Quá trình ngừng hoạt động

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT sẵn có tốt NHẤT CHO CÔNG NGHIỆP sản XUẤT CLO – KIỀM (Trang 37)

Việc ngừng hoạt động của nhà máy sản xuất Clo-kiềm sử dụng thủy ngân phải kèm theo những quy định và biện pháp nhằm ngăn chặn các tác động môi trường trong cũng như sau khi đóng cửa và cũng để bảo vệ sức khỏe con người. Các hoạt động bao gồm việc tắt máy, tháo dỡ/ phá hủy các thiết bị và mạch điện, xử lý tháo dỡ các vật liệu, phục hồi và làm sạch những khu vực có thể tái sử dụng. (Tùy thuộc vào quyết định của chính quyền địa phương vào quy hoạch sử dụng đất).

Trong nhiều trường hợp, việc làm sạch các khu vực này phải thực hiện theo từng bước. Ban đầu người ta không biết các khu vực này ô nhiễm như thế nào và gồm những chất ô nhiễm gì, nếu như dùng than chì làm cực dương thì có thể bị ô nhiễm PCDD/PCDF và hàm lượng cũng như các hợp chất thủy ngân. Kinh nghiệm cho thấy, không có mối tương quan trực tiếp giữa PCDD/PCDF và hàm lượng thủy ngân trong các khu vực sản xuất cũ. Việc nghiên cứu trên một diện tích rộng lớn phải được tiến hành cùng với việc nghiên cứu ở những khu đặc biệt bị ô nhiễm, đôi khi điều này sẽ khiến thời gian bị kéo dài.

Khi các buồng sản xuất bị đóng cửa, sẽ có một lượng thủy ngân thất thoát ra môi trường và điều này cũng cần được xem xét khi lập kế hoạch. Việc thất thoát thủy ngân ra môi trường trong thời gian ngưng hoạt động và phá hủy cơ sở cũ có thể phụ thuộc vào vị trí địa lý và thiết kế của các buồng sản xuất. Tuy nhiên, điều đáng mừng là khi các cơ sở này đóng cửa thì nhiệt độ trong phòng sẽ giảm xuống điều này có nghĩa là việc bay hơi của thủy ngân cũng giảm đi rất nhiều [Lindley, 1997].

Việc đóng cửa các buồng sản xuất cũ phải tuân theo pháp luật. Nhiều các quy định pháp luật áp dụng cho các nhà máy hoạt động cũng áp dụng trong khi tháo dỡ các khu vực sản xuất cũ.

Vì dụ:

- Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lao động.

- Bảo vệ môi trường (không khí, nước thải và đất bị ô nhiễm). - Vận chuyển và xử lý chất thải.

Các tiến trình trước khi đóng cửa các nhà máy sản xuất cũ có thể thành lập một nhóm nghiên cứu được thiết lập để thực hiện các kế hoạch chuẩn bị quy hoạch tổng thể dự án. Vai trò của nhóm nghiên cứu này là chuẩn bị trước các kế hoạch thực hiện để trình bày trước các cơ quan chức năng trước khi chính thức được chấp nhận sửa chữa. Đội ngũ này có thể là các nhân viên quản lý của công ty sản xuất Chlor-kiềm, các nhà thầu xây dựng cơ sở mới nếu có thể tham gia vào các tiến trình này càng sớm càng tốt [Euro Chlor Env. Prot.3, 1999].

Các nhóm dự án này cũng phải chịu trách nhiệm trước một số vấn đề đặc biệt trong quá trình ngưng hoạt động:

- Làm sạch và phá hủy các tòa nhà.

- Thu hồi và xử lý thủy ngân, cũng như các vật liệu cần phải xử lý khác, phá hủy các nhà máy, tòa nhà, các đường ống.

- Lập kế hoạch cho việc vận chuyển và tháo dỡ.

- Việc giám sát an toàn và sức khỏe cho người lao động, giảm phát thải thủy ngân vào không khí và nước, cũng như đảm bảo an toàn cho các nhân viên tham gia vào quá trình.

- Theo dõi sau khi nhà máy ngưng hoạt động, khảo sát về sự ô nhiễm của toàn bộ khu vực bao gồm cả môi trường xung quanh, đất, các bãi chứa rác thải cũ, và các trầm tích dưới sông ở các khu vực gần đó. Trong đó, ngoài thủy ngân hoặc mẫu trầm tích PCDD/PCDF trong đất nếu sử dụng graphit làm cực dương.

Hướng dẫn việc đóng cửa và ngưng hoạt động của các buồng sản xuất được trình bày trong [Euro Chlor Env. Prot.3, 1999] và [báo cáo Ý, 1997].

Sử dụng các phương tiện hiệu quả

Một lượng lớn thủy ngân còn tồn tại (1,8kg/tấn Clo mỗi năm). Điều này có nghĩa là sẽ có một lượng lớn thủy ngân tồn tại trong môi trường. Hiện tại, chưa có một quy định về số phận của lượng thủy ngân từ các nhà máy Clo-kiềm. Ngoại trừ Thụy Điển đã cấm xuất khẩu thủy ngân. Theo [SRI,1997] thì việc ngưng hoạt động buồng sản xuất có sử dụng thủy ngân trong EU thì sẽ dẫn đến lượng thủy ngân dư là 12.000 tấn.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT sẵn có tốt NHẤT CHO CÔNG NGHIỆP sản XUẤT CLO – KIỀM (Trang 37)