- Nhìn chung ngay sau khi chấn chỉnh củng cố, năng lực tài chính của Eximbank còn yếu và cần nhiều kinh phí để đầu tư phát triển, do vậy Chính phủ cần có chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 2 đến 3 năm (từ năm 2006 đến hết năm 2008) để hỗ trợ Eximbank trong việc đào tạo nhân lực, đầu tư công nghệ, tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ...vv nhằm tăng nhanh khả năng ứng phó cho Eximbank trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có chính sách cấp bù cho Eximbank đối với các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước như Công ty Lam Sơn, Xí nghiệp Nấm.. đã được giải thể, phá sản nhưng còn nợ Eximbank.
- Miễn nộp các loại thuế khi bán, phát mãi tài sản đối với các khoản nợ còn tồn đọng trước giai đoạn chấn chỉnh củng cố hiện nay chưa xử lý xong.
- Sớm ban hành nghị định 49/Ttg để điều chỉnh các hoạt động quản lý ngân hàng, và làm hành lang pháp lý cho việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài.
- Ban hành các nghị định hướng dẫn chi tiết luật đầu tư, luật doanh nghiệp 2005 nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho Eximbank trong hoạt động cho vay và đầu tư.
- Có chính sách làm tan băng thị trường bất động sản để tạo điều kiện cho Eximbank phát triển các sản phẩm dịch vụ liên quan đến bất động sản như cho vay mua nhà, đất, môi giới...vv
- Nhanh chóng ban hành các chính sách hạn chế sử dụng tiền mặt nhằm thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ ngân hàng của các cá nhân và doanh nghiệp.
- Có chính sách nới lõng các qui định về chế độ tài chính đối với ngân hàng theo hướng để các ngân hàng thương mại cổ phần tự quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế của mình. Cụ thể là nên bỏ qui định "mức trích lập quỹ dự phòng tài chính tối đa không được vượt quá 25% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng" tại khoản 2, điều 23, nghị định 146/2005/NĐ-CP.