Chính sách tiền tệ tại Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước xác định trong “Chiến Lược Phát Triển Ngành Ngân Hàng Từ Nay Đến 2010, Tầm Nhìn 2020” là chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, nhằm kiểm soát lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể:
- Về điều hành lãi suất: Ngân hàng nhà nước tiếp tục chính sách lãi suất
thả nổi nhưng có kiểm soát thông qua các cơ chế về lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu, lãi suất cơ bản…vv
- Đối với nghiệp vụ thị trường mở: tiếp tục phát huy các công cụ thị trường
mở nhằm kiểm soát linh hoạt cung cầu vốn trên thị trường.
- Nghiệp vụ chiết khấu và tái cấp vốn: hỗ trợ vốn cho các ngân hàng
thương mại bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng liên doanh theo hạn mức chiết khấu để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng và can thiệp những trường hợp khủng hoảng thanh khoản mang tính hệ thống.
- Dự trữ bắt buộc: Từ đầu năm 2005 đến nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc không
thay đổi so với cuối năm 2004 nhằm tránh tác động làm tăng lãi suất thị trường, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả.
- Tỷ giá hối đoái: tỷ giá được điều hành theo chính sách thả nổi có quản lý
nhằm tăng tính linh hoạt và đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng và cơ cấu lại ngân hàng thương mại, như ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng; sửa đổi cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, quy định về hạch toán kế toán theo hướng giao quyền chủ động cho các Tổ chức tín dụng và đánh giá chất lượng tín dụng, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chỉ đạo các Tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro và bảo đảm an toàn hệ thống, sửa đổi quyết định 49/NHNN theo hướng buộc các ngân hàng thương mại tăng vốn tự có, nâng cao tỷ lệ an toàn tối thiểu…
Cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2007; chỉ đạo các Tổ chức tín dụng đẩy nhanh thực hiện các cấu phần về hiện đại hóa công nghệ, quản trị kinh doanh và rủi ro, nâng cao chất lượng nhân sự và phát triển mạng lưới…
+ Dự báo xu thế phát triển của các ngân hàng tại Việt Nam:
Các sản phẩm - dịch vụ của các ngân hàng thương mại có xu hướng ngày đa dạng và chất lượng cao hơn. Một số dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được các ngân hàng đẩy mạnh triển khai trong thời gian gần đây và trong tương lai sẽ được xã hội chấp nhận rộng rãi như: ngân hàng điện tử, mobile banking, thẻ ATM, thẻ tín dụng. Hệ thống ngân hàng đã có những bước cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, hoạt động, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối… Trong xu thế hội nhập từ nay đến 2010, các ngân hàng Việt Nam sẽ phấn đấu để đạt trình độ quản trị, mức tăng trưởng, và qui mô đạt chuẩn của các ngân hàng trung bình trong khu vực (theo định hướng chiến lược của Ngân hàng Nhà Nước). Cụ thể:
- Vốn huy động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 từ 27 đến 30%.
- Dư nợ tín dụng tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 từ 25 đến 30%.
- Tỷ trọng cho vay trung dài hạn duy trì ở mức hợp lý 40 đến 45% trong tổng dư nợ cho vay.
- Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đạt từ 40 đến 45%.
- Vốn điều lệ tương đương các ngân hàng mạnh trong khu vực, cụ thể theo nghị định 49/Ttg là 5.000 tỷ đồng.
+ Một số thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam:
Từ góc độ tổ chức và nghiệp vụ, để tránh hiện tượng hội nhập là do tình thế bắt buộc, các ngân hàng phải chủ động tình các phương hướng hội nhập phù hợp với điều kiện của mình. Những yếu kém và bất cập trong quản lý, trong tác nghiệp, và kỷ năng tác nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng là những thách thức lớn nhất và có thể được nhận dạng và khái quát thành những nội dung cốt lõi sau:
- Thách thức nhìn từ cơ chế quản lý: các luật điều chỉnh hoạt động ngân
hàng như Luật các tổ chức tín dụng, Quyết định 1627/NHNN, Dự Thảo Nghị Định 49, Quyết định 1160/NHNN, QĐ493/NHNN, QĐ 457/NHNN …vvv nói chung còn mang nhiều dấu ấn của cơ chế mệnh lệnh hành chính và cơ chế “xin – cho”. Cơ chế điều hành tỉ giá hối đoái còn bị chi phối bởi sự phân tán về quyền quản lý ngoại tệ quốc gia cũng như các hoạt động tự do trong lĩnh vực thanh toán và tín dụng ngoại tệ nội địa chưa đủ sức tạo ra một thị trường hối đoái
thị trường giao sau, thị trường quyền lựa chọn,...). Các chỉ tiêu về về an toàn vốn, về chất lượng tín dụng, về kế toán – kiểm toán và thanh tra,... chưa theo kịp thông lệ quốc tế. Cấu trúc tổ chức hệ thống Ngân hàng chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hoạt động Ngân hàng kém cả về chất lượng lẫn hiệu quả so với các nước trong khu vực. Nếu so sánh với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Nhật..vvv thì khoảng cách này lại càng xa hơn.
- Thách thức từ công nghệ và năng lực tài chính: là yếu tố còn yếu kém
của nhiều ngân hàng Việt Nam. Về công nghệ, chủ yếu vẫn còn dựa căn bản vào kỹ năng truyền thống. Việc phát triển công nghệ thông tin, trong đó có hệ thống thông tin quản lý (Management Information System – MIS) chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. Hàng loạt phương thức quản trị ngân hàng hiện đại chưa được áp dụng hoặc không phát huy được hiệu quả do thiếu hệ thống MIS. Mạng thông tin (Information Network) còn mang tính cục bộ và không tương thích giữa các ngân hàng, chính vì vậy mà khả năng hợp tác giữa các ngân hàng thương mại cũng như của cả hệ thống còn rất hạn chế và kém hiệu quả. Tiềm lực về tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung còn rất nhỏ làm hạn chế khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho toàn nền kinh tế. Dư nợ tín dụng mới đạt khoảng 55% GDP, thấp xa so với mức trên trên 80% của các nước trong khu vực (trích báo cáo thường niên 2005 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
- Thách thức từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt: theo báo cáo từ kết quả
khảo sát của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp cùng Bộ kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào cuối năm 2005, cho thấy 42% doanh nghiệp và 50% người dân được hỏi đều trả lời rằng, khi mở cửa thị trường tài chính, họ sẽ lựa chọn vay tiền tại các ngân hàng nước ngoài chứ không phải là ngân hàng nội địa. Đáng chú ý hơn là 50% doanh nghiệp và 62% người dân được hỏi cho
rằng họ sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền. Nguyên nhân được các doanh nghiệp và người dân giải thích về quyết định chuộng ngân hàng nước ngoài vì niềm tin ngân hàng nước ngoài có tính chuyên nghiệp cao, thủ tục đơn giản, dịch vụ tốt và đáng tin cậy hơn các ngân hàng Việt Nam.
- Hoạt động ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém: các sản phẩm và
dịch vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu. Các chỉ số đánh giá về nợ quá hạn, về đảm bảo an toàn vốn (hệ số CAR), về tỉ trọng chi phí quản lý trong doanh số hoạt động... so với chuẩn mực quốc tế còn đang ở mức thấp. Hầu hết các chỉ tiêu này của các ngân hàng thương mại vượt ngưỡng chuẫn mực quốc tế từ 1,5 đến 2,5 lần; khả năng thanh toán bình quân của các chỉ đạt xấp xỉ 65%; tỉ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có của các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ đạt 6% so với trung bình 13 – 15% của các nước trong khu vực; khoảng cách chênh lệch lãi suất bình quân giữa đầu vào và đầu ra trong hoạt động tín dụng hiện chỉ vào khoảng 0,15-0,17%/tháng, trong khi dư nợ sinh lời của các nước trong khu vực là 0,3-0,4%/tháng; Dư nợ bình quân của một cán bộ, nhân viên đạt xấp xỉ 5,5 tỉ đồng. Vốn không sinh lời có xu hướng gia tăng, ở một số ngân hàng vốn còn chạy lòng vòng trong khu vực thị trường tài chính hoặc đổ dồn vào các dự án đầu tư theo chỉ định ít hiệu quả (thậm chí rủi ro cao) làm cho tỉ trọng vốn đầu tư vào sản xuất và dịch vụ chưa cao.
Nhiều khoản đầu tư theo chỉ định của Chính Phủ với khối lượng vốn rất lớn nhưng hiệu quả không cao hoặc thua lỗ, theo báo cáo từ Ngân Hàng Nhà Nước đến cuối tháng 6/2006 tổng số nợ xấu của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh (VCB, INCOMBANK, BIDV, AGRIBANK) là hơn 1,5 tỷ USD.
Việc xử lý nợ tồn đọng còn nặng về cơ chế bao cấp, ỷ lại quá nhiều vào việc “khoanh, dãn, xóa nợ” của nhà nước. Công tác thanh tra giám sát mặc dù
với sự phát triển nhanh của thị trường tài chính (nhất là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và dịch vụ ngân hàng mới), các Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và sự hội nhập của hệ thống Ngân hàng và thị trường tài chính quốc tế.
Bên cạnh những yếu tố bất lợi và thách thức như đã nêu trên, ngành ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều yếu tố thuận lợi và cơ hội trong giai đọan từ nay đến năm 2010.
+ Một số cơ hội đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam và Eximbank: hội
nhập sẽ tạo môi trường bình đẳng và thông thoáng hơn, cơ chế “xin cho” hoặc “bảo hộ” sẽ giảm dần. Nền kinh tế sẽ đón nhận các Ngân hàng, các định chế tài chính, các công ty tài chính, bảo hiểm,.. với mô hình quản lý và kinh doanh hiện đại.
Các ngân hàng có cơ hội nâng cao năng lực tài chính, cơ cấu lại cấu trúc tài chính, bảo đảm và đẩy mạnh tái đầu tư và tái cơ cấu lại tổ chức, tăng cường tiềm lực và khả năng quản lý về công nghệ, tài chính, và hoạt động kinh doanh, đảm bảo huy động vốn và phân bổ vốn an toàn hiệu quả theo nguyên tắc thị trường, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong môi trường kinh kinh mang tính toàn cầu.
- Các chuẩn mực về kiểm soát rủi ro sẽ trở nên phổ biến và góp phần hạn chế rủi ro cho các ngân hàng Việt Nam như quản trị tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO); xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ về nghiệp vụ theo chuẩn mực quốc tế.
- Cơ hội đẩy mạnh phát triển và mở rộng thị phần trong nước, tranh thủ thời cơ mở rộng thị trường ra nước ngoài (VCB, BIVD hiện đã có văn phòng đại diện ở Mỹ), đẩy mạnh phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, tăng cường các hoạt động marketing - xây dựng uy tín thương hiệu.