ

A ∈ Q∗I ∩N0. Khi đó A ∈ F∗I ∩SLn(D) ⊆ Z(SLn(D)), nên A là phần tử xoắn. Do A ∈ Q∗I nên tồn tại d ∈ Q∗ sao cho A = dI. Mà A xoắn và

d ∈Q∗ nên d = ±1. Như vậy, Q∗I∩N0 là nhóm hữu hạn. Theo chứng minh trên ta có Q∗I/(Q∗I∩N0)là nhóm hữu hạn sinh, nên Q∗I cũng là nhóm hữu hạn sinh. Do đóQ∗ là nhóm hữu hạn sinh, là điều không thể xảy ra.

Trường hợp 2. NếuChar(D) =p >0 thì ta ký hiệuFp là trường con nguyên tố của F. Ta sẽ chứng minh rằng trường F đại số trên F p. Thật vậy, giả sử tồn tại u ∈ F sao cho u là phần tử siêu việt trên Fp. Đặt K := Fp(u). Khi đó, nhóm K∗I/(K∗I ∩N0) được xem như là nhóm con của nhóm abel hữu hạn sinh F∗N0/N0, nên nó cũng là nhóm abel hữu hạn sinh. Với mọi phần tử A∈ K∗I∩N0, tồn tại các đa thức f(X), g(X)∈ Fp[X] thỏa mãn g(u)6= 0

và ((f(X), g(X)) = 1 sao cho A= (f(u)/g(u))I. Như đã đề cập ở trên, tồn tại số nguyên dương s sao cho f(u)s/g(u)s = 1. Do u là phần tử siêu việt trên Fp nên ta suy ra f(u)/g(u) ∈ Fp. Do đó K∗I ∩N0 là nhóm hữu hạn, kéo theo K∗I là nhóm hữu hạn sinh. Suy ra, K∗ là nhóm hữu hạn sinh, nên

K là trường hữu hạn. Điều này mâu thuẫn với điều giả sử ở trên. Như vậy

F là trường đại số trên Fp, và do đó vành chia D cũng đại số trên Fp. Bây giờ, theo Định lý Jacobson ([22], (13.11), p. 219) ta được D giao hoán, là điều mâu thuẫn.

Như vậy định lý đã được chứng minh.

Hệ quả 3.5. Cho D là vành chia đại số, hữu hạn địa phương yếu, n≥ 1. Khi đó, nếu GLn(D) hữu hạn sinh thì D giao hoán.

hạn sinh. Do đó kết quả sau đây được suy ra trực tiếp từ Hệ quả 3.5.

Hệ quả 3.6. Cho D là vành chia đại số, hữu hạn địa phương yếu, và n ≥ 1. Khi đó, nếu GLn(D) chứa nhóm con tối đại hữu hạn sinh thì D giao hoán.

Bằng cách thực hiện tương tự chứng minh của Định lý 3.4, ta được hệ quả sau:

Hệ quả 3.7. ChoD là vành chia đại số, không giao hoán, hữu hạn địa phương yếu với tâm F, S là nhóm con của GLn(D), n ≥ 1. Đặt N = SF∗. Khi đó

N/N0 không hữu hạn sinh.

Chứng minh. Giả sử rằng N/N0 hữu hạn sinh. Từ N0 = S0 và F∗I/(F∗I∩ S0) ∼= F∗S0/S0, ta suy ra F∗I/(F∗I ∩S0) là nhóm abel hữu hạn sinh. Bây giờ, bằng các kỹ thuật tương tự như ở chứng minh Định lý 3.4 ta đượcD giao hoán, là điều mâu thuẫn.

Hệ quả 3.8. Cho D là vành chia đại số, không giao hoán và hữu hạn địa phương yếu. Khi đó D∗ không hữu hạn sinh.

Chứng minh. Lấy N = S = GLn(D) trong Hệ quả 3.7 với chú ý rằng

[GLn(D), GLn(D)] =SLn(D),

ta được D∗ ∼=GLn(D)/SLn(D) không hữu hạn sinh.

Một phần của tài liệu TOÀN VĂN Về nhóm tuyến tính trên vành chia hữu hạn địa phương yếu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)