Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACO

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán VACO (Trang 79)

- Giải thích các biến động lớn

c) Về việc chọn mẫu để tiến hành kiểm tra Công ty VACO áp dụng phần

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACO

thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

Là một tổ chức đi đầu trong lĩnh vực kiểm toán còn hết sức mới mẻ, VACO phải đối đầu với nhiều khó khăn trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục Doanh thu nói riêng.

Khó khăn lớn nhất là môi trường và khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán. Mặc dù hiện nay Việt Nam đó cú quy chế về kiểm toán độc lập nhưng hệ thống chuẩn mực kiểm toán vẫn chưa đầy đủ và đang trong giai đoạn dự thảo các chuẩn mực tiếp theo. Cũng chớnh vỡ chưa có hệ thống chuẩn mực đầy đủ nên quan điểm của KTV vẫn còn có một khoảng cách so với các quan điểm của cơ quan thuế vụ, từ đó dẫn đến sự chồng chéo, gây phiền hà cho đơn vị kiểm toán vì báo cáo kiểm toán không được cơ quan thuế vụ thừa nhận, chất lượng kiểm toán bị nghi ngờ.

Một vấn đề còn tồn tại hiện nay là phần lớn các khách hàng ký hợp đồng kiểm toán hiện nay là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp

Nhà nước, cũn cỏc doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì chưa thật sự quan tâm tới hoạt động kiểm toán và Nhà nước chưa bắt buộc mọi doanh nghiệp phải được kiểm toán hơn nữa do trình độ hiểu biết còn thấp nên họ không thấy được tác dụng và quyền lợi của việc kiểm toán, họ lại không thích có bên thứ ba can thiệp vào hoạt động kinh doanh của mỡnh… do đó, trong quá trình làm việc của KTV việc thu thập các thông tin một cách đầy đủ và chính xác gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, những hướng dẫn nghề nghiệp hoàn toàn không có VACO phải tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm làm kiểm toán của các tổ chức kiểm toán thế giới, tuy nhiên không thể dập khuôn máy móc vào điều kiện thực tế của Việt Nam mà đòi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt. Hơn nữa, hoạt động kiểm toán là hoạt động đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành sâu rộng KTV phải là những người có sáng tạo, có khả năng phân tích và đánh giá cao, am hiểu tường tận điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Do những đòi hỏi khắt khe về trình độ và những hạn chế khách quan của ngành nghề nên hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền nói riêng không tránh khỏi những điều bất cập. Trong giai đoạn khảo sát thực tế tại VACO, em đã học hỏi những kinh nghiệm thực tế. Từ những nhược điểm đó nờu ở Chương II, em xin nêu ra ý kiến của mình để hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Ccông ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện.

* Thứ nhất : Giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro:

Trong việc xác định và phân bổ mức trọng yếu, các chỉ tiêu PM, MP, Threshold như những nhược điểm đó nờu ở trên thì Ccông ty VACO cần phân tích và áp dụng mức trọng yếu MP riêng cho từng khoản mục của khách hàng . Với cách phân bổ mức trọng yếu cụ thể cho một khoản mục như thế, các kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán các khoản mục sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc xác định một sai sót có thực sự là trọng yếu hay không. Với mức MP thích hợp cho khoản mục mình đang thực hiện, các kiểm toán viên sẽ có thể linh hoạt hơn trong thiết kế các thử nghiệm kiểm toán, các khoản mục trọng yếu sẽ được chú trọng kiểm tra kĩ lưỡng hơn cả về số lượng và thời gian thực hiện, qua đó nâng cao chất lượng kiểm toán. * Thứ hai, vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hành kiểm toán.

Công ty cần mở rộng việc thực hiện các thủ tục phân tích. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VAS 520 về quy trình phân tích có nêu rõ: “kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và xem xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toỏn”. Do đó, kiểm toán viên cần chú trọng hơn nữa việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Quy trình phân tích bao gồm hai kĩ thuật chủ yếu là phân tích ngang (phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân tích tỷ suất). Trong kiểm toán khoản mục doanh thu, kiểm toán viên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích ngang bằng việc phân tích doanh thu theo từng tháng, theo từng loại sản phẩm của khách hàng trong các năm chứ chưa có sự mở rộng phân tích, so sánh với số liệu chung của ngành cũng như số liệu của các đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Phân tích dọc thì hoàn toàn không được sử dụng. Đối với khoản mục doanh thu, kiểm toán viên có thể tiến hành phân tích dọc thông qua các tỷ suất để phân tích biến động của doanh thu trong mối quan hệ với các khoản mục khác. Cụ thể kiểm toán viên có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần Tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng. Nó phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp. So sánh chỉ tiêu này qua các năm sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được sức sản xuất của tài sản. Chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Suất hao phí của tài sản so với = doanh thu thuần

Tài sản bình quân

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư. Phân tích chỉ tiêu này giúp kiểm toán viên đánh giá và xác định nhu cầu vốn của doanh

nghiệp khi muốn một mức doanh thu nào đó. Số vòng quay của tài sản =

dài hạn

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích, các tài sản dài hạn quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Sức sản xuất của TSCĐ = TSCĐ bình quânDoanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSCĐ đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSCĐ hoạt động tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

* Thứ ba, sử dụng ý kiến chuyên gia

Trong quá trình thực hành kiểm toán, kiểm toán viên cũng nên xem xét và sử dụng ý kiến các chuyên gia trong việc đánh giá tính hợp lý của các khoản doanh thu mang tính chất bất thường từ các hợp đồng của khách hàng. Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 18 về “Sử dụng tư liệu của cỏc chuyờn gia”: Trình độ học vấn và kinh nghiệm của bản thân kiểm toán viên nắm bắt được các vấn đề kinh doanh nói chung nhưng kiểm toán viên không thể là những chuyên gia thông thạo của các chuyên ngành khác. Khi thực hiện kiểm toán một khách hàng cú cỏc nghiệp vụ phức tạp, kiểm toán viên có thể thu thập các ý kiến đánh giá và ý kiến xác định của cỏc chuyờn gia.”Tuy nhiên, khi sử dụng ý kiến chuyên gia, công ty cần đảm bảo chắc chắn về năng lực của chuyên gia đó, cũng như tính trung thực, khách quan của chuyên gia, có như vậy việc sử dụng ý kiến chuyên gia mới thực sự hiệu quả. Việc sử dụng ý kiến chuyên gia là thực sự cần thiết, trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm

toán viên cần xác định ngay từ đầu rằng có hay không nhu cầu về chuyên gia, trình độ, năng lực và sự độc lập của chuyên gia cần thiết cho cuộc kiểm toán.

* Thứ tư, về việc chọn mẫu và thực hiện kiểm tra các mẫu đã chọn

Kiểm toán viên sau khi chạy phần mềm chọn mẫu cần có những nhận định về số dư của các mẫu đã chọn để tiến hành chạy phần mềm chọn mẫu lần nữa để có được mẫu đủ tiêu chuẩn và mang tính đại diện. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng nên thông qua nhận định chủ quan của mình và của kiểm toán viên cấp cao hơn về việc mở rộng mẫu điều tra đối với những khoản mục nhạy cảm và dễ xảy ra sai phạm.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán VACO (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w