Một số nguyên tắc về giáo dục thị hiếu thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên các trường Cao đẳng sư phạm qua việc giảng dạy học phần Thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Trang 27)

Đảm bảo tôn trọng tính đa dạng của thị hiếu thẩm mỹ

Mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, mỗi thời đại, vào những thời điểm lịch sử nhất định đều xuất hiện và hình thành các quan điểm về thị hiếu thẩm mỹ xã hội của nó. Các thị hiếu thẩm mỹ ấy vừa chi phối, vừa định hướng các thị

hiếu thẩm mỹ của cá nhân. Mỗi cá nhân khi nhận thức đầy đủ và đúng đắn thị hiếu thẩm mỹ của xã hội sẽ có cơ hội điều chỉnh và làm lành mạnh hoá thị hiếu thẩm mỹ của bản thân. Điều đó không có nghĩa là giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là làm cho mọi cá nhân đều có chung thị hiếu, xã hội chỉ còn một kiểu thị hiếu duy nhất. Theo quan điểm mỹ học Mác - Lênin, các vấn đề của giáo dục

thẩm mỹ, trong đó có giáo dục thị hiếu thẩm mỹ vừa có tính cá nhân vừa có

tính xã hội. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ làm lành mạnh hoá nhu cầu thẩm mỹ,

lý tưởng thẩm mỹ của cá nhân, đồng thời gắn chúng với các quan hệ thẩm mỹ của xã hội.

Mỹ học mác xít khẳng định giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu thẩm

mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục toàn xã hội. Nó gắn bó chặt

chẽ với giáo dục lao động, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quốc tế và giáo dục các quan niệm về sự hài hoà giữa truyền thống với hiện đại, cá nhân với xã hội, thể xác với tinh thần. Do đó giáo dục thị hiếu thẩm mỹ vừa là một thể thống nhất của sự nghiệp giáo dục chung, vừa là điều kiện tất yếu tạo dựng sự phát triển những nhân cách toàn vẹn, hài hoà.

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ mang nội dung xã hội sâu sắc là trước hết

nó phải gắn với tính dân tộc. Các chủ thể thẩm mỹ hưởng thụ, đánh giá và

sáng tạo cái đẹp trên cơ sở của một dân tộc nhất định. Giáo dục cái đẹp của dân tộc, tình cảm thẩm mỹ của dân tộc và những thước đo các quan hệ thẩm mỹ đã hình thành và phát triển lâu dài ở mỗi dân tộc, trở thành nội dung cốt lõi của sự hình thành thẩm mỹ mỗi cá nhân. Nếu xa rời nội dung tính dân tộc, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ sẽ đánh mất bản chất xã hội của nó.

Mỗi dân tộc trong xã hội có giai cấp, đều có các quan hệ thẩm mỹ

mang tính giai cấp. Các chủ thể thẩm mỹ không ở giai cấp này thì ở giai cấp

chủ thể trong một xã hội có giai cấp đều phụ thuộc vào các mục tiêu giáo dục của các giai cấp đó.

Chủ thể thẩm mỹ, về bản chất là chủ thể xã hội, song vì chúng là chủ thể thưởng ngoạn thông qua đôi mắt và đôi tai của mỗi người, cho nên chủ thể ấy cũng gắn với cái cá nhân của mỗi người. Mỗi chủ thể thẩm mỹ phải được

giáo dục cách nhìn của mắt, cách nghe của tai. Thị hiếu thẩm mỹ tốt mang

tính chất xã hội không hề mâu thuẫn với tính phong phú, đa dạng của bản thân nó. Vì vậy không được nhân danh giáo dục thị hiếu thẩm mỹ làm mài mòn những khía cạnh độc đáo của nó để ép mọi người có chung một kiểu thị hiếu.

Thị hiếu thẩm mỹ xã hội biểu hiện muôn màu muôn vẻ những sắc thái khác nhau trong tính độc đáo của thị hiếu cá nhân. Tôn trọng và bảo đảm tính đa dạng của thị hiếu thẩm mỹ chính là tôn trọng và bảo vệ tính độc đáo muôn vẻ của thị hiếu cá nhân, tạo môi trường cho mỗi thị hiếu cá nhân phát triển theo năng lực và tư duy của mình.

Mặt khác, bảo vệ tính đa dạng của thị hiếu thẩm mỹ không có nghĩa là chấp nhận sự phát triển của mọi loại thị hiếu, kể cả những thị hiếu thấp kém, không lành mạnh. Thị hiếu thẩm mỹ tuy rất đa dạng, phong phú nhưng vẫn có những tiêu chuẩn chung để phân biệt thị hiếu tốt đẹp và thị hiếu xấu, thị hiếu lành mạnh và thị hiếu thiếu lành mạnh. Tính xã hội tiên tiến mang màu sắc chung của dân tộc chính là tiêu chuẩn chung của mọi thị hiếu thẩm mỹ. Chính vì vậy, sự phát triển của thị hiếu thẩm mỹ dù phong phú, đa dạng nhưng nó chỉ đúng đắn khi nằm trong khuôn khổ thị hiếu của xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích sự sáng tạo của thị hiếu cá nhân, tôn trọng tính độc đáo của thị hiếu thẩm mỹ, đồng thời cũng kiên quyết loại trừ những thị hiếu lệch chuẩn, sai lạc, trái với khuynh hướng chung về thị hiếu thẩm mỹ. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước chủ động triển khai và khuyến khích sự phát triển thị hiếu thẩm mỹ phong phú trong công chúng, đấu tranh chống mọi biểu hiện lệch lạc, đảm bảo môi trường lành mạnh cho thị hiếu thẩm mỹ phát triển tốt đẹp.

Bảo đảm sự thống nhất giữa giáo dục thị hiếu thẩm mỹ với giáo dục chính trị và giáo dục đạo đức trong nâng cao thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành năng lực thẩm mỹ của chủ thể nhận thức thẩm mỹ, mà chủ thể thẩm mỹ là một bộ phận của quan hệ thẩm mỹ. Mỗi giai cấp trong quá trình phát triển lịch sử của mình đều xây dựng cho mình một hệ thống riêng các quan điểm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ riêng; mà quan điểm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ của mỗi giai cấp bao giờ cũng thể hiện những quan điểm mỹ học nhất định, gắn với quan niệm chính trị, đạo đức của giai cấp đó. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ vì thế không thể khép kín chỉ trong lĩnh vực mỹ học, bởi đằng sau mỹ học là chính trị, đạo đức, triết học. Vì vậy, giáo dục, trau dồi thị hiếu thẩm mỹ không thể tách rời với giáo dục chính trị và giáo dục đạo đức lối sống.

Xét đến cùng thị hiếu thẩm mỹ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các tư tưởng đạo đức, tư tưởng chính trị, xu hướng xã hội cũng như những trào lưu thời cuộc. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người, bên cạnh việc giáo dục các quan điểm thẩm mỹ Mác – Lênin, tư tưởng thẩm mỹ Hồ Chí Minh cũng như đường hướng văn hóa văn nghệ của Đảng cần phát triển giáo dục đạo đức, lối sống. Vấn đề tương quan giữa giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức và giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là một vấn đề lớn mà cả đạo đức học và mỹ học đều có chung mối quan tâm. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đòi hỏi phải được đẩy mạnh, nâng lên trình độ mới với sự tương trợ của giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức.

Con người là một bộ phận của xã hội, chịu sự tác động của các tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức chung. Những tư tưởng chính trị, đạo đức của dân tộc như thứ mạch nguồn đã ăn sâu bám rễ vào từng con người từ khi sinh ra nên nó chi phối đến mọi hoạt động của con người. Khi những quan điểm

chính trị, những nguyên tắc đạo đức này đã được kết hợp với các thị hiếu thẩm mỹ, tức là cái đúng đã hòa vào cái thiện, cái phải đã hoà vào trong cái đẹp, cái cứng rắn, quy củ của đạo đức, chính trị đã hòa vào cái mượt mà, êm ái và sâu lắng của nghệ thuật. Giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị từ sức ép của ý chí, nhờ giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đã trở thành hành động tự do, nghĩa là hành động theo cảm hứng tự nhiên, như cảm hứng vốn có của con người khi hướng về cái đẹp vậy. Do vậy, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ phải đi đôi, phải gắn chặt với giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị, và cũng có thể nói rằng giáo dục thị hiếu thẩm mỹ sẽ khó thành công trọn vẹn nếu không biết kết hợp giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức. Sự kết hợp giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức và giáo dục thị hiếu thẩm mỹ sẽ đem lại kết quả tưởng chừng như không nhìn thấy ngay, khi con người luôn hướng thiện, không làm điều ác, không phải vì sợ bị trừng trị mà vì tự trong tâm cảm thấy điều đó là sai trái, không hợp luân thường đạo lý mà ko làm. Sự thống nhất giữa giáo dục thị hiếu thẩm mỹ với giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, vì thế là một nguyên tắc quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và phát huy vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ nói chung.

Bảo đảm tính đa dạng của các hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ là một nội dung hết sức phức tạp, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Trước hết, thị hiếu thẩm mỹ chịu ảnh hưởng của các tư tưởng đạo đức, tư tưởng chính trị, thậm chí sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội. Kế tiếp, thị hiếu thẩm mỹ mang màu sắc riêng của mỗi cá nhân chủ thể thẩm mỹ. Và cuối cùng, thị hiếu thẩm mỹ bị tác động bởi điều kiện kinh tế - xã hội, xu hướng xã hội cũng như những trào lưu thời cuộc. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ không là chuyện riêng của một người, một nhà, một tổ chức, một ngành, một lĩnh vực riêng biệt nào; quan điểm thẩm mỹ xã hội tạo điều kiện cho mỗi người, mỗi ngành…phát huy sáng tạo thị hiếu thẩm mỹ của mình trong quá trình phát triển thống nhất và đa dạng.

Từ các nhiệm vụ chung nhất của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, trong những điều kiện khác nhau, những quan hệ xã hội, những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống có thể ứng dụng các hình thức giáo dục khác nhau, không nên bó hẹp hoạt động giáo dục trong một vài hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đơn điệu, cứng nhắc. Để có được thị hiếu thẩm mỹ tốt và phát triển đúng hướng cần phải có sự kết hợp nhiều đơn vị giáo dục: gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội… với nhiều hình thức giáo dục kể cả trong và ngoài thẩm mỹ như: tuyên truyền, vận động, thuyết phục, nêu gương, thậm chí phê phán, cưỡng chế.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường với những tác động tích cực và tiêu cực đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. Đi kèm với nó là những thị hiếu phong phú, phức hợp, thị hiếu lành mạnh có, thị hiếu không lành mạnh có. Vì vậy, việc bảo đảm tính đa dạng của các hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và sự kết hợp các hình thức này với nhau tạo thành một công cụ vững chắc cho hoạt động giáo dục thị hiếu thẩm mỹ.

Việc bảo đảm tính đa dạng của các hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đi đối với không ngừng tìm tòi, sáng tạo ngày càng nhiều hình thức giáo dục mới mẻ là một nguyên tắc quan trọng nhằm nâng cao và phát huy vai trò của thị hiếu thẩm mỹ một cách có hiệu quả nhất.

1.2. Tầm quan trọng của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.1. Đặc điểm của sinh viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Là một bộ phận của sinh viên Việt Nam, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội mang những đặc điểm chung của sinh viên cả nước.

Sinh viên Việt Nam là đội ngũ những người trẻ trung và đầy nhiệt huyết đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng. Họ là bộ phận ưu tú trong thanh niên, là nguồn bổ sung chủ yếu cho đội ngũ trí thức và là chủ nhân của tương lai, đất nước. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đánh giá cao vai trò của sinh viên. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam năm 1999, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định “sinh viên là một phận trí tuệ và ưu tú trong thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành trí thức của đất nước”. Đây là đội ngũ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước bởi họ là lực lượng lao động có tri thức cao về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong tương lai gần. Nói như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, hai tiếng sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp. Đó là thế hệ còn quá sớm để coi là từng trải, dày dặn, nhưng cũng quá muộn để bị coi là non nớt, thơ ấu. Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó, họ nhìn đời một cách nghiêm trang mà không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên, họ là thế hệ của học hỏi, rèn luyện, ước mơ. Họ là tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một thời đại” [100]. Đúng thế, sinh viên là những người đã bắt đầu trưởng thành về cả sinh lý và trách nhiệm hành vi trước pháp luật. Đây là tập hợp những người trẻ, khỏe, mang trong mình những ước mơ, hoài bão khẳng định mình và khát vọng, quyết tâm cống hiến. Sự căng đầy nhiệt huyết và khả năng dễ dàng thích ứng của sinh viên chính là tiền đề cho những đóng góp tích cực của họ đối với xã hội.

Là một bộ phận của sinh viên Việt Nam, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa mang những đặc điểm của sinh viên nói chung, lại vừa mang những nét đặc trưng của trường và của ngành, nghề đào tạo.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về lĩnh vực khoa học xã hội và Nhân văn. Trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đang vững bước và tiếp tục đi lên trên con đường là trường trọng điểm, đầu ngành, đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và Nhân văn, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi đào tạo ra đội ngũ cán bộ công tác ở nhiều ngành nghề, đó là những nhà nghiên cứu khoa học, những giáo viên, giảng viên, những nhà báo, nhà văn, nhà quản lý xã hội, những thủ thư, dịch giả, hay những hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch viên…Sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ là tập hợp những chủ thể thẩm mỹ quan trọng trong xã hội và là nhân tố quyết định sự phát triển của nền khoa học xã hội trong tương lai không xa của nước nhà. Đây là một đặc trưng cơ bản của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì ngoài những đặc điểm chung của sinh viên Việt Nam nói chung. Mỗi sinh viên Nhân văn còn mang trong mình những đặc trưng ngành nghề riêng với những thị hiếu thẩm mỹ riêng. Chính sự đa dạng trong ngành nghề đó sẽ tạo nên sự phong phú cho nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ và tăng cường tính độc đáo cho giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. Sự phát triển toàn diện nhân cách của sinh viên vừa là mục tiêu giáo dục của nhà trường vừa là sự đảm bảo cho hiệu quả công tác của họ sau khi ra trường.

Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hoạt động đào tạo của

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên các trường Cao đẳng sư phạm qua việc giảng dạy học phần Thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Trang 27)