Nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tác động đến việc thực hiện chiến lược kinh doanh của Exembank (Trang 69)

Sau giai đoạn chấn chỉnh củng cố, nguồn lực tài chính của Eximbank đã được cải thiện đáng kể. Từ số vốn điều lệ 250 tỷ đồng vào thời điểm năm 2000, đến thời điểm tháng 8/2006 vốn điều lệ của Eximbank đã tăng lên 800 tỷ và dự kiến đến tháng 10/2006 sẽ tăng lên 1.200 tỷ.

Với số vốn điều lệ như hiện nay Eximbank hoàn toàn đáp ứng các qui định của Ngân hàng Nhà nước về vốn điều lệ, có thể kinh doanh ổn định, và có thể đầu tư mạnh hơn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố hạn chế của Eximbank trong xu thế cạnh tranh với nhiều ngân hàng trong và ngoài nước có vốn điều lệ lớn, tiềm lực tài chính mạnh. Tốc độ tăng vốn điều lệ của Eximbank thời gian qua chậm hơn một số ngân hàng đối thủ, do vậy từ vị trí là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ trong nhóm các ngân hàng cổ phần những năm 1999 – 2000, Eximbank đã tụt xuống vị trí thứ 5 trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam như ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK, và Habubank, và thấp hơn rất nhiều lần so với các ngân hàng VCB, BIDV, INCOMBANK, và các ngân hàng nước ngoài.

2.5.2. Hạ tầng công nghệ

Hạ tầng công nghệ của Eximbank có thể được khái quát qua 3 giai đoạn cơ bản sau:

- Giai đoạn từ 1990 đến 2000: trong bối cạnh hạ tầng công nghệ nước nhà và của ngành ngân hàng còn nhiều yếu kém, hệ thống thông tin, phần mềm quản lý của Eximbank cũng rất lạc hậu, chủ yếu được viết bằng ngôn ngữ Foxpro do vậy dung lượng lưu trữ và tốc độ xử lý rất chậm và không thể kết nối trực tuyến giữa các chi nhánh và hội sở, khả năng ứng dụng để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới rất hạn chế.

- Giai đoạn từ 2001 trở về sau: Eximbank đã đưa vào vận hành hệ thống

ngân hàng lõi tập trung (Corebanking) từ năm 2003 dưới sự tài trợ của ngân hàng thế giới, triển khai hệ thống phát hành thẻ quốc tế (SemaCard), hệ thống phát hành thẻ nội địa và quản lý ATM (Prime & Online). Dựa trên các hệ thống hiện đại này, Eximbank hoàn toàn có thể triển khai các sản phẩm tài chính ngân hàng hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, hệ thống ATM, Phonebanking, Homebanking.

2.5.3. Nguồn nhân lực

Tính đến thời điểm 31/08/2006, tổng số cán bộ công nhân viên của Eximbank là 1.129 người bao gồm: 508 nam, chiếm 45% và 621 nữ, chiếm 55%; trong đó:

- Có 855 người có độ tuổi dưới 35, chiếm 76%; 239 người có độ tuổi từ 36 đến 50, chiếm 21%, 35 người trên 50 tuổi, chiếm 3%.

- Có 704 người có trình độ đại học và sau đại học, chiếm 62%, cao đẳng và trung cấp là 171, chiếm 15%, phổ thông trung học là 254 chiếm 23%. Trong quá trình phát triển Eximbank cũng thường xuyên cử cán bộ, nhân viên trẻ tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện ở nước ngoài, đặc biệt là các khóa đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, công nghệ thông tin, và thẻ tín dụng tại Singapore, Ấn Độ, thành lập trung tâm đào tạo Eximbank với nhiệm vụ chính là huấn luyện nghiệp

- Có 777 người có thâm niên công tác trong ngành ngân hàng dưới 5 năm, chiếm 69%; 323 người có thâm niên từ 5 đến 15 năm, chiếm 28%, 2 người có thâm niên trên 15 năm, chiếm 3%.

Từ những thông tin trên có thể thấy, nguồn nhân lực Eximbank đa số là trẻ. Tuy nhiên, số lượng nhân sự có trình độ học vấn cao còn khiêm tốn, số nhân sự có trình độ trung học phổ thông còn khá cao chiếm 23% trong tổng số lao động, số người có thâm niên trong ngành ngân hàng còn chiếm tỷ trọng quá ít, số nhân viên mới chiếm tỷ trọng nhiều, trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên nhìn chung còn ở mức thấp.

Ngoài ra, đến nay Eximbank vẫn chưa có chiến lược dài hạn về thu hút và giữ nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị đương đầu với xu thế cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập của ngành ngân hàng.

2.5.4. Sản phẩm dịch vụ của Eximbank

Bên cạnh thế mạnh truyền thống trong lĩnh vực tài trợ và thanh toán xuất nhập khẩu theo định hướng từ khi thành lập, Eximbank đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các sản phẩm có công nghệ cao đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm tiền gửi và cho vay của Eximbank có chất lượng tốt và hấp dẫn đối với khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung sản phẩm dịch vụ của Eximbank vẫn chưa đa dạng so với các ngân hàng mạnh như ACB, Sacombank.

- Huy động vốn: Tiết kiệm thuần túy, tiết kiệm cầm cố, tiền gửi thanh toán

của cá nhân và tổ chức kinh tế bằng VNĐ, USD, GBP, HKD, SGD, CHF, EU, JPY, và Vàng dưới nhiều kỳ hạn đa dạng từ 1 tuần đến 60 tháng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tuy đạt mức tăng khá cao như đã phản ánh ở phần trên, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và uy tín thương hiệu của Eximbank

- Tín dụng: cho bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc công cụ lao động, vay đầu tư dự án, cho vay hạn mức…đối với các doanh nghiệp; cho vay tiêu dùng, bổ sung vốn kinh doanh, mua phương tiện vận tải, nhà đất, cho vay hỗ trợ du học,,vv. Hoạt động cho vay tại Eximbank rất đa dạng với nhiều hình thức tín chấp, thế chấp, bằng nhiều loại tiền lệ VNĐ, USD, GBP, HKD, SGD, CHF, EU, JPY, và Vàng và theo nhiều loại kỳ hạn ngắn, trung, dài hạn. Mặc dù hoạt động tín dụng Eximbank đã có bước cải tiến và tăng trưởng tốt, tuy nhiên hoạt động tín dụng chưa thật sự đa dạng, các khoản cho vay tập trung chủ yếu là có tài sản thế chấp nên đã hạn chế đối tượng khách hàng.

- Thanh toán và phát hành thẻ: triển khai hoạt động thanh toán thẻ tín dụng

quốc tế từ năm 1997, đến thời điểm hiện nay Eximbank đã cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ Visa, MasterCard, thẻ nội địa Eximbank cho hơn 2.000 đơn vị chấp nhận thẻ là các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng …vv với doanh số hàng năm đạt bình quân 25 triệu USD, Eximbank cũng đã triển khai thành công hệ thống máy ATM và hoạt động phát hành thẻ quốc tế từ năm 2003, mặc dù hệ thống công nghệ hiện đại, tuy nhiên do mạng lưới phân phối mỏng và chính sách thận trọng trong cấp tín dụng trong giai đoạn chấn chỉnh củng cố nên sau 3 năm triển khai, số thẻ phát hành của Eximbank còn khá khiêm tốn, tổng số thẻ Visa/MasterCard phát hành đến cuối tháng 8/2006 là 30.000 thẻ, tổng số thẻ ATM phát hành là 60.000 thẻ.

- Thanh toán quốc tế: vốn là thế mạnh của Eximbank trong những năm đầu,

tuy nhiên do một thời gian dài Eximbank quá thận trọng trong việc cấp hạn mức tín chấp, nguồn cung ngoại tệ chưa đáp ứng đủ, và giá bán ngoại tệ còn cao nên hoạt động thanh toán quốc tế Eximbank có tốc độ tăng trưởng chậm. Cụ thể, tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2005 đạt 1.6 tỷ USD, tăng 10% so năm

302,8 triệu USD, tăng 7%, thanh toán nhập khẩu đạt 857,22 triệu USD, tăng 4%, thanh toán phi mậu dịch đạt 532,4 triệu USD, tăng 23% năm 2004.

Hình 2.15. Biểu đồ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam và tăng trưởng nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank

(Nguồn: số liệu do phòng R & D Eximbank cung cấp)

Tuy nhiên, với chính sách hướng đến các doanh nghiệp SMEs từ đầu năm 2006, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Eximbank đã bắt đầu khởi sắc và có mức tăng trưởng tốt, Tổng doanh số thanh toán quốc tế 8 tháng 2006 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 230,3 triệu USD, tăng 12% (# 24,6 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2005; doanh số hàng nhập khẩu đạt 896,2 triệu USD, tăng 53% (# 308,9 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2005; doanh số thanh toán phi mậu dịch 8 tháng đạt 379,4 triệu USD, tăng 10% (# 33,8 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2005.

+ Kiều hối: đây là sản phẩm tương đối mạnh của Eximbank, tuy nhiên thời

gian gần đây dịch vụ này đã bị nhiều ngân hàng cạnh tranh rất gay gắt. Doanh số kiều hối năm 2005 của Eximbank đạt 383,5 triệu USD, tăng 27% so với năm 2004, chủ yếu tập trung tại Hội sở, chiếm 91% tổng doanh số kiều hối toàn hệ thống. Doanh số kiều hối 8 tháng năm 2006 đạt 292,4 triệu USD, tăng 20% (# 48,2 triệuUSD) so cùng kỳ 2005.

+ Kinh doanh vàng: mặc dù thời gian gần đây giá vàng diễn biến rất phức

tạp, lên xuống bất thường, gây khó khăn nhiều cho nghiệp vụ kinh doanh vàng, nhưng do thường xuyên theo dõi, bám sát thị trường hoạt động kinh doanh vàng của Eximbank đã thu được kết quả tốt, tổng doanh số mua bán vàng nguyên liệu và vàng thành phẩm của Eximbank năm 2005 đạt 1,16 triệu lượng; tăng gấp 4 lần với năm 2004, lãi gộp đạt 13,5 tỷ đồng, gấp 6,3 lần so với năm 2004, chiếm

4% trong tổng thu nhập ngân hàng. Kết qủa kinh doanh vàng 8 tháng đầu năm 2006 đạt trên 21 tỷ đồng, tăng 115% so với cùng kỳ.

+ Đầu tư tài chính tiền tệ: bên cạnh hoạt động tín dụng, Eximbank đã mở

rộng danh mục đầu tư và đa dạng tài sản có sinh lời thông qua hoạt động đầu tư các công cụ tài chính và thị trường liên ngân hàng. Trong năm 2005, Eximbank đã đầu tư vốn bình quân trong hoạt động này là 2.906 tỷ đồng, chiếm 31% trên tổng tài sản, thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư đạt 42,2 tỷ đồng, tăng 56 % so với 2004.Trong 8 tháng đầu năm 2006, hoạt động đầu tư của Eximbank có mức tăng trưởng ở mức trên 50%, trên cơ sở đó Eximbank đã bắt đầu thành lập phòng đầu tư tài chính nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng sôi động.

+ Kinh doanh địa ốc: đây là nghiệp vụ còn khá mờ nhạt tại Eximbank, chủ

yếu tập trung vào công tác thẩm định giá phục vụ hoạt động tín dụng. Những hoạt động tư vấn và làm cầu nối thanh toán gần như rất hạn chế.

2.5.5. Mô hình tổ chức

Dưới sự tư vấn của GTZ, từ đầu năm 2006 Eximbank đã mạnh dạn thay đổi mô hình tổ chức trực tuyến chức năng, đã tồn tại từ 1990 đến 2005, thành mô hình tổ chức ma trận chức năng với 5 khối quản trị (được mô tả ở hình 2.2) bao gồm:

1) Khối nghiên cứu phát triển: do Tổng Giám Đốc trực tiếp phụ trách.

gồm các phòng Nghiên cứu Phát Triển, Ban Dự Án Phát Triển, Quan Hệ Quốc tế.

2) Khối quản trị hành chánh và nguồn nhân lực: do Tổng Giám Đốc trực

tiếp phụ trách một số phòng (phòng Nguồn Nhân Lực, Trung Tâm Đào Tạo) và 1 phó tổng giám đốc phụ trách các phòng Hành Chánh, Xử Lý Thông Tin, Kế

3) Khối dịch vụ khách hàng: do 3 phó tổng giám đốc phụ trách, gồm các phòng Dịch vụ Khách Hàng Cá Nhân, Tín Dụng Cá Nhân, Thẻ Tín Dụng, Trung Tâm Địa Ốc, Dịch Vụ Khách Hàng Doanh Nghiệp, Tín Dụng Doanh Nghiệp, Thanh Toán Xuất Khẩu, Thanh Toán Nhập Khẩu.

4) Khối Quản Trị nguồn vốn: do 1 phó tổng giám đốc phụ trách, gồm các

phòng Kinh Doanh Vàng, Kinh Doanh Tiền Tệ, Ngân Quỹ, Đầu Tư Tài Chính.

5) Khối quản trị rủi ro: do 1 phó tổng giám đốc phụ trách, gồm các phòng

Kiểm Tra Nội Bộ, Pháp Chế Thu Hồi Nợ, Quản Lý Tín Dụng.

Về tổng thể mô hình tổ chức mới với cấp thẩm quyền từ cao đến thấp gồm Đại Hội Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị, Ban Điều Hành, Các Trưởng Phòng Ban, Chi nhánh. Trong hoạt động điều hành, mô hình tổ chức mới của Eximbank có lợi thế là tách biệt được các chức năng kinh doanh và quản trị theo hướng chuyên môn hóa thông qua chuẩn hóa các qui chế và qui trình, và tách biệt về vai trò giữa bộ phận trực tiếp tiếp xúc khách hàng (Front Office) với bộ phận quản trị kiểm soát (Back Office) từ đó phát huy được tính chuyên nghiệp trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày, góp phần giải quyết các nhu cầu của khách hàng nhanh hơn, đồng thời kiểm soát rủi ro trong tác nghiệp cũng đựơc thực hiện thường xuyên và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, mô hình tổ chức của Eximbank vẫn nhược điểm là mang nặng tính nhà nước. Việc phân quyền cho hơn 300 quản trị viên cấp trung, chiếm hơn 80% lực lượng quản trị của Eximbank còn rất hạn chế, nhiều quyết định vẫn còn được đưa ra theo nguyên tắc ý kiến số đông làm chậm quá trình ra quyết định từ đó ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh của Eximbank.

2.5.6. Hoạt động Marketing

Trong suốt thời gian hơn 15 năm thành lập, hoạt động Marketing của Eximbank vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí có thể nói là chưa xứng tầm với quy mô hoạt động của ngân hàng, và chưa hỗ trợ nhiều cho hoạt động kinh doanh của Eximbank trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cụ thể:

- Giai đoạn từ 1990 - 2000: trong 10 năm đầu hoạt động, Eximmbank dựa

trên lợi thế là ngân hàng cổ phần đầu tiên tại Việt Nam hoạt động hỗ trợ công tác xuất nhập khẩu cho Chính Phủ chỉ định nên hầu như không có hoạt động Marketing, không nghiên cứu thị trường, không phân khúc thị trường, không quảng cáo khuyến mãi, không chăm sóc khách hàng, không chú trọng thương hiệu…vv, Khách hàng chủ yếu của Eximbank giai đoạn này các doanh nghiệp nhà nước, và một số ít khách hàng tự tìm đến với Eximbank.

- Giai đoạn từ 2001 – 2005: trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh nhau

ngày càng quyết liệt, Eximbank đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động Marketing trong kinh doanh, tuy nhiên Eximbank đang trong tình trạng bị giám sát đặc biệt, tình hình tài chính hạn chế, nguồn lực chủ yếu tập trung vào công tác chấn chỉnh củng cố, do vậy công tác Marketing tuy có quan tâm hơn nhưng kết quả còn rất khiêm tốn và chưa có đường hướng rõ nét. Cụ thể:

- Mạng lưới giao dịch: trong 5 năm từ 2001 – 2005, Eximbank chỉ mở mới

được 5 chi nhánh, 10 phòng giao dịch, trang bị chỉ 10 máy ATM. Qua 15 năm hoạt động, đến thời điểm hiện nay mạng lưới giao dịch của Eximbank chỉ có 15 chi nhánh, 6 phòng giao dịch, 10 máy ATM và là một trong những ngân hàng thương mại có mạng lưới giao dịch ít nhất hiện nay. Đây chính là điểm yếu điểm nhất của Eximbank và làm hạn chế công tác huy động vốn, triển khai các sản phẩm dịch vụ của Eximbank đến khách hàng.

- Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu: từ giai đoạn bắt đầu củng cố chấn chỉnh, Eximbank đã ý thức được tầm quan trọng của việc phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu, xác định được cơ bản về định hướng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có thu nhập từ trung bình trở lên. Tuy nhiên, do tập trung chấn chỉnh củng cố nên việc hướng đến phân khúc đã chọn, và phát triển thêm khách hàng cơ sở còn nhiều hạn chế. Đến thời điểm tháng 8/2006, Eximbank về cơ bản đã xác lập được hơn 100,000 khách hàng cá nhân và 20,000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời gian tới Eximbank sẽ thiết kế các sản phẩm chuyên biệt phục vụ từng nhóm khách hàng nhằm tăng qui mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh.

- Phát triển thương hiệu: hoạt động quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công

chúng của Eximbank trong hơn 10 năm đầu không được quan tâm do vậy rất ít khách hàng cá nhân biết đến tên tuổi và sản phẩm của Eximbank, khách hàng doanh nghiệp biết đến tên tuổi Eximbank phần lớn là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ của Eximbank được rất ít khách hàng biết đến hoặc biết rất lờ mờ và không đầy đủ. Điều này đã hạn chế khả năng thu hút khách hàng của Eximbank so với các ngân hàng đối thủ như ACB. Techcombank..vvv. Từ tháng 8/2005, trên cơ sở sáp nhập phòng Quan Hệ

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài tác động đến việc thực hiện chiến lược kinh doanh của Exembank (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)