+ tiếp nhận hồ sơ
+ nhập mã số thuế và kiểm tra điều kiện + đăng ký tờ khai
+ nhập thông tin vào hệ thống
+in lệnh và quyết định mức độ kiểm tra hải quan
- Lãnh đạo chi cục: tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và đưa ra quyết định - Công chức hải quan
+ xử lý kết quả kiểm tra
+ làm thủ tục hải quan và đóng dấu xác nhận Bước 2
- Xử lý, khai bổ sung chứng từ
- Kiểm tra thực tế hàng hóa, ghi kết quả kiểm tra và kết luận kiểm tra
- Xử lý kết quả kiểm tra và xác nhận đã làm thủ tục hải quan Bước 3
- Thu thuế và lệ phí theo quy định
- Đóng dấu đã làm thủ tục lên tờ khai (lưu giữ 1 bản và trả cho người khai 1 bản)
- Vào sổ theo dõi Bước 4: phúc tập hồ sơ
Câu 16: gia công quốc tế là gì? Trình bày nghiệp vụ hải quan đối với hàng gia công?
1. Gia công quốc tế: là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung cấp nguyên liệu, định mức , tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.
2. Nghiệp vụ
B1 : Bên nhận gia công tiến hành thủ tục đăng ký tiếp nhận hợp đồng gia công.
_ Sau khi ký hợp đồng gia công 3 ngày trước khi nhập khẩu nguyên phụ liệu, đầu tiên cần tiến hành thủ tục đăng ký gia công.
_ Hồ sơ Hải quan gồm :
Đối với hàng hóa kiểm tra thực tế Đối với hàng hóa miễn kiểm tra thực tế
+ Hợp đồng gia công và phụ kiện hợp đồng nếu có.
+ Văn bản chấp nhận, giấy phép của Bộ Công Thương đối với hàng hoá gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
+ Giấy chứng nhận của cục sở hữu công nghiệp khi gia công hàng hóa.
_ Hải quan tiến hành kiểm tra, nếu đầy đủ và hợp lệ sẽ tiến hành xác nhận cho hợp đồng gia công.
B2: Nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị.
_ Nguyên vật liệu nhập khẩu làm thủ tục như hàng hóa thương mại nhưng không kiểm tra tính thuế hải quan, sẽ lấy mẫu niêm phong => nhận gia công, đăng ký định mức tiêu hao.
_ Máy móc thiết bi: làm thủ tục nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất. Bên đặt gia công phải có giấy chứng nhận sử dụng.
_ Nguyên phụ liệu : Bên nhận gia công tự cung cấp, được mua trong nước không phải làm thủ tục hải quan, nhưng thuộc diện quản lý giấy phép phải có văn bản, giấy phép xuất khẩu của bộ công thương, phải có quy định rõ ràng về danh mục tên gọi, định mức tiêu hao để làm thủ tục nộp thuế sau này nếu có.
B3: làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công.
TH1 : Toàn bộ thành phẩm gia công được xuất trả lại cho bên đặt gia công, bên gia công phải làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thương mại nhưng phải cung cấp định mức tiêu hao NVL, xuất trình mẫu NVL được niêm phong, xuất trình bảng kê các tờ khai NK, tờ khai XK để tính thuế.
TH2: Một phần hay tất cả thành phẩm được giao cho DN trong nước theo chỉ định của bên đặt gia công => Làm thủ tục như XNK tại chỗ.
TH3 : Nguyên phụ liệu còn thừa được chuyển sang hợp đồng gia công khác, chỉ cần thông báo cho Hải quan về việc chuyển nguyên vật liệu, vật tư kèm theo văn bản thỏa thuận của 2 bên với điều kiện chỉ liên quan đến bên đặt gia công và bên nhận gia công để làm thủ tục Hải quan tại một nơi.
TH4 : Gia công nhiều bên (gia công chuyển tiếp). Doanh nghiệp nhận gia công hoàn thành công đoạn của mình sẽ chuyển sản phẩm của mình cho doanh nghiệp tiếp theo thông qua thủ tục Hải quan gia công chuyển tiếp.
(1) Bên giao sản phẩm sẽ lập 4 phiếu giao sản phẩm gia công trực tiếp và 4 tờ khai Hải quan cho sản phẩm chuyển giao, giao cùng sản phẩm cho bên nhận.
(2) Bên nhận làm thủ tục Hải quan
(3) Hải quan bên nhận giữ lại 1 tờ khai và một phiếu chuyển giao sản phẩm rồi chuyển trả lại cho bên giao sản phẩm.
(4) Bên nhận giữ lại 1 tờ khai và 1 phiếu chuyển giao sản phẩm rồi chuyển trả lại cho bên giao sản phẩm.
(5) Bên giao sản phẩm đến HQ để làm thủ tục HQ cho lô hàng.
(6) HQ bên giao sẽ giữ lại 1 tờ khai và phiếu sản phẩm còn trả lại 1 tờ khai và 1 phiếu cho bên giao
TH5 : Các nguyên phụ liệu còn thừa được tiêu hủy tại VN => Bên đặt gia công phải xin giấy phép.
Thương nhân nước ngoài
Bên giao
HQ bên giao
Bên nhận