Bể hóa lỏng lưu huỳnh

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tìm HIỂU QUY TRÌNH sản XUẤT AXIT SUNFURIC (Trang 37)

Bể hình khối chữ nhật có 3 ngăn làm bằng bê tông cốt thép bố trí nổi trên mặt đất. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lí bể hóa lỏng 1. Cửa ra hơi nước bão hòa

2. Tường bê tông 3. Bơm lưu huỳnh

4. Phễu hứng lưu huỳnh rắn 5. Băng tải

6. Cửa vào hơi nước bão 7. Bunke chứa lưu huỳnh 8. Móng bể

9, 10. Tường ngăn

Đặc điểm: Bể gồm 3 ngăn, 1 ngăn hóa lỏng lưu huỳnh, 1 ngăn lắng, ngăn thứ

3 cho lưu huỳnh lỏng tự chảy tràn.

Ngăn 1: Được xây lót thêm một lớp gạch đỏ để bảo vệ tường vách bê tông. Bên trong có đặt hệ thống ống xoắn bằng thép để dẫn hơi nước bão hòa. Ngoài ra còn có một cánh khuấy để tăng cường khuấy động cho S chảy lỏng nhanh. Trên vách ngăn có một lỗ để S lỏng chảy tràn qua ngăn thứ 2.

Ngăn 2: Lớn gấp đôi ngăn 1, xung quanh thành bể có đặt các bộ xoắn dẫn hơi nước bão hòa để duy trì S ở dạng lỏng. Các tạp chất rắn được tách khỏi lưu huỳnh lỏng nhờ trọng lực.

Ngăn 3: Có kích thước bằng ngăn 1 chứa S sạch chuẩn bị đem đi đốt. Bên trong có lắp đặt ống xoắn nhằm giữ lưu ở trạng thái lỏng (135-140). Lưu huỳnh lỏng sau khi được lắng tự nhiên sẽ chảy tràn sang ngăn này. Quá trình này được xem tương đương một quá trình lọc nhằm tách thêm một phần bụi mịn từ quá trình hóa lỏng quặng.

S lỏng được bơm răng khía bơm phun vào lò đốt D1001 ở dạng sương. Trên đường đi từ bể hóa lỏng lên lò đốt, S lỏng được duy trì nhiệt độ bằng ống lồng ống, S lỏng đi trong ống, hơi nước bão hòa đi ngoài ống nhằm tránh cho S bị đóng rắn làm tắc đường ống.

Mặt trên của bể được xây kín bằng các tấm đan bằng bê tông và có mái che tránh mưa.

Ưu điểm: Sử dụng bể nổi nấu chảy lưu huỳnh có ưu điểm là dễ dàng vệ sinh sửa chữa khi bị tắc cặn bên trong bể.

Nhược điểm: Dễ bị thất thoát nhiệt ra ngoài làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, khó quan sát bên trong khi bể đang làm việc.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tìm HIỂU QUY TRÌNH sản XUẤT AXIT SUNFURIC (Trang 37)