Hình 2.7 Cấu tạo lò đốt lưu huỳnh D-1001 1. Cửa vào lưu huỳnh lỏng
2. Cửa dẫn hơi nước gia nhiệt cho vòi phun 3. Cửa vào không khí khô 4. Béc phun lưu huỳnh 5. Cửa vào không khí khô
6. Cửa vào không khí khô
7. Tường gạch bảo ôn, vỏ ngoài bằng thép
8, 9. Tường ngăn 10. Hộp khí ra
11. Cửa ra hỗn hợp khí SO2
Cấu tạo: Lò có dạng hình trụ nằm ngang có thể tích khoảng 33 m3, dài 9.8 m, đường kính 3.38 m được chia làm 3 ngăn để tăng thời gian lưu của lưu huỳnh đồng thời chắn ngọn lửa tránh làm hỏng nồi hơi. Để đốt triệt để lưu huỳnh, ở ngăn 2 có bổ sung không khí khô.
Vỏ lò làm bằng thép CT3, vì lò đốt làm việc ở nhiệt độ cao (950-1050oC) nên bên trong được lót bằng 2 lớp gạch chịu lửa mỗi lớp dày 510 mm, công dụng của lớp gạch này là bảo vệ vật liệu đồng thời giữa nhiệt cho lò khi lò có sự cố phải ngừng làm việc trong thời gian ngắn. Bên ngoài lò có một lớp bảo ôn bằng bông thủy tinh dày khoảng 100 mm, và ngoài cùng phủ một lớp nhôm che mưa.
Lưu huỳnh sau khi nấu chảy và tách cặn được bơm thổi vào lò ở dạng sương mịn qua béc phun. Lưu huỳnh lỏng ở nhiệt độ khoảng 140oC hóa hơi thành S2 gặp không khí vào lò ở đầu lò phản ứng tạo thành SO2 (900oC). Phần lưu huỳnh chưa phản ứng hết tiếp tục qua 2 ngăn, nhờ dòng không khí khô bổ
Bảng 2.6 Thông số kĩ thuật của lò đốt
Thông số Giá trị
Kích thước trong (mm) 2270 x L = 9100
Trọng lượng (kg) 98150
Năng suất S lỏng (kg/h) 1657
Áp suất S lỏng tải béc phun (Mpa) 0.4 - 0.5 Lưu lượng không khí vào (m3/h) 11000 - 12000
Nhiệt độ khí ra (°C) 1050
Nồng độ SO2 (%) 10-11
Nhiệt độ tường lò (°C) 90