Thẩm quyền và Nguyên tắc hoạt động

Một phần của tài liệu tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp thông qua tòa công lý quốc tế (Trang 49)

- Đưa ra kết luận tư vấ n: Ngoài vai trò giải quyết tranh chấp quốc tế, hoạt động

3.1.Thẩm quyền và Nguyên tắc hoạt động

3. Hoạt động của Tòa

3.1.Thẩm quyền và Nguyên tắc hoạt động

3.1.1. Thẩm quyền

Tòa án công lý quốc tế có hai dạng thẩm quyền chính : thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế và thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn.

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế:

Theo các quy định của Tòa một tranh chấp pháp lý là “ Sự bất đồng trên một quan điểm của luật hay sự kiện, một sự đối kháng, một sự đối lập nhau giữa các lập luận pháp lý hoặc quyền lợi”. Chức năng của Tòa án công lý quốc tế chính là giải quyết các tranh chấp pháp lý này phát sinh giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế bằng những biện pháp hòa bình phù hợp với những nguyên tắc của công lý và luật quốc tế.

Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên Liên Hợp Quốc hay không. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 36 Quy chế Tòa án quốc tế quy định: Tòa án tiến hành xét tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành. Các bên không phải là thành viên có thể tham dự vào quá trình giải quyết tranh chấp trước Tòa với tư cách bên nguyên, bên bị hay bên can dự với điều kiện thỏa mãn các yêu cầu do Đại hội đồng đề ra trong từng trường hợp cụ thể trên cơ sở các khuyến nghị của Hội đồng bảo an. Thông thường, các điều này là chấp nhận quy chế của Tòa, cam kết tôn trọng và thực hiện các quyết định của Tòa, đóng một khoản lệ phí cho Tòa…

Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Tòa được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp. Khi thẩm quyền của Tòa được xác lập thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép

chính trị hay kinh tế nào. Tòa không thể thực hiện thẩm quyền tài phán của mình đối với một quốc gia nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó.

Trên thực tế các trường hợp được đưa ra giải quyết tại Tòa án quốc tế bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: quyền về lãnh thổ (vụ tranh chấp giữa Pháp và Anh năm 1953, giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959, giữa Ấn Độ và Bồ đào nha năm 1960…), liên quan tới Luật biển (tranh chấp giữa Anh và Nauy về đánh cá…), các cuộc tranh chấp liên quan đến nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong việc phân định ranh giới thềm lục địa, trên biển và trên bộ (tranh chấp giữa Libi và Manta năm 1985, Canada và Mỹ năm 1984, Đan mạch và Nauy năm 1993…), về bảo vệ ngoại giao, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ của lực lượng ủy thác tại lãnh thổ Tây Nam châu Phi, các vấn đề liên quan đến xung đột khu vực, việc thực hiện các Công ước quốc tế của các nước… các trường hợp liên quan giữa Liên hợp quốc và các nước thành viên như việc phái viên của Liên hợp quốc bị sát hại, đóng góp của các nước vào ngân sách hoạt động giữ gìn hòa bình…

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được xác lập theo ba phương thức :

 Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc (special agreement)

Trong mọi trường hợp, các quốc gia tranh chấp sẽ kí một hiệp ước, được gọi là thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghị Tòa xem xét, phân giải tranh chấp giữ họ. Thỏa thuận này mang tính chính thức, rõ ràng, thường được giải quyết qua đường ngoại giao để việc kiện lên Tòa có giá trị về mặt pháp lý. Trong thỏa thuận này, các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của Tòa, phạm vi áp dụng luật.

Ví dụ: Hungary và Slovakia đã ký một bản thỏa thuận vào ngày 7 tháng 4 năm 1993 để đưa vụ việc liên quan đến dự án Gabcikovo Nagymaros ra ICJ. Đó là dự án xây dựng đập Gabcikovo trên sông Danube, trong đó Hungary kiện Tiệp Khắc (hiện nay chỉ còn Slovakia) đã vi phạm nghĩa vụ hợp tác thiện chí (nguyên tắc láng giềng thân thiện – good neighborliness), gây tác hại đến những nguồn tài nguyên dùng chung. Theo bản thỏa thuận đó, ICJ có thẩm quyền giải quyết vụ việc nêu trên.

 Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế (jurisdictional clause)

Thẩm quyền bắt buộc của Tòa có thể được xác lập hoặc thông qua các điều khoản đặc biệt trong các hiệp ước song phương và đa phương thừa nhận trước thẩm quyền của Tòa. Khi tham gia các điều ước quốc tế, các bên đã quy định đưa các tranh chấp ra ICJ. Thông thường các quốc gia thông qua các Điều ước quốc tế, đã thỏa thuận trước với nhau sẽ đưa ra Tòa tất cả các vụ việc liên quan đến việc áp dụng và giải thích điều ước.

Ví dụ: Vụ Gruzia đưa đơn kiện Nga vi phạm Công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Form of Racial Discrimination – CERD) mà cả Gruzia và Nga đều là thành viên. Trong đó, điều 22 CERD quy định: “Bất cứ tranh chấp nào giữa hai hay nhiều quốc gia liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước này, mà không được giải quyết bằng đàm phán hay những thủ tục được quy định riêng trong Công ước này, sẽ được giao cho ICJ theo đề nghị của một bên, trừ khi các bên liên quan đồng ý lựa chọn phương thức giải quyết khác”. Tòa xem xét và đưa ra kết luận Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc. Như vậy, thẩm quyền của ICJ được xác định dựa trên quy định của Điều ước quốc tế mà các bên tham gia.

 Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa

Sáng kiến dùng tuyên bố đơn phương của quốc gia để thiết lập thẩm quyền bắt buộc của Tòa thuộc về luật gia Brazil – ông Raul Fernandez. Theo đó, thẩm quyền của ICJ được xác định thông qua tuyên bố của các quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa (như là một nghĩa vụ bắt buộc) trong quan hệ với bất kỳ quốc gia nào khác cũng chấp nhận những nghĩa vụ tương tự, trong tất cả các tranh chấp liên quan đến những vấn đề được liệt kê tại Điều 36 khoản 2 Quy chế Tòa án quốc tế bao gồm:

- Việc giải thích các điều ước

- Sự xuất hiện của bất kì nhân tố nào mà sự hình thành của nó sẽ dẫn đến một vi phạm nghĩa vụ quốc tế

- Bản chất hoặc phạm vi bồi thường đối với việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế

Các quốc gia chịu sự điều chỉnh của Quy chế Tòa án quốc tế có thể đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa vào bất cứ thời điểm nào.

Ví dụ: Austraylia tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ ngày 22/3/2002; Cameron ngày 3/3/1994; Tây Ban Nha 20/10/1990…

Tuyên bố của các quốc gia công nhận thẩm quyền của ICJ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Tức là thẩm quyền của Tòa chỉ tồn tại trong phạm vi những đồng thuận trong tuyên bố của các bên về vấn đề được đưa ra. Sự có đi có lại đó là một trong những đặc trưng quan trọng của phương thức này. Do đó mọi quốc gia công nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa đều có quyền đưa ra ICJ tranh chấp với một hoặc một vài quốc gia khác chấp nhận những nghĩa vụ tương tự trong mối quan hệ giữa các quốc gia này.

Đôi nét về phán quyết của Tòa :

Về lý thuyết, các phán quyết của ICJ mang giá trị chung thẩm – có giá trị pháp lý cao nhất và có giá trị bắt buộc đối với các bên. Trong một số trường hợp phán quyết của Tòa có tác động gián tiếp đối với bên thứ ba, ví dụ: các thành viên của Điều ước quốc tế đa phương không thể bỏ qua phán quyết của Tòa liên quan đến việc giải thích Điều ước đó.

Phán quyết của Tòa án sẽ được đảm bảo thực hiện bằng cơ chế tự cưỡng chế - cưỡng chế tập thể. Cụ thể nếu một bên không thực hiện bên còn lại có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an thực hiện phán quyết.

Tuy nhiên, trên thực tế, các phán quyết của Tòa chỉ mang ý nghĩa chính trị hơn là có hiệu lực thi hành, và mọi việc đều tùy thuộc vào thiện chí của các nước.

Ví dụ: Trong năm 2004, Tòa ra một phán quyết đầy tranh cãi bằng việc lên án hàng rào an ninh của Israel, kết tội hành động của Israel là vi phạm pháp luật quốc tế và phải dỡ bỏ hàng rào này ngay lập tức, cũng như bồi hoàn chi phí thiệt hại cho người Palestine. Israel phản đối quyết liệt, vẫn tiếp tục xây dựng và củng cố hàng rào an ninh. Israel không phải là nước đầu tiên phớt lờ quyết định của Tòa, Argentina vào năm 1977 và Mỹ vào năm 1984 cũng có các quyết định tương tự.

Tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia vào năm 1959 liên quan đến ngôi đền Preah Vihear. Tranh chấp diễn ra vào năm 1959, đến năm 1962 ICJ đã ra phán quyết trao chủ quyền ngôi đền cho Campuchia, tuy nhiên đến năm 2009, xung đột lại xảy ra và giờ đây hai bên đều không muốn đưa ra Tòa án, nhưng cả hai vẫn đang tranh chấp.

Tuy nói là phán quyết của ICJ mang tính tham khảo, nhưng một số phán quyết vẫn được thi hành. Ví dụ: tranh chấp giữa Singapore và Malaysia đối với hai quần đảo Pedra Branca, South Legde và Middle Rock. ICJ ra phán quyết trao Pedra Branca cho Singapore và Middle Rock cho Malaysia, còn South Legde được chia tách cho cả hai. Cả hai nước đều chấp thuận phán quyết này, và phán quyết được thực thi.

Thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ICJ có thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà Đại hội đồng, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn (17 cơ quan) được Đại hội đồng cho phép. Các tổ chức quốc tế khác và các quốc gia không được sử dụng cơ chế tư vấn này của Tòa. Thẩm quyền này được quy định tại điều 96 Hiến chương Liên Hợp Quốc:

“Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có thể yêu cầu Tòa án quốc tế cho ý kiến tư vấn về mọi vấn đề pháp lý.

Các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn nếu được sự cho phép của Đại hội đồng cũng có quyền hỏi ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về những vấn đề pháp lý có thể đặt ta thông qua hoạt động của mình.”

Cơ chế này phân biệt rõ ràng thẩm quyền của Đại hội đồng và Hội đồng bảo an với các tổ chức quốc tế khác. Hai cơ quan chính của Liên hợp quốc được quyền yêu cầu tư vấn về bất kì vấn đề pháp lý nào trong khi các tổ chức khác chỉ được yêu cầu kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý trong phạm vi hoạt động của mình.

Ngoài hai dạng thẩm quyền chính nêu trên, Tòa án công lý quốc tế còn có một số thẩm quyền phụ như: Chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, Ủy ban trọng tài hoặc hòa giải và các ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các quốc gia.

3.1.2. Nguyên tắc hoạt động của Tòa án công lý quốc tế :

ICJ là một cơ quan của Liên Hợp Quốc, do đó nguyên tắc hoạt động của cơ quan này phải dựa trên các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.

Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định tổ chức này và các thành viên của nó phải hoạt động theo 7 nguyên tắc hoạt động sau:

a. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên

b. Nguyên tắc các thành viên phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương

c. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình

d. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

e. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc giúp đỡ Liên Hợp Quốc trong mọi hành động của Liên hợp Quốc mà tổ chức này áp dụng theo đúng quy định của Hiến chương

f. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

g. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào

Trong đó các nguyên tắc a, f, g được xem là những nguyên tắc hoạt động cơ bản của ICJ

Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên

Nguyên tắc này có thể thấy ngay từ việc bầu các thành viên của Tòa án công lý quốc tế. Tiêu chuẩn để bầu Thẩm phán căn cứ vào năng lực cá nhân, quốc tịch, tương quan vị trí địa lý và hệ thống pháp luật trên thế giới. Bên cạnh các Thẩm phán của Tòa, khi phiên tòa mở ra, các bên có thể lựa chọn Thẩm phán Ad hoc nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng. Khi một bên tranh chấp có Thẩm phán mang quốc tịch nước mình, phía bên kia có quyền đề cử trọng tài Ad hoc của mình hoặc yêu cầu không đưa trọng tài mang quốc tịch phía bên kia vào danh sách thành viên tham gia xét xử.

Hơn nữa, trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Tòa đều được xác định dựa trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Tòa được viện dẫn thì thẩm quyền này hoàn toàn độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà không bị bất kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào.

Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Điều 5 quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc quy định: các nước thành viên Liên Hợp Quốc đương nhiên là thành viên quy chế của ICJ. Bên cạnh đó các nước không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng có thể trở thành thành viên quy chế của ICJ

Sự mở rộng về thành viên này có thể xem là một nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong việc đảm bảo các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào

Thực tế không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình thực thi luật quốc tế của các quốc gia, trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, khi có sự thỏa thuận của các quốc gia. Đối với phán quyết của ICJ, nếu một trong hai bên không chịu thi hành bản án, để giải quyết, phía bên kia có thể yêu cầu.

Hội đồng bảo an can thiệp đảm bảo chấp hành, còn ICJ không thể dùng sức mạnh của mình để buộc bên đó thực thi. Như vậy có thể thấy, ICJ không và không thể can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào.

Một phần của tài liệu tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp thông qua tòa công lý quốc tế (Trang 49)