Thành tựu của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên trường Đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên các trường Cao đẳng sư phạm qua việc giảng dạy học phần Thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Trang 59)

trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay

Trong gần 70 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn được Nhà nước coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước. Suốt thời gian xây dựng và phát triển trường đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác đào tạo những thế hệ cán bộ lý luận cho cả nước. Cũng như một số lĩnh vực chuyên môn khác, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đưa giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật vào chương trình giáo dục và đào tạo. Điều này thể hiện quan điểm đúng đắn trong phát triển con người toàn diện, yêu cầu của cách mạng trong thời kỳ đổi mới.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tiền thân là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/06/1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hiện nay nhà trường

có 15 khoa và một bộ môn gồm có khoa Báo chí & Truyền thông, khoa Du lịch học, khoa Đông phương, khoa Khoa học Chính trị, khoa Khoa học quản lí, khoa Lịch sử, khoa Lưu trữ học & Quản trị văn phòng, khoa Ngôn ngữ học, khoa Quốc tế học, khoa Tâm lí học, khoa Thông tin - Thư viện, khoa Triết học, khoa Văn học, khoa Việt Nam học & Tiếng Việt, khoa Xã hội học và Bộ môn Nhân học.

Nhà trường luôn xác định thầy và trò cùng phấn đấu vì mục tiêu giáo dục, hiện nay, đào tạo đại học có 20 ngành, đào tạo thạc sĩ có 29 ngành, tiến sĩ có 26 ngành với 16 đơn vị đào tạo, 13 trung tâm nghiên cứu và phuc vụ đào tạo, 1 viện và 1 bảo tàng nghiên cứu. Với hệ thống đa ngành trong lĩnh vực xã hội, nhà trường phấn đấu hoàn thiện và xây dựng trường thành một trường đại học đứng đầu đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong hơn sáu mươi năm qua, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội cơ bản, giảng viên và các bộ phận hoạt động quản lý phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với nhiều thành tích đáng kể. Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường được thể hiện thông qua các danh hiệu: Huân chương Lao động hạng Nhất năm (1981), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chương Hồ Chí Minh (2010); 10 nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 16 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ; 25 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 56 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được phát triển trên nền tảng của một đội ngũ giảng viên có chất lượng và trình độ cao, số cán bộ đạt chuẩn ngày một tăng nhanh. Nhà trường có tổng số trên 500 cán bộ. Ngoài số giảng viên cơ hữu trên còn có 170 giảng viên thỉnh giảng và số lượng này không ngừng tăng lên về chất lượng. Chỉ trong năm học 2013 – 2014, nhà trường có 17 cán bộ bảo về thành công luận án tiến sỹ, 08 giảng viên được bổ nhiệm các chức danh GS và PGS. Số giảng viên đạt trình độ sau đại học là 329/365 (chiếm hơn 90%), trong đó có 181 tiến sĩ (chiếm 50%), 06 GS và 84 PGS (chiếm 25%). Đây là tỷ lệ cao hơn hẳn so với các đại học khác và so với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, Đề án phát triển đội ngũ nhà khoa học và quản lý trình độ cao đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng được hoàn thành, làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị trọng điểm trong nghiên cứu xã hội và nhân văn với số lượng quy mô lớn các đề tài các cấp. Năm 2013 – 2014, nhà trường có 14 đề tài cấp Nhà nước, 17 đề tài Quỹ Nafosted, 03 đề tài cấp Thành phố Hà Nội cùng hàng chục đề tài cấp Trường và Đại học Quốc gia Hà Nội. Cán bộ trường đạt nhiều giải thưởng khoa học công nghệ các cấp, 05 cuốn sách đạt giải Sách hay, có 02 nhóm nghiên cứu được công nhận là nhóm nghiên cứu mạnh cấp

Đại học Quốc gia Hà Nội. Số lượng công trình công bố quốc tế tăng gần gấp

đôi. Trong năm học 2013-2014, cán bộ của Trường đã công bố 44 công trình ở nước ngoài, tăng gấp đôi so với năm trước (23 công bố quốc tế trong năm học 2012-2013), trong đó có 05 bài báo công bố trên các tạp chí thuộc danh mục Scopus. Đây là một trong những chỉ số quan trọng nâng cao vị trí xếp hạng đại học nghiên cứu của Nhà trường. Điều này cho thấy tiềm lực khoa học mạnh của đội ngũ cán bộ, tính linh hoạt và chủ động trong việc xây dựng đề tài nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn tài trợ. Bên cạnh đó, nó cho thấy

những chính sách khuyến khích, động viên hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế của Trường đã bước đầu phát huy hiệu quả. Số buổi hội thảo, hội đàm khoa học cũng tăng đáng kể. Nhà trường tổ chức được 28 hội thảo, toạ đàm khoa học, trong đó có 19 hội thảo, toạ đàm quốc tế, với sự tham gia của các đối tác và các nhà khoa học nổi tiếng trong nước và quốc tế, qua đó nâng cao được vị thế, uy tín của Nhà trường. Một số hội thảo gây được tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu và xã hội như “Việt Nam trong lịch sử thế giới”, “60 năm Việt Nam - Pháp - EU”, “Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc: thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, “Từ Điện Biên Phủ đến Geneve, nhìn từ góc độ quốc tế”…

Việc hợp tác quốc tế theo chiều sâu cũng được tăng cường bằng việc năm 2013 – 2-14 trường đã ký mới và gia hạn 20 văn bản hợp tác với các đối tác xếp hạng cao trên thế giới như Đại học Inha (Hàn Quốc), Đại học Quốc lập Đài Loan, Đại học Glasgow (Anh), Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc, Đại học Adelaide…, nâng tổng số văn bản hợp tác quốc tế lên con số 199. Trên cơ sở đấy, nhiều chương trình, dự án nghiên cứu quốc tế với các Đại học lớn đã và đang được triển khai hiệu quả, giúp tăng thêm nguồn lực phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của Nhà trường. Với những mối quan hệ đó, năm 2013 – 2014 nhà trường đã hoàn thành đánh giá chương trình cử nhân ngành

Ngôn ngữ học theo chuẩn AUN (mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á).

Việc này làm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến một bước trong hoạt động đánh giá bài giảng của giảng viên và kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế. Hiện nay, hoạt động kiểm định chất lượng và văn hoá chất lượng đã trở thành những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Trường.

Với mô hình đào tạo phong phú: đại học chính quy, sau đại học, đào tạo ngắn hạn, hệ vừa học vừa làm, liên kết quốc tế, nhà trường đã đạt được

không ít các thành tựu quan trọng trong việc đưa giáo dục thị hiếu thẩm mỹ vào trong chương trình giáo dục đào tạo. Điều này thể hiện quan điểm đúng đắn trong chiến lược phát triển toàn diện con người, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa mới. Trong chương trình học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà trường đã đưa vào các môn học Đạo đức học, Mỹ học Mác – Lênin, Nghệ thuật học, Giáo dục thẩm mỹ, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Dân tộc học, định hướng giá trị và giáo dục định hướng giá trị. Đối với sinh viên năm thứ nhất, thứ hai, đa phần các môn học này đều là môn học bắt buộc. Sinh viên đồng thời vừa làm quen với trường lớp mới, thầy bạn mới, vừa được làm quên với những kiến thức cơ bản về dân tộc, đất nước, đạo đức, thẩm mỹ góp phần hình thành những lý tưởng đúng đắn cho tương lai. Điều đáng chú ý là trong chương trình đào tạo, nhà trường đã kết hợp một số nội dung của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, nâng cao năng lực cho thị hiếu thẩm mỹ, bồi dưỡng đạo đức, tình cảm, làm đa dạng nhu cầu, hướng tới cái đúng, cái đẹp cho sinh viên.

Trên thực tế, ngoài việc được tiếp cận những kiến thức thẩm mỹ qua các môn học về mỹ học, nghệ thuật học nêu trên; để hoàn thiện thị hiếu thẩm mỹ một cách đúng chuẩn, khoa học, sinh viên của trường còn được trang bị thêm những kiến thức về thị hiếu thẩm mỹ qua việc rèn luyện, cọ sát thông qua các hoạt động thực tiễn của Đoàn thanh niên, của Hội sinh viên. Các chương trình như Mùa hè xanh, Hiến máu cứu người, Trái tim Việt Nam, Hành trình tri ân – Hành trình tình nguyện, Ba sẵn sàng…, đặc biệt trường rất hay tổ chức các đợt trưng bày tranh ảnh theo các chủ để mang đậm tính nhân văn. Điển hình trong đó có đợt trưng bày tranh với chủ đề “Tôi là Tôi” thu hút được sự chú ý của nhiều thầy cô giáo và sinh viên trong và ngoài trường. Tranh ảnh được phóng khổ lớn, có kèm nội dung thuyết minh, dựng trên những kệ lớn dọc hai bên lối vào của trường; mọi thầy cô và sinh viên để vào

trường đều phải đi qua đây. Các bức tranh thể hiện chân dung và công việc của các nhân vật điển hình trong xã hội dưới góc nhìn riêng của các tác giả. Đó là những gương lao động xuất sắc; những gương người tốt việc tốt đã kiên cường sống và cống hiến vượt qua số phận vất vả, khó khăn; đó là chân dung những người bị Gay đã sống bằng tất cả tình yêu cuộc sống của mình để nỗ lực vượt qua mọi dư luận xã hội...Mỗi bức ảnh một mảnh đời, một hoàn cảnh và một thông điệp riêng đến người xem. Chính từ những bức ảnh, những con người rất bình dị ấy đã truyền thêm niềm tin, động lực, những lý tưởng sống, cũng như góp phần hình thành những khuynh hướng thẩm mỹ tốt đẹp cho mỗi sinh viên. Với những chương trình đó, công tác giáo dục của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định trong việc trang bị cho sinh viên những thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, cao đẹp.

Ngoài hai nhân tố là thầy và trò, hệ thống cơ sở vật chất cũng góp một phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống thư viện có chất lượng cao là một trong những yếu tố tác động hằng ngày vào quá trình rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên. Trong nhiều năm qua, cơ sở vật chất kỹ thuật của trường không ngừng được tăng cường. Tổng diện tích nhà trường là 23.000 m2 với hệ thống các nhà A, B, C, D, I, nhà điều hành và hệ thống thư viện, nhà trường đã tạo ra một môi trường tương đối hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Các lớp học kiên cố, sạch sẽ, hiện đại; bảng thông tin điện tử nhà trường luôn cập nhật những tin tức mới nhất diễn ra trong ngày; các câu khẩu hiệu, panô, áp phích được treo ở những vị trí dễ thấy trong khuôn viên nhà trường; quang cảnh ngoài giảng đường như hệ thống cây xanh, ghế đá, vòi phun nước… được xây dựng hợp lý. Tất cả đã góp phần quan trọng vào việc hình thành những nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, phát huy thị hiếu thẩm mỹ về cái đẹp, về lối sống trong sáng, có văn hóa cho sinh viên

nhà trường. Tương lai trong thời gian tới, trường sẽ chuyển về cơ sở Hoà Lạc với 584.000 m2, hứa hẹn một hệ thống cơ sở vật chất trọn vẹn, đáp ứng mọi nhu cầu giảng dậy và học tập của thầy và trò nhà trường.

Trung tâm thư viện là một nhân tố quan trọng trong những điều kiện tác động tới đời sống văn hóa tinh thần và thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, với 136 cán bộ phục vụ bạn đọc tại các cơ sở: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thuỷ, Đại học Ngoại ngữ số 1 Phạm Văn Đồng, Đại học Khoa học Tự nhiên 334 Nguyễn Trãi, Kí túc xá Mễ trì: 182 đường Lương Thế Vinh. Nhà trường có hệ thống tài liệu đồ sộ và phong phú với Kho Tài liệu in và Cơ sở dữ liệu cơ bản ghi thư mục với tổng số bản tài liệu lên tới

449.879gồm hơn 120.000 bản ghi thư mục với gần 500.000 bản tài liệu, gần

400 tên tạp chí, hơn 12.000 luận án, luận văn, hơn 1.000 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp Đại học Quốc gia, cấp Nhà nước.; Tài liệu số có hơn 3.000 giáo trình và sách tham khảo của Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, hơn 12.000 luận án, luận văn, hơn 1.000 đề tài cấp nhà nước và cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, hơn 500.000 trang thư tịch cổ Hán Nôm, tài liệu chuyên sâu về Việt Nam học, 7 Chuyên san của Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, số các đầu sách về mỹ học, nghệ thuật học cũng chiếm một số lượng quan trọng. Nhà trường có một tầng rộng lớn trên tổng ba tầng của thư viện là kho mở với nhiều tài liệu tạp chí, tập san về văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ được cập nhật liên tục, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thường xuyên với các tri thức văn hóa nghệ thuật của sinh viên. Ngoài ra còn có Cơ sở dữ liệu trực tuyến, chuẩn nghiệp vụ thư viện và Tin học hóa với mạng LAN hoàn chỉnh tại trụ sở chính và các khu vực Thượng Đình, Ngoại ngữ, Mễ trì được kết nối Intranet Đại học Quốc gia Hà Nội và kết nối Internet, 10 máy chủ, hơn 200 máy trạm làm

việc và tra cứu, sử dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Virtua ILS và ContentPro IRX để quản lý tài nguyên số. Không những vậy, Trung tâm còn có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế tại Hà Nội như Phòng Văn hóa Thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ, Viện Gớt, Hội đồng Anh, Qũy Châu Á, Phòng Thông tin Đại sứ quán Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Pháp ngữ ...Trung tâm là thành viên sáng lập và tham gia Ban Chấp hành Hội thư viện đại học trực tuyến các nước Đông Nam Á (AUNILO) và Hội đồng thư viện Đại học Quốc gia các nước Đông Á (East Asian University Library Council).

Ngoài ra, Trung tâm thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có quan hệ với hơn 50 trường đại học, viện

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên các trường Cao đẳng sư phạm qua việc giảng dạy học phần Thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)