Phương pháp phân tích mẫu vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của họ xylariaceae ở vườn quốc gia ba vì (Trang 25)

- Phân tích sự phân bố và thành phầnloài nấm thuộc họ Xylariaceae.

2.6.3. Phương pháp phân tích mẫu vật

Mẫu vật phân tích tốt nhất là các mẫu tươi vừa thành thục mới thu hái. Phân tích tất cả các đặc điểm hình thái và các cấu trúc hiển vi. Những lát cắt mẫu tươi thường được quan sát trong nước cất, còn những lát cắt mẫu khô phải tiến hành quan sát trong những dung dịch đặc biệt như dung dịch KOH 3 – 5 % hay dung dịch amôniăc 10 % có tác dụng làm cho mô phồng lên trở lại trạng thái ban đầu hoặc các thủ thuật khác như chuyển lát cắt mẫu khô lên lam có nhỏ

24

xanh anilin axitaxetic, sau đó đưa lam lên ngọn lửa đèn cồn, lật đi lật lại bằng kim mũi mác cho tới khi dung dịch sôi lên. Dùng giấy lọc hút dung dịch ra, nhỏ nước cất vào và rửa sạch rồi dùng glyxerin cố định tiêu bản đem quan sát.

Khi phân tích mẫu vật phải chụp ảnh, vẽ lại và đo kích thước chính xác các cấu trúc hiển vi quan sát được, các cấu trúc cần nghiên cứu sâu được đo kích thước và chụp ảnh bằng kính hiển vi điện tử, các đặc điểm được ghi chép thêm vào phiếu điều tra cùng với những đặc điểm đã ghi ngoài thiên nhiên và đặc điểm bên ngoài của nấm. Có thể tóm tắt cơ bản các bước phân tích và xác định mẫu như sau:

Bước 1: Đầu tiên quan sát và dùng thước đo kích thước mẫu - chất nền (chiều dài, chiều rộng, phần hữu tính, phần cuống, tính theo đơn vị milimet) và có những nhận định ban đầu về màu hình dạng, màu sắc, trạng thái bề mặt của chất nền (nhẵn, xù xì, xẻ rãnh thẳng, nứt nẻ, có lớp ngoài, không có lớp ngoài, có các bào tử và cuống sinh bào tử vô tính đính kèm...).

Bước 2: Sử dụng kính lúp soi nổi ở độ phóng đại từ 5-40 lần để trực tiếp quan sát và mô tả vị trí thể quả (chìm, bán nổi, nổi), trạng thái lỗ miệng (thấy, khó thấy, không thấy) và kích thước.

Bước 3: Dùng dao lam sắc cắt dọc chính giữa thể quả để xác định trạng thái mô bên trong của chất nền, trạng thái đỉnh, cuống: màu sắc, trạng thái đặc, rỗng, cứng, mềm..., xác định hình dạng và kích thuớc thế quả, thành thể quả được ghi nhận trong hai bước này.

Bước 4: Dùng kim hoặc panh nhỏ gắp những cấu trúc chứa bào tử bên trong thể quả, làm tiêu bản sống với nước. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với các bội giác khác nhau:

Xác định hình dạng, kích thước, màu sắc của túi bào tử, bạng thái xếp bào tử, thể gốc của túi bào tử…

Xác định hình dạng, kích thưóc, màu sắc của bào tử túi, bề mặt bào tử, số lượng tế bào, các thể kèm của bào tử; hình dạng, kích thưóc, trạng thái rãnh

25

mầm trên bào tử.

Xác định sự có mặt, hình dạng, kích thưóc của sợi không sinh sản

(paraphyses hoặc pseudoparaphyses).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của họ xylariaceae ở vườn quốc gia ba vì (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)