Các vòng đàm phán tiến đến EVFTA

Một phần của tài liệu Tiến trình đi đến hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU ( EVFTA) (Trang 62)

Tháng 6 năm 2012, tại Brussels (Bỉ), Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định Hợp tác và Đối tác EU - Việt Nam, đồng thời chính thức công bố khởi động đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại EU - Việt Nam. Cả hai bên thống nhất cùng tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện trên các lĩnh vực biểu thuế, hàng rào phi thuế quan cũng như các cam kết đối với các nội dung liên quan đến thương mại khác. Dự kiến lộ trình đàm phán được đề ra có 3 vòng đàm phán trong năm 2013 và kết thúc đàm phán vào năm 2014.

Vòng đàm phán đầu tiên (08 - 12/10/2012)

Vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam đã chính thức khai mạc ngày 08/10/2012 tại Hà Nội với sự tham gia của 60 chuyên gia hai phía. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam và ông Petriccione, Trưởng đoàn đàm phán EU. Hai bên đã tìm hiểu, trao đổi quan điểm, cách tiếp cận đối với các nội dung như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, TBT, SPS, thuận lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phát triển bền vững, v.v. đồng thời chia sẻ về cách thức tiến hành các vòng đàm phán kế tiếp theo tinh thần xây dựng. Nội dung vòng đàm phán thứ nhất gồm một số vấn đề chính:

Về phạm vi, phương thức: EVFTA sẽ là một FTA toàn diện, phù hợp với quy định/nguyên tắc của WTO, đàm phán tất cả các vấn đề liên quan đến thương mại mà hai bên quan tâm theo phương thức đàm phán “cả gói”.

Thuế nhập khẩu: xoá bỏ thuế quan đối với 90% số dòng thuế và kim ngạch thương mại trong vòng 7 năm. Các dòng thuế còn lại hoặc sẽ thực hiện cắt giảm một phần, hoặc sẽ thực hiện xoá bỏ thuế quan trong thời gian dài hơn. Không áp dụng nguyên tắc “nghĩa vụ tương đương”.

Về thuế xuất khẩu: đàm phán sẽ cung cấp một cơ chế để xử lý việc ban hành thuế xuất khẩu mới và thuế xuất khẩu hiện hành, phù hợp với Điều 24- GATT.

Về đối xử ưu đãi cho Việt Nam: ghi nhận sự khác biệt về trình độ phát triển giữa EU và Việt Nam, EU nhất trí không áp dụng nguyên tắc “nghĩa vụ tương đương”, trong đó bao gồm cả linh hoạt về thời gian thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ.

Về công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ: hai bên sẽ nỗ lực thảo luận về vấn đề này nhằm đảm bảo Việt Nam sẽ đáp ứng tất cả các tiêu chí về kinh tế thị trường của EU trước khi kết thúc đàm phán EVFTA.

Sau năm ngày thảo luận tích cực, cả Việt Nam và EU đều hài lòng với kết quả của phiên đàm phán đầu tiên, trong đó, cả hai bên đã đạt được sự hiểu biết cơ bản về quan điểm, mong muốn, cách tiếp cận vấn đề của phía đối tác. Đồng thời, hai bên cũng đã nhất trí lộ trình và những nội dung sẽ tiếp tục được triển khai để chuẩn bị cho các phiên đàm phán tiếp theo. Trước đó, trong buổi tiếp ông Mauro Petriccione, Trưởng đoàn đàm phán EU, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định tăng cường các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với EU là một trong những ưu tiên hàng đầu trong định hướng đối ngoại của Việt Nam. Bộ trưởng khẳng định: “Việt Nam coi Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU là một nội dung quan trọng trong chính sách thương mại của mình và việc đàm phán FTA song phương sẽ là một bước đi thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU, mang lại lợi ích cho cả hai phía.” Trưởng đoàn đàm phán EU cho biết EU coi trọng và sẽ dành nỗ lực cho đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. EU hy vọng đàm phán với Việt Nam sẽ diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt đẹp trong thời gian sớm nhất có thể được, như mong muốn của cả hai phía.

Vòng đàm phán thứ 2 (22-25/01/2013)

Tại Bỉ, phiên đàm phán thứ hai về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đã diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25/01/2013 tại thủ đô Brussels của Bỉ. Đoàn đàm phán Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu và bao gồm đại diện của nhiều bộ, ngành tham gia 12 nhóm đàm phán trong vòng này. Trưởng đoàn đàm phán EU là ông Mauro Petriccone, Vụ trưởng Vụ Đông Âu, châu Á và châu Đại Dương thuộc Tổng vụ Thương mại của EU. Phiên đàm phán thứ hai bao gồm các nội dung: trao đổi hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường...

Trong hai vòng đàm phán đầu tiên của FTA EU - Việt Nam, hai bên chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến luật lệ, tức là cách thức tiếp cận chung mà hai bên cùng quan tâm; Trong đó có vấn đề mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước, mở cửa thị trường nói chung. Hai bên đã có những dịch chuyển quan trọng trong việc trao đổi thông tin và đàm phán về hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, kết quả lớn nhất đạt được sau hai vòng đàm phán đầu tiên là hai bên đã xác định được các thách thức chủ yếu với Việt Nam và EU.

Vòng đàm phán thứ 3 (23 - 26/4/2013)

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo hai bên, phiên đàm phán thứ ba Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã diễn ra từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 4 năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế Trần Quốc Khánh dẫn đầu cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan đã tham dự phiên đàm phán.

12 nhóm tham gia thảo luận tại phiên đàm phán lần này gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải quan, SPS, TBT, phát triển bền vững, pháp lý - thể chế, v.v. Hai bên cũng thống nhất lộ trình các công việc cần thiết để thực hiện định hướng và mục tiêu thúc đẩy tiến trình

đàm phán FTA theo đúng thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai bên là nỗ lực kết thúc đàm phán vào cuối năm 2014. Phiên đàm phán thứ ba đã diễn ra trong không khí thẳng thắn, cởi mở và hợp tác. Các chuyên gia đàm phán của Việt Nam và EU tiếp tục trao đổi quan điểm, cách tiếp cận của mình trong các lĩnh vực cụ thể, đồng thời giới thiệu chi tiết hơn nữa hệ thống chính sách, quy định liên quan của mỗi bên để giải thích, làm rõ các đề xuất, yêu cầu của mình. Sau phiên đàm phán, hai bên đều đã đạt được hiểu biết nhất định về quan điểm, mong muốn, cách tiếp cận vấn đề của phía đối tác, giảm thiểu tối đa các vấn đề còn khác biệt, hướng tới thống nhất cách tiếp cận chung. Tiến triển nổi bật nhất tại phiên này là hầu hết các nhóm đã có dự thảo lời văn tổng hợp và đi vào thảo luận chi tiết lời văn này. Một số nhóm đã trao đổi bản yêu cầu và các yếu tố chính của bản chào ban đầu. Trên cơ sở đó, hai bên thống nhất triển khai tham vấn trong nước sau phiên đàm phán này, tiến tới đàm phán sâu và chi tiết hơn trong các phiên tiếp theo. Hai bên cũng đã nhất trí lộ trình và những nội dung sẽ tiếp tục được triển khai để chuẩn bị cho phiên đàm phán thứ tư.

Về cơ bản, qua 3 phiên, cả Việt Nam-EU đã làm rõ những nội dung mà mình mong muốn ở bên kia, đồng thời đã trao đổi cho nhau về một số bản chào quan trọng như bản chào về mở cửa thị trường hàng hóa. Đây là bước đặc biệt quan trọng để xây dựng nền móng cho Hiệp định mà hai bên đang đàm phán.

Vòng đàm phán thứ 4 (02 - 05/7/2013) đề ra lộ trình cụ thể

Vòng đàm phán thứ 4 về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu diễn ra từ ngày 02 đến ngày 05/7/2013 tại Brussels. Đoàn đàm phán Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu và bao gồm đại diện của nhiều bộ ngành. Về phía EU, nhà đàm phán FTA chính Mauro Petriccone, Vụ trưởng Vụ Đông Âu, châu Á và châu Đại Dương thuộc Tổng vụ Thương mại của EU, dẫn đầu đoàn đàm phán.

Nếu ba vòng đàm phán trước được hai bên xác định theo lộ trình là nhằm thống nhất những nội dung cơ bản về khung hiệp định để làm rõ những yêu cầu, những mong muốn của nhau đối với bên kia thì phiên thứ 4 này là phiên đầu tiên hai bên đi vào đàm phán thực chất. Đánh giá về phiên đàm phán thứ tư tại Brussels, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa phương, Bộ Công Thương, nói: "Đây là phiên đàm phán rất quan trọng nhằm tìm hiểu sự khác biệt cơ bản về lợi ích của hai bên là ở những điểm nào và, trên cơ sở đó, hai bên có thể đề ra một lộ trình làm việc cụ thể để tiến tới đáp ứng và hài hòa được lợi ích cơ bản của nhau.” Chính vì vậy, phiên đàm phán thứ 4 này đánh dấu việc chuyển từ đàm phán làm rõ lợi ích những yêu cầu của nhau sang đàm phán thực chất để mở cửa thị trường của nhau như thế nào. Do vậy, trọng tâm của phiên đàm phán thứ 4 là những vấn đề quan trọng nhất của hai bên, trong đó đặc biệt được quan tâm là những vấn đề như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ… cũng như những vấn đề khác liên quan đến khung hiệp định để hai bên thực hiện quá trình mở cửa thị trường cho nhau trên cơ sở cân bằng lợi ích của hai bên, chẳng hạn như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, những quy định chung về thương mại hàng hóa… Bên cạnh đó, hai bên đã tiếp tục thảo luận các nội dung về bản chào mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực.

Sau phiên đàm phán thứ 4, hai bên đã đạt được hiểu biết sâu sắc về quan điểm, cách tiếp cận, mức độ mong muốn của đối tác, tạo tiền đề vững chắc cho việc tìm kiếm giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa khác biệt, hướng tới thống nhất các nội dung phức tạp phù hợp với thực tiễn, năng lực của mỗi bên. Đây cũng là cơ sở quan trọng để hai bên tiếp tục tham vấn trong nước, tiến tới đàm phán sâu và chi tiết hơn nữa trong phiên tiếp theo. Việt Nam và EU đều nhận thức được vấn đề đó và tỏ rõ quyết tâm cố gắng đàm phán để thực hiện được mục tiêu đề ra là kết thúc đàm phán trước cuối năm 2014.

Vòng đàm phán thứ 5 (04-08/11/2013)

Phiên đàm phán thứ năm FTA Việt Nam - EU đã diễn ra từ ngày 04 đến ngày 08/11/2013 tại Hà Nội. Phiên đàm phán này đánh dấu một năm Hiệp định EVFTA chính thức đàm phán với việc hai bên tiếp tục thúc đẩy thảo luận trong tất cả các lĩnh vực và đã đạt tiến bộ tích cực trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả EU và Việt Nam. Phiên đàm phán này tập trung vào bốn vấn đề quan trọng: Một là, xây dựng một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Hai là, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, liên quan đến bản quyền và quyền tác giả. Ba là, chỉ dẫn địa lý. Bốn là, phát triển bền vững. Kết thúc phiên đàm phán, hai bên cũng đã thống nhất lộ trình đàm phán tiếp theo, trong đó có kế hoạch tiến hành các phiên đàm phán trong năm 2014. Quả thật, đàm phán FTA là vấn đề rất khó. Nhìn vào những nội dung trên, rất khó để có thể xác định đâu là nội dung hóc búa nhất trong vòng đàm phán này. Kinh tế của EU và Việt Nam là hai mô hình kinh tế khác nhau. Ý chí, định hướng của các nhà lãnh đạo cũng rất khác trong việc đàm phán hiệp định FTA. Và để kết thúc đàm phán, EVFTA được ký kết vào cuối năm 2014 đòi hỏi sự nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và EU, trong đó, về phía Việt Nam cần sự cam kết mạnh mẽ về chính trị (điểm yếu lớn nhất của Việt Nam). Chắc hẳn, trước khi đàm phán EU đã tìm hiểu và rõ bức tranh về nên kinh tế Việt Nam và hiểu Việt Nam có thể làm được gì. Bởi vậy, chỉ cần Việt Nam cố gắng hết sức có thể chắc chắn phía EU sẽ nhìn nhận được.

Vòng đàm phán thứ 6 (13-17/01/2014)

Phiên đàm phán thứ sáu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu đã diễn ra từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 01 năm 2014 tại Brúc-xen, Bỉ. Sau hơn một năm kể từ ngày chính thức khởi động, đàm phán tiếp tục được đẩy nhanh trong tất cả các lĩnh vực và đã đạt được những tiến bộ tích cực trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả hai bên.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế Trần Quốc Khánh dẫn đầu, cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan đã tham dự phiên đàm phán. Đàm phán được tiến hành ở cấp Trưởng đoàn, Phó đoàn và 12 nhóm gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải quan, quy tắc xuất xứ, SPS, TBT, cạnh tranh, phát triển bền vững, pháp lý-thể chế, v.v... Tại phiên khai mạc, Trưởng đoàn Việt Nam và EU tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu sớm hoàn tất đàm phán mà Lãnh đạo hai bên đã đặt ra, đồng thời khẳng định sẽ dành quyết tâm và nguồn lực để thực hiện mục tiêu này. Với tinh thần đó, hai Trưởng đoàn đã đề nghị các chuyên gia đẩy nhanh tiến độ đàm phán, hướng tới mục tiêu từng bước thống nhất những nội dung quan điểm hai bên không còn nhiều khác biệt. Trên cơ sở định hướng của Trưởng đoàn, các nhóm đã tiến hành đàm phán một cách thực chất, thẳng thắn và hợp tác. Hầu hết các nhóm tiếp tục thảo luận lời văn tổng hợp trên cơ sở trao đổi sâu và chi tiết hơn nữa quan điểm, cách tiếp cận của mình trong các nội dung cụ thể, đồng thời tiếp tục giới thiệu hệ thống chính sách, quy định liên quan để giải thích các đề xuất, yêu cầu của mình. Một số nhóm cũng tiếp tục thảo luận bản chào và các yếu tố của bản yêu cầu trong các lĩnh vực liên quan. Kết quả tích cực nhất sau Phiên 6 là một số nhóm kỹ thuật như hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Hải quan, các vấn đề cạnh tranh thuần túy, đã cơ bản thống nhất được lời văn. Các nhóm còn lại, với việc hiểu biết sâu hơn nữa quan điểm, cách tiếp cận, mức độ mong muốn của đối tác, đã tiếp tục thu hẹp được khoảng cách trong nhiều nội dung. Trong khi đó, những vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ chung của đàm phán cũng đã được hai Trưởng đoàn trao đổi chi tiết nhằm tìm kiếm giải pháp phù hợp với năng lực, kỳ vọng của mỗi bên; đồng thời định hướng cho lộ trình đàm phán tại các phiên tiếp theo trong năm 2014.

Vòng đàm phán thứ 7 (17-26/3/2014)

Phiên đàm phán thứ bảy Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu đã diễn ra từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 3 năm 2014 tại Hà Nội. Tại Phiên này, Việt Nam và EU đều tích cực thúc đẩy đàm phán trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những nội dung hai bên có nhiều lợi ích.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế Trần Quốc Khánh dẫn đầu cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan đã tham dự phiên đàm phán. Đàm phán được tiến hành ở cấp Trưởng đoàn, Phó đoàn và 10 nhóm gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, SPS, phòng vệ thương

Một phần của tài liệu Tiến trình đi đến hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU ( EVFTA) (Trang 62)