1.2.3.Nội dung và hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay
1.2.3.1. Những nội dung giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là nội dung không thể thiếu trong giáo dục sinh viên. Bên cạnh những hình thức giáo dục đặc thù khác trong hệ thống giáo dục của xã hội, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện của những cán bộ tư tưởng lý luận tương lai. Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn cần xác định rõ ngay từ khi bước chân vào trường rằng họ sẽ trở thành những nhà báo, nhà văn, dịch giả…, những người nghiên cứu về văn học, sử học, lịch sử, tâm lý học…, những biên tập viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch..., đặc biệt là những người thầy
giáo, cô giáo trong tương lai. Những tri thức được trang bị trong những năm ngồi trên ghế giảng đường sẽ là một phần lớn hành trang để họ bước vào đời. Và với nguồn kiến thức đó, họ sẽ đem cái đẹp, cái tốt đến mọi miền tổ quốc, mọi ngành nghề xã hội.
Nội dung của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phải đáp ứng mục tiêu là hình thành một hệ thống kiến thức chung về thị hiếu thẩm mỹ để mỗi sinh viên xác định được đúng lý tưởng thẩm mỹ, khả năng cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ. Như vậy, nội dung của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
phải đảm bảo trang bị cho sinh viên những tri thức thẩm mỹ, giáo dục quan
điểm mỹ học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, giáo dục lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh và định hướng nhu
cầu thẩm mỹ cho sinh viên và đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý. Cụ thể nội
dung như sau:
Thứ nhất, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ trang bị cho sinh viên những tri thức thẩm mỹ, giáo dục quan điểm mỹ học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng.
Mọi hoạt động giáo dục đều nhằm trang bị cho đối tượng giáo dục những tri thức nhất định về một hoặc một vài lĩnh vực nào đó. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cũng như mọi hoạt động giáo dục khác, cũng nhằm mục đích trang bị một hệthống tri thức để làm phong phú thêm tình cảm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ và trước tiên là thị hiếu thẩm mỹ.
Với tư cách là phương tiện để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, việc giáo dục quan điểm Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng là một nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ. Các thị hiếu thẩm mỹ được hình thành và phát triển trên cơ sở
những thụ cảm thẩm mỹ riêng của mỗi cá nhân trên cơ sở vĩ mô của thị hiếu công chúng. Khi chưa có định hướng từ quan điểm mỹ học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng thì thị hiếu công chúng có thể là những sở thích nhất thời, mang yếu tố tự phát của nhiều quan điểm thẩm mỹ khác nhau, làm cho đời sống thẩm mỹ vận động đa dạng trong tính hỗn độn, không có quy chuẩn. Do vậy, khẳng định hay phủ định một thị hiếu thẩm mỹ không chỉ là vấn đề của tình cảm, nhận thức mà là một vấn đề của cả xã hội.
Mỹ học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối văn hóa văn nghệ của Đảng ta được hình thành và định hướng trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như tư tưởng thẩm mỹ Hồ Chí Minh. Các quan điểm mỹ học này chủ trương xây dựng những con người mới cho một xã hội cao đẹp có nền nghệ thuật phong phú, có đời sống thẩm mỹ tốt đẹp, đời sống xã hội lành mạnh, ổn định. Các quan điểm, tư tưởng, đường lối đó hướng con người tới cái đẹp đầy tính nhân văn, đảm bảo cho viêc phát triển các nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh và các thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn.
Đối với giới trẻ, đặc biệt đa số là nữ như sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhu cầu cái đẹp là một nhu cầu bức thiết. Cái đẹp không chỉ giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các tri thức thẩm mỹ mà trong đời sống thẩm mỹ nó cũng có vai trò rất quan trọng. Ai cũng thấy, cái đẹp có ở mọi nơi, song không phải ai cũng nắm bắt và cảm thụ được nó, nhất là cái đẹp chân chính. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đòi hỏi phải đi sâu vào phát hiện quy luật của cái đẹp trong mỗi cá nhân, mỗi khu vực, lĩnh vực đặc thù. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ sẽ đưa ra những phương pháp cơ bản để mỗi sinh viên tự tìm cho mình con đường cảm thụ và sáng tạo cái đẹp một cách đúng đắn nhất, làm hành trang cho mỗi sinh viên vững vàng bước vào đời.
Thứ hai, giáo dục lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mỗi thị hiếu thống trị của từng thời đại đều gắn liền với chế độ giáo dục và có cơ sở hệ tư tưởng của nó. Thị hiếu mà nền giáo dục của chúng ta hướng vào xây dựng là thị hiếu lành mạnh, phát triển trên cơ sở của định hướng xã hội chủ nghĩa và thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế việc giáo dục lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh cho mọi người, đặc biệt là sinh viên là một yêu cầu quan trọng.
Lý tưởng thẩm mỹ chính là những khát vọng về cái đẹp, về sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người trong cuộc sống. Thị hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng được định hướng bởi một lý tưởng thẩm mỹ nhất định. Thị hiếu thẩm mỹ của con người phải phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ và đạo đức xã hội. Thị hiếu thẩm mỹ lệch chuẩn, kém phát triển, không lành mạnh chính là bắt nguồn từ sự thiếu vắng hoặc xa rời lý tưởng thẩm mỹ và đường hướng mỹ học dân tộc. Nếu không có sự định hướng của lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, con người dễ rơi vào xu hướng thị hiếu cá nhân, hời hợt, bề ngoài. Nhất là đối với giới trẻ, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, khi kinh nghiệm sống chưa nhiều; tính ham tìm hiểu, khám phá cao; đa phần là nữ lại sống xa gia đình nên việc được trang bị một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn là vô cùng quan trọng.
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho sinh viên trong trường. Việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ ấy hướng tới xây dựng trước tiên là những sinh viên sống có lý tưởng, có nỗ lực phấn đấu vì một môi trường học tập lành mạnh; thứ tiếp giáo dục thị hiếu thẩm mỹ sẽ hướng tới việc bồi dưỡng để các thế hệ sinh viên sau khi ra trường sẽ là những con người có đức sống cao đẹp, góp phần tích cực
vào công cuộc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa tươi đẹp. Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội không giống sinh viên các trường khác trên cả nước, bởi trường là cơ quan đào tạo đầu ngành về các lĩnh vực xã hội cho cả nước. Nếu chỉ giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên một ngành ví như Y, Dược, Báo chí, Luật, Sư phạm…đã khó, nhưng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho một tập thể sinh viên đa ngành như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thì cần sự tinh tế hơn nhiều lần. Trường là cái nôi của những sinh viên văn học, sử học, tương lai sẽ là những nhà sư phạm, nhà nghiên cứu trong hai lĩnh vực này, nên nhu cầu thẩm mỹ của đối tượng này mang những nét riêng biệt. Trường cũng đào tạo tập thể những sinh viên Tâm lý học, Nhân học, tương lai sẽ là những nhà tâm lý, những bác sĩ tâm hồn cho cả xã hội, nhu cầu thẩm mỹ của đối tượng này cũng có những nét đặc thù riêng. Trường cũng là địa chỉ ra đời của những sinh viên triết học, tương lai là những nhà triết học, những giảng viên lý luận chính trị cho sinh viên mọi ngành nghề trên cả nước, có nhiệm vụ giáo dục con người vô cùng quan trọng…Do đó, việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ để xác định lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, đúng đắn cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là một việc rất nhạy cảm, quan trọng và có giá trị rất cao.
Thứ ba, định hướng nhu cầu thẩm mỹ đúng đắn cho sinh viên.
M.Goócki từng nói: Về bản chất, con người là một nghệ sĩ, ở đâu con người cũng mong muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống của mình. Câu nói của nhà văn nổi tiếng người Nga như một tuyên ngôn cho việc đề cao nhu cầu thẩm mỹ trong đời sống con người. Cái đẹp là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người, khi xã hội càng phát triển, nhu cầu cái đẹp càng cần thiết cho điều kiện phát triển và tồn tại của con người. Vi vậy, quá trình giáo dục thị hiếu thẩm mỹ tốt thông thường bắt nguồn từ việc xây dựng các nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh.
Nhu cầu thẩm mỹ là yếu tố căn bản trong việc hình thành thị hiếu thẩm mỹ. Nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh vừa là cơ sở cho thị hiếu thẩm mỹ tốt vừa là kết quả định hướng của thị hiếu thẩm mỹ đó. Nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh sẽ tạo ra những thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh. Như vậy, khi nhu cầu thẩm mỹ có những định hướng tốt sẽ hình thành lên nhiều những thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, đồng thời đẩy lùi những nhu cầu không chính đáng, triệt tiêu việc hình thành thị hiếu thẩm mỹ lệch lạc, thấp kém.
Nhu cầu thẩm mỹ cũng như mọi nhu cầu khác luôn có xu hướng được thỏa mãn bằng cách này hay cách khác. Nhu cầu thẩm mỹ tốt nếu không được đáp ứng thì nhu cầu đó sẽ bị thui chột đi và thay thế bằng những nhu cầu khác, có khi được thay thế bằng những nhu cầu không lành mạnh. Do đó, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, bên cạnh việc định hướng cho sinh viên những nhu cầu lành mạnh, tích cực còn phải đáp ứng những nhu cầu đó một cách hợp lý, hạn chế việc nảy sinh nhu cầu thẩm mỹ một cách tự phát.
Trên cơ sở đó, việc định hướng những nhu cầu thẩm mỹ và đáp ứng các nhu cầu đó cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đem lại những thành tựu đáng kể. Định hướng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ chính là nâng cao chất lượng của các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khóa, tự học và ngay cả trong đời sống mỗi sinh viên; từ đó hình thành nên cho sinh viên những thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, có giá trị cho cuộc sống.
1.2.3.2. Hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay
Để phát huy vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong tập thể sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trước hết cần phát huy sức mạnh xã hội bên trong mỗi cá nhân, đó là phải xây dựng trong mỗi sinh viên tư tưởng chính trị vững vàng theo định hướng của
Đảng, Nhà nước. Kế tiếp, cần triển khai những biện pháp, hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ một cách đa dạng, phong phú để tạo nên hứng thú cho đối tượng tiếp nhận sự giáo dục. Sự đa dạng, phong phú đó bị quy định bởi sự khác biệt về thị hiếu, năng lực, nhu cầu thẩm mỹ của con người. Việc lựa chọn hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như không gian thời gian, đặc điểm của đối tượng giáo dục; từ đó hình thành nên các biện pháp giáo dục cụ thể.
Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ bằng mỹ học Mác – Lênin: Trong giáo dục
thị hiếu thẩm mỹ ở trường học, các môn lý luận cơ bản về mỹ học Mác – Lênin có tính chiến lược. Nó có ý nghĩa phương pháp luận đúng đắn cho mọi hoạt động nhận thức, thụ cảm và sáng tạo cái đẹp. Các môn mỹ học Mác – Lênin trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về mỹ học và quy luật vận động của cái đẹp, từ đó tạo nên một khung nền về mỹ học cho mỗi người soi vào để đánh giá, nhìn nhận các hoạt động nghệ thuật bắt gặp trong cuộc sống. Để tạo tính hệ thống, tính liên tục và toàn diện cho quá trình giáo dục thị hiếu thẩm mỹ thì việc giáo dục mỹ học Mác - Lênin có thể coi như một biện pháp không thể thiếu. Do chức năng phương pháp luận của mình đối với mọi hoạt động nhận thức và sáng tạo thẩm mỹ mà mỹ học Mác - Lênin có thể giúp con người tăng cường khả năng sáng tạo, làm hoàn thiện các chủ thể thẩm mỹ. Từ mỹ học Mác - Lênin có thể giúp con người phân biệt được cái xấu với cái đẹp, cái thiện với cái ác, cái thấp hèn với cái cao thượng. Nó khẳng định những thị hiếu tốt, cổ võ lý tưởng cao quý, rèn luyện tài năng và thúc đẩy các nhân tố tích cực nhất của con người. Vì thế, việc bồi dưỡng mỹ học Mác - Lênin được coi là biện pháp có tính chiến lược trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ hiện nay.
Việc nghiên cứu giảng dạy mỹ học Mác - Lênin ở nước ta đã được tiến hành hơn nửa thế kỷ nay. Với đối tượng giáo dục chính là những thanh niên trong các trường cao đẳng, đại học, các môn mỹ học Mác – Lênin đã góp một
phần không nhỏ vào sự nghiệp bồi dưỡng các khả năng sáng tạo và thụ cảm cho bộ phận này. Nó cung cấp những kiến thức chung nhất về các loại hình nghệ thuật, đem lại các phương pháp tiếp cận nghệ thuật sâu sắc và toàn vẹn hơn. Hiện nay, việc giảng dạy và phổ biến mỹ học Mác - Lênin trong cả nước đã được chú ý đặc biệt. Những trường đại học, trung học và chuyên nghiệp, một số trường văn hoá, văn nghệ đã thành lập được tổ bộ môn mỹ học và số giờ dành cho mỹ học Mác - Lênin tuy còn khiêm tốn nhưng đã có tác dụng rất tích cực. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục thị hiếu mỹ học Mác - Lênin cần thiết được mở rộng và sâu hơn. Thực tế cho thấy còn nhiều người có kiến thức văn hoá cao mà thị hiếu, nhận thức thẩm mỹ vẫn lạc hậu. Hơn nữa, do chưa được thấu hiểu mỹ học Mác - Lênin, không ít sáng tạo nghệ thuật còn lệch lạc.
Để mở đường cho sự phát triển tư tưởng thẩm mỹ cho dân chúng, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa mới ở nước ta hiện nay, việc giáo dục mỹ học Mác - Lênin sẽ tạo một cơ sở lý luận làm cho tư duy